Đề cương Ôn tập Lịch sử Lớp 5

BÀI 10: BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Câu 1: Em hãy tả quang cảnh ngày 2-9-1945?

 -Hà Nội tưng bừng cờ hoa (thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình).

 -Đồng bào Hà Nội không kể già, trẻ, gái, trai, mọi người đều xuống đường hướng về Ba Đình chờ buổi lễ (Muôn triệu tim chờ, chim cũng nín).

 -Đội danh dự đứng nghiêm trang quanh lễ đài mới dựng.

Câu 2: Em hãy nêu diễn biến của buổi lễ tuyên bố độc lập?

 -Buổi lễ bắt đầu vào đúng 14 giờ.

 -Các sự việc diễn ra trong buổi lễ:

 +Bá Hồ và các vị trong Chính phủ lâm thời bước lên lễ đài chào nhân dân.

 + Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

 +Các thành viên trong Chính phủ lâm thời ra mắt và tuyên thệ trước đồng bào quốc dân.

 +Buổi lễ kết thúc nhưng giọng nói Bác Hồ và những lời khẳng định trong bản Tuyên ngôn Độc lập vẫn còn vọng mãi trong mỗi người dân Việt Nam.

Câu 3. Cuối bảng tuyên ngôn độc lập Bác Hồ thay mặt nhân dân tuyên bố điều gì?

“ Nước Việt Nam có quyền hưởnh tự do và độc lập, và sự thật đã là một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng của cải để giữ vững quyền độc lập tự do ấy”

Câu 4: Nêu một số nội dung chính của bản Tuyên ngôn Độc lập?

 Bản Tuyên ngôn Độc lập mà Bác Hồ đọc ngày 2-9-1945 đã khẳng định quyền độc lập,tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng khẳng định dân tộc Việt Nam sẽ quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

Câu 5: Nêu ý nghĩa của sự kiện ngày 2-9-1945?

 Sự kiện Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc ta với toàn thế giới, cho thế giới thấy rằng ở Việt Nam đã có một chế độ mới ra đời thay thế chế độ thực dân phong kiến, đánh dấu kỉ nguyen độc lập của dân tộc ta.

 Sự kiện này cũng cho thấy truyền thống bất khuất kiên cường của người Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc.

 

doc31 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương Ôn tập Lịch sử Lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h công, thực dân Pháp đã quay lại nước ta:
 -Đánh chiếm Sài Gòn, mở rộng xâm lược Nam Bộ.
 -Đánh chiếm Hà Nội, Hải Phòng.
 -Ngày 18-12-1946 chúng gửi tối hậu thư đe doạ, đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng. Nừu ta không chấp nhận thì chúng sẽ nổ súng tấn công Hà Nội. Bắt đầu từ ngày 20-12-1946, quân đội Pháp sẽ đảm nhiệm việc trị an ở thành phố Hà Nội.
Câu 2: Những việc làm của chúng thể hiện dã tâm gì?
 Những việc làm trên cho thấy thực dân Pháp quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa.
Câu 3: Trước tình hình đó, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã làm gì?
 Trước hoàn cảnh đó nhân dân ta không còn con đường nào khác là phảicamf súng đứng lên chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Câu 4: Trung ương Đảng và Chính ohủ quyết định phát động phong trào toàn quốc kháng chiến khi nào? Ngày 20-12-1946 có sự kiện gì xảy ra?
 -Đêm 18, rạng sáng 19-12-1946 Đảng và Chính phủ đã họp và phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
 -Ngày 20-12-1946 Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 5: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch thể hiện điều gì? Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện điều đó rõ nhất?
 -Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiếncủa Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của nhân dân ta.
 -Câu thể hiện điều đó rõ nhất là: Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Kết luận:Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập nhưng thực dân Pháp quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Cả dân tộc Việt Nam đứng lên kháng chiến với tinh thần “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”
BÀI 14: THU ĐÔNG 1947,
VIỆT BẮC “MỒ CHÔN GIẶC PHÁP”
Câu 1: Sau khi đánh chiếm được Hà Nội và các thành phố lớn, thực dân Pháp có âm mưu gì? Vì sao chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu đó?
 -Sau khi đánh chiếm được các thành phố lớn, thực dân Pháp âm mưu mở cuộc tấn công với quy mô lớn lên căn cứ Việt Bắc.
 -Chúng quyết tâm tiêu diệt Việt Bắc vì đây là nơi tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta. Nếu đánh thắng chúng có thể sớm kết thúc chiến tranh xâm lược và đưa nước ta về chế độ thuộc địa.
Câu 2: Trước âm mưu của thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ ta đẫ có chủ trương gì?
 Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã họp và quyết định: Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc.
Câu 3: Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường, nêu cụ thể từng đường? Quân ta đã tiến công, chặn đánh quân địch như thế nào?
 * Quân địch tấn công lên Việt Bắc bằng một lực lượng lớn và chia thành 3 đường:
 -Binh đoàn quân dù nhảy dù xuống thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn.
 -Bộ binh theo đường số 4 tấn công lên đèo Bông Lau, Cao Bằng rồi vòng xuống Bắc Kạn.
 -Thuỷ binh từ Hà Nội theo sông Hồng và sông Lô qua Đoan Hùng đánh lên Tuyên Quang.
 *Quân ta đánh địch ở cả ba đường tấn công của chúng:
 -Tại thị xã Bắc Kạn, Chợ Đồn, Chợ Mới khi địch vừa nhảy dù xuống đã rơi vào trận địa phục kích của bộ đội ta.
 -Trên đường số 4 ta chặn đánh địch ở đèo Bông Lau và giành thắng lợi lớn.
 -Trên đường thuỷ ta chặn đánh địch ở Đoan Hùng, tàu chiến và ca nô Pháp bị đốt cháy trên dòng sông Lô.
Câu 4: Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình trạng như thế nào? Quân ta thu được kết quả ra sao?
 -Sau hơn một tháng bị sa lầy ở Việt Bắc, địch buộc phải rút quân. Thế nhưng đường rút quân của chúng cũng bị ta chặn đánh dữ dội tại Bình Ca, Đoan Hùng.
 -Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu ta đã tiêu diệt hơn 3000 tên địch, bắt giam hàng trăm tên; bắn rơi 16 máy bay địch, phá huỷ hàng trăm xe cơ giới, tàu chiến, ca nô.
 Ta đã đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của địch lên Việt Bắc, bảo vệ được cơ quan đầu não của kháng chiến.
Câu 5: Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947?
 -Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 đã phá tan âm mưu đánh nhanh-thắng nhanh kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
 -Cơ quan đầu não của kháng chiến ở Việt Bắc được bảo vệ vững chắc.
 -Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi cho thấy sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân ta.
 -Thắng lợi của chiến dịch đã cổ vũ phong trào đấu tranh của toàn dân ta.
Câu 6: Tại sao nói: Việt Băc thu-đông 1947 là “mồ chôn giặc Pháp”?
 Tại vì: Trong chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947, giặc Pháp dùng không quân, thuỷ quân và bộ binh ồ ạt tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta để kết thúc chiến tranh xâm lược. Nhưng tại đây, chúng đã bị ta đánh bại, giặc Pháp chết nhiều vô kể, vì thế có thể nío Việt Bắc thu- đông 1947 là “mồ chôn giặc Pháp”.
Kết luận: Thu-đông 1947, thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội vhủ lực của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Nhưng Việt Bắc đã trở thành “mồ chôn giặc Pháp”
BÀI 15: CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU- ĐÔNG 1950
Câu 1: Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu- đông 1950?
 Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới vì nếu để địch tiếp tục đóng quân tại đây và khoá chặt Biên giới Việt-Trung thì căn cứ địa Việt Bắc bị cô lập, không khai thông được đường liên lạc quốc tế. Do đó lúc này ta cần phá tan âm mưu khoá chặt biên giới của địch.
Câu 2: Trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu-đông 1950?
 -Trận đánh mở màn chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 là trận Đông Khê. Ngày 16-9-1950 ta nổ súng tấn công Đông Khê. Địch ra sức cố thủ trong các lô cốt và dùng máy báy bắn phá suất ngày đêm. Với tinh thần quyết thắng, bộ đội ta đã anh dũng chiến đấu. Sáng 18-9-1950 quân ta chiếm được cứ điểm Đông Khê.
 -Sau khi mất Đông Khê, quân Pháp ở Cao Bằng bị cô lập, chúng buộc phải rút quân khỏi Cao Bằng, theo đường số 4 chiếm lại Đông Khê. Sau nhiều ngày giao tranh ác liệt, quân địch ở đường số 4 phải rút chạy.
Câu 3: Vì sao ta chọn Đông Khê là trận mở đầu chiến dịch Biên giới thu-đông 1950?
 Bởi vì “Ta đánh vào Đông Khê là đánh vào nơi địch tương đối yếu, nhưng lại là vị trí rất quan trọng của địch trên tuyến đường Cao Bằng – Lạng Sơn. Mất Đông Khê, địch buộc phải cho quân đi ứng cứu, ta có cơ hội thuận lợi để tiêu diệt chúng trong vận động”.
Câu 4: Trình bày kết quả của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950?
 Qua 29 ngày đêm chiến đấu ta đã diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch, giải phóng một số thị xã và thị trấn, làm chủ 750km trên giải biên giới Việt- Trung. Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
Câu 5: Nêu điểm khác chủ yếu của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 và chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947?
 -Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 ta chủ động mở và tấn công địch. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 địch tấn công, ta đánh lại và giành chiến thắng.
 -Chiến thắng Biên giới thu-đông 1950 cho thấy quân đội ta đã lớn mạnh và trưởng thành rất nhanh so với ngày đầu kháng chiến, ta có thể chủ động mở chiến dịch và đánh thắng địch.
Câu6: Nêu ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950?
 Thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 tạo một chuyển biến cơ bản cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, đưa kháng chiến vào giai đoạn mới, giai đoạn chúng ta nắm quyền chủ động mở cuộc tiến công, phản công trên chiến trường Bắc Bộ.
Kết luận: Thu-đông1950, ta chủ động mở chiến dịch Biên giới và đã giành thắng lợi. Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Từ đây, ta nắm quyền chủ động trên chiến trường; Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 với trận đánh Đông Khê nổi tiếng đã đi vào lịch sử chống Pháp xâm lược như một trang sử hào hùng của dân tộc ta. Tấm gương La Văn Cầu mãi mãi soi sáng cho mọi thế hệ trẻ Việt Nam, mãi mãi là niềm kiêu hãnh cho mọi người dân Việt Nam trong sự nghiệp giữ nước vĩ đại.
BÀI 16: HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM
SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI
Câu 1: Đại hội đại biểu toàn quốc (2-1951) đã đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam; để thực hiện nhiẹm vụ đó cần các điều kiện gì?
 -Nhiệm vụ: Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
 -Để thực hiện nhiệm vụ cần:
 +Phát triển tinh thần yêu nước.
 +Đẩy mạnh thi đua.
 +Chia ruộng đất cho nông dân.
Câu 2: Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới trên các mặt: kinh tế, văn hoá-giáo dục thể hiện như thế nào?
 -Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm.
 -Các trường Đại học tích cực đào tạo cán bộ cho kháng chiến. Học sinh vừa tích cực học tập vừa tham gia sản xuất.
 -Xây dựng được xưởng công binh nghiên cứu và chế tạo vũ khí phục vụ kháng chiến.
Câu 3: Theo em vì sao hậu phương có thể phát triển vững mạnh? Sự phát triển vững mạnh của hậu phương có tác động như thế nào đến tiền tuyến?
 -Bởi vì: Đảng lãnh đạo đúng đắn, phát động phong trào thi đua yêu nước; Vì nhân dân ta có tinh thần yêu nước cao.
 -Tiền tuyến được chi viện đầy đủ sức người, sức của có sức mạnh chiến đấu cao.
Câu 4: Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào? Đại hội nhằm mục đích gì? Kể tên các anh hùng được Đại hội bầu chọn?
 -Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức vào ngày 1-5-1952.
 -Đại hội nhằm tổng kết, biểu dương những thành tích của phong trào thi đua yêu nước của các tập thể và cá nhân cho thắng lợi của cuộc kháng chiến.
 -Các anh hùng được đại hội bầu chọn là:
 1. Anh hùng Cù Chính Lan.
 2.Anh hùng La Văn Cầu.
 3.Anh hùng Nguyễn Quốc Trị.
 4.Anh hùng Nguyễn Thị Chiên.
 5.Anh hùng Ngô Gia Khảm.
 6.Anh hùng Trần Đại Nghĩa.
 7.Anh hùng Hoàng Hanh.
Kết luận: Sau những năm 1950, hậu phương của ta được mở rộng và xây dựng vững mạnh, làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến.
BÀI 17: CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
 Câu 1: Vì sao ta quyết định mở chiế dịch Điện Biên Phủ? Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào?
 -Mùa đông 1953, tại chiến khu Việt Bắc, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã họp và nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ để kết thúc cuộc kháng chiến.
 -Quân và dân ta đã chuẩn bị kháng chiến với tinh thần cao nhất:
 +Nửa triệu chiến sĩ từ các mặt trận hành quân về Điện Biên Phủ.
 +Hàng vạn tấn vũ khí được vận chuyển vào trận địa.
 +Gần ba vạn người từ các địa phương tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc menlên Điện Biên Phủ.
 Câu 2: Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ gồm mấy đợt tấn công? Thuật lại từng đợt tấn công?
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ ta mở ba đợt tấn công:
-Đợt 1: mở vào ngày 13-3-1954, tấn công vào phía Bắc của Điện Biên Phủ ở Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo. Sau 5 ngày chiến đấu địch bị tiêu diệt.
-Đợt 2: vào ngày 30-3-1954, đồng loạt tấn công vào phân khu trung tâm của địch ở Mường Thanh. Đến 26-4-1954, ta đã kiểm soát được phần lớn các cứ đIểm phía Đông, riêng đồi A1, C1 địch vẫn kháng cự uyết liệt.
-Đợt 3:bắt đầu vào ngày 1-5-1954 ta tấn công các cứ điểm còn lại. Chiều 6-5-1954, đồi A1 bị công phá, 17h30 phút ngày 7-5-1954 Điện Biên Phủ thất thủ, ta bắt sống tướng Đờ Ca-xtơ-ri và Bộ chỉ huy của địch.
Câu 3: Vì sao ta giành được thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Thắng lợi Điện Biên Phủ có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc?
-Ta giành chiến thắng trong chiến dịch là vì:
+Có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
+Quân và dân ta có tinh thần bất khuất, kiên cường.
+Ta đã chuẩn bị tối đa cho chiến dịch.
+Ta được sự ủng hộ của quốc tế.
-Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc oanh liệt cuộc tấn công đông xuân 1953-1954 của ta, đập tan “pháo đài không thể công phá” của Pháp, buộc chúng phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ, rút quân về nước, kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ.
Kết luận: Sau 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường, gian khổ, bộ đội ta đã đánh sập “Pháo đài khổng lồ” của thực dân Pháp ở ĐBP, ghi trang sử vàng chói lọi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
BÀI 18: ÔN TẬP: CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN
BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC (1945-1954)
Thống kê các sự kiện lịch sử trong giai đoạn 1945-1954?
-Cuối năm 1945 đến năm 1946: Đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt”
-19-12-1946:Trung ương Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến.
-20-12-1946:Đài Tiếng nói Việt Nam phát lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ.
-20-12-1946 đến tháng 2-1947: Cả nước đồng loạt nổ súng chiến đấu, tiêu biểu là cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội với tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.
-Thu-đông1947: Chiến dịch Việt Bắc- “mồ chôn giặc Pháp”.
-Thu-đông 1950: Chiến dịch Biên giới. 
-16 đến 18-9-1950: Trận Đông Khê, Gương chiến đấu dũng cảm của La Văn Cầu.
-Sau chiến dịch Biên giới: Tập trung xây dựng hậu phương vững mạnh, chuẩn bị cho tiền tuyến sẵn sàng chiến đấu.
-Tháng 12-1951: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đề ra nhiệm vụ cho kháng chiến.
-1-5-1952:Khai mạc Đại hội Chiến sữ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc. Đại hội bầu ra 7 anh hùng tiêu biểu.
-30-3-1954 đến 7-5-1954:Chiến dịch ĐBP toàn thắng. Phan ĐIình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
C. XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC VÀ ĐẤU TRANH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 
(1954-1975)
BÀI 19: NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT
Câu 1: Tại sao có Hiệp định Giơ-ne-vơ? Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ là gì?
-Hiệp định Giơ-ne-vơ là Hiệp định Pháp phải kí kết với Việt Nam sau khi chúng thất bại nặng nề ở ĐBP. Hiệp định kí ngày 21-7-1954.
-Hiệp định công nhận chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Theo Hiệp định, sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam – Bắc. Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Đến tháng 7-1956, nhân dân hai miền Nam-Bắc sẽ tiến hành Tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Câu 2: Vì sao nước ta bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc?
Bởi vì: Mĩ có âm mưu thay chân Pháp xâm lược miền Nam Việt Nam, chúng đã:
-Lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
-Ra sức chống phá lực lượng cách mạng.
-Khủng bố dã man những người đòi hiệp thương, tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
-Thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” với khẩu hiệu “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”.
Những việc làm đó của đế quốc Mĩ đã làm cho đồng bào ta bị tàn sát, đất nước ta bị chia cắt lâu dài.
Kết luân: Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, nhân dân ta chờ mong ngày gia đình đoàn tụ, đất nước thống nhất. Nhưng đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai đã khủng bố, tàn sát đồng bào miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.
BÀI 20: BẾN TRE ĐỒNG KHỞI
Câu 1: Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào?
Tháng 5-1959, Mĩ – Diệm đã ra đạo luật 10/59, thiết lập 3 toà án quân sự đặc biệt, có quyền “đưa thẳng bị can ra xét xử, không cần mở cuộc thẩm cứu”. Luật 10/59 cho phép công khai tàn sát nhân dân theo kiểu cực hình man rợ thời trung cổ. Ước tính năm 1959, ở miền Nam có đến 466.000 người bị bắt, 400.000 người bị tù đày, 68.000 người bị giết hại. Chính tội ác của Mĩ-Diệm gây ra cho nhân dân và lòng khát khao tự do của nhân dân đã thúc đẩy nhân dân ta đứng lên là “Đông khởi”.
Câu 2: Thuật lại sự kiện ngày 17-1-1960 ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre?
Ngày 17-1-1960, nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa, mở đầu phong trào “Đồng khởi”ở Bến Tre. Với vũ khí thô sơ, gậy gộc, giáo mác,  nhân dân nhất loạt vùng dậy. Tiếng trống, tiếng mõ, tiếng súng,  hoà cùng tiéng hò reo vang dội của hàng vạn người đã làm cho quân địch khiếp đảm. Nhân dân cùng với các chién sĩ tự vệ phá đồn giặc, tiêu diệt ác ôn, đập tan bộ máy cai trị của Mĩ-Diệm ở các xã, ấp.
Từ cuộc nổi dậy ở Mỏ Cày, phong trào nhanh chóng lan ra các huyện khác. Chỉ trong một tuần lễ, ở Bến Tre đã có 22 xã được giải phóng hoàn toàn, 29 xã khác đã tiêu diệt ác ôn, vây đồn, giải phóng nhiều ấp.
Câu 3: Phong trào “Đồng khởi” có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam như thế nào? nêu ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” Bến Tre?
-Phong trào “Đồng khởi” Bến Tre đã trở thành ngọn cờ tiên phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam ở cả nông thôn và thành thị. Chỉ tính trong năm 1960 có hơn 10 triệu lượt người bao gồm cả nông dân, trí thức,  tham gia đấu tranh chống Mĩ - Diệm.
-Phong trào mở ra thời kì mới cho đấu tranh của nhân dân miền Nam: Nhân dân miền Nam cầm vũ khí chống quân thù, đẩy Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.
Kết luận: Cuối năm 1959-đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và giành ở nhiều vùng nông thôn miền Nam. Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”.
BÀI 21: NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA-
Câu 1: Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Đảng và Chính phủ xác định nhiệm vụ của miền Bắc là gì?
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, miền Bắc nước ta bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương lớn vững chắc cho cách mạng miền Nam.
Câu 2: Tại sao Đảng và Chính phủ lại quyết định xây dựng một nhà máy cơ khí hiện đại? Đó là nhà máy nào?.
-Đảng và chính phủ quyết định xây dựng một nhà máy cơ khó hiện đại ở miền Bắc để:
+ Trang bị máy móc hiện đại cho miền Bắc thay thế các công cụ thô sơ, việc này giúp tăng năng xuất và chất lượng lao động.
+ Nhà máy này làm nòng cốt cho ngành công nghiệp nước ta.
- Đó là Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
 Câu 3: Nhà máy Cơ khí Hà Nội đã đóng góp gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?
-Các sản phẩm của Nhà máy đã phục vụ công cuộc lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cùng bộ đội đánh giặc trên chiến trường miền Nam ( tên lửa A12).
-Nhà máy Cơ khí Hà Nội luôn đạt được thành tích to lớn, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 4: Điền thông tin thích hợp vào chỗ “”: 
Nhà máy cơ khí Hà Nội
-Thời gian xây dựng: Từ tháng 12/1955 đến tháng 4/1958.
-Địa đIểm: Phía Tây nam thủ đô Hà Nội.
-Diện tích: hơn 10 vạn m2 
-Quy mô: lớn nhất khu vực đông nam á thời bấy giờ.
-Nước giúp đỡ xây dựng: Liên Xô
-Các sản phẩm: Máy phay; máy tiện; máykhoanTiêu biểu là tên lửa A12.
*Kết luận: Năm 1958 Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.
BÀI 22: ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
Câu 1: Vì sao Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn và chọn mở con đường qua dãy Trường Sơn?
-Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quan trọng nối liền hai miền Nam-Bắc của nước ta. Để đáp ứng nhu cầu chi viện sức người, vũ khí, lương thực,  cho miền Nam kháng chiến, ngày 19-5-1959 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.
-Ta chọn mở đường qua dãy Trường Sơn bởi vì đường đi giữa rừng khó bị địch phát hiện, quân ta dựa vào rừng để che mắt quân thù.
Câu 2: Tuyến đường Trường Sơn có vai trò quan trọng như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta?
Trong những năm tháng kháng chiến chóng Mĩ cứu nước, đường Trường Sơn là con đường huyết mạch nối hai miền Nam Bắc, trên con đường này biết bao người con miền Bắc đã vào Nam chiến đấu, đã chuyển cho miền Nam hàng triệu tấn lương thực, thực phẩm, đạn dược, vũ khí,  để miền Nam đánh thắng kẻ thù.
Câu 3: Em hãy nêu một số thông tin về đường Trường Sơn mà em biết?
-Tuyến đường vận tải chiến lược Trường Sơn dài 16.000km, gồm 5 hệ thống đường trục dọc và 21 đường trục ngang và một tuyến đường kín cho xe chạy ban ngày dài 3140km.
-Đế quốc Mĩ đã ném xuống đường Trường Sơn 7.762.700 quả bom phá, bom sát thương và hàng triệu quả mìn sát hại khác. Ta đã san lấp 78.000 hố bom, phá 2 vạn bom nổ chậm và bom từ trường, đầo lấp đất đá gần 29.000.000 m3.
-Từ ngày 24-7-1965 đến ngày 9-3-1974 các lực lượng phòng không không quân trên tuyến đường Trường Sơn đã bắn rơi 2458 máy bay các loại, các đơn vị bộ binh đã tiêu dint 16.933 tên địch, bắt sang 1.196 tên, gọi hàng 10.000 tên.
-Bộ đội Trường Sơn có 77 đơn vị và 44 cán bộ chiến sĩ được tuyên dương anh hùng. Tập thể bộ đội Trường Sơn được Nhà nước tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 3-6-1976.
-Trong quá trình chiến đấu trên tuyến đường này có 19.387 cán bộ chiến sĩ anh dũng hi sinh, có 32.047 đồng chí bị thương.
-Hiện nay, Nhà nước ta đã xây dựng nghĩa trang Trường Sơn (tại Quảng Trị). Nghĩa trang này có hơn 10.000 ngôi mộ liệt sĩ – những người đã ngã xuống trên tuyến đường Trường Sơn thời đánh Mĩ.
Kết luận: Ngày 19-5-1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ 

File đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_mon_Lich_su_lop_5.doc