Đề cương ôn tập kiểm tra môn Công nghệ Lớp 8 - Học kỳ II

*Dạng khoanh tròn

- Câu hỏi mức độ nhận biết:

Câu 1/ Vật liệu dẫn điện là vật liệu mà dòng điện:

A. Chạy qua được. C. Cả hai đều đúng.

B. Không chạy qua được. D. A đúng, B sai.

Câu 2/ Vật liệu nào là vật liệu cách điện:

A. Pheroniken. B. Đồng. C. Nicrom. D. Mica.

Câu 3/ Đồ dùng nào là đồ dùng điện nhiệt:

A. Đèn huỳnh quang. C. Quạt điện.

B. Bàn là điện. D. Đèn sợi đốt.

Câu 4/ Đặc điểm của đèn huỳnh quang là:

A. Đèn phát ra ánh sáng liên tục. C. Dùng chấn lưu, tắc te.

B. Hiệu suất phát quang thấp. D. Tuổi thọ thấp.

Câu 5/ Màu của đèn huỳnh quang phụ thuộc vào:

A.Điện áp. C. Chất huỳnh quang.

B. Cường độ dòng điện. D. Công suất.

Câu 6/ Dây đốt nóng của đồ dùng điện nhiệt được làm bằng vật liệu:

A. Đồng. B. Nhôm. C. Niken-crom. D. Kẽm

Câu 7/ Thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà là:

A. Cầu chì. B. Công tắc. C. Cầu dao. D. Ổ điện.

Câu 8/ Thiết bị phối hợp chức năng của cầu dao và cầu chì là:

A. Công tắc. B. Ổ diện. C. Aptomat. D. Phích cắm điện.

Câu 9/ Giờ cao điểm tiêu thụ điện năng trong ngày là:

A. Từ 6 giờ đến 10 giờ. C. Từ 10 giờ đến 14 giờ.

B. Từ 14 giờ đến 18 giờ. D.Từ 18 giờ đến 22 giờ.

 

docx12 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 810 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập kiểm tra môn Công nghệ Lớp 8 - Học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc.
+ Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang.
+ Số liệu kĩ thuật.
+ Sử dụng.
- Đèn compact huỳnh quang.
3. Đồ dùng loại điện – nhiệt:
- Bàn là điện:
+ Cấu tạo.
+ Nguyên lí làm việc.
+ Các số liệu kĩ thuật.
+ Sử dụng.
- Bếp điện:
+ Cấu tạo ( bếp điện kiểu kín, bếp điện kiểu hở).
+ Các số liệu kĩ thuật.
+ Sử dụng.
- Nồi cơm điện:
+ Cấu tạo.
+ Các số liệu kĩ thuật.
+ Sử dụng.
4. Đồ dùng loại điện cơ.
- Động cơ điện một pha.
+ Cấu tạo.
+ Nguyên lí làm việc
+ Các số liệu kĩ thuật.
+ Sử dụng.
-Quạt điện.
+ Cấu tạo.
+ Nguyên lí.
+ Sử dụng.
5. Máy biến áp một pha.
- Cấu tạo.
- Các số liệu kĩ thuật.
- Sử dụng.
6. Sử dụng hợp lí điện năng
- Nhu cầu tiêu thụ điện năng.
+ Giờ cao điểm tiêu thụ điện năng.
+ Những đặc điểm của giờ cao điểm.
- Sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng.
- Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình.
7. Mạng điện trong nhà
- Đặc điểm.
+ Điện áp. 
+ Đồ dùng điện.
+ Sự phù hợp điện áp giữa các thiết bị, đồ dung điện với điện áp của mạng điện.
- Yêu cầu.
- Cấu tạo
8. Thiết bị đóng - cắt mạch điện.
- Công tắc điện.
- Cầu dao.
9. Thiết bị lấy điện.
- Ổ điện.
- Phích cắm điện.
10. Thiết bị bảo vệ.
- Cầu chì.
- Aptomat.
11. Sơ đồ điện.
- Khái niệm.
- Các kí hiệu quy ước.
- Phân loại.
12. Thiết kế mạch điện.
II/ PHẦN CÂU HỎI THAM KHẢO:
1/PHẦN TRẮC NGHIỆM: 
*Dạng khoanh tròn
- Câu hỏi mức độ nhận biết:
Câu 1/ Vật liệu dẫn điện là vật liệu mà dòng điện:
A. Chạy qua được. 	C. Cả hai đều đúng.
B. Không chạy qua được. 	D. A đúng, B sai.
Câu 2/ Vật liệu nào là vật liệu cách điện:
Pheroniken. 	B. Đồng.	C. Nicrom.	 D. Mica.
Câu 3/ Đồ dùng nào là đồ dùng điện nhiệt:
A. Đèn huỳnh quang. 	C. Quạt điện.
B. Bàn là điện. 	D. Đèn sợi đốt.
Câu 4/ Đặc điểm của đèn huỳnh quang là:
A. Đèn phát ra ánh sáng liên tục. 	C. Dùng chấn lưu, tắc te.
B. Hiệu suất phát quang thấp. 	D. Tuổi thọ thấp.
Câu 5/ Màu của đèn huỳnh quang phụ thuộc vào:
A.Điện áp. 	C. Chất huỳnh quang.
B. Cường độ dòng điện. 	D. Công suất.
Câu 6/ Dây đốt nóng của đồ dùng điện nhiệt được làm bằng vật liệu:
Đồng. 	B. Nhôm.	C. Niken-crom. 	D. Kẽm
Câu 7/ Thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà là:
Cầu chì. 	B. Công tắc.	C. Cầu dao. 	D. Ổ điện.
Câu 8/ Thiết bị phối hợp chức năng của cầu dao và cầu chì là:
Công tắc. 	B. Ổ diện.	C. Aptomat. 	D. Phích cắm điện.
Câu 9/ Giờ cao điểm tiêu thụ điện năng trong ngày là:
A. Từ 6 giờ đến 10 giờ. 	C. Từ 10 giờ đến 14 giờ.
B. Từ 14 giờ đến 18 giờ. 	D.Từ 18 giờ đến 22 giờ.
Câu 10/ Công thức tính điện năng tiêu thụ là:
A.A= P + t 	C. A= P . t
B. A= P –t 	D. A= P : t
Câu 11/ Bộ phận quan trọng nhất của cầu chì là:
Vỏ. 	C. Dây chảy.
Các cực. 	D. Tất cả đều sai.
Câu 12/ Thiết bị không phải thiết bị đóng cắt là:
Công tắc.	 C. Ổ điện.
Cầu dao. 	D. Aptomat
Câu 13/ Trên bàn là có ghi 1800W, ý nghĩa của số liệu kĩ thuật đó là:
Cường độ dòng điện định mức 	C. Điện áp định mức.
Công suất định mức. 	D. Điện năng tiêu thụ.
Câu 14/ Năng lượng đầu vào và đầu ra của nồi cơm điện là:
Điện năng - Nhiệt năng. 	C. Cơ năng - Nhiệt năng.
Quang năng - Nhiệt năng. 	D. Nhiệt năng - Điện năng.
Câu 15/ Kí hiệu	là của thiết bị:
Ổ điện. 	C. Công tắc.
Cầu chì. 	D. Đèn huỳnh quang.
- Câu hỏi mức độ thông hiểu:
Câu 16/ Sử dụng đèn sợi đốt không tiết kiệm điện năng do:
A.Hiệu suất phát quang thấp. 	C. Điệp áp đưa vào phải lớn.
B. Đèn sợi đốt đắt tiền. 	D. Công suất lớn.
Câu 17/ Dây đốt nóng được chế tạo thành dạng lò xo xoắn để:
 A.Tăng chiều dài và tiết diện dây. 	 C. Tăng điện trở và chiều dài dây.
 B. Gỉảm chiều dài và tăng tiết diện dây. D. Giảm điện trở và tăng chiều dài dây.
Câu 18/ Bên trong soong của nồi cơm điện được phủ lớp men có tác dụng:
A.Cơm mau chín. 	C. Cách nhiệt bên ngoài.
B. Cơm không bị dính vào soong. 	D.Tất cả đều sai.
Câu 19/ Động cơ điện một pha làm việc dựa vào:
 A.Tác dụng nhiệt. B. Tác dụng từ. C.Tác dụng điện. D. Câu A và C đúng.
Câu 20/ Lõi thép của máy biến áp dược ghép từ các lá thép kĩ thuật điện, có tác dụng:
A.Tránh dòng điện Phu-cô. 	C. Giảm chi phí.
B. Cách điện.	D. Tất cả đều đúng.
Câu 21/ Khí trơ được bơm vào bóng thủy tinh của đèn sợi đốt có tác dụng:
A.Tăng công suất.	C. Tiết kiệm điện năng.
B.Tăng tuổi thọ sợi đốt. 	D. Tăng độ sáng.
Câu 22/ Máy biến áp là thiết bị điện dùng:
A.Biến đổi cường độ dòng diện.
B. Biến đổi điện áp của dòng điện một chiều.
C. Biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều một pha.
D. Biến đổi điện năng thành cơ năng.
Câu 23/ Người ta thường dùng đèn huỳnh quang hơn đèn sợi đốt vì:
 A. Tuổi thọ cao, ánh sáng liên tục. 	C. Tuổi thọ cao, tiết kiệm điện năng.
 B.Tiết kiệm điện năng, ánh sáng liên tục. 	D. Tất cả đều đúng.
Câu 24/ Nguyên tắc mắc cầu chì:
 A.Lắp trên dây trung tính.	 	C. Lắp trên cả hai dây.
 B. Lắp trên dây pha, trước công tắc và ổ lấy điện. 	D,Tùy theo người sử dụng.
Câu 25/Đồ dùng điện nào sao đây phù hợp với điện áp định mức trong nhà:
A.Bóng đèn 220V-45W. 	C.Quạt điện 110V-30W
B. Bàn là điện 110V-1000W. 	D. Nồi cơm điện 127V-500W.
Câu 26/ Nhà em sử dụng bóng đèn 220V-60W, biết 1 ngày bật 4 giờ. Điện năng bóng đèn tiêu thụ trong một tháng là:
0,24 kWh 	 B. 2,4 Wh	 	C. 7,2 kWh	D. 0,72 kWh
Câu 27/ Nhà có 4 cái quạt 220V-65W, mỗi ngày bật trung bình mỗi cái là 2,5 giờ. Điện năng quạt tiêu thụ trong ngày là:
6,5 kWh 	B. 0,65 kWh 	C. 1,625 kWh 	 D. 0,1625 kWh.
Câu 28/ Nhà bạn A vừa sắm cái tủ lạnh 130 lít có công suất 105W để sử dụng. Tính điện năng tiêu thụ của tủ lạnh trong 1 tháng là :
3,15 kWh 	B.0,315 kWh 	C.75,6 kWh 	D.7,56 kWh 
Câu 29/ Việc làm không tiết kiệm điện năng là:
. A.Tắt quạt khi tan học. 	C. Luôn mở máy vi tính dù không sử dụng. 
 B. Bật đèn khi cần thiết.	D. Sử dụng đèn Compac thay đèn sợi đốt.
Câu 30/ Vì sao phải giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm?
A. Khả năng cung cấp điện của nhà máy điện không đủ.
B. Ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của đồ dùng điện.
C. Để tránh điện áp bị giảm xuống
D. Tất cả đều đúng.
*Dạng nối cột:
Câu 1/ Hãy nối mỗi câu ở cột A với mỗi câu ở cột B cho thích hợp vào cột C:
Cột A
Cột B
Cột C
Đáp án
1. Thiết bị đóng – cắt 
A. Aptomat
1+..
2. Thiết bị lấy điện.
B. Cầu dao
2+..
3. Thiết bị bảo vệ.
C. Cầu chì
3+.....
4. Thiết bị đóng - cắt và bảo vệ
D. Ổ điện, phích cắm điện
4+.
Câu 2/ Hãy nối mỗi câu ở cột A với mỗi câu ở cột B cho thích hợp vào cột C:
Cột A
Cột B
Cột C
Đáp án
1. Vật liệu dẫn điện 
A. Thép kĩ thuật điện.
1+..
2. Vật liệu cách điện
B. Kim loại, hợp kim, than chì, du dịch điện phân.
2+..
3. Vật liệu dẫn từ
C. Thủy tinh, nhựa ebonite, sứ, mica.
3+.....
4. Vật liệu bán dẫn
D. Germanium, Silicium
4+
Câu 3/ Hãy nối mỗi câu ở cột A với mỗi câu ở cột B cho thích hợp vào cột C:
Cột A
Cột B
Cột C
Đáp án
1.Đèn huỳnh quang.
A. Tuổi thọ thấp
1+..
2.Đèn sợi đốt.
B. Sử dụng mồi phóng điện
2+..
3.Đèn compac.
C. Chấn lưu đặt trong đuôi đèn.
3+.....
4.Đèn cao áp.
D. Dùng để chiếu sang đường phố.
4+.
Câu 4/ Hãy nối mỗi câu ở cột A với mỗi câu ở cột B cho thích hợp vào cột C:
Cột A
Cột B
Cột C
Đáp án
1.
A.Đèn sợi đốt
1+..
2.
B.Đèn huỳnh quang
2+..
3.
C.Công tắc hai cực
3+.....
4.
D.Ổ điện
4+.
Câu 5/ Hãy nối mỗi câu ở cột A với mỗi câu ở cột B cho thích hợp vào cột C:
Cột A
Cột B
Cột C
Đáp án
1. Đèn sợi đốt
A. Biền đổi điện năng thành nhiệt năng.
1+..
2. Nồi cơm điện
B. Biền đổi điện áp xoay chiều một pha
2+..
3. Quạt điện
C. Biền đổi điện năng thành quang năng.
3+.....
4. Máy biến áp một pha
D. Biền đổi điện năng thành cơ năng.
4+.
*Dạng điền khuyết:
Câu 1/ Vật liệu có ......................... càng nhỏ thì.................. càng tốt.
Câu 2/ Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc đèn...................... đến nhiệt độ cao, dây tóc đèn.............................
Câu 3/. Nguyên lí làm việc của đồ dùng điện nhiệt dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng (dây điện trở), biến đổi........................... thành..............................
Câu 4/ Công tắc thường được lắp trên dây pha,.......................với tải,......................cầu chì.
Câu 5/ Trong mạch điện, cầu chì được mắc vào ............, trước ................................
2/ PHẦN TỰ LUẬN
*Dạng nhận biết
Câu 1/ Nêu cấu tạo của đèn sợi đốt?
Câu 2/ Nêu đặc điểm của đèn sợi đốt?
Câu 3/ Nêu cấu tạo đèn ống hùynh quang?
Câu 4/ Nêu đặc điểm đèn ống huỳnh quang?
Câu 5/ Nêu cấu tạo của bàn là điện?
Câu 6/ Nêu cấu tạo nồi cơm điện?
Câu 7/ Trình bày cấu tạo của máy biến áp?
Câu 8/ Trình bày cấu tạo của mạng điện trong nhà?
Câu 9/ Trình bày cấu tạo của công tắc điện? Công tắc điện có những loại nào?
Câu 10/ Sơ đồ điện là gì? Phân loại sơ đồ điện?
*Dạng thông hiểu 
Câu 1/ So sánh ưu nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang?
Câu 2/ Cần chú ý những gì khi sử dụng bàn là điện ( bàn ủi điện). Giải thích?
Câu 3/ Nêu nguyên lí làm việc của cầu chì? Nếu cầu chì bị đứt, ta có thể thay thế bằng dây đồng được không? Vì sao?
Câu 4/ Tại sao người ta không nối trực tiếp các đồ dùng điện như tivi, quạt bàn,......vào đường dây điện mà phải dùng các thiết bị lấy điện.
Câu 5/ Vì sao phải tiết kiệm điện năng? Nêu các biện pháp tiết kiệm điện năng?
Câu 6/ Vì sao phải giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điệm
Câu 7/ Vì sao người ta thường dùng đèn huỳnh quang để chiếu sáng nhà ở,lớp học, công sở, nhà máy?
Câu 8/ Sợi đốt làm bằng chất gì? Vì sao sợi đốt là phần tử quan trọng nhất của đèn?
Câu 9/ So sánh sơ đồ nguyên lí và lắp đặt?
Câu 10/ Có nên lắp cầu chì vào dây trung tính không? Vì sao?
*Dạng vận dụng
Câu 1/ Tính điện năng tiêu thụ trong 1 tháng của 2 bóng huỳnh quang 220V - 40W. Biết rằng mỗi ngày sử dụng 5 giờ ?
Câu 2/ Tính điện năng tiêu thụ trong 1 tháng của 1 quạt bàn 220V - 65W. Biết rằng mỗi ngày sử dụng 4 giờ ?
Câu 3/ Tính điện năng tiêu thụ trong 1 tháng của nồi cơm điện 220V - 400W. Biết rằng mỗi ngày sử dụng 60 phút ?
Câu 4/ Tính điện năng tiêu thụ trong 1 tháng của 1 dàn máy vi tính 220V - 200W. Biết rằng mỗi ngày sử dụng 5 giờ ?
Câu 5/ Phòng học lớp 8A5 có:
- 4 cái quạt treo tường 220V-60W, mỗi ngày sử dụng 6 giờ.
- 2 bóng đèn compact 220V-40W, mỗi ngày sử dụng 2 giờ.
Hãy tính điện năng tiêu thụ của lớp học đó trong 1 tháng, biết rằng lượng điện năng tiêu thụ mỗi ngày như nhau
B.PHẦN HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM
1/Dạng khoanh tròn
Cảu
Đáp án
A
B
C
D
1
x
2
x
3
x
4
x
5
x
6
x
7
x
8
x
9
X
10
x
11
x
12
x
13
x
14
x
15
X
16
x
17
x
18
X
19
X
20
x
21
X
22
x
23
x
24
X
25
x
26
x
27
X
28
x
29
x
30
X
2/ Dạng nối cột
Câu 1/ 1 nối..B...., 2 nối..D...., 3 nối ....C...., 4 nối.....A.......
Câu 2/ 1 nối..B...., 2 nối..C...., 3 nối .....A..., 4 nối.....D......
Câu 3/ 1 nối..B...., 2 nối...A..., 3 nối ......C.., 4 nối......D......
Câu 4/ 1 nối..B...., 2 nối...D..., 3 nối .....C..., 4 nối.....A.......
Câu 5/ 1 nối..C...., 2 nối....A.., 3 nối .....D..., 4 nối.....B.......
3/ Dạng điền khuyết
Câu 1/ điện trở suất - dẫn điện
Câu 2/ nóng lên - phát sáng
Câu 3/ điện năng - nhiệt năng
Câu 4/ nối tiếp – sau
Câu 5/ dây pha – công tắc và ổ lấy điện.
II/ PHẦN TỰ LUẬN
1/ Phần nhận biết
Câu 1/ Nêu cấu tạo của đèn sợi đốt?
Đèn sợi đốt gồm có 3 bộ phận chính: sợi đốt, bóng thủy tinh và đuôi đèn.
Sợi đốt:
- Là dây kim loại có dạng lò xo xoắn, thường làm bằng Vonfram (chịu được đốt nóng ở nhiệt độ cao)
 Bóng thủy tinh:
- Bóng thủy tinh được làm bằng thủy tinh cách nhiệt, bên trong được bơm khí trơ.
 Đuôi đèn:
- Đuôi đèn làm bằng đồng hoặc sắt tráng kẽm và được gắn chặt với bóng thủy tinh, trên đuôi có hai cực tiếp xúc.
- Có hai kiểu đuôi đèn: đuôi xoáy và đuôi ngạch.
Câu 2/ Nêu đặc điểm của đèn sợi đốt?
- Đèn phát ra ánh sáng liên tục.
 - Hiệu suất phát quang thấp.
Khi làm việc chỉ khoảng 4% đến 5% điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành quang năng phát ra ánh sáng, phần còn lại tỏa nhiệt.
-Tuổi thọ thấp (khoảng 1000 giờ)
Câu 3/ Nêu cấu tạo đèn ống hùynh quang?
-Ống thủy tinh.
+Ống thủy tinh có chiều dài: 0,3m; 0,6m; 1,2m; 1,5m; 2,4m. Mặt trong ống có phủ lớp bột huỳnh quang (hợp chất chủ yếu là phốt pho). 
- Điện cực.
+Điện cực được làm bằng dây vonfram có dạng lò xo xoắn.
+Có hai điện cực ở hai đầu ống, mỗi điện cực có hai đầu tiếp điện đưa ra ngoài gọi là chân đèn để nối với nguồn điện.
Câu 4/ Nêu đặc điểm đèn ống huỳnh quang?
-Hiện tượng nhấp nháy.
+Với dòng điện tần số 50Hz, đèn phát ra ánh sáng không liên tục, có hiệu ứng nhấp nháy, gây mỏi mắt.
-Hiệu suất phát quang thấp.
+Khi làm việc, khoảng 20% đến 25% điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành quang năng, phần còn lại tỏa nhiệt.
-Tuổi thọ (khoảng 8000 giờ)
-Mồi phóng điện.
+Vì khoảng cách giữa hai điện cực của đèn lớn, để đèn phóng điện được cần phải mồi phóng điện.
+Để mồi phóng điện cho đèn ống huỳnh quang người ta dùng chấn lưu điện cảm và tắc te, hoặc chấn lưu điện tử.
Câu 5/ Nêu cấu tạo của bàn là điện?
Dây đốt nóng.
	- Làm bằng hợp kim niken- Crom chịu được nhiệt độ cao 1000oC đến 1100oC.
Vỏ bàn là:
- Đế làm bằng gang hoặc đồng mạ crom.
- Nắp bằng đồng hoặc bằng nhựa chịu nhiệt.
- Đèn tín hiệu, rơle nhiệt, núm điều chỉnh.
Câu 6/ Nêu cấu tạo nồi cơm điện?
-Vỏ nồi cơm có hai lớp, giữa hai lớp có bông thủy tinh cách nhiệt.
-Soong được làm bằng hợp kim nhôm phía trong được phủ lớp men đặc biệt để cơm không bị dính vào soong.
-Dây đốt nóng làm bằng hợp kim niken-crom
-Ngoài ra còn có đèn báo hiệu, mạch điện tự động để thực hiện các chế độ nấu, ủ, hẹn giờ...... 
Câu 7/ Trình bày cấu tạo của máy biến áp?
. Cấu tạo: gồm lõi thép, dây quấn, vỏ máy, đồng hồ đo điện, núm điều chỉnh.
Lõi thép :
 Làm bằng các lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành một khối. Lõi thép dùng để dẫn từ cho máy biến áp.
 Dây quấn:
- Làm bằng dây điện từ được quấn quanh lõi thép.
Máy biến áp một pha thường có hai cuộn dây quấn.
+ Dây quấn sơ cấp nối với nguồn điện, có U1và N1
+ Dây quấn thứ cấp nối với tải có U2và N2
Câu 8/ Trình bày cấu tạo của mạng điện trong nhà?
- Mạng điện trong nhà gồm: mạch chính, mạch nhánh, thiết bị đóng cắt và bảo vệ, bảng điện, sứ cách điện.
- Mạch chính gồm dây pha và dây trung hòa. Mạch chính đi qua đồng hồ đo điện năng vào trong nhà.
- Các mạch nhánh được mắc song song với nhau để có thể điều khiển độc lập, có chức năng cung cấp điện tới các đồ dùng điện.
Câu 9/ Trình bày cấu tạo của công tắc điện? Công tắc điện có những loại nào?
Cấu tạo.
Gồm: vỏ, cực động và cực tĩnh.
- Vỏ: được làm bằng nhựa, hoặc sứ cách điện
- Cực động và cực tĩnh: được làm bằng đồng, có chức năng đóng cắt mạch điện. 
Phân loại
- Dựa vào số cực: công tắc điện hai cực, công tắc điện ba cực,... 
- Dựa vào thao tác đóng - cắt: công tắc bật, công tắc bấm, công tắc xoay,...
Câu 10/ Sơ đồ điện là gì? Phân loại sơ đồ điện?
Sơ đồ điện là hình biểu diễn quy ước của một mạch điện, mạng điện hoặc hệ thống điện.
Phân loại sơ đồ điện:
- Sơ đồ nguyên lí: Chỉ nêu lên mối liên hệ về điện, dùng để tìm hiểu nguyên lí làm việc của mạch điện
- Sơ đồ lắp đặt: Biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt của các phần tử. Từ đó dự trù vật liệu,lắp đặt, sửa chữa mạch điện
2/ Dạng thông hiểu 
Câu 1/ So sánh ưu nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang?
Loại đèn
Ưu điểm
Nhược điểm
Đèn sợi đốt
1. Ánh sáng liên tuc.
2. Không cần chấn lưu
1. Không tiết kiệm điện năng.
2. Tuổi thọ thấp.
Đèn huỳnh quang
1. Tiết kiệm điện năng.
2. Tuổi thọ cao
1. Ánh sáng không liên tục.
2. Cần chấn lưu.
Câu 2/ Cần chú ý những gì khi sử dụng bàn là điện ( bàn ủi điện). Giải thích?
+ Sử dụng đúng điện áp. 
+ Khi đóng điện không để đế bàn là trên mặt bàn, lâu trên quần áo. Vì để lâu, sẽ làm cháy vải.
+ Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Vì mỗi loại vải chỉ phù hợp một nhiệt độ nhất định
+ Giữ mặt là sạch, nhẵn. Nhằm tăng hiệu quả khi ủu.
+ Đảm bảo an toàn. Tránh bị tai nạn điện
Câu 3/ Nêu nguyên lí làm việc của cầu chì? Nếu cầu chì bị đứt, ta có thể thay thế bằng dây đồng được không? Vì sao?
Nguyên lí làm việc: Dây chảy được mắc nối tiếp với mạch điện cần bảo vệ, nên khi xảy ra sự cố ngắn mạch, dây chảy cầu chì bị nóng chảy và đứt, làm mạch điện bị hở, bảo vệ cho mạch điện và các đồ dùng điện không bị hỏng.
Không nên thay thế, vì nhiệt độ nóng chảy của đồng cao hơn chì, nên khi bị quá tải, mạch điện không thể bị ngắt, làm hư hỏng đồ dùng điện.
Câu 4/ Tại sao người ta không nối trực tiếp các đồ dùng điện như tivi, quạt bàn,......vào đường dây điện mà phải dùng các thiết bị lấy điện.
Nếu không sử dụng thiết bị lấy điện mà nối trực tiếp đồ dùng điện sẽ hoạt động suốt ngày đêm, gây lãng phí điện năng.
Câu 5/ Vì sao phải tiết kiệm điện năng? Nêu các biện pháp tiết kiệm điện năng?
Do nhu cầu tiêu thụ điện năng ngày càng tăng nhưng các nhà máy điện không đáp ứng đủ.
 Sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng:
	 Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm.
	- Cắt điện những đồ dùng điện không cần thiết
 Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng.
	- Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao sẽ ít tốn điện năng.
 Không sử dụng lãng phí điện năng.
	- Không sử dụng đồ dùng điện khi không có nhu cầu.
Câu 6/ Vì sao phải giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điệm
	 - Điện của nhà máy điện không đáp ứng đủ điện năng tiêu thụ.
 - Điện áp giảm xuống, ảnh hưởng đến đồ dùng điện.
Câu 7/ Vì sao người ta thường dùng đèn huỳnh quang để chiếu sáng nhà ở,lớp học, công sở, nhà máy?
Vì so với đèn sợi đốt, đèn hùynh quang có: 
- Hiệu suất phát quang cao (tiết kiệm điện) 
- ánh sáng dịu, mát, diện tích phát quang lớn 
- ít phát nhiệt ra môi trường 
- Tuổi thọ cao.
Câu 8/ Sợi đốt làm bằng chất gì? Vì sao sợi đốt là phần tử quan trọng nhất của đèn?
- Là dây kim loại có dạng lò xo xoắn, thường làm bằng Vonfram (chịu được đốt nóng ở nhiệt độ cao)
- Sợi đốt là phần tử quan trọng nhất của đèn, ở đó biến đổi điện năng thành quang năng. Tuổi thọ của sợi đốt là tuổi thọ của bóng đèn
Câu 9/ So sánh sơ đồ nguyên lí và lắp đặt?
Sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt : 
- Giống:Đều là bản vẽ về mạch điện có dây dẫn và dụng cụ điện 
- Khác : 
Sơ đồ nguyên lí : Nêu lên mối quan hệ điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện vị trí lắp đặt , cách lắp ráp sắp xếp của chúng trong thực tế , nghiên cứu nguyên lí lám việc của mạch điện 
Sơ đồ lắp đặt : thể hiện vị trí lắp đặt , cách lắp ráp sắp xếp của chúng trong thực tế của mạch điện , sử dụng để duy trì , vật liệu sửa chữa mạng điện
Câu 10/ Có nên lắp cầu chì vào dây trung tính không? Vì sao?
 Không nên lắp cầu chì vào dây trung tính mà phải lắp đặt cầu chì trên dây nóng. Vì khi xảy ra sự cố ngắn mạch dòng điện trong mạch lớn làm cho cầu chì bị nóng chảy và đứt làm ngắt dây trung tính khỏi nguồn điện nhưng trong khi dây pha vẫn có điện do vỏ dây điện bị nóng chảy có khả năng chập điện với vỏ máy gây hư hỏng, cháy nổ thiết bị và nguy hiểm cho người .
*Dạng vận dụng
Câu 1/ Tính điện năng tiêu thụ trong 1 tháng của 2 bóng huỳnh quang 220V - 40W. Biết rằng mỗi ngày sử dụng 5 giờ ?
Tóm tắt: U = 220V 
 P = 40 W 
 t = 30 ngàyÎ5 giờ.
Giải:
Điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong một tháng:
A= P.t = 40Î150x2=12000 Wh
= 12 kWh
Câu 2/ Tính điện năng tiêu thụ trong 1 tháng của 1 quạt bàn 220V - 65W. Biết rằng mỗi ngày sử dụng 4 giờ ?
Tóm tắt: U = 220V 
 P = 65 W 
 t = 30 ngàyÎ4 giờ.
Giải:
Điện năng tiêu thụ của quạt trong một tháng:
A= P.t = 65Î120×1=7800 Wh
= 7,8 kWh
Câu 3/ Tính điện năng tiêu thụ trong 1 tháng của nồi cơm điện 220V - 400W. Biết rằng mỗi ngày sử dụng 60 phút ?
Tóm tắt: U = 220V 
 P = 400 W 
 t = 30 ngàyÎ1 giờ.
Giải:
Điện năng tiêu thụ của nồi cơm trong một tháng:
A= P.t = 400Î30×1=12000 Wh
= 12 kWh
Câu 4/ Tính điện năng tiêu thụ trong 1 tháng của 1 dàn máy vi tính 220V - 200W. Biết rằng mỗi ngày sử dụng 5 giờ ?
Tóm tắt: U = 220V 
 P = 200 W 
 t = 30 ngàyÎ5 giờ.
Giải:
Điện năng tiêu thụ của máy vi tính trong một tháng:
A= P.t = 200Î150×1=30000 Wh
= 30 kWh
Câu 5/ Phòng học lớp 8A5 có:
- 4 cái quạt treo tường 220V-60W, mỗi ngày sử dụng 6 giờ.
- 2 bóng đèn compact 220V-40W, mỗi ngày sử dụng 2 giờ.
Hãy tính điện năng tiêu thụ của lớp học đó trong 1 

File đính kèm:

  • docxCong nghe 8 DE CUONG HKII_12787158.docx