Đề cương ôn tập khối 4 VNEN - Học kì II - Năm học 2014 - 2015 (môn khoa học, lịch sử & địa lí )
PHẦN II:
MÔN LỊCH SỬ
1. Tên nước ta dưới thời nhà Hồ là gì?.
a. Đại Cồ Việt
b. Địa Việt
c. Đại Ngu
d. Đại Nam
Đáp án: Câu c
2. Hồ Quý Ly đã thực hiện chính sách nào sau đây ?
a. Giữ lại các quan lại cao cấp của dòng họ Trần
b. Đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân
c. Quy định lại số ruộng đất và số nô tì cho mỗi gia đình, quý tộc.
d. Quan lại và quý tộc được quyền bán cho nhà nước số ruộng đất và nô tì thừa theo quy định của Hồ Quý Ly.
PHÒNG GD & ĐT U MINH THƯỢNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH THUẬN 5 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TỔ KHỐI: 4&5 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KHỐI 4 VNEN CHKII - NĂM HỌC 2014 - 2015 (Môn Khoa học, Lịch sử & Địa lí ) PHẦN I: MÔN KHOA HỌC Nên làm gì để giữ cho bầu không khí trong sạch? (Bài 20) Thu gom và xử lí rác họp lí. Giảm lượng khí thải xe cộ, nhà máy, giảm bụi, khói đun bếp. Thu gom và xử lí rác họp lí, Giảm lượng khí thải xe cộ, nhà máy, giảm bụi, khói đun bếp, bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh. Đáp án:- Câu c Những nguyên nhân nào làm không khí bị ô nhiễm? (Bài 20) Khói Khí độc Các lại bụi Khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn, Đáp án: Câu d Âm thanh khi lan truyền ra xa sẽ như thế nào? (Bài 21) Âm thanh lớn lên Âm thanh nhỏ đi Âm thanh không nhỏ, không lớn. Đáp án: Câu b Âm thanh rất cần cho cuộc sống con người như thế nào? (Bài 22) Nói chuyện với nhau. Học tập, truyền tin thưởng thức âm nhạc. Nói chuyện với nhau, học tập, truyền tin, thưởng thức âm nhạc, tránh được tai nạn, Đáp án: Câu b Tiếng ồn có thể gây ra tác hại nào tới sức khỏe con người ? (Bài 22) Mất ngủ, đau đầu Có hại cho tai Làm suy nhược thần kinh Tất cả các ý trên. Đáp án: Câu d Khi được chiếu sáng thì phía sau của vật cản sáng có bóng của vật đó như thế nào ? (Bài 23) Đáp án: Bóng của một vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi. Điều gì sẽ xảy ra với sự sống của con người, động vật và thực vật nếu không có ánh sáng? (Bài 24) Đáp án: Nếu không có ánh sáng thì con người, động vật và thực vật không được sinh tồn vì con người không có thức ăn, không khỏe mạnh, không thực hiện được các công việc hằng ngày. Các động vật không thấy đường kiếm ăn, nước uống, huy hiểm. Thực vật không hấp thụ được ánh sáng cây sẽ chết. Khi đọc và viết em cần lưu ý điều gì để bảo vệ mắt ? (Bài 25) Đáp án: Không đọc và viết dưới ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh. Khi đọc và viết, tư thế phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách giữ ở cự li khoảng 30 em. Không đọc sách khi đang nằm, đang đi trên đường hoặc chạy xe lắc lư. Khi chạm tay vào nước đá trong tủ lạnh, ta thấy mát lạnh ? (Bài 26) Có sự truyền nhiệt từ vật sang tay ta làm ta cảm thấy lạnh Có sự truyền nhiệt từ tay sang vật nên ta cảm thất lạnh. Cả a và b đều đúng. Đáp án: Câu a Vì sao về mùa lạnh khi đặt tay vào một vật bằng đồng ta thấy lạnh hơn khi đặt tay vào một vật bằng gỗ ? (Bài 27) Vật bằng đồng có nhiệt độ thắp hơn vật bằng gỗ Đồng tỏa nhiệt cho tay nhiều hơn gỗ Đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên nhiệt từ tay ta truyền cho đồng nhiều hơn truyền cho gỗ Cả a và c đều đúng. Đáp án: Câu c Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B cho phù hợp (Bài 28) A B 1. Tưới cây, che giàn. a. Chống rét cho cây 1. Tưới cây, che giàn. b. Chống rét cho động vật. 2. Cho uống nhiều nước, chuồng trại thoáng mát. 3. Ủ ấm cho gốc cây bằng gơm rạ. c. Chống nóng cho cây. d. Chóng nóng cho động vật 4. Cho ăn nhiều chất bột, chuồng trại kín gió, Cây sẽ như thế nào nếu không được tưới nước? (Bài 30) Cây sẽ di chuyển đến nơi có nước. Cây sẽ phát triển tốt và khỏe mạnh. Cây sẽ héo và cuối cùng sẽ chết. Đáp án: Câu c Vào giai đoạn nào, cây ăn quả cần ít nước? (Bài 30) Lúc cây còn non. Lúc cây trưởng thành. Khi quả chín. Đáp án: Câu c Căn cứ vào đâu người ta tưới hoặc thiếu nước cho cây trồng? (Bài 30) Đáp án: Khi thời tiết thay đổi, nhu cầu nước của cây cũng thay đổi. Vào những ngày nắng nóng, lá cây thoát nhiều hơi nước hơn nên nhu cầu nước của cây cũng cao hơn. Để tăng năng suất cây trồng chúng ta cần tưới và tiêu nước hợp lí. Đánh mũi tên và điền các từ vào chỗ chấm trong sơ đồ sau đây cho phù hợp? (Bài 31) Thực vật Khí ô xi Khí các-bô-níc Quá trình nào ở thực vật hút khí ô xi và thải ra khí các-bô-níc ? Thoát hơi nước Quang hợp Hô hấp Đáp án: Câu b Vẽ mũi tên chỉ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật để hoàn thành chuỗi thức ăn sau ? Gà Cây rau Sâu Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật ? Khí các-bô-nic Khí ô-xi ĐỘNG VẬT Nước Nước tiểu Các chất hữu cơ trong thức ăn Các chất thải Sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật 19. Em hãy vẽ mũi tên theo sơ đồ chuỗi thức ăn của động vật Cỏ Thỏ Cáo Vi khuẩn Xác chết động vật đang bị phân hủy Sơ đồ chuỗi thức ăn của động vật PHẦN II: MÔN LỊCH SỬ Tên nước ta dưới thời nhà Hồ là gì?. a. Đại Cồ Việt b. Địa Việt c. Đại Ngu d. Đại Nam Đáp án: Câu c Hồ Quý Ly đã thực hiện chính sách nào sau đây ? a. Giữ lại các quan lại cao cấp của dòng họ Trần b. Đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân c. Quy định lại số ruộng đất và số nô tì cho mỗi gia đình, quý tộc. d. Quan lại và quý tộc được quyền bán cho nhà nước số ruộng đất và nô tì thừa theo quy định của Hồ Quý Ly. Đáp án: Câu b,d Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào ? a. Bảo vệ quyền lợi của vua b. Bảo vệ quyền lợi của quan lại, địa chủ c. . Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ, bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. d. Bảo vệ quyền lợi của bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. Đáp án: Câu c Nối cột A với cột B cho phù hợp để hoàn thiện bảng sau: Cột A Cột B Tác giả Tác phẩm Nguyễn Trãi Đại Việt sử kí toàn thư Lương Thế Vinh Lam Sơn thục lục Nguyễn Trãi Dư địa chí Nguyễn Trãi Đại thành toán pháp Lê Thánh Tông Quốc âm thi tập Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Hồng Đức Quốc âm thi tập Đáp án: Đại Việt sử kí toàn thư (Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên,), Lam Sơn thục lục (Nguyễn Trãi), Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Đại thành toán pháp(Lương Thế Vinh), Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức Quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông). Hãy nêu các tác giả, tác phẩm và nội dung văn học tiêu biểu của thời Hậu Lê ? Tác giả Tác phẩm Nội dung Nguyễn Trãi Bình Ngô đại cáo Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc. Vua Lê Thánh Tông Hội Tao Đàn Các tác phẩm thơ Ca ngợi nhà Hậu Lê, đề cao và ca ngợi công đức của nhà vua. Nguyễn Trãi Ức Trai thi tập Nói lên tâm sự của những người muốn đem tài năng, trí tuệ ra giúp ích cho dân, cho đất nước nhưng lại bị quan lại ghen ghét, vùi dập. Lý Tử Tấn Nguyễn Húc Các bài thơ Cuộc tiến công ra Bắc của quân Tây Sơn năm 1786 đạt được kết quả gì ? Đáp án: - Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ được họ Trịnh, giao quyền cai trị ở Đàng Ngoài cho vua Lê (năm 1786), mở đầu việc thống nhất đất nước. Quang Trung đã đề ra chính sách gì về văn hóa, giáo dục Tác dụng chính của sách này là gì? Đáp án: -Ông ban bố “Chiếu lập học”, “coi xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu”, lấy chữ Nôm là chữ quốc gia, dùng trong thi cử và thảo các lệnh của nhà nước. Chính sách này góp phần phát triển giáo dục; bảo tồn phát triển chữ viết dân tộc. Để bảo vệ ngai vàng và chế độ, các vua nhà Nguyễn còn đề ra những chính sách nào? Đáp án: Các vua nhà Nguyễn tăng cường xây dựng một quân đội gồm nhiều thứ quân, xây dựng thành trì vững chắc. Nhà Nguyễn còn ban hành Bộ luật Gia Long để bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, trừng trị kẻ chống đối. Vì sao nói Bộ luật Gia Long bảo vệ uy quyến tuyệt đối của nhà vua? Đáp án: Trong bộ luật này có điều quy định : Những kẻ mưu phản điều đều bị xử lăng trì. Ông, cha, con, cháu, anh, em của những kẻ đó từ 16 tuổi trở lên đều bị chém đầu. Con trai từ 15 tuổi trổ xuống, mẹ, con gái, của kẻ đó phải làm nô tì cho nhà quan. Tài sản của kẻ đó bị tịch thu. PHẦN III: MÔN ĐỊA LÍ 1. Chọn và sắp xếp các ý sau vào sơ đồ sao cho phù hợp: Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám; Siêu thị, ngân hàng, bưu điện, nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất; các nhà máy, trường đại học, bảo tàng. Thủ đô Hà Nội Trung tâm chính trị: nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất Trung tâm kinh tế lớn: các nhà máy, Siêu thị. Trung tâm văn hóa, khoa học: Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám; ngân hàng, bưu điện, trường đại học, bảo tàng. 2. Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ có điều kiện nào ? a. Có sông Hồng chảy qua b. Các phố cổ nằm gần Hồ Hoàng Kiếm c. Có sông Hồng chảy qua, thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương trong nước và thế giới. Các phố cổ nằm gần Hồ Hoàng Kiếm. Hà Nội đang ngày càng phát triển và hiện đại hơn. Đáp án: Câu c 3. Đồng bằng Nam bộ do những sông nào bồi đắp nên ? a. sông Cửu Long b. sông Cái lớn, sông Cái bé c. sông Tiền, sông Hậu d. Sông Mê Công và sông Đồng Nai Đáp án: Câu d 4. Ở đồng bằng Nam bộ có những loại đất nào ? a. Đất phèn, đất phù sa b. Đất mặn, đất sét c. Đất phèn, đất sét d. Đất phù sa, đất phèn, đất mặn Đáp án: Câu d 5. Để có nước sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, người dân ở đồng bằng Nam Bộ đã làm gì ? Đáp án: Ở đồng bằng Nam Bộ, nhiều hồ lớn được xây dựng để cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô như hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An. Ở Tây Nam Bộ người dân đào rất nhiều kênh rạch nối các sông với nhau, làm cho đồng bằng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. 6. Kể tên một số đặc điểm tự nhiên, các lễ hội nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ ? Đáp án: Các dân tộc ở đồng bằng Nam Bộ chủ yếu là người kinh, Khmer, Chăm, Hoa. Người dân ở đây thường lập ấp và làm nhà ở dọc theo sông ngòi, kênh, rạch. Các lễ hội nổi tiếng như : lễ hội Bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà, lễ cúng Trăng, 7. Em hãy trình bày những hiểu biết của em về chợ nổi ở đồng bằng Nam Bộ ? Đáp án: Chợ nổi trên sông là nét độc đáo của đồng bằng sông Cửu Long. Chợ nổi thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của xuồng, ghe từ nhiều nơi đổ về. Mọi thứ hàng hóa đều có thể mua bán trên xuồng ghe. 8. Em hãy nêu những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho người dân ở đây ? Đáp án: Vào mùa hạ, mưa ít, không khí khô, nóng làm đồng ruộng nứt nẻ, sông hồ cạn nước. Còn những tháng cuối năm thường có mưa lớn và bão, gây thiệt hại nhiều về người và của. Theo em, ở đồng bằng duyên hải miền Trung dân cư như thế nào? Có những dân tộc nào sinh sống ? Nghề chính của người dân nơi đây là gì ? Đáp án: Ở đây cũng có những điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nên dân cư tập trung khá đông đúc. Ở đây chủ yếu là người Kinh và người Chăm sinh sống.Nghề chính của người dân là nghề nông, làm muối, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Vùng đảo phía Bắc Bộ, nơi có nhiều đảo nhất nước ta, các đảo lớn là: a. Cái Bầu, Cát Bà, Vịnh Thái Lan b. Phú Quốc, Vịnh Hạ Long c. Cái Bầu, Cát Bà, Vịnh Hạ Long d. Cát Bà, Vịnh Hạ Long, Hoàng Sa, Trường Sa Đáp án: Câu C Em hãy nối cột A với cột B cho hoàn chỉnh bảng sau: Cột A Cột B Quần đảo Hoàng Sa Vùng phía Bắc Quần đảo Trường Sa Đảo Cát Bà Vùng phía Nam và Tây Nam Đảo Côn Sơn, Vịnh Thái Lan Đảo Phú Quốc Vùng Biển miền Trung Vịnh Hạ Long Minh Thuận, ngày 15 tháng 04 năm 2015 DUYỆT CỦA BGH TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG PHẠM THANH ĐIỀN
File đính kèm:
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KHỐI 4 CUỐI HKII . NĂM HỌC 2013 -2014 VNEN.doc