Đề cương ôn tập Ngữ văn 7

5. Từ ghép có mấy loại? Nêu ví dụ.

- Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập

+ Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. VD: bút bi, cái áo, thước kẻ,

+ Tiếng ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). VD: sách vở, quần áo, bàn ghế,

6. Nêu khái niệm và ý nghĩa của từ láy?

- Khái niệm: Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận

+ Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; nhưng cũng có một số trường hợp biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra 1 sự hài hoà về âm thanh). VD: the thẻ, ồm ồm, khàn khàn,

+ Ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. VD: đẹp đẽ, xinh xắn, lấm tấm, lanh chanh,.

- Ý nghĩa việc sử dụng từ láy: Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh,

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP: NGỮ VĂN 7
A. Phần văn:
1. Chép thuộc lòng bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà, 
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. 
Lom khom dưới núi tiều vài chú, 
Lác đác bên sông chợ mấy nhà. 
Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc, 
Thương nhà, mỏi miệng cái da da. 
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước, 
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
2. Nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài Qua đèo ngang:
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật điêu luyện
+ Sử dụng bút pháp nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình
+ Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ động âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm 
+ Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình.
- Nội dung: Thể hiện tâm trạng cô đơn, thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang.
3. Nhận diện thể thơ của bài Qua đèo ngang.
- Thất ngôn bát cú đường luật.
4. Chép phiên âm bài thơ Tĩnh dạ tứ:
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương.
5. Bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- Miêu tả, biểu cảm và tự sự.
6.Nội dung bài Côn sơn ca của Nguyễn Trãi:
- Với hình ảnh nhân vật ta giữa cảnh trí Côn Sơn nên thơ, hấp dẫn, đoạn thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.
- Bài thơ miêu tả vẻ đẹp cảnh trí Côn Sơn thật êm ả và thanh bình.
7. Nội dung chính văn bản Mẹ tôi của Ét- môn – đô đơ A- mi-xi:
- Thể hiện tình yêu thương cao cả của cha mẹ dành cho con cái. Đồng thời phê phán, nghiêm khắc phê bình những hành động sai của con cái đối với cha mẹ. Con cái phải biết trân trọng tình yêu thương cao cả đó.
8. Trong văn bản Mẹ tôi, vì sao người bố viết thư cho En-ri-cô?
- Vì: Muốn nhắc nhở và phê bình nghiêm khắc con về hành động thiếu lễ độ với mẹ.
B. Tiếng Việt
1. Nêu khái niệm và cách sử dụng quan hệ từ?
- Khái niệm:Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,  giữa các bộ phận của câu hãy giữa cau với câu trong đoạn văn. VD: mà, nhưng, giá  mà,
- Cách sử dụng:Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩahawcj không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được). Có một số quan hệ từ được dụng thanh cặp.
2. Nêu lỗi thường gặp về quan hệ từ:
Thiếu quan hệ từ
Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
Thừa quan hệ từ
Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
3. Thế nào là từ Hán Việt? Cho ví dụ.
- Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt. Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.
- Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà dùng để cấu tạo từ ghép. 
- Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
Ví dụ: sơn hà, giang sơn, thiếu tiểu, bạch mã....
4. Thế nào là từ trái nghĩa? Nêu cách sử dụng?
- Từ trái nghãi là những từ có nghãi trái ngược nhau
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau
VD: giàu – nghèo, tươi – héo, 
- Cách sử dụng: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
5. Từ ghép có mấy loại? Nêu ví dụ.
- Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
+ Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. VD: bút bi, cái áo, thước kẻ, 
+ Tiếng ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). VD: sách vở, quần áo, bàn ghế,  
6. Nêu khái niệm và ý nghĩa của từ láy?
- Khái niệm: Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận
+ Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; nhưng cũng có một số trường hợp biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra 1 sự hài hoà về âm thanh). VD: the thẻ, ồm ồm, khàn khàn, 
+ Ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. VD: đẹp đẽ, xinh xắn, lấm tấm, lanh chanh,...
- Ý nghĩa việc sử dụng từ láy: Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh, 
7. Từ đồng âm là gì? ví dụ.
- Từ đồng âm là nhưgx từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa lại khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau. VD: củ lạc – lạc đường, cái đàn – đàn cò, 
8. So sánh từ đồng âm và từ nhiều nghĩa?
Từ đồng âm
Từ nhiều nghĩa
- Phát âm giống nhau, những nghãi khác xa nhau à Không liên quan với nhau về nghĩa. VD: giàu sang – sang sông
- Từ có nhiều nét nghãi khác nhau nhưng giũa các nét nghĩa ấy có một mối gắn kết liênquan với nhau về nghĩa. VD: cái cuốc – cuốc đất
C.Tập làm văn
- Dạng văn biểu cảm
1. Hãy phát biểu cảm nghĩ về mùa xuân.
*) Dàn bài:
Mở bài 
- Giới thiệu về mùa xuân:
+ Mùa xuân là nguồn đè tài, nguồn thi hứng, nguồn thi liệu cho rất nhiều các sáng tác thơ ca.
+ Lòng người mỗi khi xuân về thường xốn xang, rạo rực à Mùa đẹp nhất, mùa của niềm vui, hạnh phúc, sự đoàn tụ của gia đình.
Thân bài 
- Mùa xuân mùa của thiên nhiên:
+ Mùa xuân – mùa của trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi, nảy lộc, ra hoa, kết trái -> Biểu cảm về hoa, cây, chồi non , sức sống mãnh liệt của mùa xuân.
+ Mùa xuân là mùa của những đàn chim về làm tổ.
- Mùa xuân mùa của sum vầy hạnh phúc:
+ Mùa xuân, mùa của không khí tưng bừng, ấm áp trong sự đoàn tụ của gia đình biểu cảm về sự sum họp của gia đình trong đêm 30 Tết).
+ Muà xuân em lớn lên thêm một tuổi, biểu cảm về sự hồi hộp, mong chờ, niềm vui trẻ nhỏ khi trên tay đón nhận những bao lì xì.
+ Mùa xuân - mùa của còn người hướng về mái ấm gia đình, tổ tiên. Nơi ấy là quê hương, là nơi chôn rau, cắt rốn của mỗi một con người. Là nguồn cội của mỗi con người ( lí giải, biểu cảm về quy luật của con người khi xa quê). 
- Liên hệ thực tế lấy ví dụ về một số câu thơ về mùa xuân. (chú ý nêu được cảm xúc nổi bật của chính bản thân mình)
*) Kết bài: 
- Khẳng định tình cảm của em đối với mùa xuân.
2. Giới thiệu về một con vật nuôi mà em yêu thích
*) Dàn bài:
Mở bài: 
- Giới thiệu về một con vật nuôi mà em yêu thích
Thân bài:
- Giới thiệu được tình cảm của em dành cho con vật ấy (Nó được nuôi ở nhè em khi nào? Do ai tặng? Lúc đầu mang về tình cảm của em thích , ghét ra sao?)
- Lông, mặt. tai nó như thế nào? Cảm nghĩ của em về mặt, bộ lông, tai của ó?
- Em đặt tên cho nó là gì? Tại sao lại đặt cái tên ấy à gắn bó kỉ niệm gì với em (Tên phải có ý nghĩa với em )
- Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Em và nó gần gũi với nhau, chia sẽ niềm vui, nỗi buồn? 
- Dưới con mắt củaem nó không phải là một con vật bình thườn mà là một người bạn trung thành, thân thiết
- Em chăm sóc nó như thế nào? (Nếu đó là một người rất thân tăng) à Tìn cảm của em gửi gắm tới con vật è Người tặng. Em dạy nó những gì?
- Con vật mà em nuôi đã lập được chiến công gì? Lời khen. Tình cảm của em trước chiến công đó? Cảm nghĩ của em về chiến công của chú chó
Kết bài: 
- Khẳng định vai trò, tình cảm của em đối với chú vật nuôi ấy?

File đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_HKI_1516Ngu_van_7.doc