Đề cương ôn tập môn Địa lý cấp THCS

Câu 1: Việt Nam gắn với châu lục và đại dương nào?

Câu 2: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào?

Câu 3: Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế của nước ta bắt đầu từ năm nào?

Câu 4: Điểm cực Bắc phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào?

Câu 5: Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài khoảng bao nhiêu vĩ độ?

Câu 6: Nơi hẹp nhất theo chiều tây-đông của nước ta thuộc tỉnh thành nào?

Câu 7: Vịnh nào của nước ta đã 3 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?

Câu 8: Vùng biển của Việt Nam là một phần của biển nào?

Câu 9: Vùng biển của Việt Nam thông với hai đại dương lớn nào?

Câu 10: Than phân bố chủ yếu ở đâu?

Câu 11: Khoáng sản là gì?

Câu 12: Kể tên một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn ở Việt Nam:

Câu 13: Địa hình thấp dưới 1000m chiếm khoảng bao nhiêu % của phần đất liền Việt Nam?

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Địa lý cấp THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI ÔN TẬP ĐỊA 6
Câu 1: Trong các thành phần của không khí, thành phần nào chiếm tỉ trọng lớn nhất ?
Câu 2: Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt là gì?
Câu 3: Tầng nào của khí quyển nằm sát mặt đất ?
Câu 4: Khối khí lạnh hình thành ở đâu?
Câu 5: Việc đặt tên cho các khối khí dựa vào đâu?
Câu 6: Các hiện tượng khí tượng như: mây, mưa, sấm, chớp... hầu hết xảy ra ở tầng nào?
Câu 7: Gió Tín Phong còn được gọi là gió gì?
Câu 8: Trên bề mặt trái đất có bao nhiêu vành đai khí áp?
Câu 9: Trên Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp cao và khí áp thấp?
Câu 10: Nguồn nào cung cấp chính hơi nước cho khí quyển?
Câu 11: Để tính lượng mưa rơi ở một địa phương, người ta dùng dụng cụ gì?
Câu 12: Tại sao không khí có độ ẩm?
Câu 13 : 	
a. Nêu nguyên nhân gây ra mưa trên Trái Đất. Trình bày cách tính lượng mưa tại một địa phương trong ngày, tháng, năm và trung bình năm.
b. Vận dụng làm bài tập sau:
Cho bảng số liệu về lượng mưa ở Bãi Cháy, Quảng Ninh năm 2018:
(Đơn vị: mm)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Lượng mưa
18
5.2
39.4
44.2
102.5
309.4
844.7
422
415.5
22.7
44.9
37.6
a. Tính tổng lượng mưa trong năm
b. Tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa mưa (t5- t10)
c. Tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa khô ( t 11- t 4)
Câu 14: 
a. Vẽ 1 vòng tròn tượng trưng cho Trái Đất, trên đó xác định các đai khí áp cao, khí áp thấp.
b. Em hãy giải thích, vì sao gió Tây ôn đới và gió Tín phong không thổi thẳng theo hướng kinh tuyến mà hơi lệch về phía phải ở Bắc bán cầu và về bên trái ở Nam bán cầu (nhìn xuôi theo chiều gió thổi)? 
CÂU HỎI ÔN TẬP ĐỊA 8
Câu 1: Việt Nam gắn với châu lục và đại dương nào?
Câu 2: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào?
Câu 3: Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế của nước ta bắt đầu từ năm nào?
Câu 4: Điểm cực Bắc phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào?
Câu 5: Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài khoảng bao nhiêu vĩ độ?
Câu 6: Nơi hẹp nhất theo chiều tây-đông của nước ta thuộc tỉnh thành nào?
Câu 7: Vịnh nào của nước ta đã 3 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?
Câu 8: Vùng biển của Việt Nam là một phần của biển nào?
Câu 9: Vùng biển của Việt Nam thông với hai đại dương lớn nào?
Câu 10: Than phân bố chủ yếu ở đâu?
Câu 11: Khoáng sản là gì?
Câu 12: Kể tên một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn ở Việt Nam:
Câu 13: Địa hình thấp dưới 1000m chiếm khoảng bao nhiêu % của phần đất liền Việt Nam?
Câu 14: Địa hình nước ta có các hướng chủ yếu nào?
Câu 15: Vùng núi Tây Bắc nằm giữa hai con sông nào?
Câu 16: Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển nào?
Câu 17: Tại sao nói : "Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam"? 
Câu 18 :
Dựa vào bảng sau: 
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của hai năm 1990 và 2000
(Đơn vị: %)
Ngành
1990
2000
Nông nghiệp
38.7
24.3
Công nghiệp
22.7
36.6
Dịch vụ
38.6
39.1
a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của 2 năm 1990 và 2000.
b. Nhận xét và giải thích.
CÂU HỎI ÔN TẬP ĐỊA 7
Câu 1: Trung và Nam Mĩ kéo dài từ phía bắc của chí tuyến Bắc đến 53054’N nên có đủ các kiểu khí hậu nào?
Câu 2: Trình bày đặc điểm đồng bằng A-ma-dôn.
Câu 3: Trong số 4 con sông của châu Mĩ, con sông nào có lưu lượng lớn nhất?
Câu 4: Nơi cao nhất Nam Mĩ là đỉnh A-côn-ca-goa 6960m nằm trên dãy núi nào?
Câu 5: Vùng nào thưa dân nhất (mật độ dân số thấp nhất) Trung và Nam Mĩ?
Câu 6: Xao Pao-lô là thành phố đông dân nhất Nam Mĩ, thuộc nước nào?
Câu 7: Hình thức sở hữu đất phổ biến trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ là gì?
Câu 8: Thành phần nào chiếm nhiều diện tích đất trồng nhất ở Trung và Nam Mĩ?
Câu 9: Trên sườn núi Trung An-đét, người ta nuôi giống vật nuôi nào?
Câu 10: Các nước Nam Mĩ phải nhập khẩu sản phẩm nào?   
Câu 11: Kể tên các nước thành viên của tổ chức Mec- cô – xua.
Câu 12: Kể tên các nước công nghiệp mới ở khu vực Trung và Nam Mĩ 
Câu 13. Trình bày đặc điểm dân cư khu vực Trung và Nam Mĩ.
Câu 14. Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và dân số các khu vực Trung và Nam Mĩ năm 2012
Khu vực
Diện tích (nghìn km2)
Dân số (triệu người)
Ca- ri – bê
234,6
42
Nam Mĩ
18045,5
397
Trung Mĩ
493,7
43,9
Trung và Nam Mĩ
18773,8
482,9
(Nguồn: Số liệu thống kê kinh tế - xã hội và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội 2014)
Hãy tính mật độ dân số các khu vực Trung và Nam Mĩ năm 2012 
Câu 15 (1.0 điểm). Giải thích vì sao dải đất duyên hải phía tây An-đét lại có hoang mạc?
CÂU HỎI ÔN TẬP ĐỊA 9
Câu 1: Thành phố nào có sức thu hút lao động nhất cả nước ở Đông Nam Bộ?
Câu 2: Khoáng sản nào quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ ?
Câu 3: Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là?
Câu 4: Ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở đâu?
Câu 5: Vấn đề bức xúc nhất hiện nay ở Đông Nam Bộ là gì?
Câu 6: Các ngành công nghiệp hiện đại nào đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ?
Câu 7: Trung tâm du lịch nào lớn nhất của Đông Nam Bộ và cả nước ?
Câu 8: Đầu mối giao thông vận tải hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước là thành phố nào?
Câu 9: Các thành phố nào tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
Câu 10:  Mặt hàng nào là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Đông Nam Bộ là?
Câu 11: Các dân tộc ít người nào sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long ?
Câu 12: Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng bao nhiêu?
Câu 13: Nhóm đất nào có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long ?
Câu 14: Hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là gì?
Câu 15: Bên cạnh là vựa lúa số 1 của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long còn phát triển mạnh nghề gì?
Câu 16: Ngành công nghiệp có điều kiện phát triển nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long là ngành nào?
Câu 17 . Vẽ sơ đồ tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 18 .
Cho bảng số liệu sau: 
Diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 2011
(Đơn vị: %)
Chỉ số
Đồng bằng sông Cửu Long
Cả nước
Diện tích
53.5
100
Sản lượng
54.9
100
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2011.
b. Từ biểu đồ đã vẽ nhận xét vai trò của việc sản xuất lương thực của Đồng bằng sông Cửu Long đối với cả nước.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_dia_ly_cap_thcs.doc
Giáo án liên quan