Đề cương ôn tập môn Nghề Điện

Câu 9: Khi lắp đặt máy bơm nước dùng trong gia đình cần chú ý những gì?

- Vị trí đặt máy: Nên đặt máy cố định một chỗ. Vị trí đặt máy sao cho hệ thống ống nước nối từ nguồn vào máy bơm và từ máy bơm ra hệ thống bể chứa càng ngắn, ít mối nối gấp khúc càng tốt.

- Chỗ đặt máy: Không nên sát tường. Mặt bẳng đặt máy cần phẳng, khô ráo. Nếu đặt ngoài sân phải có mái tre. Đặt máy đúng tư thế nhà chế tạo quy định. Cố định chắc chắn máy với bệ, nền móng và với óng dẫn nước vào, ra bằng bulong để khi làm việc máy chạy êm.

- Các đường ống nối với máy bơm: Nên dùng ống sắt tráng kẽm cả 2 mặt. Hệ thống máy bơm và đường ống đảm bảo cứng vững và bền chắc, ít mối nối và bẻ góc. Các mối nối phải được vặn chặt, không rò rỉ nước.

- Đường dây cấp điện cho máy bơm: Nên dùng loại dây mềm, tiết diện 1,5 – 2,5mm2 có cách điện bằng PVC. Chọn loại phích cắm và ổ cắm đảm bảo tiếp xúc tốt. Cần nối dây tiếp đất với vỏ máy bơm.

Câu 10: Nêu các thông số kỹ thuật của máy giặt? Theo em thông số kỹ thuật nào được người tiêu dùng quan tâm nhất?

- Các thông số kỹ thuật của máy giặt:

 + Dung lượng máy.(kg)

 + Áp suất nguồn nước cấp.(kg/cm2)

 + Mức nước trong thùng.(lít)

 + Lượng nước tiêu tốn cho cả lần giặt.(lít)

 + Công suất động cơ điện.(W)

 + Điện áp nguồn cung cấp.(Uđm)

 + Công suất gia nhiệt(W)

- Theo em thông số kỹ thuật được người tiêu dùng quan tâm nhất là Dung lượng máy.

Vì dung lượng máy là khối lượng khô lớn nhất mà máy có thể giặt được trong một lần tính theo kg. máy giặt trong gia đình có dung lượng từ 3,5 – 10kg. Dung lượng máy càng lớn đồ giặt càng nhiều thì chi phí về điên và nước trong quá trình giặt càng lớn.

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 851 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Nghề Điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG NGHỀ ĐIỆN
Câu 1: Nêu các nguyên nhân gây tai nạn điện trong nghề điện dân dung?
- Không cắt điện trước khi sửa chữa đường dây và thiết bị điện đang nối với mạch điện.
- Do chỗ làm việc chật hẹp, người làm vô ý chạm vào bộ phận mang điện.
- Do sử dụng các đồ dùng điện có vỏ bằng kim loại như: bàn là, bếp điện bị hư hỏng bộ phận cách điện để điện truyền ra vỏ.
- Do vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện cao áp và trạm biến áp.
- Do đến gần những nơi dây điện đứt rơi xuống đất.
- Do làm việc ở trên cao do vậy cần chú ý đảm bảo an toàn lao động.
- Ngoài ra khi thực hiện các công việc cơ khí như khoan, đục cần thực hiện an toàn lao động.
Câu 2: Nêu các nguyên tắc thực hiện an toàn lao động trong phòng thực hành hoặc phân xưởng sản xuất?
- Luôn cẩn thận khi làm việc với mạng điện.
- Hiểu rõ quy trình trước khi làm việc.
- Cắt cầu dao điện trước khi thực hiện công việc sửa chữa.
- Trước khi làm việc tháo bỏ đồng hồ, nữ trang.
- Sử dụng các dụng cụ lao động đúng tiêu chuẩn.
- Trong trường hợp thao tác khi có điện phải thận trọng và sử dụng các vật lót cách điện.
Câu 3: Cho biết vai trò quan trọng của đo lường điện đối với nghề điện dân dụng?
- Nhờ dụng cụ đo lường có thể xá định được trị số của các đại lượng điện trong mạch.
VD: Dùng vôn kế đo điện áp của mạng điện 220v được 180v. Chứng tỏ điện áp của mạng bị giảm thấp, dẫn tới các thiết bị làm việc không bình thường. Trong trường hợp này cần tăng điện áp.
- Nhờ dụng cụ đo, có thể phát hiện một số hư hỏng xẩy ra trong thiết bị và mạch điện.
VD: Dùng vạn năng kế đo điện trở giữa 2 cực của bàn là điện( Không câm điện). Xác định được điện trở bằng vô cùng, chứng tỏ dây điện trở hay dây nối của bàn là bị đứt.
- Đối với các thiết bị điện mới chế tạo hoặc sau khi đại tu và bảo dưỡng cần đo các thông số kỹ thuật để đánh giá chất lượng của chúng.
Câu 4: Vẽ hình và trình bầy nguyên lý làm việc của MBA?
	Hình vẽ:
	Nguyên lý làm việc:
- MBA gồm dây quấn sơ cấp có N1 vòng dây, dây quấn thứ cấp có N2 vòng dây hoàn toàn cách biệt nhau về điện, được quấn trên một lõi thép khép kín.
- Khi nối dây quấn sơ cấp vào nguồn điện xoay chiều có điện áp U1 sẽ có dòng điện I1 chạy trong cuận sơ cấp và sinh ra trong lõi thép từ thông biến thiên. Do mạch từ khép kín nên từ thông móc vòng cảm ứng ra sức điện động cảm ứng E2 trong cuận thứ cấp và tỉ lệ với số vòng dây N2.
- Đồng thời từ thông biến thiên đó cũng sinh ra trong cuận dây sơ cấp một sức điện động tự cảm E1 tỉ lệ vớ số vòng dây N1. Đó là nguyên lý làm việc của MBA.
- Bỏ qua tổn thất điện áp ta có: U1=E1; U2=E2
Do đó : U1/U2 = E1/E2 = N1/N2 = k
- MBA có k>1 (U1>U2) MBA giảm áp.
- MBA có k<1 (U1<U2) MBA tăng áp 
- Công suất mba nhận từ nguồn S1= U1.I1
- C/s mba cấp cho phụ tải S2= U2.I2
- Bỏ qua tổn hao ta có: S1=S2
Câu 5: Theo loại dòng điện làm việc người ta chia động cơ điện thành những loại nào? Loại nào được dùng phổ biến trong sản xuất và sinh hoạt?
- Động cơ làm việc với dòng điện 1 chiều được goi là động cơ điện 1 chiều.
- Động cơ làm việc với dòng điện xoay chieuf gọi là động cơ điện xoay chiều. Động có điện xoay chiều người ta lại phân ra:
+ Động cơ điện 3 pha: là động cơ có 3 dây quấn làm việc, trục của chúng đặt lệch nhau 120 độ điện.
+ Động cơ điện 2 pha: là động cơ có 2 dây quấn làm việc, trục của chúng đặt lệch nhau 90 độ điện.
+ Động cơ điện 1 pha: là động cơ có 1 dây quấn làm việc
* Theo em loại được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và sinh hoạt là động cơ xoay chiều. Vì động cơ xoay chiều có cấu tạo đơn giản, dễ vận hành và bảo dưỡng.
Câu 6: Theo nguyên lý làm việc, người ta phân động cơ điện thành những loại nào? 
- Động cơ điện đồng bộ: có tốc độ quay rô to(n) bằng tốc độ quay từ trường n1(n = n1)
- Động cơ điện không đồng bộ: có tốc độ quay của roto(n) nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường n1(n < n1)
Động cơ quạt điện trong sinh hoạt là động cơ không đồng bộ.
Câu 7: Trên nhãn của một động cơ điện một pha có ghi:
125W; 220V; 50Hz; 2850Vongf/phút. Hãy giải thích các số liệu trên.
	- 125W : Công suất cơ có ích trên trục (Pđm).
	- 220V: Điên áp định mức( Uđm)
	- 50Hz: Tần số dòng điện Stato( Fđm)
	- 2850V/phút: Tốc độ quay rô to( nđm).
Câu 8: Khi sử dụng quạt cần chú ý những gì?
- Hộp tản gió không được tựa lưng vào nơi có riđô, mảnh vải, màn vì khi quay cánh sẽ hút các thứ đó kẹt vào cánh quạt gây sự cố.
- Hộp tản gió không được tựa vào tường, vì quạt sẽ không hút được gió, lưu lượng gió kém.
- Khi không muốn cho lá dẫn gió hoạt động thì tắt công tắc cho nó ngừng quay, không được dùng tay giữ chặt vòng dẫn hướng gió khi nó đang quay vì làm như vậy sẽ hỏng các cơ cấu truyền động và hỏng động cơ dẫn gió.
Câu 9: Khi lắp đặt máy bơm nước dùng trong gia đình cần chú ý những gì?
- Vị trí đặt máy: Nên đặt máy cố định một chỗ. Vị trí đặt máy sao cho hệ thống ống nước nối từ nguồn vào máy bơm và từ máy bơm ra hệ thống bể chứa càng ngắn, ít mối nối gấp khúc càng tốt. 
- Chỗ đặt máy: Không nên sát tường. Mặt bẳng đặt máy cần phẳng, khô ráo. Nếu đặt ngoài sân phải có mái tre. Đặt máy đúng tư thế nhà chế tạo quy định. Cố định chắc chắn máy với bệ, nền móng và với óng dẫn nước vào, ra bằng bulong để khi làm việc máy chạy êm.
- Các đường ống nối với máy bơm: Nên dùng ống sắt tráng kẽm cả 2 mặt. Hệ thống máy bơm và đường ống đảm bảo cứng vững và bền chắc, ít mối nối và bẻ góc. Các mối nối phải được vặn chặt, không rò rỉ nước.
- Đường dây cấp điện cho máy bơm: Nên dùng loại dây mềm, tiết diện 1,5 – 2,5mm2 có cách điện bằng PVC. Chọn loại phích cắm và ổ cắm đảm bảo tiếp xúc tốt. Cần nối dây tiếp đất với vỏ máy bơm.
Câu 10: Nêu các thông số kỹ thuật của máy giặt? Theo em thông số kỹ thuật nào được người tiêu dùng quan tâm nhất?
- Các thông số kỹ thuật của máy giặt:
	+ Dung lượng máy.(kg)
	+ Áp suất nguồn nước cấp.(kg/cm2)
	+ Mức nước trong thùng.(lít)
	+ Lượng nước tiêu tốn cho cả lần giặt.(lít)
	+ Công suất động cơ điện.(W)
	+ Điện áp nguồn cung cấp.(Uđm)
	+ Công suất gia nhiệt(W)
- Theo em thông số kỹ thuật được người tiêu dùng quan tâm nhất là Dung lượng máy. 
Vì dung lượng máy là khối lượng khô lớn nhất mà máy có thể giặt được trong một lần tính theo kg. máy giặt trong gia đình có dung lượng từ 3,5 – 10kg. Dung lượng máy càng lớn đồ giặt càng nhiều thì chi phí về điên và nước trong quá trình giặt càng lớn.
Câu 11: Tính hiệu suất phát quang của một số đèn dưới đây?
	- Đèn sợi đốt: P(w) = 40; Ф(lm) = 430
	- Đèn ống huỳnh quang: P(w) = 20; Ф(lm) = 1230
	- Đèn compact huỳnh quang: P(w) = 23; Ф(lm) = 1800
Đèn nào tiết kiệm điện năng nhất?
Hướng dẫn: HSPQ = Ф (lm) / P(w)
HSPQ lớn đèn đấy tiết kiệm điện năng nhất.
Câu 12: Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt khác nhau ở điểm gì?
- Sơ đồ nguyên lý: Chỉ nêu lên mối liên hệ về điện của các phần tử trong mạch điện, mà không thể hiện vị trí và cách lắp đặt của chúng trong thực tế.
- Sơ đồ lắp đặt: Biểu thị rõ vị trí, cách lắp các phần tử của mạch điện trong thực tế.
Câu 13: Lựa chon dây dẫn trong thiết kế mạng điện trong nhà cần chú ý đến các điều kiện nảo?
- Tiết diện dây dẫn: Tiết diện dây dẫn được tính toán theo cường độ dòng điện sử dụng (Isd) để dây dẫn không bị quá nóng làm hỏng lớp cách điện gây sự cố. Dòng điện sử dụng có thể tính toán theo công thức hoặc tra bảng: Isd = Kyc.Pt/Uđm.
+Sau khi tính toán Isd đem so sánh với dòng điện cho phép (Icp) của từng tiết diện dây dẫn nhất định để chọn tiết diện dây dẫn phù hợp: Isd<Icp
+Chú ý: Tiết diện dây dẫn chọn cho đường trục chính phải tính dòng điện sử dụng theo công suất tổng yêu cầu.
- Chiều dài dây dẫn: được tính theo sơ đồ lắp đặt mạch điện và cộng thêm các mối nối dây . (mỗi mối nối được tính 100mm)
- Vỏ cách điện: của dây dẫn phải phù hợp với điện áp lưới điện và điều kiện lắp đặt.
Câu 14: Nêu nguyên nhân hư hỏng của mạng điện và biên pháp khắc phục:
	- Dự đoán sơ bộ nguyên nhân gây hư hỏng các phần tử sau khi đã xem xét, kiểm tra từng bộ phận.
	+ Nguyên nhân chủ quan: do vận hành, thao tác không đúng quy trình kỹ thuật, hoặc do thiết kế mạng điện, tính chọn thiết bị không chính xác.
	+ Nguyên nhân khách quan: do lỗi của sản phẩm, nhà cung cấp, do yếu tố môi trường.
	- Tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng:
	+ Nếu hư hỏng do vận hành, cần tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế.
	+ Nếu hư hỏng do thiết kế, chọn thiết bị, yếu tố môi trường, cần phải hiệu chỉnh lại hoặc thay thế bằng các phần tử thích hợp, kiểm tra an toàn mạng điện.
	+ Nếu hư hỏng do lỗi sản phẩm, cần tiếp xúc với hãng cung cấp thiết bị để xác định nguyên nhân và tìm biim pháp khắc phục.
Câu15: Nêu các công việc bảo dưỡng Áptômát, cầu dao, cầu chì?
	- Công việc bảo dưỡng Áptômát, cầu dao:
	+ Làm vệ sinh bên ngoài.
	+ Quan sát phát hiện chỗ hỏng hóc.
	+ Kiểm tra phần đầu nối.
	+ Thử đóng cắt bằng tay để kiểm tra cơ cấu truyền động.
	+ Kiểm tra chi tiết cách điện bề mặt phóng điện.
	+ Kiểm tra điện trở tiếp xúc của tiếp điểm.
aVới cầu dao đóng cắt mạch, quá trình kiểm ta, bảo dưỡng cũng tương tự như Áptômát.
	- Công việc bảo dưỡng cầu chì:
	+ Trước khi tháo phải cắt điện.
	+ Kiểm tra phần tiếp điểm, đầu nối của cầu chì, phải đánh sạch bẩn và gỉ.
	+ Làm sạch phần cách điện (vỏ) cầu chì. Quan sát xem vỏ có bị rạn nứt hay không và đặc biệt chú ý tác nhân dập hồ quang có đủ trong vỏ hay không và tiến hành thay thế nếu cần.
	+ Cách điện: Các giá đỡ cách điện, sứ...phải xem xét và kiểm tra kỹ bề mặt, liên kết, vì nếu sứ bị lỏng, nứt, vỡ sẽ dấn đến các sự cố nghiêm trọng
Các mạch điện tham khảo
Bài tập 1: Vẽ sơ đồ nguyên lý sơ đồ lắp đặt mạch điện gồm:
- 1 cầu dao 1 pha 2 cực.
- 2 cầu chì.
- 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn sợi đốt.
- 2 ổ điện.
Bài tập 2: - 2 cầu chì.
	 - 1 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn sợi đốt (Uđ = 110v; Ung = 220v)
 - 1 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn sợi đốt (Uđ = 220v; Ung = 220v)
 - 2 ổ điện.
Bài tập 3 - 2 cầu chì.
	 - 2 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn sợi đốt ( Udd = 110v; Ung = 220v)
 - 1 ổ điện
PHÀN THI THỰC HÀNH
I/ Lắp đạt bảng điện: ( Các thiết bị gồm)
	- Cầu dao hoặc ATM.
	- 2 công tắc 2 cực.
	- 2 ổ điện.
II/ Lắp đặt mạch điện:
- 1 hoặc 2 cầu chì.
- 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 bống đèn sợi đốt ( Mắc song song Uđ = 220V, Ung = 220V)
 ( Mắc nối tiếp Uđ = 110V, Ung = 220V)
- 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 bóng đèn sợi đốt.
- 1 ổ điện

File đính kèm:

  • docGiao_an_nghe_dien.doc
Giáo án liên quan