Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Khối 8

I. VĂN BẢN:

 Yêu cầu HS học thuộc các bài thơ: Nhớ rừng (Thế Lữ), Quê hương (Tế Hanh), Khi con tu hú (Tố Hữu), Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh)

Câu 1:

- HS Chép đúng 8 câu thơ đầu (SGK/3)

- Nội dung: Thể hiện tâm trạng:

+ chán ngán, căm hờn, uất ức khi bị nhốt trong cũi sắt.

+ khinh lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ.

+ căm hờn sự tù túng, khinh ghét những kẻ tầm thường.

+Vượt khỏi sự tù hãm bằng trí tưởng tượng, nó sống mãi trong tình thương nỗi nhớ.

Câu 2:

- Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để thành một khổ thơ. (SGK/5)

- Tác phẩm: Nhớ rừng

- Tác giả: Thế Lữ

Câu 3:

- Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để thành một khổ thơ. (SGK/4)

- Tác phẩm: Nhớ rừng

- Tác giả: Thế Lữ

Câu 4:

- Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để thành một khổ thơ. (SGK/16)

- Tác phẩm: Quê hương

- Tác giả: Tế Hanh

- Thể thơ: 8 chữ

Câu 5:

 

docx7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Khối 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN KHỐI 8 
I. VĂN BẢN: 
 Yêu cầu HS học thuộc các bài thơ: Nhớ rừng (Thế Lữ), Quê hương (Tế Hanh), Khi con tu hú (Tố Hữu), Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh)
Câu 1:
a. Chép lại những dòng thơ còn thiếu sau đây:
“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
..
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.”
b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó?
Câu 2: Cho câu thơ: “Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu”
Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để thành một khổ thơ. Tác phẩm nào? Tác giả là ai? 
Câu 3: Cho câu thơ: “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối”
Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để thành một khổ thơ. Tác phẩm nào? Tác giả là ai? 
Câu 4: Cho câu thơ: Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để thành một khổ thơ. Tác phẩm nào? Tác giả là ai? Viết theo thể thơ nào?
Câu 5: Cho câu thơ: “Khi con tu hú gọi bầy”
a. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để thành một khổ thơ. Tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
c. Nội dung bài thơ trên.
Câu 6: Cho câu thơ: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”
a. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh bài thơ. Cho biết tên bài thơ, tên tác giả? Thể thơ nào?
b. Qua bài thơ em hiểu thêm gì về con người của Bác?
* Lưu ý: 1. Thuộc lòng các bài thơ 
- Nhớ Rừng
- Quê hương
- Khi con tu hú
- Tức cảnh Pác Bó
- Ngắm trăng
- Đi đường
- Văn bản: Nước Đại Việt ta
II. TIẾNG VIỆT:
Câu 1:
a) Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn?
b) Lấy ví dụ về  câu nghi vấn và cho biết chức năng của nó?
Câu 2:
a. Thế nào là câu cầu khiến ? Nêu những chức năng của câu cầu khiến 
b. Những dấu câu nào được sử dụng trong câu cầu khiến ? Đặt câu cho từng loại dấu câu. 
Câu 3: Phân biệt sự khác nhau giữa câu cầu khiến và câu nghi vấn?
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (8-10 câu) chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng một câu nghi vấn, một câu cầu khiến. Gạch chân và chỉ rõ.
III. TẬP LÀM VĂN:
Đề 1: Em hãy thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử ở địa phương em. (Nơi em đang sinh sống)
Đề 2: Giới thiệu một loài hoa ngày Tết.
Đề 3: Thuyết minh về một giống vật nuôi.
ĐÁP ÁN:
I. VĂN BẢN:
 Yêu cầu HS học thuộc các bài thơ: Nhớ rừng (Thế Lữ), Quê hương (Tế Hanh), Khi con tu hú (Tố Hữu), Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh)
Câu 1:
- HS Chép đúng 8 câu thơ đầu (SGK/3)
- Nội dung: Thể hiện tâm trạng:
+ chán ngán, căm hờn, uất ức khi bị nhốt trong cũi sắt.
+ khinh lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ.
+ căm hờn sự tù túng,  khinh ghét những kẻ tầm thường.
+Vượt khỏi sự tù hãm bằng trí tưởng tượng, nó sống mãi trong tình thương nỗi nhớ.
Câu 2:
- Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để thành một khổ thơ. (SGK/5)
- Tác phẩm: Nhớ rừng
- Tác giả: Thế Lữ 
Câu 3: 
- Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để thành một khổ thơ. (SGK/4)
- Tác phẩm: Nhớ rừng
- Tác giả: Thế Lữ 
Câu 4: 
- Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để thành một khổ thơ. (SGK/16)
- Tác phẩm: Quê hương
- Tác giả: Tế Hanh 
- Thể thơ: 8 chữ 
Câu 5: 
a.
- Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để thành một khổ thơ. (SGK/19)
- Tác phẩm: Khi con tu hú
- Tác giả: Tố Hữu 
b. Bài thơ trên được viết theo thể thơ: lục bát 
c. Khi con tu hú là bài thơ lục bát giản dị, thiết tha, thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
Câu 6:
 a.
- Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để thành một khổ thơ. (SGK/28)
- Tác phẩm: Tức cảnh Pác Bó
- Tác giả: Hồ Chí Minh 
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật 
b. Bài thơ cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy khó khăn gian khổ ở Pác Bó. Vời Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
II. TIẾNG VIỆT:
Câu 1:
a. Nêu được đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn như sau:
- Về hình thức:
+ Thường sử dụng từ nghi vấn như: sao, không, gì, nào
+ Kết thức câu nghi vấn bằng dấu chấm hỏi. (?)
- Về chức năng: Câu nghi vấn dùng để hỏi.
b.
- Lấy đúng ví dụ có các đặc điểm trên.
- Gọi tên đúng chức năng của nó.
Câu 2:
a. Thế nào là câu cầu khiến ? Nêu những chức năng của câu cầu khiến 
- Là câu có chức năng chính dùng để ra lệnh , yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
b. Những dấu câu nào được sử dụng trong câu cầu khiến ? Đặt câu cho từng loại dấu câu. 
- Kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm (ý cầu khiến không được nhấn mạnh)
- Những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào
- HS tự đặt ví dụ
Câu 3: Phân biệt sự khác nhau giữa câu cầu khiến và và câu nghi vấn?
Câu nghi vấn
Câu cầu khiến
- Là câu có chức năng chính dùng để hỏi
- Kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
- Những từ dùng để hỏi như: ai, gì, sao, nào, tại sao, bao nhiêu
- Là câu có chức năng chính dùng để ra lệnh , yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
- Kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm (ý cầu khiến không được nhấn mạnh)
- Những từ cầu khiến như : hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (8-10 câu) chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng một câu nghi vấn, một câu cầu khiến. Gạch chân và chỉ rõ.
Lưu ý: Học sinh viết đúng theo yêu cầu đề ra, chú ý hình thức trình bày, lỗi chính tả, dấu câu.
III. TẬP LÀM VĂN:
DÀN Ý THAM KHẢO:
Đề 1: Em hãy thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử ở địa phương em. (Nơi em đang sinh sống)
1. Mở bài: 
 Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử ở địa phương em.
2. Thân bài: 
- Nguồn gốc, xuất xứ, lịch sử hình thành
- Kết cấu, kiến trúc
+ Cấu tạo bên ngoài
+ Cấu tạo bên trong
- Ý nghĩa, giá trị lịch sử
3. Kết bài: 
 Cảm nghĩa của em đối với một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử.
Đề 2: Giới thiệu một loài hoa ngày Tết.
1. Mở bài: 
 Giới thiệu loài hoa mai hoặc hoa đào tượng trưng cho ngày tết Việt Nam.
2. Thân bài: 
- Nguồn gốc của hoa.
- Cấu tạo của hoa: hình dáng, thân, lá, hoa,
- Công dụng của hoa.
- Cách bảo quản và chăm sóc.
+ Bí quyết để hoa nở đúng ngày tết.
+ Bí quyết giữ cành hoa tươi lâu trong bình (bỏ vào nước ấm có pha đường)
- Ý nghĩa
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với loài hoa đó.
Đề 3:
 Giới thiệu về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt
a) Mở bài. Giới thiệu khái quát về đồ dùng hay vật dụng đó.
b) Thân bài.
Miêu tả hình dáng, màu sắc
Giới thiệu các bộ phận của đồ dùng hay vật dụng đó
Công dụng của đồ vật
Cách sử dụng đồ dùng hay vật dụng đó
c) Kết bài. Mối quan hệ của đồ dùng hay vật dụng đó với người học sinh hay với con người nói chung.
Đề 4:
Thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam
a. Mở bài: Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu và vai trò
b. Thân bài:
1. Nguồn gốc, cấu tạo 
+ Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp, ngắn, bụng to, mông dốc, bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm, da dày màu xám đen. Trâu có cái đuôi dài, ở cuối có đám lông dày thường xuyên phe phẩy. 
+ Trâu đực: có tầm vóc lớn, cân đối, dài đòn, trước cao phía sau thấp, rất khỏe và hiền. Nặng khoảng: 700-800kg. Trâu cái tầm vóc vừa, nhỏ hơn trâu đực, rất linh hoạt và hiền lành không kém. Mỗi con cân nặng khoảng 400-500kg.
- Trâu có các bộ phận chính: Đầu, cổ thân, chân, đuôi, da và lông
+ Đầu: Trâu đực to, dài nhưng vừa phải, còn đầu trâu cái đầu thanh và dài hơn. Da mặt trâu thô, nổi rõ các mạch máu. Trán trâu rộng, bằng phẳng có con lại hơi gồ lên. Mắt trâu to tròn lanh lẹ, mí mắt mỏng, lông mi dài, rất dễ thương. Mũi trâu kín, lúc nào cũng bóng ướt. Miệng trâu rộng, răng đều, khít, ko sứt mẻ. Tai trâu to, thỉnh thoảng lại phẩy phẩy. Trâu có cặp sừng thanh, đen, cân đối, ngấn sừng đều. 
+ Cổ trâu dài vừa phải, liền lạc, ức rộng. Nối liền với nó là cái lưng dài thẳng và cách xa nhau. Đôi chân trâu thẳng, tròn trịa vừa ngắn vừa to trông thật vững chắc. Các móng khít tròn, đen bóng. Chân trâu đi không chạm khoeo, không quẹt móng, hai chân sau đi đúng dấu bàn chân trước, có con lại hơi chồm về phía trước.
+ Đuôi trâu to, thon ngắn, cuối đuôi có một túm lông để xua ruồi.
+ Da trâu mỏng và bóng láng. 
+ Lông đen mướt, thưa, cứng, mọc sát vào da.
2. Đặc tính và cách nuôi dưỡng
- Rất dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, tính nết lại hiền lành. 
- Hằng ngày ta cần cho trâu ăn, uống nước sạch sẽ và đầy đủ khoảng 30-40 lít/ ngày. 
- Nếu trâu làm việc ban ngày nên cho trấu ăn đủ ba bữa chính: sáng, trưa và tối. Sau khi đi làm về ko cho trâu ăn ngay mà phải tắm rửa, cho nghỉ ngơi, 30p sau mới cho trâu uống nước có pha chút muối, rồi sau đó mới cho ăn.
- Mùa nắng, khi làm việc xong cũng không cho trâu uống nước ngay, phải để trâu nghỉ ngơi khoảng 15 đến 20p rồi mới từ từ cho uống.
- Chăm sóc trâu rất dễ dàng. Sau khi kéo cày, ta cần xoa bóp vai cày cho trâu. Tắm rửa và cho nghỉ ngơi đều đặn. Mỗi buổi làm việc trâu cần nghỉ hai lần, mỗi lần khoảng 30p đến 1 tiếng. Nếu trâu làm việc 5-6 ngày liên tục thì phải cho trâu nghỉ 1 ngày. Trong thời gian làm việc thấy trâu có dấu hiệu mệt mổi, sức khỏe giảm sút, cho trâu nghỉ 4-5 ngày và bồi dưỡng thêm cỏ tươi, cám.
3. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
- Người bạn thân thiết của người nông dân.
- Trâu không chỉ kéo cày giúp con người trồng lúa, trồng hoa màu, mà còn là gia sản lớn nhất của người nông dân. 
- Ngoài việc cung cấp thịt, trâu cũng có thể cung cấp sữa cho con người. Mỗi con trâu có thể cho 400 – 500 lít sữa trong một chu kì vắt. 
- Da trâu tuy không tham gia vào việc làm ra những sản phẩm độc đáo như giày dép, túi xách như một số loài da khác vì đặc điểm da trâu cứng nhưng có thể làm mặt trống. 
- Sừng để làm đồ mĩ nghệ, vật trang trí độc đáo. 
- Phân trâu là loại phân bón tốt
b. Trong đời sống tinh thần:
- Là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn 
- Hình ảnh con trâu đi vào thơ ca, nhạc họa. 
- Trở thành biểu tượng của một nền văn hóa lâu đời, gắn liền với các lễ hội truyền thống của dân tộc. 
- Trâu còn là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam. 
- Trâu còn là một vật linh thiêng vì nó là một trong mười hai con giáp.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
- Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM (DI TÍCH) Ở ĐỊA PHƯƠNG
(Chùa Núi Châu Thới, Di tích Mã 35, Suối Mạch Máng)
VÍ DỤ: CHÙA NÚI CHÂU THỚI
a. MB: Giới thiệu danh lam và vai trò ý nghĩa.
b. TB:
1. Vị trí:
- Núi Châu thới là danh lam thắng cảnh xếp hạng di tích cấp quốc gia ngày 21/4/1989, tọa lạc tại Khu phố Châu Thới, phường Bình An, TX Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
- Núi Châu thới có độ cao khoảng 82m so với mặt nước biển. 
- Vẻ đẹp của núi Châu thới đã được ghi chép và miêu tả trong sách Gia Định thành thông chí và Đại Nam thống nhất chí, ở đó “du khách leo lên thưởng ngoạn có cảm tưởng tiêu dao ở ngoài cửa tục”.
2. Chùa Châu Thới
- Tọa lạc trên núi Châu Thới, nên chùa Núi Châu Thới cũng mang tên núi. 
- Nhìn từ xa đã thấy ngôi chùa ở độ cao 82m (so với mặt nước biển), ẩn hiện sau rặng cây cối xanh rì, xung quanh có nhiều hồ nhân tạo rất đẹp. 
- Chùa được thiền sư Khánh Long xây dựng vào khoảng năm 1612, ban đầu chỉ là một thảo am nhỏ. Sau đó, thảo am được gọi là chùa Hội Sơn, rồi đổi tên thành chùa Núi Châu Thới. 
3. Kiến trúc chùa
- Để lên chùa núi Châu Thới, có hai con đường. Một là đi bộ lên 220 bậc thang xi măng, hai là chạy xe thêm một đoạn nữa sẽ thấy con đường dành cho xe đi thẳng lên núi. 
- Bước vào trong chùa nhìn xuống dưới chân núi là một hồ nước rộng, phong cảnh nên thơ. Từ sân chùa núi Châu Thới có thể ngắm nhìn phong cảnh của các vùng xung quanh thành phố Biên Hòa cùng dòng sông Đồng Nai uốn quanh.
- Kiến trúc chùa chính gồm một quần thể bao gồm: ngôi chánh điện, nhà Tổ, điện Thiên Thủ Thiên Nhãn, miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, điện thờ Diêu Trì Kim Mẫu và Ngũ Hành Nương Nương (thuộc tín ngưỡng dân gian). 
- Cấu trúc mái trên chánh điện theo kiểu tứ tượng. Chùa núi Châu Thới sử dụng những mảnh gốm sứ đắp lên các con rồng ở cuối các đầu đao của mái chùa. Trên đỉnh mái, có chín con rồng nhìn ra nhiều hướng. Mặt tiền được đắp gốm sứ tạo các loại hình như tứ linh, thủ quyển, đức Phật đản sanh
- Trong chánh điện, các Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Tầng trên thờ tượng đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí. Các tầng kế thờ đức Phật Thích Ca (cao 3m), đức Di Lặc, tượng Đản sanh. Các pho tượng trên đều được đúc bằng đồng tại chùa do nhóm thợ Huế thực hiện. Hai bên vách chánh điện thờ bộ tượng Thập Bát La Hán và Thập Điện Minh Vương bằng đất nung. 
4. Vai trò ý nghĩa trog đời sống tinh thần xưa và nay
- Trong những năm tháng kháng chiến, chùa không chỉ là nơi để các tăng lữ tu hành, lễ phật mà còn là nơi căn cứ cách mạng.
- Với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước, lợi dụng địa thế hiểm trở và cảnh u tịch thanh vắng, chùa là nới có nhiều cán bộ, chiến sĩ, người yêu nước đến ẩn náu và hoạt động cách mạng. Cũng bởi lẽ đó mà từ xưa đến nay nhân dân Dĩ An vẫn luôn tự hào về ngôi chùa đầy linh thiêng ấy.
5. Bảo tồn
- Hiện nay, chùa núi Châu Thới còn bảo tồn nhiều pho tượng cổ và tượng quý như bộ tượng Thập bát La Hán, Thập Điện Minh Vương bằng đất nung; tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng gỗ mít và một số tượng Phật, tượng Bà Chúa Xứ bằng đá xanh. Đặc biệt, chùa còn lưu giữ 3 pho tượng Phật bằng đá có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ XVIII.
- Để chùa vừa là nơi thanh tịnh tu hành vừa là nơi các du khách thập phương viễn cảnh, chùa đã từng bước được trùng tu, tôn tạo. Năm 1988, chùa đúc một đại hồng chung nặng 1.5 tấn, cao 2m (đúc tại Huế, theo mẫu đại hồng chung chùa Thiên Mụ). Năm 1996, chùa núi Châu Thới xây dựng thêm một bảo tháp 4 tầng, cao 24m. Đến năm 2003 chùa núi Châu Thới tôn trí thêm tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn, đại hồng chung nặng 5 tấn. Đặc biệt ở đây có điện Di Lặc với pho tượng Ngài cao 2,4m, nặng 2,5 tấn, bằng gỗ buôn mu (ở Lào). Ở Đông lang, chùa núi Châu Thới tôn trí pho tượng đức Phật Thích Ca nhập niết bàn bằng đá (ở Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) dài 4,5m, nặng 8 tấn; tượng Trúc Lâm Tam Tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang) và tượng Ngọc Hoàng.
c. KB:
Khẳng định lại vai trò, nêu suy nghĩ của bản thân.
Nhóm giáo viên biên soạn: 
	1/ Cô Mai Thị Hoài Thương (TPCM : GV giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 8)
	2/ Cô Nguyễn Thị Hoa ( GV giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 8)
	3/ Cô Trần Thị Thanh Huyền ( GV giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 8).
Các em cố gắng đầu tư tốt cho môn học trong những ngày này, cô chúc các em vui vẻ, tự tin và thành công trong học tập. cố lên!

File đính kèm:

  • docxDE CUONG ON TAP KHOI 8 MON NGU VAN_12754979.docx
Giáo án liên quan