Đề cương ôn tập học kỳ II Ngữ văn 6

Câu 38:

 a.Ghi lại câu thơ sau “Lượm ơi còn không?” rồi chép tiếp những câu thơ còn lại trong bài thơ Lượm của Tố Hữu cho đến hết bài ?

b. Nêu ý nghĩa của đoạn thơ ?

Câu 39: Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra qua việc Mèn gây ra cái chết oan cho Dế Choắt là gì ? Em có suy nghĩ gì về bài học đó ?

Câu 40. Miêu tả hình ảnh mẹ chăm sóc em trong một lần em bị ốm .

Câu41.

 Em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả trong văn bản "Vượt thác " của Võ Quảng ?

Câu42.

 Ẩn dụ là gì ? Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp ?

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2789 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ II Ngữ văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
 NGỮ VĂN 6 
Câu 1.Kể tên các truyện – kí hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình ngữ văn 6 học kì II.
Câu 2.Chép thuộc lòng 2 khổ thơ đầu trong bài thơ "Lượm" của Tố Hữu.
Câu 3. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau :
	 " Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chiếm ngang trước (Vượt thác- Võ Quảng)
Câu 4. 
	Đặt câu trần thuật đơn có từ là, một câu dùng để đánh giá, một câu dùng để giới thiệu ? Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu vừa đặt ?
Câu 5. Hãy tả một người thân mà em yêu quý.
 Câu 6 Từ văn bản "Bức tranh của em gái tôi " của Tạ Duy Anh, em rút ra bài học gì cho bản thân? 
 Câu 7 Chép nguyên văn khổ thơ cuối trong bài "Đêm nay Bác không ngủ " của tác giả Minh Huệ. Em hiểu như thế nào về khổ thơ đó?
 Câu 8 Câu “ Ngày mai, đi lao động dọn vệ sinh sân trường thiếu thành phần gì? Hãy khôi phuc lại thành phần bị thiếu.
 Câu 9Viết đoạn văn ngắn từ 5-7 câu theo chủ đề mùa thi có sử dụng phép nhân hoá và so sánh. 
Câu 10: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
”...Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.”
Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Cho biết tác giả là ai? (1đ)
Câu 11: Trình bày ý nghĩa văn bản Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh? (1 điểm)
Câu 13 Chỉ ra và cho biết kiểu nhân hóa được sử dụng trong câu ca dao sau (1đ):
”Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”.
Câu 14Em hãy viết một bài văn tả một người bạn của em. (5đ)
Câu 15 Từ văn bản”Bài học đường đời đầu tiên”(Tô Hoài),em rút ra bài học gì cho bản thân?
Câu16 Chép 4 câu thơ cuối trong bài”Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ và cho biết lời thơ khẳng định điều gì ở Bác?(2đ)
Câu17 Nhân hoá là gì?Cho 1 ví dụ về phép nhân hoá,gạch dưới nhân hoá.(1đ)
Câu 18 Học xong văn bản" Bài học đường đời đầu tiên" trích “ Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài, em hãy cho biết sai phạm đầu tiên của Dế Mèn như thế nào ? Từ sai phạm của Dế mèn em rút ra được bài học gì ? 
Câu 19 Chép nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ Đêm nay Bác không ngủ? Nêu cảm nhận của em về khổ thơ đó?
Câu 20 Câu trần thuật đơn là gì ? Đặt câu trần thuật đơn và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu đó. 
Câu 21 Tả ngôi trường thân yêu của mình.
 22/ Chép khổ thơ cuối trong bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ.
 Nêu nội dung khổ thơ đó .
23.Thế nào gọi là nhân hóa ? Đoạn văn sau sử dụng phép tu từ nào ?
 “Gậy tre , chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng , giữ nước. giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.” 
 ( Cây tre Việt Nam – Thép Mới ) 
 24 Xác định các thành phần câu trong câu sau và cho biết đó là câu miêu tả hay câu tồn tại ?
 - Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng .
 Hãy tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi .
Câu 25 Thế nào là truyền thuyết? 
Câu 26 Cho biết mô hình của cụm danh từ. Điền các cụm danh từ sau vào mô hình đó:
 a, Một lưỡi búa của cha để lại
 b, Tất cả những em học sinh chăm ngoan ấy 
Câu 27 Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tính cách đối lập của hai nhân vật Thạch Sanh và Lý thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh.
 Câu 28 Kể về người mẹ của em. 
Câu 29 Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra được từ lời khuyên của Dế Choắt là bài học gì?
Câu 30. a, Nêu các kiểu nhân hóa. Cho ví dụ minh họa.
 b, Đặt hai câu với hai phó từ: đều, lắm
 Câu 31 Tác giả quê ở tỉnh Tiền Giang viết văn từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.Em hảy cho biết tên văn bản và tên tác giả (0,5đ)
 Câu 32 Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh Dượng Hương Thư giống như “Một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hung vĩ” (0,5đ)
 Câu 33 Tìm và nêu tác dụng của phép tu từ so sánh,nhân hóa trong các câu sau: a/Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam.
 b/Tre xung phong vào xe tăng đại bác.
 Câu34: Chép thuộc lòng khổ thơ cuối cùng trong bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu ? 
Câu 35 .
Chép lại khổ thơ cuối trong bài thơ:” Đên nay Bác không ngủ” ( Minh Huệ ). Nêu ý nghĩa của khổ thơ đó ? 
Câu 36 .
Câu văn “, Mặt trời nhú lên dần và lên cho kì hết”
 - Trích Cô Tô- Nguyễn Tuân.
a) Từ nào có thể thay thế cho từ “nhú lên”trong câu văn trên.(1đ)
b) Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào ? (1đ)
Câu 37
Đọc kĩ đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau: 
“Gậy tre , chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng , đại bác. Tre giữ làng , giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre , anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! “
Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào , tác giả là ai?
Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn văn là gì ?
Câu “Tre hi sinh để bảo vệ con người.” Thuộc kiểu nhân hóa nào ?
Tìm chủ ngữ, vị ngữ của câu : 
 “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù .”
Câu 38:
 a.Ghi lại câu thơ sau “Lượm ơi còn không?” rồi chép tiếp những câu thơ còn lại trong bài thơ Lượm của Tố Hữu cho đến hết bài ? 
b. Nêu ý nghĩa của đoạn thơ ?
Câu 39: Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra qua việc Mèn gây ra cái chết oan cho Dế Choắt là gì ? Em có suy nghĩ gì về bài học đó ? 
Câu 40. Miêu tả hình ảnh mẹ chăm sóc em trong một lần em bị ốm .
Câu41. 
 Em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả trong văn bản "Vượt thác " của Võ Quảng ?
Câu42. 
 Ẩn dụ là gì ? Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp ?
Câu43.
 Hãy chuyển đổi câu miêu tả “Dưới gốc tre , những mầm măng tua tủa. ” sang câu tồn tại . Xác định chủ ngữ,vị ngữ trong câu vừa chuyển ?
.Câu 44: Thế nào là phép so sánh? Chỉ ra mô hình cấu tạo và tác dụng của phép so sánh trong câu thơ sau:
“ Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”.
Câu 46. Em hãy tả lại hình ảnh của thầy giáo (hoặc cô giáo) đang giảng bài trong một tiết học mà em thích nhất ./.
Câu 47. Cho đoạn văn sau:“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người...” Thép Mới  
a/ Xác định phép tu từ có trong đoạn văn trên.
b/ Nêu rõ tác dụng của phép tu từ được dùng trong đoạn văn.
Câu48. Chép nguyên văn khổ thơ thứ 3 trong bài “ Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ. Viết đoạn văn (3 – 5 câu) nêu cảm nhận của em về hình tượng Bác Hồ trong bài thơ.
Câu49: Chép nguyên văn hai khổ thơ cuối bài thơ Lượm. Cuối bài thơ, tác giả nhắc lại hình ảnh hồn nhiên, trong sáng, vui tươi của Lượm tác dụng gì ? (2,5 đ)
Câu 50: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biểng Đông.
 (Cô Tô – Nguyễn Tuân)
 a/ Trong đoạn văn trên tác giả sử dụng phép tu từ gì để miêu tả cảnh mặt trời mọc ? Phân tích tác dụng của phép tu từ đó. (1,5 đ)
 b/Viết một câu trần thuật đơn có dùng từ “hồng hào”.(1 đ)
CÂU 52) Chép lại nguyên văn khổ thơ cuối trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ.
CÂU 53) 4/ Nêu bài học mà em rút ra được từ truyên “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh.
CÂU 54Nhân hóa là gì? . Cho ví dụ minh hoạ.
CÂU 55.Cho các câu trần thuật đơn sau: 
1/ Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.
2/ Cầu Long Biên có một tuyến đường sắt chạy giữa.
a/ Xác định mục đích của các câu trần thuật đơn đó.
b/ Tìm chủ ngữ, vị ngữ. 
Caâu 56.
 a)Chép nguyên văn khổ thơ cuối trong bài “ Đêm nay Bác không ngủ”của Minh Huệ.
 b)Nêu ý nghĩa của khổ thơ đó.
 Cââu 2.
 Qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” củaTô Hoài, em thấy Mèn rút ra bài học gì cho bản thân mình.
 Caâu 57.
 So sánh là gì? Cho ví dụ.
 Caâu 58. a)Chép nguyên văn khổ thơ cuối trong bài “Đêm nay Bác không ngủ”của Minh Huệ
 b)Nêu ý nghĩa của khổ thơ đó.
 Cââu 59.
 Qua văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh,em rút ra 
 bài học gì về thái độ ứng xử trước tài năng và thành công của người 
 khác.
Caâu 60 a)So sánh là gì? Cho ví dụ.
Viết đoạn văn (3 đến 5 câu) giới thiệu về bản thân em có sử
dụng ít nhất một câu trần thuật đơn có từ là.Chỉ ra câu trần
thuật đơn có từ là trong đoạn văn đó.
Câu 61 Chép 2 khổ cuối bài thơ Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ).
Câu 61.Từ văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài), em rút ra bài học gì cho bản thân?
Câu 62.Hãy chuyển những câu miêu tả sau sang câu tồn tại :
Cuối vườn, những chiếc lá khô rơi lác đác.
Xa xa, một hồi trống nổi lên. 
Câu 63 Xác định biện pháp tu từ trong các câu sau :
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
 b. Những cái đó cám dỗ tôi hơn là các quy tắc về phân từ.
Câu 64.Tả cảnh mặt trời mọc theo quan sát và tưởng tượng của em.
Câu 65.Hãy chép thuộc lòng hai khổ thơ cuối bài thơ “Lượm” của Tố Hữu. Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó?
Câu 66.: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau :
	 " Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt."
Câu 67..Viết một đoạn văn miêu tả ( chủ đề mùa xuân) từ 4 đến 5 câu trong đó có sử dụng phép nhân hoá và so sánh 	
Câu 68
 Hãy tả một người thân mà em yêu quý.
Câu 1: Phân biệt sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ.( 1đ )
Câu 69 Chuyển các câu sau đầy thành câu tồn tại. Hãy cho biết cách chuyển từ câu tồn tại thành câu miêu tả?(2 điểm)
	a/ Trên cánh đồng, tiếng sáo mục đồng véo von.
	b/ Từ xa, một cánh buồm thấp thoáng.
Câu 70 Viết lại hai khổ thơ cuối trong bài thơ Lượm của Tố Hữu. Cho biết việc lặp lại hai khổ thơ đo ở cuối bài thơ có ý nghĩa gì?.( 2 đ)
Câu 71 Thế nào là so sánh? Cho ví dụ một câu có dùng phép tu từ so sánh
Câu 72Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
 ( Vượt thác – Võ Quảng)
 a/ Câu “ Thuyền cố lấn lên.” là kiểu câu trần thuộc đơn nào?
 b/ Câu văn đầu tiên của đoạn trích dùng biện pháp nghệ thuật nào?
 c/ Ghi ra những phó từ có trong câu cuối của đoạn văn.
 d/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu cuối của đoạn văn.
 Câu 7
 3a/ Chép nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”
 b/ Viết đoạn văn ngắn 5 câu bày tỏ suy nghĩ của em về hình tượng Bác Hồ sau khi học bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_van6_ki_2_20150725_025930.doc