Đề cương ôn tập nội dung bồi dưỡng thường xuyên 3 cấp THPT - Module 6, 7

MODULE 7

1. Anh (chị) hãy nêu các nguyên tắc trong hoạt động tham vấn cho HS THPT? Hãy chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân về việc vận dụng các nguyên tắc đó trong tham vấn HS?

- Tham vấn là gì?Tham vấn là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn, kĩ năng, người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp) và thân chủ (là người có khó khăn trong cuộc sống cần được giúp đỡ) thông qua sự trao đổi, chia sẻ thân mật, chân tình (dựa vào nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp) giúp thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm thấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình.

- Các nguyên tắc trong hoạt động tham vấn cho HS THPT?

a) Giữ bí mật

- Mỗi cá nhân đều có quyền giữ bí mật của riêng mình. Vì vậy người tham vấn phải làm cho HS tin tưởng vào mối quan hệ này dựa trên các đạo đức nghề nghiệp.

- Việc giữ bí mật trong tham vấn HSTHSTHPT thể hiện sự tôn trọng tính riêng tư, sự bảo vệ và ủng hộ HS, khuyến khích HS tin tưởng vào MQH tham vấn, do đó HS sẽ chia sẻ nhiều hơn vấn đề của mình.

b)Tôn trọng học sinh.

 

doc16 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập nội dung bồi dưỡng thường xuyên 3 cấp THPT - Module 6, 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích hợp: hãy cố gắng để làm sao mỗi học sinh bao giờ cũng có việc để làm
- Học sinh thử giáo viên: hãy nghiêm khắc nhưng công bằng, và đừng bao giờ tỏ ra bối rối ngay cả khi giận dữ. 
- Tìm cách tạo sự chú ý: những học sinh hay tìm cách tạo sự chú ý giường như thích thú khi được giáo viên và cả lớp chú ý. Hãy bày tỏ sự quan tâm đến từng khía cạnh công việc của học sinh và phản ứng càng ít càng tốt trước những hành vi nhằm gây sự chú ý.
- Giáo viên sử dụng quyền uy không chính thức của mình một cách không hiệu quả
- Streets của học sinh: hãy hỏi xem có phải chúng bị stress, nhưng đừng tự gánh lấy những khó khăn của học sinh, hãy chuyển chúng sang người giám hộ chịu trách nhiệm.
- Có vi phạm kỉ luật nhưng không có tội phạm: hãy làm cho cả lớp trật tự rồi hỏi ai đã gây lỗi khi không có ai thừa nhận hãy nói, “tôi hiểu rồi, kẻ phạm tội không đủ dũng cảm để đứng lên vì việc mình làm”
Theo cách đó kẻ phá quấy bị xem là ngu ngơ và hèn nhát chứ không phải là thông minh do đó giảm khả năng tái phạm.
5. Để thúc đẩy động cơ HT của HS, GV cần lưu ý điều gì? Trong quá trình giảng dạy, đ/c đã làm gì để HS muốn học môn của mình?
Để thúc đẩy động cơ học tập của học sinh, giáo viên cần lưu ý:
1. Lựa chọn các nội dung dạy học mà học sinh quan tâm và thấy có lợi ích đối với bản thân. ( Nêu ví dụ một nội dung nào đó trong môn học để học sinh liên hệ với thực tế cuộc sống).
2. Khi học tập môn học, giáo viên đưa ra những mục tiêu cần đạt được để học sinh thấy được lợi ích trước mắt cũng như lâu dài. Giáo viên cần “ chào bán” những gì muốn dạy cho học sinh, nắm bắt được mục tiêu trước mắt cũng như mục tiêu lâu dài sau này của học sinh, gắn kết nội dung dạy học của mình với quá trình hoàn thành mục tiêu của học sinh.
- Giáo viên chỉ cho học sinh thấy tầm quan trọng của môn học, của tri thức mà học sinh tiếp thu được.
- Thường xuyên cho học sinh kiểm nghiệm những nội dung bài học thông qua các buổi thực hành, thí nghiệm, tham quan, du lịch, các hoạt động ngoại khóa, các cuộc nói chuyện, giao lưu
- Chỉ cho học sinh thấy đươc tầm quan trọng của môn học đối với những nghề nghiêp trong tương lai mà học sinh sẽ chọn( Nêu ví dụ một môn học cụ thể).
3. Việc biểu dương ghi nhận kết quả học tập môn học giúp cho học sinh có sự tự tin và tự trọng tăng lên. Từ đó, động cơ học tập, lòng kiên trì và sự cố gắng tăng lên, nhờ vậy sẽ học hành tiến bộ. 
Vì vây, giáo viên cần:
- Đảm bảo chắc chắn rằng học sinh biết rõ mình phải làm gì và làm như thế nào để sẵn sàng giúp đỡ các em khi cần.
- Đưa ra các bài tập, bài thực hành phải phù hợp với trình độ học sinh để tất cả đều có thể làm được.
- Hào phóng trong việc biểu dương và các hình thức ghi nhận khác với bất kì thành công nào trong học tập của học sinh( đều đặn và thường xuyên).
4. Thiết lập các mối quan hệ thân mật giữa giáo viên với học sinh, giữa hoạc sinh với học sinh. Sự quan tâm, khích lệ, động viên thông qua chuyện trò, những câu hỏi thăm, những lời nhận xét tích cực trước tập thể đều có khả năng thúc đẩy học sinh tích cực học tập. Giáo viên cần tạo dựng việc thi đua và thách thức trong lớp mình dạy để tạo động cơ học tập. Tuy nhiên, tránh việc ganh đua giữa các học sinh.
5. Giáo viên thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc học hành của học sinh. Kiểm tra đánh giá không chỉ khẳng định kết quả học tập môn học của học sinh mà còn là động cơ để học sinh học tập tốt hơn nữa. Những học sinh có có kết quả kiểm tra đánh giá tốt sẽ tạo ra sự tôn trọng với chính bản thân về việc học của mình cũng như sự tôn trọng từ người khác. Những học sinh có có kết quả kiểm tra đánh giá thấp thì đó là cơ sở để học sinh điều chỉnh lại hoạt động học tập của bản thân cho phù hợp.
6. Giáo viên cần tạo dựng môi trường, không khí học tập sôi nổi, lí thú với các hoạt động học tập phong phú, đa dạng.
- Giáo viên thể hiện sự quan tâm và nhiệt tình cùng tham gia với học sinh để giải quyết các nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Đặt ra các tình huống có vấn đề liên quan đến nội dung giáo viên dạy để tạo ra được những ghi nhớ dài hạn và học sinh sẽ vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
- Sử dụng các phương tiện trực quan( hiện vật, xem video), cập nhật thông tin trên đài, ti vi, hoạt động tham quan.
- Tận dụng khả năng sáng tạo và tự biểu đạt của học sinh. Đảm bảo cho học sinh được chủ động.
- Thường xuyên thay đổi hoạt động của học sinh.
- Tận dụng những điều ngạc nhiên và các hoạt động mới lạ.
- Sử dụng thi đua và thách thức giữa các tổ trong lớp.
- Làm cho việc học thích ứng trực tiếp với cuộc sống của học sinh.
6. Việc XD bầu không khí HT cho HS phải đảm bảo trên CS quan hệ thầy trò tốt và GV quản lí tốt lớp học của mình. Vậy để quản lí tốt lớp học của mình GV cần làm gì?
Để quản lí tốt lớp học của mình gv cần
Mỗi gv cần có các quy tắc và chế độ quản lí được thiết lập dựa trên cơ sở giáo dục và đạo đức. Tất cả các gv dạy cùng một lớp cần có cách tiếp cận tối đa như nhau đối với các quy tắc và chế độ.
Hãy đến lớp trước hs , hãy xếp đặt mọi thứ cần thiết cho giờ giảng và bắt đầu giờ giảng đúng giờ.
Lập trật tự và giữ trật tự là rất quan trọng. Nếu không thiết lập được trật tự ngay trong giờ học đầu tiên thì có thể sẽ không bao giờ lập được nữa.
 - Hãy đòi hỏi trật tự và chờ đợi để hs trật tự, nếu cần thiết hãy nhắc lại yêu cầu giữ trật tự của bạn, và hãy sử dụng những kĩ thuật sau để giành và thi hành trật tự.
+ Không giảng bài cho đến khi có sự im lặng hoàn toàn và hs đều nhìn về phía ban.
+ Không bắt đầu bài giảng khi lớp học còn ồn ào
+ Khi đã thiết lập được trật tự hãy yên lặng trong vài giây và sau đó nói những gì cần nói. Nếu có hs nói chuyện trong khi gv đang dạy, hãy dừng lại và nhìn hs đó cho đến khi hs dừng lại. Thường thì hs sẽ bối rối và nhanh chóng ngừng nói chuyện. Nếu cần có thể nêu tên hs và yêu cầu trật tự.
+ Chỉ khi nào tái lập được trật tự, gv mới nên tiếp tục bài giảng.
Mở đầu giờ học, 5 phút đầu tiên của bất cứ giờ học nào cũng rất quan trọng trong việc tạo dựng một không khí cho cả giờ học. Khi lớp học đã thực sự im lặng được khoảng 5 phút thì gv đã tạo được không khí học tập cho cả giờ học.
Ra chỉ thị. Việc đầu tiên là thiết lập trật tự và đảm bảo rằng cả lớp đang nhìn về phía trước. Ngừoi ra chỉ thị phải là tấm gương tốt, nếu muốn hs biết phương pháp trình bày bài thì gv phải thực hiện chính lời khuyên của mình khi viết lên bảng. Hoặc muốn hs áp dụng những quy tắc nào đó thì chính gv hãy áp dụng những quy tắc này.
Ứng phó với những hành vi sai phạm. Hành vi sai trái của hs nết xuất hiện cần phải được ngăn chặn càng sớm càng tốt vì ba lí do sau:
- Ngăn không để hành vi này Hương sang những hs khác
- Dễ hơn khi ngăn chặn một hành vi vừa xuất hiện
- Ngăn không để hs lấn tới từ hành vi sai trái đó.
MODULE 7
1. Anh (chị) hãy nêu các nguyên tắc trong hoạt động tham vấn cho HS THPT? Hãy chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân về việc vận dụng các nguyên tắc đó trong tham vấn HS?
- Tham vấn là gì?Tham vấn  là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn, kĩ năng, người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp) và thân chủ (là người có khó khăn trong cuộc sống cần được giúp đỡ) thông qua sự trao đổi, chia sẻ thân mật, chân tình (dựa vào nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp) giúp thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm thấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình. 
- Các nguyên tắc trong hoạt động tham vấn cho HS THPT? 
a) Giữ bí mật
- Mỗi cá nhân đều có quyền giữ bí mật của riêng mình. Vì vậy người tham vấn phải làm cho HS tin tưởng vào mối quan hệ này dựa trên các đạo đức nghề nghiệp.	
- Việc giữ bí mật trong tham vấn HSTHSTHPT thể hiện sự tôn trọng tính riêng tư, sự bảo vệ và ủng hộ HS, khuyến khích HS tin tưởng vào MQH tham vấn, do đó HS sẽ chia sẻ nhiều hơn vấn đề của mình.
b)Tôn trọng học sinh.
- Tôn trọng các quyền của HS, không định kiến về con người, tính cách, tín ngưỡng và lề thói. Không thúc ép HS ra quyết định khi HS chưa sẵn sàng.
c) Học sinh (thân chủ) là trọng tâm (quan tâm đến nhu cầu của học sinh)
- Tập trung vào nhu cầu của HS, quan tâm giúp đỡ, ủng hộ những lợi ích của HS, giúp HS đạt được mục tiêu của cuộc sống.
- Tạo bầu không khí thân thiện, thuận lợi, người tham vấn phải nhiệt tình, chân thành, biết lắng nghe và chia sẻ.
d) Chấp nhận học sinh (thân chủ)
- Giúp HS biết cách chấp nhận bản thân mình, dám đương đầu với vấn đề của mình. Người tham vấn phải biết chấp nhận cái vốn có của HS, biết chấp nhận sự lo lắng, niềm tin hay những quyết định của học sinh.
- Phải biết tách bạch hành vi ra khỏi con người. Chấp nhận thể hiện ở việc không xét nét, phên phán học sinh.
- Những kinh nghiệm của bản thân về việc vận dụng các nguyên tắc đó trong tham vấn HS?
Việc vận dụng các nguyên tắc trong tham vấn học sinh là rất cần thiết, qua thực tế tham vấn học sinh tôi đã rút ra những kinh nghiệm sau:
Việc giữ bí mật trong tham vấn đã giúp học sinh hoàn toàn tin tưởng vào người tham vấn, các em sẽ cảm thấy tự tin để bày tỏ những suy nghĩ riêng tư, qua đó HS sẽ chia sẻ nhiều hơn.
Việc tôn trọng học sinh đã giúp các em tin tưởng vào khả năng cải thiện và thay đổi các vấn đề, các tình huống khó khăn mà các em đang gặp phải. Trong khi tham vấn, giáo viên cần chú ý lắng nghe, không ngắt lời, thông cảm và tránh phê phán, chỉ trích.
Việc coi học sinh là trọng tâm đòi hỏi người tham vấn phải gạt bỏ cái tôi của mình sang một bên và chỉ nên tập trung vào nhu cầu của HS.
Việc chấp nhận HS, GV không nên có định kiến với HS, giúp HS tăng cường hiểu biết về chính bản thân họ và hoàn cảnh của họ bằng cách cung cấp cho họ những thông tin có giá trị thích hợp, những giải thích có cơ sở. Giúp HS đưa ra nhiều hướng giải quyết có thể thực hiện được và từ đó giúp các em lựa chọn giải pháp thích hợp nhất đối với hoàn cảnh và khả năng của họ.
2. Tổ chức hoạt động tư vấn, tham vấn, hướng dẫn trong nhà trường PT có ý nghĩa ntn trong việc nâng cao chất lượng GD?
2.1. Xã hội cũng như cá nhân muốn tồn tại và phát triển cần có giáo dục. Giáo dục là bộ phận của quá trình tái sản xuất xã hội và con người. Sự nghiệp trồng người cao cả này được toàn xã hội tin cậy và giao phó cho người thầy giáo. Thầy cô giáo là lực lượng quan trong trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Thông qua hoạt động sư phạm, người thầy giáo trở thành đại diện của nền văn hoá xã hội trong quá trình tương tác với học sinh. Thầy giáo chính là những kĩ sư tâm hồn và đảm nhận rất nhiều những chức năng trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình.
2.2. Chức năng đầu tiên của người thầy giáo là chức năng giảng dạy. Căn cứ vào mục tiêu, chương trình, nội dung môn học người thầy giáo phải xây dụng kế hoạch học phù với trình độ, đặc điểm tâm lý của học sinh và tổ chức cho các em lĩnh hội tri thức khoa học, hình thành được những năng lực người ở trình độ cao.. Ngày nay có rất nhiều phương tiện kĩ thật hiện đại có thể đưa thông tin đến cho mọi người qua rất nhiều hình thức như các chương trình dạy học, chương trình phổ biến kiến thức trên sóng truyền hình, sóng phát thanh, các sân chơi trên sóng truyền hình, các trang mạng.. Tuy nhiên tất cả những cái đó đều không thay thế được vai trò của người thầy.
2.3 Chức năng quan trọng hơn cả của người thầy là chức năng giáo dục. Mục đích lao động sư phạm của giáo viên là giáo dục thế hệ trẻ một cách toàn diện và hài hoà, chuẩn bị mọi mặt về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực cần thiết đề họ tham gia tích cực vào đời sống xã hội. Thầy cô giáo không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức khoa học, kĩ thuật mà phải phát triển những cảm xúc, thái độ, hành vi. bảo đảm cho người học làm chủ được tri thức đã học và biết ứng dụng những tri thức đố một cách hợp lí. Quan trọng hơn cả là người thầy còn phải quan tâm phát triển ở người học ý thức về các giá trị đạo đức, tinh thần, thẩm mĩ., vừa kế thừa phát triển những giá trị truyền thống, vừa sáng tạo những giá trị mới, thích nghi với thời đại. Ngoài ra người thầy còn có chức năng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp của người thầy bao gồm phát chiển thái độ tích cực và sự tôn trọng đối với những công việc chân chính, có thái độ học tập tích cực để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai 
2.4. Chức năng tham vấn, tư vấn và hướng dẫn. Thầy giáo dù ở bất kì bậc học nào cũng luôn là người đảm nhận chức năng tham vấn, tư vấn và hướng dẫn cho học sinh và cha mẹ học sinh. Từ lúc cắp sách đến trường mỗi học sinh để không dưới một lần gặp những tình huống khiến các em gặp khó khăn, bị tổn thương. Những tổn thương này đến từ gia đình, bạn bè, xã hội.. khi gặp tổn thương các em có nhiều hình thức phản ứng lại và những phản ứng đó nhiều khi đi ngược lại với mong muốn của các nhà sư phạm. Vì vậy, nhận diện được những khó khăn, tổn thương của học sinh để trợ giúp các em phát triển một cách lành mạnh chính là chức năng tham vấn, tư vấn và hướng dẫn của các thầy cô giáo.  Chức năng này ở bậc phổ thông trung học, đi sâu hơn về hướng dẫn cách học tập, hứng thú đến trường, vấn đề học tập đối với những môn học ưa thích của học sinh, Tư vấn cho học sinh định hướng lựa chọn nghề nghiệp, kịp thời phát hiện và tư vấn cho học sinh có nguy cơ bỏ học lao động sớm hay những học sinh có nguy cơ rơi vào tệ nạn xung đột, bạo hành, uống rượu, cờ bạc, ma túy, bị lạm dụng tình dục, lạm dụng lao độnghứng dẫn các em chăm sóc sức khoẻ bản thân, sức khoẻ sinh sản..
2.5 Việc thực hiện chức năng tham vấn, tư vấn và hướng dẫn trong nhà trường phổ thông có ý nghĩa hết sức quan trong trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bởi vi học sinh THPT luôn gặp những khó khăn thách thức trong môi trường học đường dẫn đến tâm trạng băn khoăn lo lắng . Cuộc sống tuổi học đường với các mối quan hệ thầy trò, bạn bè, quan hệ gia đình.. cũng giống như một xã hội thu nhỏ với tính chất vô cùng phức tạp có những học sinh rơi vào hoàn cảnh khó khăn như: Cha mẹ quá bận rội với công việc, cha mẹ bất hoà hoặc li dị, cha mẹ đi làm ăn xa. Thiếu sự quan tâm của cha mẹ các em dễ bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ vào con đường hư hỏng, phạm pháp. Có em sớn vướng vào yêu đương .. kiến việc học hành bị sao nhãng, sút kém. Có em mâu thuẫn gay gắt với giáo viên, bất bình vì các thầy cô không công bằng hoặc không tôn trọng các em. Nhiều em học kém vì không có phương pháp học tốt hoặc chịu áp lực nặng nề từ cha mẹ, thầy cô trong vấn đề học tập và định hướng nghề nghiệp. Các em còn gặp nhiều lúng túng, vướng mắc trong cách cư xử với bạn bè, đặc biệt là bạn khác giới, thắc mắc về sức khoẻ sinh sản, về sự phát triển cử cơ thể, hoặc chịu ảnh hưởng của bạo lực học đường. Những khó khăn tâm lí trên dễ tạo trạng bi quan, chán nản, tự ti về bản thân hoắc mất niềm tin vào người khác. Nếu không được giải quyết kịp thời, những khó khăn tâm lí có thể dẫn đến hành vi tiêu cực hoặc gây ra trạng thái stress kéo dài dẫn đến trầm cảm, tự tử hoặc có những hành động phạm pháp hoặc hành vị không kiểm soạt được, tất cả những khó khăn đó đều ảnh hưởng không tốt đến việc học hành và sự phát triên nhân cách của các em ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trong nhà trường. Tuy nhiên nếu những khó khăn đó được các thầy cô phát hiện sớm, lắng nghe, chia sẻ cùng các em nhìn nhận vấn đề và tìm hướng giải quyết phù hợp, tham vấn, tư vấn và hướng dẫn các em để các em vượt qua những khó khăn sợ hãi trong cuộc sống , đối diện với vấn đè của mình, tìm được cách giải quyết hợp lý và có cơ hội học hỏi để phát triển một cách toàn diện.
2.6 Trong các nhà trường hầu như chưa có đội ngũ người làm công tác trợ giúp học sinh một cách chuyên nghiệp, Vì vậy đội ngũ giáo viên chính là lực lượng chủ yếu đảm nhận công việc tư vấn, tham vấn và hướng dẫn cho học sinh. Trong môi trường giáo dục các thầy cô vừa là nhà giáo dục, vừa là cha là mẹ lại vừa là người bạn, là chuyên gia tâm lí.. Bên cạnh những kiến thức được học ở trường đại học, những kinh nghiệm thức tế đã trải nghiệm trong cuộc sống, tình yêu thương học sinh các thầy cô cũng cần được tập huấn, bồi dưỡng về các kĩ năng hướng dẫn, tư vấn, để có thể thức hiện chức năng này tốt hơn.	
3. Anh (chị) hãy phân biệt khái niệm tham vấn và tư vấn. Cho VD và phân tích VD để làm rõ điều nhận định trên?
Phân biệt khái niệm tham vấn và tư vấn:
*Khái niệm tham vấn: Có rất nhiều định nghĩa về tham vấn:
- Theo P.K.Odhner: Tham vấn là quá trình trợ giúp con người có mục đích rõ ràng và mang tính chuyên nghiệp, đòi hỏi nhà tham vấn cần phải dành một thời gian nhất định và sử dụng các kĩ năng một cách thuần thục để giúp đỡ đối tượng/thân chủ tìn hiểu, xác định vấn đề và triển khai những giải pháp trong điều kiện cho phép.
- Theo từ điển tâm lí của Andren 2001: Tham vấn là việc áp dụng các lý thuyết tâm lý và các kĩ năng giao tiếp để giải quyết các vấn đề, nỗi lo lắng hay nguyện vọng cá nhân của khách hàng. Một số hình thức thâm vấn bao gồm việc cho lời khuyên, bản chất cơ bant nhất là tạo ra sự dễ chịu mà không đưa ra các hướng dẫn mang tính áp đặt.
*Khái niệm tư vấn: Hiểu một cách đơn giản thì tư vấn là quá trình một chuyên viwwn có kinh nghiệm chuyên môn đặc biệt nào đó chia sẻ với người nhận những kinh nghiệm đó. Như vậy có thể hiểu, tư vấn là sự tương tác giữa nhà tư vaansvaf người được tư vấn/người thực hành tư vấn nhằm giúp người được tư vấn phát triển những thái độ và kĩ năng để họ thực hiện chức năng của mình hiệu quả hơn với các đối tượng thân chủ do họ chịu trách nhiệm.
	Như vậy, bản chất tham vấn và tư vấn đều là những hoạt động trợ giúp nhằm làm cho những người được trợ giúp, thân chủ/ khách hàng có đời sống tinh thần lành mạnh, xử lí tốt các tình huống gặp phải trong cuộc sống và đạt được những thành công trong học tập, công tác cũng như trong các mối quan hệ. Tuy nhiên giữa mỗi loại hình hoạt động này lại có những điểm khác nhau: 
Tham vấn là một mối quan hệ trực tiếp giữa nhà tham vấn và thân chủ nhằm mục tư vấn là mối có tính trạc ba, tương tác giữa nhà tư vấn - Khách hàng/ Người thực hành tư vấn – thân chủ và sự giúp đỡ của nhà tư vấn đến thân chủ là sự giúp đỡ có tính gián tiếp thông qua sự tăng cường năng lực cho khác hàng/người thực hành tư vấn. 
Tham vấn tập trung vào những vấn đề tâm lý của thân chủ. Còn tư vấn tập trung vào những vấn đề có tính chất công việc. Nói cách khác, tư vấn là một quá trình giúp đỡ có tính chất chuyên môn về một vấn đề nào đó . Trong quá trình này nhà tư vấn là một chuyên gia, còn người nhận dịch vụ tư vấn có yêu cầu nhận được sự giúp đỡ để xử lí vấn đề có liên quan đến công việc. 
Tính chất giải quyết vấn đề là dấu hiệu cơ bản trong tư vấn. Trong khi đó tham vấn mang rõ tính chất trị liệu, tham vấn tập trung vào trợ giúp các vấn đề thuộc đời sống tinh thần của con người giúp họ có được cuộc sống tinh thần lành mạnh, có những thăng tiến trong quan hệ cá nhân, nghề nghiệp và có thể giúp họ vượt qua những rối nhiễu tâm lí. Tham vấn áp dụng với người có khả năng xử lí tốt và cả những người có rối loạn tâm lí dạng nhẹ. Nói như vậy không có nghĩa là tham vấn không có tính chất giải quyết vấn đề, có điều đây là những vấn đề thuộc đời sống tinh thần của con người.
Trong tư vấn, nội dung vấn đề không thuộc hệ tư duy của người có nhu cầu tư vấn, nó là một đơn vị đọc lập, nằm ngoài hệ cá nhân của người tìm đến dịch vụ tư vấn. Khác với tư vấn, những vấn đề của người sử dụng dịch vụ tham vấn phần lớn thuộc về chính đời sống tâm lí của thân chủ. 
Như vậy, tham vấn và tư vấn nhấn mạnh đến sự tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ nhằm giải quyết một vấn đề khó khăn của thân chủ. Do vậy có sự khác biệt giữa tham vấn và tư vấn ở những điểm sau đây:
- Thứ nhất, về mục tiêu: Tư vấn chủ yếu hướng tới giải quyết vấn đề hiện tại, còn hoạt động tham vấn còn hướng tới mục tiêu lâu dài hơn đó là giúp cá nhân nâng cao khả năng giải quyết vấn đề sau khi được tham vấn.
- Thứ hai, về tiến trình: tư vấn thường là cung cấp thông tin hay đưa ra lời khuyên. do vậy nó diễn ra trong một thời gian ngắn, giải quyết vấn đề tức thời, còn tham vấn có thể diễn ra trong thời gian có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng thậm chí hàng năm.
- Thứ ba, về mối quan hệ: Trong tư vấn: có thể là mối quan hệ trên- dưới giữa một người là được xem là “uyên bác” với những thông tin chuyên môn, 

File đính kèm:

  • docDe_cuong_thi_BDTX_THPT_tinh_Hoa_Binh.doc
Giáo án liên quan