Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2019-2020

II. TIẾNG VIỆT:

Câu 1:

a. Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn ?

b. Cho biết các câu văn sau, câu nào là câu nghi vấn? Chỉ ra đặc điểm hình thức cho biết đó là câu nghi vấn?

1. Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo:

- U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ ? Có mua được gạo hay không ? Sao u lại về không thế ?

 (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

2. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:

- Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu !

 (Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ)

3. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào ?

 (Trần Quốc Tuấn, Chiếu dời đô)

4. Tôi hỏi cho có chuyện:

- Thế nó cho bắt à?

 (Nam Cao, Lão Hạc)

5. - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:

- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!

 (Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ)

6. Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không?

 (Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

7. Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

 (Nam Cao, Lão Hạc)

 

docx9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN KHỐI 8 (Ngày 17/02/2020)
I. VĂN BẢN: 
 Yêu cầu HS học thuộc các bài thơ: Nhớ rừng (Thế Lữ), Quê hương (Tế Hanh), Khi con tu hú (Tố Hữu), Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh), Ngắm trăng (Hồ Chí Minh), Đi đường (Hồ Chí Minh), Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi)
Câu 1:
Cho câu thơ: Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
a. Câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
b. Chép nguyên văn ba câu thơ để hoàn chỉnh khổ thơ.
c. Cảm nhận của em về khổ thơ trên.
Câu 2: Cho đoạn thơ sau:
 Ta nghe hè dậy bên lòng
 Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
 Ngột làm sao, chết uất thôi
 Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
 (Ngữ văn 8 – Tập 2)
a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
c. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên.
Câu 3: Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”.
Câu 4: Trong bài thơ “ Khi con tu hú” tác giả thể hiện tâm trạng gì ? 
Câu 5: Qua bài thơ “Nhớ rừng”, mượn lời con hổ ở vườn bách thú, Thế Lữ đã bộc lộ tâm sự gì ? Đó cũng là tâm sự của ai ?
Câu 6: Tâm trạng Bác Hồ những ngày ở hang Pác bó được thể hiện như thế nào qua bài “Tức cảnh Pác Bó” ? Vì sao Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang” .
Câu 7: Qua bài “Tức cảnh Pác bó” ta thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “Thú lâm tuyền” trong bài “Côn sơn ca”. Hãy cho biết thú lâm tuyền ở Bác và Nguyễn Trãi có gì giống và khác nhau ?
Câu 8: Em hãy phân tích tâm trạng của người tù ở bốn câu thơ cuối của bài “Khi con tu hú” (chú ý cách ngắt nhịp và cách dùng từ ngữ )? 
Câu 9: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Quê hương”, “Khi con tu hú”, “Tức cảnh Pác Bó”?
Câu 10: Giải thích nhan đề văn bản “Khi con tu hú” của Tố Hữu?
Câu 11: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về sự độc đáo của những câu thơ sau:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
Câu 12: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu.
II. TIẾNG VIỆT:
Câu 1:
a. Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn ?
b. Cho biết các câu văn sau, câu nào là câu nghi vấn? Chỉ ra đặc điểm hình thức cho biết đó là câu nghi vấn?
1. Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo:
- U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ ? Có mua được gạo hay không ? Sao u lại về không thế ?
 (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
2. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
- Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu !
 (Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ)
3. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào ?
 (Trần Quốc Tuấn, Chiếu dời đô)
4. Tôi hỏi cho có chuyện:
- Thế nó cho bắt à?
 (Nam Cao, Lão Hạc)
5. - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
 (Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ)
6. Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không?
 (Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)
7. Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
 (Nam Cao, Lão Hạc)
Câu 2:
a. Thế nào là câu cầu khiến ? Nêu những chức năng của câu cầu khiến ? 
b. Xác định câu cầu khiến trong những trường hợp sau và chỉ ra đặc điểm hình thức của những câu cầu khiến đó ?
1. Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào ? Mày đừng có làm dại mà bay mất đầu, con ạ !
 (Em bé thông minh)
2. Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu. 
 (Thạch Sanh)
3. Ông lão ơi ! Đừng băn khoăn quá ! Thôi hãy về đi.
 (Ông lão đánh cá và con cá vàng)
Câu 3: Hãy chỉ ra câu cầu khiến trong các đoạn sau và cho biết chức năng của những câu cầu khiến đó.
a. Bà buồn lắm, toan vứt đi thì đứa con bảo: 
- Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp. 
                                                                             (Sọ Dừa) 
b. Vua rất thích thú vội ra lệnh: 
- Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền ! Ta muốn ra khơi xem cá. 
[ ... ] 
                                                                    (Cây bút thần)
c. Thấy thuyền còn đi quá chậm, vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn : 
- Cho gió to thêm một tí ! Cho gió to thêm một tí ! 
[ ... ] 
                                                                    (Cây bút thần)
d. Vua cuống quýt kêu lên : 
- Đừng cho gió thổi nữa ! Đừng cho gió thổi nữa ! 
                                                                    (Cây bút thần)
Câu 4: Xác định câu nghi vấn trong những câu dưới đây và cho biết những câu nghi vấn ấy được dùng với mục đích gì?
a. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu có còn là con tôi?
 ( Nam Cao )
b. - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ ! 
 - Cụ bán rồi?
 - Bán rồi ! Họ vừa bắt xong ! 
 ( Nam Cao )
c. Cháu nằm trên lúa
 Tay nắm chặt bông
 Lúa thơm mùi sữa
 Hồn bay giữa đồng.
 Lượm ơi còn không? 
 (Tố Hữu)
d. Một hôm cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi : 
- Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ? 
... Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi : 
- Sao cô biết mợ con có con ? 
 ( Nguyên Hồng )
Câu 5: Đặt một câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước số phận của một nhân vật văn học.
Câu 6: Đặt các câu cầu khiến để:
a. Nói với mẹ để xin ít tiền mua sách.
b. Nói với bạn để mượn quyển vở.
Câu 7: Viết một đoạn văn ngắn (8-10 câu) chủ đề Ngôi trường, trong đó có sử dụng một câu nghi vấn, một câu cầu khiến. Gạch chân và chỉ rõ.
III. TẬP LÀM VĂN:
Đề 1: Em hãy thuyết minh về một trò chơi dân gian.
Đề 2: Thuyết minh về một thể loại văn học
DÀN Ý THAM KHẢO PHẦN TẬP LÀM VĂN:
Đề 1: Em hãy thuyết minh về một trò chơi dân gian. (HS có thể chọn một trong các dàn ý của các trò chơi dưới đây để viết thành bài)
Dàn ý thuyết minh về trò chơi thả diều:
1. Mở bài: Giới thiệu chung:
- Thả diều là trò chơi dân gian có từ lâu đời
- Trò chơi thả diều rất vui và hấp dẫn, nhất là đối với trẻ em ở nông thôn.
2. Thân bài:
* Thuyết minh về chiếc diều:
+ Hình dáng: rất phong phú (hình chim, cá, bướm, chuồn chuồn,)
+ Cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp. Kích thước từ nhỏ đến lớn, có khi dài đến hàng mét. Có những cánh diều thường, có những cánh diều gắn sáo. Khi diều bay cao, tiếng sáo du dương trầm bổng.
+ Màu sắc rực rỡ, vui mắt.
+ Vật liệu: khung diều làm bằng tre cật hoặc chất dẻo, cánh bằng giấy bồi, lụa, ni lông.
+ Các bộ phận: thân diều, đuôi diều, sáo diều, dây diều
+ Cách thức chơi diều:
- Thời gian: thường là vào buổi chiều mùa hè, khi nắng vừa tắt.
- Chỗ chơi: cánh đồng, bãi đất rộng, triền đê, nơi không có dây điện, dây điện thoại hoặc cây cao.
- Diều bay cao hay thấp phụ thuộc vào người điều khiển. Điều khiển khéo thì diều mới thăng bằng và bay êm được.
- Khi thả diều, cần có hai người. Một người cầm dây và một người lao diều. Người lao diều phải nâng mũi diều chếch một góc khoảng bốn mươi năm độ, lao diều nhẹ nhàng theo hướng gió.
- Người cầm dây vừa chạy vừa thả dây để gió nâng diều lên cao. Hai người phải phối hợp với nhau nhịp nhàng.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em:
- Thả diều là trò chơi thú vị và bổ ích.
- Hình ảnh cánh diều tô điểm thêm cho vẻ thơ mộng của khung cảnh quê hương.
- Cánh diều bay bổng mang theo bao mơ ước tốt đẹp cho con người.
Dàn ý thuyết minh về trò chơi Ô ăn quan:
1. Mở bài: 
 Dẫn dắt và giới thiệu đến vấn đề đề bài đưa ra: Thuyết minh về trò chơi dân gian (Ô ăn quan).
2. Thân bài:
a. Nguồn gốc trò chơi: 
- Không một hay biết chính xác quãng thời gian trò chơi này ra đời là khi nào. Người ta cho rằng nó được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa nước của đồng bằng dân tộc Kinh tại Việt Nam.
- Có một điều chứng minh rằng trò chơi này đã có từ rất lâu chính là những câu chuyện xoay quanh vị trạng nguyên năm 1086 là Mạc Hiển Tích. Rằng ông có một cuốn sách bàn về các phép tính trong trò chơi này và các số ẩn trong trò chơi.
- Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn cách chơi trò chơi này.
b. Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: Bao gồm các thứ là bàn chơi, quân chơi, người chơi và sự bố trí quân chơi ra sao.
+ Bàn chơi: Bàn chơi ô ăn quan là ở trên một mặt phẳng có diện tích rộng để có thể kẻ được đủ số ô cần thiết để chơi. Tuy nhiên các ô không nên quá rộng để có thể cho các quân di chuyển được. Vì điều ấy, bàn chơi này có thể kẻ trên mặt đất, ở trên giấy hay trên gỗ Bất cứ chỗ nào cũng có thể chơi được cả. Bàn chơi là một hình chữ nhật được chia thành 10 ô vuông, ở 2 hàng, mỗi hàng 5 ô. Ở hai đầu phần chiều rộng sẽ có thêm 2 nửa hình tròn. Các ô vuông sẽ được coi là ô dân và 2 ô bán nguyệt ấy sẽ được coi là ô quan.
+ Quân chơi: Vật dụng có thể làm quân chơi có thể là đá, sỏi.. miễn sao vừa tay người chơi cầm là được. Đặc biệt, ô quan luôn chỉ có 2 viên, mà 2 viên này lớn hơn hẳn so với các quân chơi trong ô dân. Số dân thì không giới hạn, nhưng thường là 50 và được chia đều ra các ô vuông.
+ Người chơi: Thường thì sẽ có 2 người chơi ngồi đối diện nhau. Ngoài ra còn có biến thể thành 3 người chơi hoặc 4 người chơi...
- Cách chơi:
+ Người giành chiến thắng sẽ là người có số dân được quy đổi cùng số dân của mình cộng lại là nhiều nhất.
+ Đầu tiên người chơi sẽ thoả thuận với nhau xem ai đi trước, thường thì cả hai sẽ oẳn tù tì, ai thắng sẽ được đi trước. Người này sẽ lựa chọn một ô dân bất kỳ của mình, nắm hết số dân trong đó rồi lựa chọn lối đi mà rải từng quân xuống một ô. Cứ 1 viên sẽ đặt trong 1 ô.
+ Nếu sau khi rải hết mà ô tiếp theo là một ô vuông thì lại tiếp tục như thế theo chiều bản thân đã chọn. Còn nếu rải hết mà tiếp theo là 2 ô trống thì sẽ mất lượt và dành cho người tiếp theo.
+ Nếu liền sau đó là một ô vuông trống rồi tiếp đến là một ô có quân thì người chơi được lấy hết số quân trong đó và để ra ngoài, khi kết thúc sẽ tính điểm cho mình.
+ Còn nếu đến lượt đi mà 5 ô của người chơi đối diện mình lại không có bất kỳ một quân nào thì bản thân phải đem quân của mình ra rải mỗi ô 1 quân. Nếu không đủ thì phải vay quân của đối phương rồi sẽ trả lại khi tính điểm.
+ Trò chơi sẽ dừng lại khi mà ô quan và ô dân không còn quân nào cả. Hoặc ô quan không còn quân nào, ô dân vẫn còn quân thì ô quan ở phía người nào sẽ tính số quân về bên người đó.
c. Ý nghĩa của trò chơi:
- Đây là một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc với trẻ em Việt Nam xưa. Là một nét đẹp trong văn hoá dân gian của đất nước ta.
- Không chỉ vậy, ô ăn quan còn đi vào trong văn học, nghệ thuật nữa.
+ Các nhà thơ như Xuân Quỳnh, Lữ Huy Nguyên đã có những bài thơ về trò chơi này như:
              “Những ô ăn quan, que chuyền, bài hát
              Những đầu trần, chân đất, tóc râu ngô
               Quá khứ em đâu chỉ ngày xưa
                Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ”
 (Thời gian trắng - Xuân Quỳnh)
+ Đây cũng là đề tài cho cách bức tranh của trẻ thơ hay các hoạ sĩ như bức tranh lụa “Chơi ô ăn quan” được làm từ lụa năm 1931 của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh...
3. Kết bài:
 Khái quát lại và nêu lên suy nghĩ của bản thân, tình cảm của mình với trò chơi dân gian này.
Dàn ý thuyết minh về trò chơi Kéo co:
1. Mở bài: 
 Giới thiệu về trò chơi kéo co
2. Thân bài: 
a. Nguồn gốc trò chơi kéo co:
- Trò chơi kéo co đã xuất hiện từ thời cổ đại
- Thời Ai Cập người ta không dung dây thừng để chơi
- Kéo co được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc vào thời Đường
- Tại Hy Lạp, khoảng 500 năm trước Công nguyên, kéo co được xem như là một môn thi đấu và bài tập thể lực cho các môn thể thao khác.
b. Luật chơi trò kéo co:
- Luật kéo co ở mỗi nơi khác nhau
- Kéo co có 2 đội, mỗi đội dùng sức của mình giành chiến thắng
- Kéo đến khi nào bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ, bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng.
- Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của trò chơi kéo co
- Đây là một trò chơi thú vị và vui vẻ
- Chúng ta nên giữ gìn các trò chơi gian dân như thế này.
Đề 2: Thuyết minh về một thể loại văn học (HS có thể chọn một trong các dàn ý dưới đây để viết thành bài)
Thể thơ lục bát:
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về thể thơ lục bát (do người Việt sáng tạo, dễ bộc lộ cảm xúc).
2. Thân bài:
a. Các đặc điểm của thể thơ lục bát: Lục bát chỉnh thể (tuân đúng những quy định)
* Số câu, số tiếng:
- Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.
- Số câu: Không giới hạn nhưng khi kết thúc phải dừng lại ở câu tám tiếng.
Một bài thơ lục bát: Có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.
* Cách gieo vần:
- Âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài.
- Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.
* Phối thanh:
- Chỉ bắt buộc: Các tiếng thứ tư phải là trắc; các tiếng thứ hai, sáu, thứ tám phải là bằng.
- Nhưng câu tám tiếng thì tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám phải khác dấu (nếu tiếng trước là dấu huyền thì tiếng sau phải không có dấu và ngược lại).
- Các tiếng thứ một, ba, năm, bảy của cả hai câu sáu tiếng, tám tiếng và âm tiết thứ hai (của cả hai câu) có thể linh động tuỳ ý về bằng trắc
* Nhịp và đối trong thơ lục bát:
- Cách ngắt nhịp khá uyển chuyển: Nhịp 2 / 4; Nhịp 3/3
* Đối: Thơ lục bát không nhất thiết phải sử dụng phép đối. Nhưng đôi khi để làm nổi bật một ý nào đó, người làm thơ có thể sử dụng tiểu đối trong từng cặp hoặc từng câu thơ.
b. Trường hợp Ngoại lệ:
* Lục bát biến thể:
- Số chữ tăng lên: Vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo.
- Thanh: Tiếng thứ hai có thể là thanh trắc:
- Gieo vần: Có thể gieo vần trắc:
c. Tác dụng của thơ lục bát:
- Phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của Tiếng Việt.
- Cách gieo vần và phối thanh, ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng làm cho thơ lục bát dồi dào khả năng diễn tả.
3. Kết bài:
- Nêu vị trí của thơ lục bát trong nền văn học Việt Nam.
- Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm, các kịch bản ca kịch dân tộc và đạt đến mức hoàn thiện với các thiên tài như Nguyễn Du 
- Được tiếp tục phát huy qua các thế hệ sau như Tố Hữu 
-> Thơ lục bát có sức sống mãnh liệt trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
Thể loại truyện ngắn:
1. Mở bài:
 - Dẫn dắt từ các thể loại của văn học: Sự phong phú, đa dạng của các thể loại văn học, mỗi thể loại có đặc trưng riêng
 - Giới thiệu về thể loại truyện ngắn: là một trong những thể loại tiêu biểu
2. Thân bài:
a. Giới thiệu định nghĩa truyện ngắn: Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu truyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó. Vì thế, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn.
b. Giới thiệu đặc điểm của truyện ngắn:
 - Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định. Trong khi đó, tiểu thuyết chứa được nhiều vấn đề, phủ sóng được một diện rộng lớn của đời sống. Do đó, truyện ngắn thường hết sức hạn chế về nhân vật, thời gian và không gian trong truyện ngắn cũng không trải dài như tiểu thuyết. Đôi khi truyện ngắn chỉ là một khoảng khắc của cuộc sống.
 - Truyện ngắn thì gây cho người đọc một cái nút, một khúc mắc cần giải đáp. Cái nút đó càng ngày càng thắt lại đến đỉnh điểm thì đột ngột cởi tung ra, khiến người đọc hả hê, hết băn khoăn.
 - Truyện ngắn có tính cô đọng , mở rộng, súc tích và ngắn. Dĩ nhiên đây không phải là chuyện dài ngắn đơn thuần, vì một truyện ngắn mười hai trang có thể chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn là một cuốn tiểu thuyết bốn trăm trang. Chúng ta đang nói đến một phạm trù khác của các tác phẩm hư cấu nói chung.
 - Truyện ngắn cũng chứa đựng tất cả các nguồn lực y như tiểu thuyết: ngôn ngữ, nội dung, nhân vật và phong cách. Tiểu thuyết gia có thể sử dụng phương tiện nghệ thuật nào thì nhà văn viết truyện ngắn cũng có thể sử dụng các phương tiện đó. Có thể nói, truyện ngắn là bản tình ca viết bằng văn xuôi.
3. Kết bài: Khẳng định vai trò, vị trí của thể loại truyện ngắn trong sự phát triển của văn học
 Truyện ngắn có vẻ đẹp và sức hấp dẫn riêng, phù hợp với nhịp sống lao động khẩn trương hiện nay nên được rất nhiều độc giả yêu thích.
Nhóm giáo viên biên soạn: 
	1/ Cô Mai Thị Hoài Thương (TPCM : GV giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 8)
	2/ Cô Nguyễn Thị Hoa ( GV giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 8)
 3/ Cô Trần Kim Oanh ( GV giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 8)
	3/ Cô Trần Thị Thanh Huyền ( GV giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 8)
Các em cố gắng đầu tư tốt cho môn học trong những ngày này, cô chúc các em vui vẻ, tự tin và thành công trong học tập. Cố lên!

File đính kèm:

  • docxDE CUONG ON TAP MON NGU VAN KHOI 8 lan 2_12758869.docx