Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 - Học kì II

Có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về thời gian ( đã, đang, sẽ.), về mức độ

( rất, hơi, quá.), sự tiếp diễn tương tự

( cũng, vẫn, cứ, còn.), sự phủ định ( không, chưa, chẳng), sự cầu khiến ( hãy, chớ, đừng) cho động từ, tính từ trung tâm.

 

doc11 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 22275 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 - Học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cụm danh từ) tạo thành.Ngoài ra tổ hợp giữa từ là với động từ ( cụm động từ) hoặc tính từ( cụm tính từ)...cũng có thể làm vị ngữ.
- Khi biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.
- Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.
- Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa.
+ Câu miêu tả : chủ ngữ đứng trước vị ngữ, dùng miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm...của sự vật nêu ở chủ ngữ.
+ Câu tồn tại : vị ngữ đứng trước chủ ngữ, dùng để thông báo sự xuất hiện, tồn tại hay tiêu biến của sự vật.
Ví dụ
Tôi đi về.
Mèn trêu chị Cốc/ là dại.
Chúng tôi / đang vui đùa.
IV. Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ:
Câu thiếu chủ ngữ
Câu thiếu vị ngữ
Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu
V. Dấu câu:
 Dấu kết thúc câu ( đặt ở cuối câu )
 Dấu chấm
 Dấu chấm hỏi
 Dấu chấm than
- Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu trần thuật( đôi khi được đặt ở cuối câu cầu khiến)
- Ví dụ : Tôi đi học. 
-Là dấu kết thúc câu được đặt ở cuối câu nghi vấn .
- Ví dụ : Bạn làm bài toán chưa?
-Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán .
- Ví dụ : Hôm nay, trời đẹp quá !
 Dấu phân cách các bộ phận câu ( đặt trong nội bộ câu)
- Là dấu dùng để phân cách các bộ phận câu, được đặt trong nội bộ câu . 
- Ví dụ : Hôm nay, tôi đi học . ( dấu phảy ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu )
 Lớp 6a1, lớp 6a2/ vừa hát vừa múa đẹp quá. ( dấu phảy ngăn cách chủ ngữ với chủ ngữ)
C/ TẬP LÀM VĂN : Dàn bài chung của văn tả cảnh và văn tả người.
 Dàn bài chung về văn tả cảnh
 Dàn bài chung về văn tả người
1/ Mở bài
Giới thiệu cảnh được tả : Cảnh gì ? Ở đâu ? Lý do tiếp xúc với cảnh ? Ấn tượng chung ? 
Giới thiệu người định tả : Tả ai ? Người được tả có quan hệ gì với em ? Ấn tượng chung ?
2/ Thân bài
a. Bao quát : Vị trí ? Chiều cao hoặc diện tích ? Hướng của cảnh ? Cảnh vật xung quanh ?
b. Tả chi tiết : ( Tùy từng cảnh mà tả cho phù hợp)
* Từ bên ngoài vào ( từ xa) : Vị trí quan sát ? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả ?...
* Đi vào bên trong ( gần hơn) : Vị trí quan sát ? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả ?...
* Cảnh chính hoặc cảnh quen thuộc mà em thường thấy ( rất gần) : Cảnh nổi bật ? Từ ngữ hình ảnh miêu tả...
a. Ngoại hình : Tuổi tác ? Tầm vóc ? Dáng người ? Khuôn mặt ? Mái tóc ? Mắt ? Mũi ? Miệng ? Làn da ? Trang phục ?...( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
b. Tả chi tiết : ( Tùy từng người mà tả cho phù hợp)
* Nghề nghiệp, việc làm ( Cảnh vật làm việc + những động tác, việc làm...). Nếu là học sinh, em bé : Học, chơi đùa, nói năng...( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
* Sở thích, sự đam mê : Cảnh vật, thao tác, cử chỉ, hành động...( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
* Tính tình : Tình yêu thương với những người xung quanh : Biểu hiện ? Lời nói ? Cử chỉ ? Hành động ?( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
3/ Kết bài 
Cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc; Tình cảm riêng hoặc nguyện vọng của bản thân ?...
Tình cảm chung về người em đã tả ? Yêu thích, tự hào, ước nguyện ?...
Chú ý:
 Dù là tả cảnh hay tả người, bất cứ một đề nào, các em cũng phải nhớ lập dàn bài phù hợp. Phải làm bài, viết bài đàng hoàng, tuyệt đối không được làm sơ sài, lộn xộn. 
Một số đề:
Câu 1. Tóm tắt đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài.
Dế Mèn nhờ ăn uống điều độ nên đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, khoẻ mạnh. Mèn thường khinh miệt Dế Choắt, cà khịa với bà con trong xóm. Một hôm, Mèn bày trò trêu chọc chị Cốc làm chị nổi giận và gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Trước khi tắt thở, Choắt khuyên mèn:’’ Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào thân.” Mèn rất hối hận nên chôn cất bạn tử tế và rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình.
Câu 2: Qua sự việc Dế Mèn trêu chọc chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. Bài học ấy là gì?
Trước cái chết thảm thương của Dế Choắt, Dế Mèn ân hận về lỗi của mình và thấm thía bài học đường đời đầu tiên. Bài học ấy được nói lên qua lời khuyên của Dế Choắt: “... ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà chẳng biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân đấy”.
Câu 3: Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản Buổi học cuối cùng của nhà văn Đô- đê?
Ý nghĩa văn bản- Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quý của dân tộc , yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc ,là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước . Sức mạnh của văn hóa của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không có một thế lực nào có thể thủ tiêu .Tự do của một dân tộc gắn với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của dân tộc mình .
Câu 4: Viết thuộc lòng hai khổ thơ cuối trong bài thơ Lượm của Tố Hữu?
Chú bé loắt choắt Ca lô đội lệch
Cái xắc xinh xinh Mồm huýt sáo vang
Cái chân thoăn thoắt Như con chim chích
Cái đầu nghênh nghênh Nhảy trên đường vàng…
Câu 5: Ghi lại khổ thơ cuối trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ. Cho biết nội dung khổ thơ đó ?
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
Bác Hồ lo cho dân, cho nước nên việc thức suốt đêm là chuyện thường tình chứ không riêng gì đêm nay. 
Câu 6: Em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động được miêu tả trong văn bản Vượt thác của Võ Quảng.
 Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
Câu 7:Dựa vào tác phẩm Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh. Hãy đóng vai nhân vật người anh , viết đoạn văn kể – tả lại tâm trạng mình khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của người em(Kiều Phương).
 + Bất ngờ vì Kiều Phương đã vẽ chính mình(như vậy người anh là thân thuộc nhất  đối với em gái) và người anh cũng không ngờ được hình ảnh mình trong mắt em gái lại đẹp đẽ đến vậy.
 + Hãnh diện : trong tranh cậu rất đẹp, được bao người chiêm ngưỡng, là anh của cô em gái tài năng.
 + Xấu hổ : tự nhận ra những yếu kém của mình, thấy mình chưa đẹp ; xấu hổ trước tâm hồn trong sáng và sự bao dung, độ lượng của em gái.
 + Người anh tự nhận ra hạn chế của mình để phấn đấu vươn tới sự hoàn thiện về nhân cách.
* HS rút ra bài học cho bản thân :
 + Không ích kỉ, đố kị trước thành công của người khác.
 + Cần có lòng bao dung độ lượng để giúp người khác nhận ra lỗi lầm...
Câu 8: Qua văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”, em cho biết bức thông điệp mà thủ lĩnh Xi-át-tơn muốn nhắn gửi cho mọi người là gì? Em nhận thức được điều gì từ bức thông điệp đó?
 - Bức thông điệp : con người cần phải sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo, bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình. (1,5 điểm)
- Qua bức thông điệp học sinh nhận thức được về vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thiết thực và lâu dài : Để chăm lo và bảo vệ mạng sống của mình, con người phải biết bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh.
DÀN BÀI THAM KHẢO
1 Trời đang nắng bỗng đổ trận mưa rào. Hãy tả lại trận mưa đó. 
 a.Mở bài Thời gian hoàn cảnh, thời gian đổ cơn mưa rào.
b. Thân bài Tả cơn mưa theo trình tự
* Quang cảnh trước khi mưa
-Khí trời, cảnh vật, con người… khi chưa có cơn mưa.
- Dấu hiệu báo cơn mưa đến: mây, bầu trời, sấm chớp, gió, loài vật, …..
* Khi cơn mưa đến: tả chi tiết cơn mưa từ nhỏ đến lớn: 
- Hạt mưa to và thưa
- Mưa như trút nước, sấm chớp vang trời
- Mưa càng to gió cáng lơn, câu cối nghiêng ngã
- Con người trú mưa hai bên đường 
- Các loài vật tìm chỗ trú mưa…..
* Quang cảnh sau cơn mưa
- Mưa nhỏ dần rồi tạnh hẳn, bầu trời trong xanh trở lại
- Mọi người tiếp tục công việc của mình, cây cối hả hê…….
c. Kết bài Cảm nghĩ của em về cơn mưa rào. 
2. Hãy tả hình dáng và những nết tốt của một bạn trong lớp em được nhiều người quý mến.
a/ Mở bài:
- Giới thiệu người bạn học cùng lớp với em có tính nết nổi bật được nhiều người yêu mến;
b/ Thân bài:
Miêu tả những đặc điểm riêng, tiêu biểu, nổi bật về hình dáng và tính nết tốt của người bạn mà em chọn để miêu tả.
* Về hình dáng:
- Người bạn đó nam hay nữ, cao hay thấp, mập hay ốm;
- Mái tóc để dài hay cắt ngắn, thưa hay dày;
- Gương mặt, đôi mắt, nước da tạo cảm giác hiền hậu, trung thực, thẳng thắn… nụ cười cởi mở, chân tình;
* Về tính nết:
- Học sinh giỏi từ lớp một đến lớp sáu, chuyên cần sáng tạo trong học tập; thường chú ý nghe thầy cô giảng bài, phát biểu xây dựng bài; làm bài tập đầy đủ; hay giúp đỡ bạn trong học tập, nhất là các bạn học còn yếu; tình cảm chan hoà với mọi người, được mọi người quý mến;
- Tham gia tốt các hoạt động ở trường; ở nhà siêng năng, chăm chỉ học tập, làm việc giúp đỡ cha mẹ;
- Lễ phép kính trọng cha mẹ, thầy cô, mọi người; nhiều gia đình, bạn bè lấy làm gương để giáo dục con em của họ;
c/ Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em đối với tính nết tốt của bạn;
- Tính nết tốt của bạn đã có tác dụng như thế nào đối với em;
Bài viết:
 Năm tháng cứ thế trôi đi, chỉ có thời gian là thước đo tốt nhất cho tình cảm bạn bè. Trong suốt thời gian đó, có lẽ Ánh Tuyết là người bạn mà em thân nhất, bạn ấy đã học với em từ suốt năm học lớp một đến giờ. Dáng người của Tuyết tròn trịa.Cách ăn mặc rất lịch sự nhưng luôn có phần nhí nhảnh. Nước da mịn màng,trắng hồng. Mái tóc dài óng ả,suôn mượt, luôn được mẹ bạn ấy cột gọn gàng trông rất đẹp.Khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn của bạn hễ ai nhìn đến cũng thấy đáng yêu.Cặp mắt sáng đen láy,biểu lộ cho sự thông minh,sáng dạ.Cái miệng tuy móm nhưng khi cười,em thấyTuyết rất có duyên và khi ấy,bạn như một búp sen hồng đang hé nở.Ở Ánh Tuyết khi nào cũng toát lên vẻ hiền dịu, nhanh nhẹn, hóm hỉnh và hài hước nên bạn ấy rất dễ mến. Tuyết rất chăm chỉ học hành,luôn là một lớp phó học tập gương mẫu trong lớp em.Bạn ấy luôn chơi với những bạn khác trong lớp.Tuyết rất hòa đồng,lúc nào cũng giúp đỡ những bạn khó khăn,chậm tiến.Hiền dịu và ngoan ngoãn là hai đức tính tốt mà em quý nhất ở Tuyết.Bạn luôn thùy mị,dịu dàng trước mọi người và rất ngoan ngoãn, không bao giờ cãi lời người lớn.Tính tình Tuyết cởi mở nhưng cũng rất nghiêm túc và thẳng thắng trong học tập,không thích đùa giỡn với việc học.Bạn ấy rất nhanh nhẹn trong mọi việc cô giao.Nhiều lúc từ những câu chuyện mà Tuyết kể đã làm cho em và các bạn cười ngả cười nghiêng một cách sảng khoái.Cả lớp,ai ai cũng đều nể Ánh Tuyết.Đối với mọi thầy cô cũng như người ngoài lớn tuổi hơn mình,bạn luôn lễ phép chào hỏi nên ai cũng mến Tuyết cả và em cũng thế. Sau bao nhiêu năm tháng học chung với nhau,em đã học được rất nhiều những đức tính tốt của Tuyết.Em rất quý bạn ấy,em sẽ cố gắng giữ mãi tình bạn tốt đẹp này cho đến lớn.Ôi,tình bạn này thật là đáng quý!
3.Tả lại khu vườn nhà em vào một buổi sáng đẹp trời.
 a- Mở bài: 
- Giới thiệu cảnh sẽ tả :Thời gian(buổi sáng), không gian( trời trong xanh- đẹp), địa điểm(vườn nhà em.
- Ấn tượng của em về cảnh.
 b- Thân bài: 
- Tả bao quát : những nét chung, đặc sắc của toàn cảnh(màu sắc, âm thanh, mùi vị).
- Tả chi tiết: + Chọn những cảnh tiêu biểu để tả( sương sớm, ánh nắng ban mai, hoạt động của các loài vật…)
 + Hoạt động của con người làm nổi bật cảnh.
 + Giá trị kinh tế của khu vườn đối với gia đình em…
 c- Kết bài: 
Cảm nghĩ chung của em về cảnh: + cảm thấy thích thú, có cảm giác thoải mái, tươi vui trước cảnh.
 + Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vườn, bảo vệ cảnh
 Tả khu vườn
 Từ ngay ông mất bố mẹ em có nhiệm vụ chăm sóc vườn .Khu vườn không rộng lắm nhưng được trồng nhiều loại cây khác nhau . Theo em có lẽ khu vườn đẹp nhất vào buổi sáng. Vì em phải bận học nên ko theo bố mẹ vào vườn được . Nhưng hôm nay là ngày chủ nhật nên em cùng bố mẹ ra thăm vườn và phụ giúp bố mẹ làm vườn. Người mở cổng vườn đầu tiên là em . Sáng hôm đó ko khí trong lành mát mẻ, cảnh vật còn chìm trong màn sương đêm,bầu trời trong xanh cao vời vợi . Pha lẫn là những đám mây trắng đang trôi bồng bềnh . Trên những chiếc lá còn động lại những hạt sương sớm nó lấp lánh như kim cương . Những hàng cây đang đung đưa theo gió như nói chuyện với nhau . Những chú chim ríu rit líu lo gọi bầy . Tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên đẹp sinh động .  Mới bước vào vườn em đã nghe tiếng sủa của chú chó vện lông vàng đang ngoe ngoẩy cái đuôi hít hít cái mũi . Chắc nó mừng vì sau một tuần gặp lại cô chủ xa cách . Bố mẹ trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau nào là : xoài , ổi , bưởi . Cây Bưởi la loai cây cao nhất không biết nó được trồng từ bao giờ mà nó cao đến thế . Hoa bưởi mọc từng chùm màu trắng, đến mùa xuân hoa bởi nở tỏa một mùi thơm ngào ngạt khắp cả vườn . Đến mùa thu, những quả bưởi lủng lẳng trên cây làm ta có cảm giác như cây đang bế những lũ con đầu tròn trọc lóc . Nó lớn dần theo từng ngày . Dọc theo hàng ranh là những hàng cây mít . Thân nó sù xì to cao khỏe như những chàng sĩ canh giữ khu vườn . Mít đã ra quả non . Nhìn từ xa những quả mít như những chú heo con treo lủng lẳng trên cành rất dễ thương . Ở cuối vườn bố mẹ trồng cây măng cụt . Thân măng cụt không to lắm nhưng cành lá lại sum xuê, những tán lá của nó lớn to khép kín vào nhau còn ủ đầy sương . Quả của nó khi chưa chín thì nó phát lên một màu xanh non . Nhưng khi chín , quả tròn trịa khoác lên màu tím . Cầm trên tay , ta có thể biết được số múi của nó . Xung quanh nhà là cây đu đủ thân cây không to lắm , nhưng quả sum xuê . Quả đu đủ dài màu vàng nghệ treo lủng lẳng trên cành . Em thích nhất là ăn đu đủ . Mặt trời càng lên cao xua đi màn sương đêm khu vườn càng nhộn nhịp hơn những chú sóc lông vàng mát dịu với những sọc đen dài trên lưng đang chuyền cành từ cành này sang cành nọ như đang tìm trái mít chín cây thơm lừng . Nó tranh dành một trái mít chín nó kêu chíp chíp khoái chí . Vì có một bữa sáng ngon lành . Chị chào mào hót líu lo như đón một buổi sáng bình minh . Tất cả đã tạo nên một âm thanh " Lao Xao " của khu vườn nhà em . Khu vườn trong nắng mai của nhà em thật đẹp để lại cho em nhiều ấn tượng không bao giờ phai . Em sẽ chăm sóc khu vườn để nó luôn luôn tươi đẹp .
4. Tả lượm
a. Mở bài: 
- Giới thiệu nhân vật
- Nhận xét chung về nhân vật
(Ví dụ:
Lượm là một chú bé gây nhiều ấn tượng cho chúng ta qua bài thơ Lượm (Tố Hữu)
Tuy còn nhỏ tuổi nhưng Lượm đã hăng hái tham gia kháng chiến, làm liên lạc và đã dũng cảm hi sinh trong lúc làm nhiệm vụ)
b. Thân bài: 
- Đặc điểm của nhân vật :
+ Hình dáng: nhỏ nhắn, xinh xắn loắt choắt, như con chim chích. Mặt bầu bĩnh cười híp mí, má đỏ bồ quân
+ Trang phục: quần áo thiếu sinh quân, mũ ca lô, mang xắc cốt.
+ Cử chỉ, tác phong: nhanh nhẹn thoăn thoắt
+ Tính nết: yêu đời, hồn nhiên, vui tươi, trong sáng, ngộ nghĩnh Ca lô đội lệch, mồm huýt sáo vang, cháu đi liên lạc, vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá, thích hơn ở nhà.
+ Hành động: rất dũng cảm Vụt qua mặt trận, ... sợ chi hiểm nghèo
- Hình ảnh Lượm lúc hi sinh: như một thiên thần nằm trên lúa, tay nắm chặt bông, ... hồn bay giữa đồng 
c. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ: yêu mến và vô cùng cảm phục Lượm.
- Ca ngợi, khẳng định: Lượm là một con người đẹp nhất trong tâm trí của em.
Đề 5: Tả lại đêm trăng đẹp ở quê em.
1. Mở bài : Giới thiệu cảnh định tả : Đêm trăng ở quê nhà ? Lý do tiếp xúc với đêm trăng ? Ấn tượng chung ?
 Thiên nhiên luôn đem đến cho chúng em nhiều điều kì thú. Sông ngòi, núi đồi, biển cả... là những hình ảnh đẹp. Đặc biệt, vẻ đẹp của đêm trăng là vẻ đẹp huyền ảo, lung linh nhất.
2. Thân bài : Tập trung tả cảnh vật theo một thứ tự hợp lý nhất :
a. Tả bao quát : Trước khi trăng lên :
 Những tia nắng cuối ngày vừa tắt lịm. Cảnh vật cứ mờ dần, mờ dần. Màn đêm như được ai đó thả xuống, bao trùm làng quê yên ả. Làng xóm đã lên đèn. Cuộc sống nhộn nhịp thường ngày nhường lại .Đường xá vắng lặng. Không gian như ngừng trôi, thời gian như lắng đọng. Làng quê như một bức tranh mực tàu nửa thực, nửa mơ... 
b. Tả chi tiết : 
 Từ phía đông, một mảng sáng mênh mông màu mỡ gà xuất hiện. Ánh sáng ngày sáng tỏ. Ánh trăng từ từ nhô lên, tròn trĩnh, đẹp lạ thường. Bầu trời vừa rộng, vừa cao. Trên cao, lá dừa đung đưa, duyên dáng, e thẹn khi được chị Hằng dát lên một lớp vàng mỏng. Xóm làng rộn rã. Con đường làng rộn lên tiếng nói, tiếng cười, tiếng bước chân người... Vui nhất là những em nhỏ, tụm ba, tụm năm rối rít. Chúng vừa đi, vừa chạy, đùa giỡn. 
 Trăng đã lên cao. Trăng tròn vành vạnh. Chú Cuội sớm hôm ở bên chị Hằng chắc đêm nay không ngủ. Từ trên cao, Cuội ngồi bên gốc đa nhìn xuống mà nhớ quê nhà ? ( Bầu trời ..., con đường..., cây cối..., sân nhà...)
 Đêm đã về khuya. Cảnh vật hoàn toàn tĩnh lặng. Ánh trăng treo lơ lửng trên cao. ...
3. Kết bài : Cảm nghĩ chung về đêm trăng + Bài học cho bản thân. 
 Một số đề bài gợi ý:
Đề bài 1: Em hãy viết một bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất của mình : Cha, mẹ,anh,chị em…
 Bài làm gợi ý :
Có hai cách mở bài như sau :
Trong gia đình em có ông bà, cha mẹ, anh chị em… nhưng người mà em thương yêu gần gũi nhất là mẹ. Mẹ là người đã sinh đẻ, nuôi dưỡng, che chở em từ nhỏ đến giờ .
Cố nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu có câu : “ Mẹ sẽ là nhành hoa cho con cài lên ngực”. “ Cành hoa” của mẹ đã sinh đẻ, nuôi dưỡng, chắp cánh cho em đến trường !
 Mẹ em năm nay vừa tròn bốn mươi tuổi. Mẹ cao khoảng 1,6 mét, dáng người thon thon. Những lúc thảnh thơi, mẹ thường thả mái tóc ôm trọn khuôn mặt hình trái xoan, trông mẹ vốn đã đẹp càng đẹp hơn. Đặc biệt, mẹ có đôi mắt hai mí, đen lay láy. Nhìn vào mắt mẹ, ánh mắt của mẹ lúc nào cũng sáng long lanh. Sống bên mẹ, em thấy nụ cười của mẹ hiền dịu, duyên dáng. Sớm hôm lặn lội với nghề nông nên làn da của mẹ ngâm ngâm, thịt da rắn chắc, săn lại. Gọn gàng là vẻ đẹp của mẹ em đó !
 Tiếng gà gáy râm ran, một ngày mới lại bắt đầu. Mẹ lại bận rộn với bao công việc : Nấu món ăn sáng, dọn dẹp nhà cửa, quét nhà... Rồi bóng mẹ khuất dần trên con đường làng quen thuộc. Quanh năm, ngày nắng cũng như ngày mưa, mẹ lúc nào cũng gắn bó với đồng ruộng. Dáng mẹ lom khom, lúc bón phân, lúc nhổ cỏ ruộng. Từ xa, em chỉ nhìn thấy mẹ với nét quen thuộc. Chiếc nón lá nhấp nhô, dáng người thoăn thoắt. Đồng lúa quê nhà như một tấm thảm khổng lồ, còn mẹ như một người thợ ngày đêm thêu dệt cho tấm thảm ấy mỗi ngày một xanh hơn. Mẹ ơi ! Con chỉ ao ước con là mây suốt ngày che nắng cho mẹ !
 Ơ nhà, mẹ em hay làm mọi thứ . Phải nói rằng mẹ rất khéo tay và siêng năng. Ra ngoài vườn, những cây bông hồng, hoa tí ngọ… lúc nào mẹ cũng chăm bón tỉ mỉ, tỉa cành , cắt lá, bắt sâu, rầy...làm cho bông hoa tươi hơn, đẹp hơn ! Gốc cây, lá cây , bông hoa tươi tắn, màu sắc rực rỡ càng tôn lên vẻ đẹp của sân nhà. Mùa nào, hoa nấy, nhà em lúc nào cũng có hoa . Phải nói rằng, mẹ rất yêu hoa .
 Trong gia đình, mẹ rất thương bố và các con . Với bố, mẹ thường làm cho bố những món ăn ngon. Với các con, mẹ sắp xếp lại bàn ghế học tập, sách vở, kể cả quần áo của em để bề bộn, mẹ cũng để lại ngay ngắn, gọn gàng. Trong bữa ăn, mẹ dành thức ăn ngon cho con. Mẹ vui nhất là lúc em đạt được điểm cao ! Xong mẹ cũng rất nghiêm khắc khi em bị điểm thấp, bị thầy cô không hài lòng về những biểu hiện chểnh mãng trong học tập . Mẹ ơi ! Những ngày mẹ đi vắngï là những ngày buồn nhất của con đó !
 Em biết “ Nghĩa mẹ như nước ngời ngời Biển Đông”. Sự no ấm, hạnh phúc của em mà mẹ đã đổ bao mồ hôi ! Thương mẹ, em nghe lời dạy của mẹ, cố gắng học tập thật tốt để không bao giờ phụ lòng thương yêu của mẹ . 
Đề 2: Tả ông của em.
 Trong gia đình người mà em kính yêu nhất là ông ngoại.Ông! một tiếng gọi đơn sơ mà thân thương,chính ông ngoại đã nuôi em từ khi em còn nhỏ.Hình ảnh ông hiền từ,phúc hậu cả đời khổ cực làm việc vì con vì cháu.
 Ông ngoại em năm nay 61 tuổi.Ông là bộ đội nhưng đã về hưu.Người ông dong dỏng cao,thân hình hơi gày nhưng ông làm việc rất nhanh nhẹn.Gương mặt ông dài, vầng trán cao và rộng.Đôi mắt ông sáng, mỗi khi cười những nết nhăn trên khóe mắt lại hiện lên.Môi ông hơi thẫm, mỗi khi cười, nụ cười ấy lại toát lên vẻ phúc hậu. Mái tóc ông trắng như cước trải hất về phía sau để lộ vầng trán cao hói.Nước da ông hơi đen, bàn tay ông rất gầy và nhăn nheo, có những nốt đồi mồi đã in sâu. Ông thường mặc bộ đồ ngủ , bước chân ông khoan thai, dáng người quắc thước. Ông sống rất điều 

File đính kèm:

  • docon tap ngu van 6.doc