Đề cương ôn tập học kỳ II - Môn sinh học 9

19) Các tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường thì sẽ phải làm gì?

a. Có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã gây ra.

b. Phải khắc phục hậu quả đã gây ra

c. Sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi hoàn thiệt hại đã gây ra

d. Bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả môi trường đã gây ra.

20) Từ năm 1972, ngày 5/ 6 hàng năm được chọn làm Ngày Môi trường Thế giới với mục đích:

a. Chọn đây là ngày làm sạch môi trường

b. Tuyên truyền để nâng cao ý thức mọi người về bảo vệ môi trường

c. Chọn đây là ngày làm sạch bãi biển

d. Tuyên truyền cho mọi người cùng biết đây là ngày ra đời của Luật bảo vệ môi trường.

 

docx5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ II - Môn sinh học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II - MÔN SINH HỌC 9
A - TRẮC NGHIỆM:
I/ Khoanh tròn vào chữ cái của ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Quan hệ giữa các sinh vật cùng loài là mối quan hệ:
Giữa các cá thể cùng loài với nhau.
Giữa các cá thể sống gần nhau.
Giữa các cá thể cùng loài sống gần nhau.
Giữa các cá thể cùng loài sống ở các khu vực xa nhau
Yếu tố nào sau đây dẫn đến các cá thể cùng loài phải tách nhóm:
Lượng thức ăn trong môi trường tăng lên dồi dào.
Số lượng cá thể trong các quần thể tăng nhanh.
Chỗ ở đầy đủ, điều kiện sống thuận lợi.
Đến mùa sinh sản, các cá thể khác giới tìm về với nhau
Dấu hiệu nào sau đây là dấu hiệu đặc trưng của quần xã:
Tỉ lệ giới tính	c. Kinh tế – xã hội
Thành phần nhóm tuổi	d. Số lượng các loài trong quần xã
Có 5 sinh vật: trăn, cỏ, châu chấu, gà, vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây?
Cỏ Ò Châu chấu Ò Trăn Ò Gà Ò Vi khuẩn
Cỏ Ò Trăn Ò Châu chấu Ò Gà Ò Vi khuẩn
Cỏ Ò Châu chấu Ò Gà Ò Trăn Ò Vi khuẩn
Cỏ Ò Châu chấu Ò Vi khuẩn Ò Trăn Ò Gà 
Sinh vật nào dưới đây thường là mắt xích cuối cùng của chuỗi thức ăn?
Vi sinh vật phân giải	c. Thực vật
Động vật ăn thực vật	d. Động vật ăn thịt
Nhóm tài nguyên nào sau đây là cùng một dạng: (tài nguyên tái sinh, không tái sinh và năng lượng vĩnh cửu)
Tài nguyên khoáng sản, khí đốt, thủy triều	c. Nước, suối nước nóng , thủy triều.
Dầu mỏ, than đá, sinh vật	d. Tài nguyên sinh vật, đất, nước.
Nhóm tài nguyên nào sẽ bị cạn kiệt sau một thời gian sử dụng:
Thủy triều, suối nước nóng	c. Sinh vật biển, than đá, nước 
Quặng phốt phát, năng lượng từ dầu mỏ	d. Tài nguyên đất, năng lượng gió.
Để bảo vệ tài nguyên rừng, biện pháp chủ yếu là:
Không khai thác các nguồn nguyên liệu từ rừng nữa.
Khai thác các khu rừng già để trồng lại rừng mới.
Không khai thác quá mức các loài động vật hoang dã.
Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.
Giữa các cá thể cùng loài sống trong một khu vực có các mối quan hệ:
Quan hệ hỗ trợ và đối địch	c. Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh.
Quan hệ cạnh tranh và đối địch	d. Quan hệ cộng sinh và hội sinh.
Thí dụ nào sau đây biểu hiện mối qian hệ cộng sinh:
Trâu và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng
Bầy sư tử cùng nhau săn mồi.
Vi khuẩn sống trên nốt sần của rễ cây họ đậu.
Giun đũa và giun kim cùng sống trong ruột người.
Nhóm vật chất nào sau đây thuộc dạng tài nguyên không tái sinh:
Tài nguyên sinh vật, thủy triều, năng lượng gió.
Rừng, than đá, dầu khí.
Tài nguyên đất, nước, năng lượng mặt trời.
Than đá, dầu khí, quặng bôxit.
Nhóm tài nguyên năng lượng sạch gồm:
Năng lượng từ dầu khí, năng lượng gió.
Nhiệt từ lòng đất, than đá, khí đốt.
Năng lượng nhiệt từ mặt trời, quặng phốt phát.
Năng lượng gió, thủy triều, năng lượng suối nước nóng.
Đối với những vùng đất trống, đồi trọc biện pháp chủ yếu và cần thiết là:
Tăng cường chăn thả gia súc.
Tăng cường bón phân hóa học và phân hữu cơ cho đất.
Trồng cây gây rừng.
Xây dựng khu đô thị, làm nhà ở.
Các chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường được tích tụ ở đâu?
Đất, nước	c. Không khí, đất
Nước, không khí	d. Đất, nước và trong cơ thể sinh vật
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm sinh học do vi sinh vật gây ra là gì?
Các chất thải không được thu gom
Các chất thải không được xử lí.
Vi sinh vật gây bệnh phát triển trên các rác thải chưa được thu gom và xử lí đúng cách
Các chất thải được thu gom nhưng lại không được xử lí.
Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường:
Trồng nhiều cây xanh
Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải
Bảo quản và sử dụng hợp lí các hóa chất bảo vệ thực vật
Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về việc bảo vệ môi trường.
Nếu Luật bảo vệ môi trường không quy định: ”Nghiêm cấm săn bắt động vật hoang dã” thì hậu quả gì sẽ xảy ra?
Chất thải đổ không đúng quy định
Động vật hoang dã bị khai thác đến cạn kiệt
Khai thác tài nguyên khoáng sản không có kế hoạch
Khai thác tài nguyên biển không có kế hoạch
Luật bảo vệ môi trường có quy định: ”Cần có quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch cải tạo đất” có tác dụng gì?
Đất được sử dụng hợp lí, không gây lãng phí đất và phục hồi đất bị thoái hóa.
Chất thải được thu gom đúng chỗ và được xử lí, không gây ô nhiễm môi trường
Động vật hoang dã không bị khai thác cạn kiệt
Khai thác rừng có kế hoạch, không khai thác rừng đầu nguồn.
Các tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường thì sẽ phải làm gì?
Có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã gây ra.
Phải khắc phục hậu quả đã gây ra
Sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi hoàn thiệt hại đã gây ra
Bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả môi trường đã gây ra.
Từ năm 1972, ngày 5/ 6 hàng năm được chọn làm Ngày Môi trường Thế giới với mục đích:
Chọn đây là ngày làm sạch môi trường
Tuyên truyền để nâng cao ý thức mọi người về bảo vệ môi trường
Chọn đây là ngày làm sạch bãi biển
Tuyên truyền cho mọi người cùng biết đây là ngày ra đời của Luật bảo vệ môi trường.
II/ Chọn nội dung thích hợp điền vào chỗ trống:
Mối quan hệ
Đặc điểm
1. Cộng sinh
2. Hội sinh
3. Cạnh tranh
4. Ký sinh, nửa ký sinh
5. Sinh vật ăn sinh vật khác
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
Các chỉ số
Thể hiện
1. Độ đa dạng
2. Độ nhiều
3. Độ thường gặp
4. Loài ưu thế
5. Loài đặc trưng
........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể , sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một  nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng .tạo thành những thế hệ mới.
III/ Chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp với cột A và điền vào cột Kết quả:
Dạng tài nguyên (A)
Các tài nguyên (B)
Kết quả
1. Tài nguyên tái sinh.
2. Tài nguyên không tái sinh
3. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu
a. Quặng Hematit
b. Năng lượng mặt trời
c. Tài nguyên rừng
d. Kim cương
e. Tài nguyên đất
g. Năng lượng gió
1..
2..
3..
Biện pháp cải tạo hệ sinh thái (A)
Hiệu quả (B)
Kết quả
1. Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất.
2. Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới, tiêu hợp lí
3. Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh
4. Thay đổi các loại cây trồng hợp lí
5. Chọn giống vật nuôi và cây trồng có năng suất cao.
a. Góp phần điều hòa lượng nước, mở rộng diện tích đất trồng.
b. Hạn chế xói mòn, hạn hán, lũ lụt, tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật, cải tạo khí hậu.
c. Tăng độ màu mỡ cho đất, hạn chế lây lan dịch bệnh.
d. Đem lại lợi ích kinh tế, có nguồn vốn để đầu tư cải tạo môi trường.
e. Hạn chế cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, tăng hiệu suất sử dụng đất, tăng năng suất cây trồng.
1..
2..
3..
4..
3..
Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng (A)
Hiệu quả (B)
Kết quả
1. Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp
2. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia
3. Trồng rừng
4. Phòng cháy rừng
5. Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư
6. Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng
7. Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục bảo vệ rừng.
a. Giữ cân bằng sinh học và bảo vệ nguồn gen sinh vật.
b. Bảo vệ hệ sinh thái
c. Bảo vệ rừng đầu nguồn
d. Giảm áp lực về tài nguyên, bảo vệ hệ sinh thái.
e. Tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên
g. Toàn dân tham gia bảo vệ rừng
h. Phục hồi hệ sinh thái, chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước ngầm.
1..
2..
3..
4..
5..
6..
7..
B- TỰ LUẬN:
Câu 1: Giải thích nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa và minh họa bằng sơ đồ.
* Trả lời: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa:
- Do tự thụ phấn và giao phối gần: các cá thể có cùng kiểu gen giao phối với nhau. 
 Qua thụ tinh, các gen lặn đi vào trạng thái đồng hợp Ò tính trạng lặn được biểu hiện. Trong sản xuất tính trạng lặn thường là những tính trạng xấu làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm Ò dẫn đến hiện tượng thoái hóa.
 * Minh họa bằng sơ đồ lai: P : Aa ´ Aa
 G : A, a A , a
 F1: 1AA , 2Aa , 1aa
 Ò Tính trạng lặn được biểu hiện: tổ hợp aa với tỷ lệ: 25%
Câu 2: Giải thích nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai và minh họa bằng sơ đồ.
* Trả lời: Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai:
Các cá thể bố mẹ có kiểu gen thuần chủng, tương phản.
 Qua thụ tinh, các cá thể lai F1 có hầu hết các tổ hợp gen ở trạng thái dị hợp g chỉ biểu hiện các tính trạng của gen trội. 
Trong sản xuất tính trạng trội thường là những tính trạng tốt làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm Ò dẫn đến hiện tượng ưu thế lai.
 * Sơ đồ lai: P: AAbb ´ aaBB
 G: Ab aB
 F1: AaBb 
 Ò F1 chỉ biểu hiện các tính trạng của gen trội. Tỷ lệ: 100%
Câu 3: Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của thực vật? Cho ví dụ.
* Trả lời: Ảnh hưởng của ánh sáng đến đời sống thực vật:
Thực vật cần ánh sáng cho quá trình quang hợp. Thực vật có tính hướng sáng.
Do nhu cầu về ánh sáng, thực vật được chia thành hai nhóm: thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng.
Ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái và hoạt động sinh lý của thực vật.
* Ví dụ: Cùng 1 giống cây trồng ưa sáng:
 + Cây sống nơi quang đãng: thân thấp, to, tán lá rộng, sum xuê, màu lá xanh nhạt, quang hợp và thoát hơi nước tốt.
 + Cây sống trong bóng râm: thân nhỏ, cao, tán lá hẹp, thưa, màu lá xanh đậm, quang hợp và thoát hơi nước kém.
Câu 4: Những nét cơ bản để phân biệt quần thể sinh vật với quần xã sinh vật.
* Trả lời: Nét cơ bản phân biệt quần thể và quần xã:
Quần thể
Quần xã
Tập hợp các cá thể cùng loài sống trong cùng một sinh cảnh.
Đơn vị cấu trúc là cá thể
Độ đa dạng thấp.
Không có hiện tượng khống chế sinh học.
Tập hợp các quần thể các sinh vật khác loài cùng sống trong một sinh cảnh.
Đơn vị cấu trúc là quần thể.
Độ đa dạng cao.
Có hiện tượng khống chế sinh học.
Câu 5: Thế nào là một hệ sinh thái? Hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm những thành phần nào?
* Khái niệm:
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã. 
 Trong hệ sinh thái các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
* Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm:
Thành phần vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm...
Sinh vật sản xuất: thực vật.
Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt.
Sinh vật phân giải: nấm, vi khuẩn...
Câu 6: Giải thích vì sao trên vùng đất dốc, những nơi có thực vật bao phủ và làm ruộng bậc thang lại có thể góp phần chống xói mòn đất?
* Trên vùng đất dốc, những nơi có thực vật bao phủ và làm ruộng bậc thang có thể góp phần chống xói mòn đất vì:
Hệ rễ phát triển tạo thành mạng lưới dày đặc có tác dụng giữ đất.
Rễ hút nước làm giảm lượng nước chảy trên bề mặt.
Rễ và thân cây cản dòng nước, làm giảm tốc độ chảy của nước.
Lá cà cành cây mục tạo thành thảm mục, giữ ẩm, giữ nước.
Ruộng bậc thang làm giảm tốc độ nước chảy trên triền dốc.
Câu 7: Khống chế sinh học là gì? Có ý nghĩa gì về mặt sinh học và đối với thực tế.
* Khái niệm: 
Là hiện tượng số lượng cá thể của quần thể sinh vật này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm.
* Ý nghĩa:
Ýnghĩa sinh học: tạo nên sự cân bằng trong quần xã, hệ sinh thái ổn định.
Ý nghĩa thực tế: Được áp dụng để thực hiện các biện pháp đấu tranh sinh học, hạn chế sử dụng thuốc và chất độc hóa học trong sản xuất nông nghiệp Ò giảm ô nhiễm môi trường.
Câu 8: a) Xác định các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.
 	 b) Đề ra biện pháp phòng chống ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước.	
* Trả lời:
a. Tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường:
Do khí thải độc hại từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
Do thuốc bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.
Do chất phóng xạ.
Do chất thải rắn.
Do vi sinh vật gây bệnh.
b. * Biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí:
Xây dựng công viên, trồng cây xanh.
Lắp đặt hệ thống xử lí khí thải cho các nhà máy.
Sử dụng năng lượng sạch trong sản xuất và sinh hoạt.
Thu gom và xử lí rác thải một cách khoa học.
Ủ phân động vật trước khi sử dụng
* Biện pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước:
Xây dựng hệ thống xử lí nước thải từ công nghiệp và sinh hoạt trước khi thải ra môi trường
Thu gom và xử lí rác thải một cách khoa học.
Ủ phân động vật trước khi sử dụng
Trồng cây gây rừng.
* Ngoài ra, cần giáo dục để nâng cao ý thức mọi người về ô nhiễm môi trường và biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
Câu 9: Phân tích những tác động mạnh mẽ của con người đến môi trường trong xã hội công nghiệp. Tác động nào gây ảnh hưởng lớn nhất đến môi trường.
* Tác động của con người đến môi trường trong xã hội công nghiệp:
Phát triển đô thị và nền nông nghiệp cơ giới hóa → làm suy giảm hệ sinh thái rừng và tài nguyên sinh vật, làm mất cân bằng sinh thái.
Thải các chất thải do sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của con người vào môi trường → gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự sống của con người và các sinh vật khác.
Khai thác quá mức và không có kế hoạch các nguồn khoáng sản → làm cạn kiệt tài nguyên và suy thoái đất.
Ngoài ra, nền công nghiệp phát triển cũng góp phần cải tạo môi trường, khống chế nhiều dịch bệnh, tạo ra nhiều giống cây trồng và vật nuôi mới.
* Tác động gây ảnh hưởng lớn nhất: Phá hủy thảm thực vật
Câu 10: Vì sao việc sử dụng hợp lý tài nguyên rừng sẽ bảo vệ được tài nguyên đất và tài nguyên nước?
* Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng:
Kết hợp khai thác có mức độ với trồng rừng.
Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn.
Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
Ò Tác dụng:
Chống xói mòn, rửa trôi, tăng chất mùn → Bảo vệ đất và tầng nước mặt.
Giữ ẩm cho đất, chống khô hạn → Bảo vệ nước ngầm

File đính kèm:

  • docxDU_CUONG_SINH_9_HKII_20150726_105720.docx