Đề cương ôn tập Sinh học 10 Học kỳ II
đồng bắt đôi với nhau tạo cho sự tiếp hợp với nhau theo từng đoạn và giữa chúng có thể xảy ra sự trao đổi các đoạn NST.
*Các sự kiện trong quá trình giảm phân của tế bào phát sinh giao tử là một trong nhưng nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự đa dạng phong phú của những nguyên nhân qua trọng dẫn đến sự đa dạng phong phú của những loài sinh sản hữu tính giao phối:
- Ở kì đầu giảm phân I: Xảy ra hiện tượng tiếp hợp và có thể dẫn tới sự trao đổi chéo từng đoạn tương ứng giữa 2 nhiểm sắc tử (Crômatit) khác nguồn trong cặp NST kép đồng dạnghoán vị gen tạo nhiều loại giao tử khác nhau.
- Ở kì sau giảm phân I: Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST khi đi về các TB contạo các loại giao tử khac nhau.
- Sự tổ hợp tự do của các loại giao tử khác nhau đó trong thụ tinh xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp ở đời con, tăng sự đa dạng phong phú
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 10 HỌC KỲ II Câu 1: *Khái niệm quang hợp: Là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản, nhờ năng lượng ánh sáng với sự tham gia của hệ sắc tố. *So sánh pha tối và pha sáng của quang hợp: - Giống nhau: + Xảy ra trong lục lạp + Gồm các phản ứng oxi hóa và phản ứng khử -Khác nhau: Điểm phân biệt Pha sáng Pha tối Vị trí Màng Tilacoit Chất nền lục lạp Điều kiện Ánh sáng Enzim Nguyên liệu H2O, NADP+, ADP ATP, NADPH, CO2 Sản phẩm ATP, NADPH, O2 (CH2O), ADP, NADP+ *Mối liên hệ giữa 2 pha: - Pha sáng cung cấp năng lượng ATP và lực khử NADPH cho pha tối - Pha tối cung cấp nguyên liệu đầu vào ADP và NADP+ cho pha sáng Câu 2: a, * So sánh quá trình lên men rượu và lên men lactic. -Giống nhau: + Đều do tác động của vi sinh vật + Nguyên liệu: Glucôzơ +Trong điều kiện kị khí, đều qua giai đoạn đường phân -Khác nhau: Lên men rượu từ nguyên liệu đường Lên men Lactic Tác nhân Nấm men Vi khuẩn Lactic Sản phẩm Rượu Êtilic, CO2, qua chưng cất mới thành sản phẩm Axit lactic, không qua chưng cất PT phản ứng C2H12O6 à 2 C2H2OH + 2 CO2 + Q C6H12O6à 2 C3H6O3 + Q b, Vi khuẩn gây viêm loét dạ dày sống được trong dạ dày có pH rất thấp vì: Sống trong dạ dày chúng gắn vào các tế bào tiết chất nhày ở dạ dày và tiết ra Enzim ureaza phân giải urê thành NH4+ nâng cao pH tại chỗ chúng ngự trị. Câu 3: a) Phân biệt đường phân với chu trình crep về vị trí xảy ra, nguyên liệu, sản phẩm tạo ra và năng lượng. *Giống nhau: + Đều do tác động của vi sinh vật + Nguyên liệu: Glucôzo + Trong điệu kiện kị khí đều qua giai đoạn đường phân * Khác nhau: Đặc điểm phân biệt Đường phân Chu trình crep Vị trí Tế bào chất Tế bào nhân thực: chất nền ti thể Tế bào nhân sinh TBC Nguyên liệu Glucôzơ, ATP, NAD+ Axit piruvic, NAD+, FAD+, ADP, Coenzim A Sản phẩm Axit piruvic, NADH, ADP NADH, FADH2, CO2, axit hữu cơ trung gian, ATP Năng lượng 2 ATP 2 ATP b) Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất it ATP nhưng lại được duy trì ở tế bào cơ của người, vốn là loại tế bào cần nhiều ATP. Hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được duy trì ở tế bào cơ của người, vốn là loại tế bào cần nhiều ATP, vì nó không tiêu tốn O2. Khi cơ thể vận động mạnh như chạy hay nâng vật nặng, các tế bào cơ trong các mô co cùng một lúc thì hệ tuần hoàn chưa kịp cung cấp đủ O2 cho hô hấp hiếu khí. Khi đó giải pháp tối ưu là hô hấp kị khí kịp đạp ứng ATP mà không cần O2 Câu 4: a) Tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất mà con người biết đến hiện nay là gì? Hãy cho biết đặc điểm cấu tạo của chúng? Tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất mà con người biết đến hiện nay là vi rút *Đặc điểm của vi rút: Vi rút chưa có cấu tạo tế bào, chỉ có 2 phần chính là: vỏ capsit và lõi axit nucleic. - Vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị hình thái: capsoma, mang kháng nguyên, có tác dụng bảo vệ lõi axit nucleic - Lõi axit nucleic: chỉ chứa ADN hoặc ARN, đơn hoặc kép. - Một số virut có them vỏ ngoài và gai glicô protein chứa các thụ thể b) So sánh đặc điểm sinh học của vi rút và vi khuẩn? Vi rút Vi khuẩn -Chưa có cấu tạo tế bào -Có cấu tạo tế bào -Vật chất di truyền chỉ chứa một trong hai loại axit nucleic là ADN hoặc ARN -Vật chất di truyền chứa cả 2 loại axit nucleic là ARN và ADN -Sinh sản phải dựa vào hệ gen TB chủ -Sinh sản độc lập -Không thể nuôi cấy được trên môi trường nhân tạo -Nuôi cấy được trên môi trường nhân tạo -Sống kí sinh bắt buộc -Sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự do Câu 5: Mô tả tóm tắt diễm biến các kì giảm phân I. Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa gì? *Nêu các sự kiện trong quá trình giảm phân của tế bào phát sinh giao tử là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự đa dạng phong phú của những loài sinh sản hữu tính giao phối. Các kì Diễn biến các kì Giảm phân I Kì trung gian NST dạng sợi mảnh, tự nhân đôi thành NST kép Kì đầu I - Có sự tiếp hợp của các NST kép theo từng cặp tương đồng - Sau tiếp hợp NST dân co xoắn lại - Thoi phân bào hình thành - Màng nhân và nhân con dần tiêu biến Kì sau I Mỗi NST kpes trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo thoi phân bào đi về 2 cực của tế bào Kì cuối I -Các NST kép đi về 2 cực của TB và dãn xoắn - Màng nhân và nhân dần xuất hiện -Thoi phân bào tiêu biến * Tế bào chất phân chia tạo thành 2 TB con có số lượng NST kép giản đi một nửa (NST kép) *Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa: Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau tạo cho sự tiếp hợp với nhau theo từng đoạn và giữa chúng có thể xảy ra sự trao đổi các đoạn NST. *Các sự kiện trong quá trình giảm phân của tế bào phát sinh giao tử là một trong nhưng nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự đa dạng phong phú của những nguyên nhân qua trọng dẫn đến sự đa dạng phong phú của những loài sinh sản hữu tính giao phối: - Ở kì đầu giảm phân I: Xảy ra hiện tượng tiếp hợp và có thể dẫn tới sự trao đổi chéo từng đoạn tương ứng giữa 2 nhiểm sắc tử (Crômatit) khác nguồn trong cặp NST kép đồng dạngàhoán vị gen à tạo nhiều loại giao tử khác nhau. - Ở kì sau giảm phân I: Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST khi đi về các TB conàtạo các loại giao tử khac nhau. - Sự tổ hợp tự do của các loại giao tử khác nhau đó trong thụ tinh à xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp ở đời con, tăng sự đa dạng phong phú Câu 6: Nêu sự khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân? Nêu ý nghĩa của quá trình giảm phân? Nguyên phân Giảm phân Diễn ra ở tế bào sinh dục sơ khai và tế bào sinh dưỡng Diễn ra ở tế bào sinh dục chín Gồm 1 lần nhân đôi ADN và NST, 1 lần phân chia Gồm 1 lần nhân đôi ADN và NST nhưng có 2 lần phân chia Kì trung gian giữa 2 lần nguyên phân có nhân đôi ADN và NST Kì chuyển tiếp giữa 2 lần phân chia, không có sự nhân đôi ADN và NST Kì đầu ngắn, không có tiếp hợp trao đổi chéo Kì đầu I kéo dài, có tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 NST tương đồng Kì giữa : NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo Kì giữa I: NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo Kì sau: 2 NST chị em trong NST kép phân li về 2 cực Kì sau I: NST kép trong cặp tương đồng phân li về 2 cực Ý nghĩa: phương thức sinh sản vô tính, bộ gen không đổi qua các thế hệ Ý nghĩa: Phương thức sinh sản hữu tính đảm bảo giao tử, nhờ tái tổ hợp di truyền tạo sự đa dạng bộ gen *Ý nghĩa của giảm phân: - Về mặt lí luận: + Nhờ giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n), thông qua thụ tinh mà bộ NST (2n) của loài được khôi phục. + Sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh mà bộ NST của loài sinh sản hữu tính được duy trì, ổn định qua các thế hệ cơ thể. -Về mặt thực tiễn: + Sinh dục lại hữu tính giúp tạo ra nhiều biến dị tở hợp phục vụ trong công tác chọn giống Câu 7: a) Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn. Để thu được số lượng vi khuẩn tối đa thì nên dừng ở pha nào. *Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể sinh vật: - Pha tiềm phát: + Vi khuẩn thích nghi với môi trường + Không có sự gia tăng số lượng tế bào + Enzim cảm ứng hình thành để phân giải các chất - Pha lũy thừa: + Quá trình trao đổi + Số lượng tế bào tăng theo số nhân + Tốc độ tăng trưởng cực đại và không đổi -Pha cân bằng: + Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần ( do chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy ngày càng nhiều) - Pha suy vong: + Tế bào bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc tích tụ nhiều => số tế bào sống trong quần thể giảm dần * Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng b) Vì sao, quá trính inh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy lien tục thì không có pha này? Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không lien tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy lien tục thì không có pha này vì khi nuôi cấy không lien tục, vi khuẩn cần có thời gian để làm quen với môi trường ( tức là các hợp chất của môi trường tạo ra điều kiện để hình thành các enzim tương ứng), còn trong nuôi cấy lien tục thì môi trường ổn định, vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không có pha tiềm phát. Câu 8: Nêu 5 giai đoạn nhân lên của vi rút trong tế bào. Vì sao mỗi loại vi rút chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định. *5 giai đoạn: - Hấp thụ: + Vi rút bám vào bề mặt tế bào vật chủ nhờ có gai glycoprotein tương thích - Xâm nhập:+ Đưa bộ gen vào tế bào chủ. Mỗi loại vi rút có cách xâm nhập khác nhau vào tế bào chủ + Đối với phagơ: enzim lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nucleic vào tế bào chất, còn vỏ nằm bên ngoài. + Đối với virut động vật: đưa cả nucleocapsit vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nucleic -Sinh tổng hợp: + Vi rút sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nucleic và protein cho riêng mình. Một số trường hợp viruts có enzim riêng tham gia vào quá trinhgf tổng hợp. -Lắp ráp: +Lắp axit nucleic vào protein để tạo vi rút hoàn chỉnh -Phóng thích: + Vi rút phá vỡ tế bào để ồ ạt chui ra ngoài *Mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định: do trên bề mặt tế bào có các thụ thể mang tính đặc hiệu đối với mỗi loại virut Câu 9: HIV có thể lây nhiễm theo những con đường nào? Các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao? Tại sao nhiều người không hay biết mình đang bị nhiễm HIV. Điều đó nguy hiểm thế nào đối với xã hội? *HIV có thể lây nhiễm qua 3 con đường: - Qua đường máu - Qua đường tình dục - Từ mẹ truyến sang con * Các đối tượng được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao: - Những người trưởng thành hay thay đổi bạn tình - Vị thành niên - Những người tật nguyền về thể chất - Những phụ nữ mại dâm - Những người tiêm chích ma túy .... *Nhiều người không hay biết mình đang bị nhiễm HIV vì: - Giai đoạn của sở trường không biểu hiện triệu chứng, xứt nghiệm máu cũng không phát hiện được HIV từ 2 tuần đến 3 tháng - Giai đoạn không triệu chứng kéo dài từ 1 năm đến 10 năm *Điều này rất nguy hiểm với xã hội, vì trong 2 giai đoạn này khả năng lây truyền bệnh rất lớn Câu 10: a) Hãy kể những chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình? b) Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5-10 phút c) Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không? a) Những chất diệt khuẩn thường dung trong bệnh viện, trường học và gia đình: Nước muối, oxi già, rượu, cồn, khí clo, các kim loại nặng (thủy ngân, chì...) b) khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5-10 phút vì: + Nên ngâm trong nước muối vì khi thả tế bào vi sinh vật vào môi trường ưu trương, nước trong tế bào sẽ rút ra ngoài do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu, kết quả là tế bào mất nước, không thể sinh trưởng và phân chia được. + Nên ngâm trong thuốc tím vì thuốc tím KMnO4 có chưa Mn+7, có tính ôxi hóa mạnh nên chúng cũng có tác dụng diệt khuẩn + Xà phòng không là chất diệt khuẩn. Xà phòng làm giảm sức căng bề mặt của nước do đó làm giảm số lượng vi sinh vật bám vào cơ thể.
File đính kèm:
- De_cuong_on_tap_Sinh_hoc_1o_HK_II.docx