Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Khối 9 - Học kì II - Năm học 2015-2016

6. Cho đoạn văn sau:

 “Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ tiếc không nói nổi. Rõ rang tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó .Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sang có cái mủng đội trên đầu ”

a. Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác?

b. Cách chọn ngôi kể ở đây có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện?

c. Dựa vào đoạn trích trên cùng với hiểu biết về tác phẩm, hãy viết đoạn văn nghị luận theo cách trình bày quy nạp làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật “tôi” được nhắc tới trong đoạn trích. Trong đoạn văn có một thành phần khởi ngữ và một câu văn chứa lời dẫn trực tiếp. (Gạch chân)

d. Hãy kể tên hai tác phẩm có cùng đề tài với tác phẩm trên và nêu rõ tên tác giả?

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Khối 9 - Học kì II - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 9
HỌC KỲ II – NĂM HỌC: 2015 – 2016
VĂN BẢN:
Văn nghị luận: Xem lại kiến thức của một số tác phẩm nghị luận chính trị - xã hội và nghị luận văn học như: “Bàn về đọc sách” (Chu Quang Tiềm), “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” (Vũ Khoan).
 Thơ hiện đại: Học thuộc lòng các bài thơ và xem nội dung phân tích:
“Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải
“Viếng lăng Bác” – Viễn Phương
“Sang thu” – Hữu Thỉnh
“Nói với con” – Y Phương
c. Truyện hiện đại: Học các tác phẩm truyện + tóm tắt cốt truyện và nội dung phân tích:
- “Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê
 TIẾNG VIỆT:
Ôn tập các bài: Khởi ngữ, Các thành phần biệt lập, Liên kết câu và liên kết đoạn văn, Nghĩa tường minh và hàm ý.
Xem lại: Chương trình địa phương Tiếng Việt.
Ôn các kiến thức có liên quan đến Tổng kết về ngữ pháp.
Thực hành lại các bài tập trong SGK
TẬP LÀM VĂN:
Ôn dàn ý các bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống ; nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý; nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
III/. MỘT SỐ BÀI TẬP ÔN TẬP: 
1. Chép nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Nêu nghệ thuật đặc sắc trong khổ thơ trên?
2. Chép nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Viết đoạn văn khoảng 10 câu (trong đó có sử dụng thành phần tình thái) nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên.
3. Những hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”, “vầng trăng”, “trời xanh” trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đối với Bác?
4. Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu, hãy phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
5. Chỉ ra phép liên kết trong đoạn văn sau: 
	“Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo như chói nắng.”
6. Cho đoạn văn sau:
	“Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ tiếc không nói nổi. Rõ rang tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó.Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sang có cái mủng đội trên đầu”
a. Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác?
b. Cách chọn ngôi kể ở đây có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện?
c. Dựa vào đoạn trích trên cùng với hiểu biết về tác phẩm, hãy viết đoạn văn nghị luận theo cách trình bày quy nạp làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật “tôi” được nhắc tới trong đoạn trích. Trong đoạn văn có một thành phần khởi ngữ và một câu văn chứa lời dẫn trực tiếp. (Gạch chân)
d. Hãy kể tên hai tác phẩm có cùng đề tài với tác phẩm trên và nêu rõ tên tác giả?
7. Mùa thu là đề tài muôn thuở của thơ ca. Viết về mùa thu không ít thi sĩ đã ca ngợi bằng những vần thơ tràn ngập cảm xúc và để lại dư âm sâu lắng trong lòng bạn đọc. Trong nền thơ ca dân tộc có một bài thơ rất hay về mùa thu trong đó có những câu thơ: 	“Sông được lúc dềnh dàng
	Chim bắt đầu vội vã
	Có đám mây mùa hạ
	Vắt nửa mình sang thu”
a. Cho biết những câu thơ trên được trích từ bài thơ nào? Ai là tác giả? Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
b. Giải nghĩa từ “Dềnh dàng” trong câu thơ “Sông được lúc dềnh dàng” và cho biết việc dùng từ “dềnh dàng” nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy?
c. Dựa vào khổ thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu, trong đoạn có sử dụng một phép thế và một câu ghép với chủ đề: Không gian chuyển mùa thật đẹp và tâm hồn nhạy cảm của thi nhân. 
8. Hình ảnh mùa xuân được khắc hoạ thật đẹp trong đoạn thơ sau:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.”
a. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy?
b. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách lập luận tổng phân hợp, trong đó có sử dụng phép nối và một câu chứa thành phần tình thái với chủ đề: vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy. 
c. Cũng trong bài thơ trên có câu: “Mùa xuân người cầm sung
 Lộc giắt đầy trên lưng.”
	Trong câu thơ trên, từ “lộc” được hiểu như thế nào? Theo em, vì sao hình ảnh “người cầm sung” lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lung”?
9. Đọc đoạn thơ sau:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”
a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác gỉa và hoàn cảnh sang tác của tác phẩm ấy?
b. Từ đoạn thơ trên cùng với hiểu biết về bài thơ, em hãy cho biết cảm xúc bao trùm bài thơ và mạch vận động của tâm trạng nhà thơ?
c. Bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 8 câu, trình bày theo cách lập luận diễn dịch, phân tích hình ảnh “hàng tre” bên lăng Bác được miêu tả trong đoạn thơ trên. Trong đoạn sử dụng câu ghép và phép lặp (gạch chân).
d. Cũng trong bài thơ trên có câu:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
	Chỉ ra hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ trên? Nêu ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ đó?

File đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_Van_9_hoc_ki_II_nam_hoc_2015_2016.doc