Đề cương ôn tập Lớp mẫu giáo lớn

- Cháu kể tên một số phương tiện giao thông đường bộ cháu biết?( Phương tiện giao thông đường bộ là : Xe đạp, xe máy, xe ô tô, xe ô tô tải, xe buýt, xe cộ bò, xe, ngựa, xe công nông )

- Cháu kể tên một số phương tiện giao thông đường thủy?( Một số ptgt đường thủy cháu biết là: Thuyền buồm, ca nô, tàu thủy, ghe, phà, thuyền thúng )

- Cháu kể tên một số ptgt đường hàng không?(Ptgt đường hàng không như: máy bay, máy bay trực thăng, khinh khí cầu )

- Khi đi trên đường cháu muốn qua đường cháu làm thế nào?( Cháu nhìn trước, nhìn sau nếu không có xe cháu nhanh chân qua đường nếu có xe cháu chờ xe qua hết rồi mới được qua đường)

- Khi đi học và lúc đi học về cháu đi như thế nào là đúng luật giao thông?( Khi đi học và lúc đi học về cháu đi sát lề đường bên phải không chạy nhảy lung tung)

- Khi có dịp đi chơi thuyền cháu phải ngồi như thế nào?( Cháu ngồi yên, mặc áo phao không đùa nghịch)

 

doc17 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2906 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Lớp mẫu giáo lớn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập có vở vẽ, vở toán, bút chì, màu tô, đất nặn, keo, kéo, giấy màu, bảng con…)
- Khi chơi đồ chơi xong con phải làm gì?( Khi chơi đồ chơi xong con xếp gọn gàng, cất đúng nơi quy định)
- Để trường lớp mình luôn sạch đẹp con phải làm gì?( Con nhặt rác bỏ vào sọt rác, không khạc nhổ bừa bãi, không vẽ bậy lên tường, bàn ghế, đi tiêu, tiểu đúng nơi quy định, không bứt lá, bẻ cành cây xanh, không dẫm lên hoa…)
2.CHỦ ĐỀ BẢN THÂN
- Cháu hãy giới thiệu về bản thân của cháu cho cô biết.( Họ và Tên, tuổi, giới tính, sở thích, đặc điểm cá nhân). Ví dụ: Thưa cô, cháu tên là Phạm Trương Anh Khôi, năm nay cháu … tuổi, học lớp mẫu giáo lớn, trường Mn Hòa quang nam, ở thôn Đại Phú, cháu là con trai, thích mặc quần sọt, áo thun, cháu thích chơi đá banh cùng các bạn, bạn thân của cháu là bạn An…thưa cô hết.
- Vì sao cháu chơi thân với bạn …? Nếu có 1 đồ chơi mà cả cháu cũng muốn chơi mà bạn cũng muốn chơi thì cháu phải làm sao?( Cháu thích chơi với bạn…vì bạn có cùng sở thích hoặc bạn gần nhà cháu, hoặc bạn ấy hiền, ngoan. Nếu có 1 đồ chơi mà cả 2 cùng thích thì cháu sẽ nhường cho bạn chơi, hôm sau cháu chơi, cháu sẽ chơi đồ chơi khác, hoặc cháu rủ bạn cùng chơi chung)
- Bạn trai và bạn gái khác và giống nhau điểm nào?
Giống nhau: Bạn trai và bạn gái đều có các bộ phận như đầu, mắt, mũi, miệng, tai, mình, cổ, 2 tay, 2 chân.
Khác nhau: 
Bạn trai: Tóc ngắn, không mặc áo hoa, không mặc váy, đầm. Thường mặc áo thun, sơ mi, quần sọt, thường chơi banh, bi, xây dựn
Bạn gái: Thường tóc dài, mặc áo hoa, váy, đầm, thích chơi búp bê, nhảy dây.
- Cơ thể của cháu có mấy giác quan?( Cơ thể cháu có 5 giác quan: Mắt là thị giác để nhìn , mũi là khứu giác để ngửi, thở, tai là thính giác để nghe, miệng,lưỡi là vị giác để nếm, nói, ăn, uống, da tay là xúc giác để cầm, nắm cảm nhận nóng, đau, lạnh, )
- Trong một bữa ăn cháu cần ăn đủ mấy nhóm thực phẩm?( Trong một bữa ăn cháu cần ăn đủ 4 nhóm thực phẩm: Nhóm chất đạm gồm, thịt, trứng, cá, tôm, cua. Nhóm chất bột đường gồm gạo, ngô, khoai, sắn, bánh mì. Nhóm chất béo gồm dầu, mỡ, đỗ phộng(lạc), vừng(mè). Nhóm chất vitamin và muối khoáng gồm: các loại rau, củ, quả.
- Thực phẩm nào có nhiều vitaminA? ( Cà rốt, quả gấc, bí đỏ, rau dền đỏ, đu đủ, cà chua, rau ngót…)
- Kể tên đồ dùng cá nhân của cháu: Đồ dùng cá nhân của cháu gồm quần, áo, cặp, giày, dép, mũ, ca, kem đánh răng , bàn chải đánh răng, khăn lau mặt.
- Hằng ngày cháu chải răng vào những lúc nào?( Hằng ngày cháu chải răng vào những lúc buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau 3 bữa ăn chính và tối trước khi đi ngủ)
- Vì sao cháu phải chải răng?( Vì chải răng giúp răng cháu sạch, thơm tho, không bị sâu răng, không hôi miệng)
-Cháu rửa tay lúc nà là đúng cách hợp vệ sinh?( Cháu rửa tay vào lúc trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và hững lúc tay bẩn)
- Có mấy bước rửa tay bằng xà phòng?( Có 6 bước rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy.
 Bước 1: Làm ước đôi tay , lấy xà phòng xoa lên đoi bàn tay
 Bước 2: lấy các ngón tay của bàn tay này vặn từng ngón tay của bàn tay kia và ngược lại
 Bước 3: Kỳ mu bàn tay, hết tay này đến tay kia
 Bước 4: Kỳ từng kẽ tay hết tay này đến tay kia
 Bước 5: Chụm 5 ngón lại xoay lòng bàn tay hết tay này đến tay kia
 Bước 6: Rửa sạch xà phòng dưới vòi nước chảy, lau khô 
3.CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH
- Gia đình cháu có những ai? ( Gia đình cháu có ba, mẹ, chị,( hoặc anh) em) Như vậy gia đình cháu có tất cả mấy người? Bỏ bớt ba, mẹ thì còn lại mấy người con? Vậy gia đình cháu thuộc gia đình đông con hay ít con?
- Gia đình có từ 3 con trở lên là gia đình đông con hay ít con?( đông con)
- Nhà cháu có những phòng nào? Hay hãy kể về ngôi nhà của cháu?( Nhà cháu có các phòng như phòng khách để tieepf khách, xem ti vi, phòng ngủ để ngủ, phòng bếp để nấu ăn, phòng tắm để tắm, giặt, nhà vệ sinh để đi vệ sinh)
- Đồ dùng trong gia đình cháu có gì?( Đồ dùng trong gia đình cháu có:bàn, ghế, ti vi, máy quạt, nồi, chảo, chén, bình thủy, xe máy, xe đạp…)
- Cháu hãy cho biết một số đồ dùng để ăn trong gia đình cháu: Chén, đũa, muỗng, tô, đĩa, vá
- Cháu hãy cho biết một số đồ dùng để uống trong gia đình cháu; Ca, ly, cốc, phích, bình trà, bình thủy…
- Cháu hãy cho biết một số đồ dùng để vệ sinh trong gia đình cháu: Dầu gội, xà phòng, nước rửa chén, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, khăn lau mặt, gương, lược…)
- Cháu hãy cho biết một số đồ dùng để giải trí: Ti vi, máy hát, đầu đĩa
- Ngày hội của thầy cô giáo là ngày nào?( Ngày nhà giáo Việt nam 20/11)
- Ngày hội của bà, mẹ các chị, bạn gái là ngày nào?( Ngày quốc tế phụ nữ 8/3)
- Khi đi học về cháu chào ai trước?( Nếu gia đình sống cùng ông bà cháu phải chào ông bà 
trước rồi mới chào ba, mẹ anh chị sau vì ông bà lớn tuổi)
4.CHỦ ĐỀ NGHỀ NGHIỆP
- Cháu biết cô làm nghề gì không? Bố mẹ cháu làm nghề gì?( Nghề dạy học hoặc giáo viên). Đồ dùng nghề dạy học có gì?( Cặp, sách, vở, giáo án, bút, thước, tranh ảnh, phấn…)
- Trong xã hội cháu còn biết nghề gì nữa?( Nghề thợ may, nghề bác sĩ, nghề nông, nghề xây dựng( nghề thợ xây, nghề thợ mộc), nghề công an, nghề sửa xe, nghề làm tóc…)
- Cháu biết nghề nông làm những công việc gì?( cày ruộng, gieo giống, bón phân, phun thuốc, cấy dặm, nhổ cỏ, cắt lúa, gánh lúa, tuốt lúa, máy gạo, trồng rau, củ quả)
- Đụng cụ hay đồ dùng của nghề nông gồm có: Cái cuốc, cái liềm, cái cào cỏ, cái chàng, đòn gánh, cái thúng, máy cắt lúa, máy tuốt lúa…
- Sản phẩm của nghề nông làm ra là : lúa gạo, ngô, khoai, rau, củ quả...
- Để biết ơn bố mẹ các cô bác nông dân làm ra hạt gạo cháu phải làm gì?( Kính trọng bố mẹ và các cô bác nông dân. Ăn cơm hết suất không bỏ thừa, không làm rơi vãi)
- Bác nông dân làm việc ở đâu? Trên ruộng đồng, nương rẫy…
* Tương tự phụ huynh hỏi cháu về các nghề khác nêu ở trên để cháu nói được tên nghề, công việc của nghề đó, sản phẩm làm ra là gì? Dụng cụ cần thiết?
- Chú bộ đội làm công việc gì? ở đâu? (Chú bộ đội làm công việc đánh giặc, canh gác, bảo vệ tổ quốc cho các cháu yên tâm học tập. Các chú làm việc ở khắp mọi nơi như ở miền biển, hải đảo, miền đồng bằng, miền núi, biên giới…)
- Ngày hội của các chú bộ đội là ngày nào? (Ngày 22/12 ngày quân đội nhân dân Việt nam)
- Cháu có biết bác sĩ, y tá làm việc ở đâu?( Bác sĩ, y tá làm việc ở trạm y tế, bệnh viện)
- Công việc của Bác sĩ, y tá làm những công việc gì?( bác sĩ khám bệnh, chẩn đoán bệnh, kê đơn thuốc, thăm bệnh nhân, kiểm tra sức khỏe, y tá phát thuốc, tiêm thuốc, chăm sóc bệnh nhân)
5.CHỦ ĐỀ THỰC VẬT
- Cháu biết sân trường cháu có những loại cây nào?( Cây bàng, cây xà cừ, cây sứ đại, cây phát tài, cây dừa nước…)
- Trồng cây có ích lợi gì?( Cây cho bóng mát, cây cho gỗ, cây cho hoa, cây cho quả, cây làm thuốc chữa bệnh …)
- Hãy cho biết một số cây cho bóng mát: Cây bàng, câysake, cây xà cừ, cây hoa sữa, cây bằng lăng…
- Một số cây cho gỗ: cây lim, cây xà cừ, tre, cây mun, cây sưa, trầm hương
- Cây cho hoa: Cây hoa giấy, cây hoa sứ, cây hoa mai, cây hoa hồng, cây hoa phượng…
- Cây thuốc nam: Cây ngải cứu, cây nha đam, cây cỏ mực, cây sả…
- Cháu hãy cho biết một số loại hoa: Một số loại hoa như: Hoa hồng, hoa mai, hoa giấy, hoa cúc, hoa sen, hoa mai…
- Hoa nào ngày tết, mùa xuân thường có? (Hoa cúc, hoa mai , hoa đào, hoa lay ơn)
- Một số loại rau cháu biết?( Một số loại rau cháu biết như: Rau muống, rau má, bí đỏ, mướp, cà tím, củ cà rốt, củ cải trắng…)
- Cháu biết những rau nào thuộc loại rau ăn lá?( Rau ăn lá là rau muống, rau cải, rau má, rau mồng tơi…)
- Rau nào là rau ăn củ?( Rau ăn củ là: củ cà rốt, củ su hào, của cải trắng, củ hành, củ tỏi…)
- Rau nào thuộc loại rau ăn quả?( Rau ăn quả cháu biết là: Quả bí đỏ, quả mướp, quả bầu, quả bí…)
- Cháu có được mẹ mua quả để ăn không? Cháu biết những quả nào?( quả chuối, quả nhãn,
 quả nho, quả xoài, quả mít…)
- Ăn quả cam có lợi gì cho sức khỏe của cháu?( Ăn Quả cam có nhiều vitaminC giúp cháu chống được bệnh tật, da dẻ mịn màng.)
- Cháu biết những loại cam nào?( Cháu biết quả cam sành màu xanh, quả cam đường màu vàng rất ngọt)
- Khi cháu ăn quả, vỏ quả cháu bỏ ở đâu?
- Khi ăn muốn ho, hắt hơi cháu phải làm sao?( Trong khi ăn cháu muốn ho, hắt hơi cháu phải che miệng lại quay đi chỗ khác)
- Các thói quen xấu nào có hại cho răng( Thói quen chống càm, cắn môi trên làm móm răng, cắn đá, cắn bút, cắn móng tay làm mòn răng, mẻ răng, thói quen mút ngón tay, mút núm vú cao su làm hô răng)
6.CHỦ ĐỀ ĐỘNG VẬT
- Cháu biết những con vật nào sống trong gia đình?( Con gà, con vịt, con chó, con mèo, con trâu, con bò)
- Con vật nào thuộc nhóm gia súc? Vì sao biết?( Con chó, con mèo, con trâu, con bò, con lợn… thuộc nhóm gia súc vì chúng có 4 chân đẻ con)
- Con vật nào thuộc nhóm gia cầm? Vì sao biết?( Con gà, con vịt, con ngỗng thuộc nhóm gia cầm vì chúng có 2 chân, 2 cánh, có mỏ, đẻ trứng)
- Nuôi gà, vịt có lợi gì? (Nuôi gà, vịt có lợi: nó đẻ trứng cháu ăn, bán lấy tiền, thịt gà, thịt vịt rất ngon giàu chất đạm)
- Con vật nào sống ở trên rừng?( Con hổ, con gấu, con nai, con khỉ, con sư tử, con báo, con voi…)
- Con vật nào thuộc nhóm hiền, ăn cỏ?( con nai, con hươu, con voi)
- Con vật nào hung dữ ăn thịt?( Con hổ, con báo, con sư tử)
- Động vật nào sống dưới nước?( Con cá, con tôm, con cua, con ốc, con rùa…)
- Cháu biết cá nào sống nước ngọt?( Cá cảnh, cá bảy màu cá la hán, cá tràu, cá trê, cá rô, cá trắng, cá chép, cá bống…)
- Trong bữa ăn, cháu có nên ăn cá không? vì sao?( Trong một bữa ăn cháu nên ăn cá vì cá dễ tiêu hóa và có nhiều chất đạm tốt cho cơ thể)
- Một số loại chim cháu biết?( Cháu biết một số loại chim như: Chim bồ cầu, chim sẻ, chim chích bông, chim sâu, chim vẹt, chim sáo…)
- Cháu biết bài hơ nào nói về chim? Đọc bài thơ đó và cho biết Chim chích bông có ích lợi gì?( Bài thơ Chim chích bông nói về chim chích bông. Chim chích bông có lợi nó bắt sâu cho cây)
- Một sô côn trùng cháu biết?( Một số côn trùng như: con ong, con bướm, con chuồn chuồn, con ruồi, con muỗi, con sâu..)
- Côn trùng nào có lợi? vì sao biết?( Con ong, con bướm, con chuồn chuồn. Con ong cho mật ngọt và thụ phấn cho hoa, con bướm thụ phấn cho hoa, con chuồn chuồn dự báo thời tiết)
- Côn trùng nào có hại? vì sao biết?( Côn trùng có hại như: Con ruồi, con muỗi, con gián, con kiến, con sâu chúng có hại vì con ruồi đậu nơi dơ bẩn mang vi trùng bệnh rồi đậu vào thức ăn chúng ta truyền bệnh tiêu chảy, đau bụng, con muỗi đốt cháu đau, truyền bệnh sốt rét, con kiến cắn cháu đau, gây ghẻ ngứa…)
- Cách diệt trừ, phòng tránh ruồi, muỗi thế nào?( Thức ăn phải đậy kín, khi ngủ phải móc mùng, dùng thuốc diệt ruồi, diệt muỗi, đỗ các lu nước đọng)
7.CHỦ ĐỀ GIAO THÔNG
- Cháu kể tên một số phương tiện giao thông đường bộ cháu biết?( Phương tiện giao thông đường bộ là : Xe đạp, xe máy, xe ô tô, xe ô tô tải, xe buýt, xe cộ bò, xe, ngựa, xe công nông…)
- Cháu kể tên một số phương tiện giao thông đường thủy?( Một số ptgt đường thủy cháu biết là: Thuyền buồm, ca nô, tàu thủy, ghe, phà, thuyền thúng…)
- Cháu kể tên một số ptgt đường hàng không?(Ptgt đường hàng không như: máy bay, máy bay trực thăng, khinh khí cầu…)
- Khi đi trên đường cháu muốn qua đường cháu làm thế nào?( Cháu nhìn trước, nhìn sau nếu không có xe cháu nhanh chân qua đường nếu có xe cháu chờ xe qua hết rồi mới được qua đường)
- Khi đi học và lúc đi học về cháu đi như thế nào là đúng luật giao thông?( Khi đi học và lúc đi học về cháu đi sát lề đường bên phải không chạy nhảy lung tung)
- Khi có dịp đi chơi thuyền cháu phải ngồi như thế nào?( Cháu ngồi yên, mặc áo phao không đùa nghịch)
8.CHỦ ĐỀ NƯỚC- HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
- Cháu biết nước có từ đâu?( Nước có từ giếng, nước có ở sông, ở biển, ở ao, hồ, suối, nước có từ mưa)
- Những nguồn nước nào có thể uống?( nước giếng, nước lọc, nước máy)
- Nước có lợi gì?( nước để uống, nấu ăn, tắm giặt, tưới cây, cho con vật uống và sinh sống)
- Nếu không có nước con người, con vật, cây cối sẽ như thế nào?(Nếu không có nước thì con người, con vật cây cối đều chết cả nên nước rất quan trọng chúng ta cần bảo vệ nguồn nước sạch, không làm ô nhiễm môi trường nước không vứt xác súc vật chết xuống nước, không vứt rác bẩn xuống nước)
- Một năm có mấy mùa? Nêu thứ tự các mùa trong năm?( Một năm có 4 mùa: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông)
- Mùa này là mùa gì? Dấu hiệu nhận biết mùa hè?( Dấu hiệu nhận biết mùa hè là thời tiết nắng nóng, ông mặt trời nắng chói chang, hoa phượng nở đỏ rực, ve sầu kếu ra rả)….
9.CHỦ ĐỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC- BÁC HỒ
- Cháu kể tên một số danh lam thắng cảnh đẹp và di tích lịch sử ở Huyện Phú Hòa?( Gành đá ở xã Hòa Thắng, Đền thờ Lương Văn Chánh ở xã Hòa Trị, Di tích Thành Hồ ở thị trấn Phú Hòa…)
- Bác Hồ là ai? Bác Hồ là chủ tịch đầu tiên của nước Việt nam chúng ta
- Bác Hồ là người thế nào? Bác Hồ là người hết lòng yêu thương nhân dân, nhất là yêu thương các cháu thiếu nhi, nhi đồng. Cho dù bận việc gì Bác cũng dành thời gian thăm hỏi các cháu, mong các cháu ăn no, mặc ấm và học giỏi.
- Ngày sinh nhật của Bác Hồ là ngày nào? ( Ngày sinh nhật của Bác Hồ là ngày 19/ 5).
- Cháu biết gì về trường tiểu học? Một số đô dùng học tập của học sinh lớp một là gì?( 
DẠY CHÁU LÀM QUEN VỚI TOÁN
 - Dạy cháu nhận biết tay phải, tay trái, phía phải, phía trái của cháu
 - Dạy cháu nhận biết tay phải, tay trái, phía phải, phía trái của của bạn khác
 - Dạy cháu phân biệt phía trên, phía dưới, phía dưới, phía trước, phía sau của bản thân cháu
 - Dạy cháu phân biệt phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của một bạn khác
 - Dạy cháu nhận biết các buổi sáng, trưa, chiều, tối
 Buổi sáng mặt trời mọc ở hướng đông, ánh nắng dịu, có sương đọng trên lá….
 Buổi trưa, mặt trời ở trên cao, ánh nắng chói chang….
 Buổi chiều mặt trời ngả về hướng tây và lặn sau núi….
 Buổi tối không có mặt trời, trời tối chỉ có trăng và sao
- Dạy cháu đếm các đối tượng từ 1 đến 10 đếm theo khả năng 
- Dạy cháu nhận biết được chữ số, số thứ tự và số lượng trong phạm vi 10
 Ví dụ: Cháu đếm xem có mấy con chim trên cành? Đặt số mấy tương ứng?( cháu chọn số 5 đặt vào) Có 5 con chim nếu bay đi mất một con chim thì sẽ còn lại mấy con chim? Hoặc có 5 con chim nếu thêm một con chim nữa bay đến sẽ có mấy con chim? Chọn số mấy đặt vào?
- Cháu hãy nhận biết đọc các số sau
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
- Cháu hãy tạo một nhóm nhiều và một nhóm ít.( Xếp hết một nhóm thành hàng ngang rồi xếp tiếp một nhóm nữa ở phía dưới cữ mỗi một con bướm là một bông hoa) Cho biết nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn mấy? vì sao biết?
 3
 4
Muốn hai nhóm bằng nhau cháu làm thế nào?( Hoặc thêm vào 1 con bướm cho cùng bằng 4 hoặc bớt ra một bông hoa cho cùng bằng 3)
- Cháu hãy tạo 2 nhóm bằng nhau, chọn số tương ứng đặt vào? 
- Dạy cháu phân biệt sự khác nhau về độ lớn 3 đối tượng
- Cháu hãy cho biết trong 3 hình bên hình nào rộng nhất, hình nào hẹp hơn, hình nào hẹp nhất? và ngược lại hình nào hẹp nhất, hình nào rộng hơn, hình nào rộng nhất?
- Trong 3 hình bên hình 3 rộng nhất, hình 2 hẹp hơn, hình 1 hẹp nhất. Ngược lại, hình 1 hẹp nhất, hình 2 rộng hơn, hình 3 rộng nhất. Vì hình 1 hẹp hơn hình 2, hình 1 cũng hẹp hơn hình 3 nên hình 1 hẹp nhất. Còn hình 2 thì rộng hơn hình 1 nhưng lại hẹp hơn hình 3. Hình 3 rộng nhất vì hình 3 rộng hơn hình 2, hình 3 cũng rộng hơn hình 1 nên hình 3 rộng nhất.
- Cháu cho biết hình 1và hình 3 hình nào rộng hơn? Hình nào hẹp hơn?( Hình 1 hẹp hơn hình 3, hình 3 rộng hơn hình 1 vì khi đặt chồng 2 hình lên nhau hình 3 thừa ra che khuất hình 1còn hình 1 không có phần thừa ra, và không che khuất hình 3 nên hình 1 hẹp hơn)
1
2
3
-Cháu hãy phân biệt hình nào là hình vuông và hình nào là hình chữ nhật. Giữa 2 hình giống và khác nhau điểm nào?
( Hình 4 là hình chữ nhật, hình 5 là hình vuông)
Giống nhau : Cả 2 hình đều có 4 cạnh không lăn được
Khác nhau:Hình chữ nhật: Có 4 cạnh trong đó 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau. Hình vuông có 4 cạnh đều bằng nhau
4
5
 1 2 3
- Cháu xếp thứ tự 3 cây trên theo thứ tự từ thấp đến cao, và ngược lại xếp theo thứ tự từ cao đến thấp. Cho biết cây nào cao nhất? Cây nào thấp nhất? Vì sao cháu biết?( Cây số 1 thấp nhất, cây số 2 cao hơn, cây sô 3 cao nhất. Ngược lại cây số 3 cao nhất, cây số 2 thấp hơn, cây số 1 thấp nhất. Vì cây số 1 thấp hơn cây số 2 mà cây số 2 thấp hơn cây số 3 nên cây số 1 thấp nhất còn cây số 3 cao hơn cây số 2, cậy số 2 lại cao hơn cây số 1 nên cây số 3 cao nhất . Cây số 2 so với cây số 3 thì tháp hơn nhưng lại cao hơn cây số 1)
- Cháu hãy so sánh băng giấy nào dưới đây dài nhất, băng giấy nào ngắn nhất?
Cháu đặt chồng băng giấy số 1 lên băng giấy số 2, nhận xét rồi tiếp tục đặt chồng băng giấy số 1 lên băng giấy số 3 rồi nhận xét. Băng giấy số 1 ngắn nhất vì băng giấy số 1ngắn hơn băng giấy số 2, băng giấy số 1 cũng ngắn hơn băng giấy số 3 nên băng giấy số 1 ngắn nhất.
Băng giấy số 3 dài nhất vì băng giấy số 3 dài hơn băng giáy số 2 và dài hơn băng giấy số 1 nen băng giấy số 3 dài nhất. riêng băng giấy số 2 thì dài hơn băng giấy số 1 nhưng lại ngắn hơn băng giấy số 3
- Phân biệt hình dưới đây: hình nào là hình tròn, hình nào là hình tam giác. Vì sao cháu biết?
- Cháu hãy tìm xung quanh những đồ dùng nào có dạng hình tròn? Đồ dùng nào có dạng hình tam giác, đồ dùng nào có dạng hình vuông, đồ dùng nào có dạng hình chữ nhật?
( Đồ dùng có dạng hình tròn như: bánh xe, cái phao, đồng hồ tròn, cái bánh quy…)
( Đồ dùng có dạng hình tam giác như: cánh buồm, dây cờ, mái nhà, miếng pho mát…)
1
2
3
Hình số 1 là hình tròn vì nó tròn, lăn được
Hình số 2 là hình tam giác vì nó có 3 cạnh, 3 góc nhọn, không tròn, không lăn được
1
2
( Đồ dùng có dạng hình vuông như: cái khăn, cái cánh tủ, cái bánh quy, …)
( Đồ dùng có dạng hình chữ nhật như: lá cờ, sổ bé ngoan, cái bảng, khung tranh, cửa sổ…)
- Cháu hãy kể một số đồ dùng, đồ chơi có dạng khối cầu?( đồ dùng, đồ chơi có dạng khối cầu như: quả bóng, viên bi, quả cam, quả nhãn…)
- Cháu hãy kể một số đồ dùng, đồ chơi có dạng khối trụ?( đồ dùng, đồ chơi có dạng khối trụ như: lon sữa, lon bia, lon yến, viên phấn…)
-Cháu hãy kể một số đồ dùng, đồ chơi có dạng khối vuông?( đồ dùng, đồ chơi có dạng khối vuông như: hộp bánh, thùng gỗ, bánh chưng, hột xúc xắc…)
Cháu hãy kể một số đồ dùng, đồ chơi có dạng khối chữ nhật?( đồ dùng, đồ chơi có dạng khối chữ nhật như: ( hộp sữa, hộp bánh, hộp kẹo, hộp thuốc…)
-Cháu hãy phân biệt các khối sau và cho biết tên khối, điểm giống và khác nhau giữa các khối?
- Khối cầu và khối trụ giống và khác nhau thế nào?
* Giống nhau: Khối cầu và khối trụ giống nhau đều là dạng khối tròn, lăn được. 
* Khác nhau: Khối cầu tròn lăn được các hướng, không có mặt phẳng không chồng lên nhau được. Còn khối trụ có 2 mặt phẳng ở 2 đầu nên chồng lên nhau được
- Khối vuông và khối chữ nhật khác và giống nhau điểm nào?
* Giống nhau: Cả khối cầu và khối vuông đều có 6 mặt phẳng, đều chồng lên nhau được, không lăn được vì có cạnh, có góc 
* Khác nhau: Khối vuông có 6 mặt đều là hình vuông bằng nhau còn khối chữ nhật 6 mặt là hình chữ nhật.
* Chú mèo con ở phía nào của bạn trai? Bạn trai ở phía nào của chú mèo con?
 Khối vuông
 Khối chữ nhật
 Khối trụ
 Khối cầu
- Cháu đọc thuộc một số bài thơ sau. Cho biết bài thơ nói về cái gì? Tên bài thơ, tác giả?
- Cháu hãy đọc một bài đồng dao cháu thích
Đồng dao “Đi cầu đi quán” 
Đi cầu đi quánĐi bán lợn conĐi mua cái xoongĐem về đun nấuMua quả dưa hấuVề biếu ông bàMua một đàn gàVề cho ăn thócMua lược chải tócMua cặp gài đầuĐi mau về mauKẻo trời sắp tối
Hãy đọc bài ca dao cháu yêu thích
- Ca dao: 
Bài 1: Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Bài 2: Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
- Đọc một câu tục ngữ cháu biết
* Tục ngữ: Có công mài sắc có ngày nên kim
Hoặc : Lười biếng ai thiết, siêng việc ai cũng chào mời
Bài Hát: Trường Chúng Cháu Là Trường Mầm Non( vỗ tay theo phách)
Ai hỏi cháu, cháu học trường nào đấyBé mà ngoan lại múa hát thật hay.Cô là mẹ và các cháu là con,Trường của cháu đây là trường mầm non.
Ai hỏi cháu có trường nào vui thếCó bạn đông mà sao lớp sạch ghê.Khi về nhà là lại nhớ trường hơnTrường của cháu đây là trường mầm non.
Bé tới trườngSáng sớm trên cây đaĐàn chim hót vang caDưới đường làn

File đính kèm:

  • docĐề cương ôn tập lớp mẫu giáo.doc