Đề cương ôn tập học kỳ II môn Hóa học Lớp 8

1/ Hiđro:

1.1/.Tính chất vật lí: Hiđro là một chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các chất khí, tan rất ít trong nước.

1.2/.Tính chất hóa học:

+ Tác dụng với Oxi: PTHH: 2H2 + O2 2H2O

 + Tác dụng với Đồng (II) oxit: PTHH: H2 + CuO Cu + H2O

 *Khí H2 đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO. H2 có tính khử (khử Oxi).

2/ Phản ứng oxi hóa – khử:

 2.1/. Sự khử và sự oxi hóa:

+ Sự khử là sự tách Oxi khỏi hợp chất : PỨHH H2 + CuO Cu + H2O (1)

 Ở (1) đã xảy ra quá trình tách nguyên tử Oxi ra khỏi hợp chất CuO: Sự khử.

+ Sự oxi hóa là sự tác dụng của Oxi với chất khác. Ở (1): Sự oxi hóa H2 tạo ra H2O.

 2.2/. Chất khử và chất oxi hóa:

 * Chất khử là chất chiếm Oxi của chất khác .

 * Chất oxi hóa là chất nhường Oxi cho chất khác.

 + Trong PỨ của O2 với chất khác, bản thân O2 là chất oxi hóa.

 

docx7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ II môn Hóa học Lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II 
 MÔN: HÓA 8 
CHƯƠNG IV: OXI, KHÔNG KHÍ
1/ Tính chất của oxi:
1.1/. Tính chất vật lí của Oxi:
 	Khí Oxi là một chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn khôngkhí; hóa lỏng ở -1830C, Oxi lỏng có màu xanh nhạt.
1.2/. Tính chất hóa học của Oxi:
 a)Tác dụng với phi kim:
 	+ Với lưu huỳnh: Lưu huỳnh cháy trong không khí hoặc trong Oxi với ngọn lửa nhỏ, có màu xanh nhạt, tạo ra khí Lưu huỳnhđioxit (SO2) & rất ít Lưu huỳnh trioxit (SO3).
	 PTHH: S + O2 SO2
 	 (r) (k) (k)
 	 + Với Photpho: Phôtpho cháy mạnh trong không khí với ngọn lửa sáng chói, tạo ra bột khói trắng tan được trong nước. Bột trắng đó là Điphôtphopentaoxit P2O5
 	PTHH: 	 4P + 5O2 2P2O5
 	 (r) (k) (r)
b)Tác dụng với kim loại: Sắt cháy trong không khí hoặc trong Oxi sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy, màu nâu là sắt(II, III) oxit Fe4O4 (sắt từ oxit)
	PTHH: 	3Fe (r) + 2O2 (k) Fe3O4 (r)
Tác dụng với hợp chất: Khí Metan cháy trong không khí hoặc trong Oxi tỏa nhiều nhiệt:
 	 PTHH: CH4 (k) + 2O2 (k) CO2 (k) + 2H2O + Q
 	 Khí Oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt là ở nhiệt độ cao, nó dễ dàng tham gia PỨ với nhiều kim loại, phi kim và hợp chất. Trong các hợp chất, nguyên tố Oxi luôn có hóa trị II.
2/. Oxit là một hợp chất tạo bởi hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là Oxi. 
 Ví dụ : Đồng (II) oxit CuO ; Cacbonđioxit CO2
 a). Công thức hóa học: 
 b) Phân loại oxit :
Oxit axit
Oxit bazơ
Định nghĩa
Thường là oxit của phi kim và tương ứng là một axit.
Là một oxit kim loại và tương ứng là một bazơ
Ví dụ 
SO2 tương ứng với axitsunfurơ H2SO3
N2O5 tương ứng với axitnitric HNO3
 CO2 tương ứng với axitcacbonic H2CO3 
 P2O5 tương ứng với axitphotphoric H3PO4
Na2O: tương ứng là Natrihiđroxit NaOH.
CaO: tương ứng là Canxihiđroxit Ca(OH)2 . 
CuO: tương ứng là Đồng(II)hiđroxitCu(OH)2
MgO: ---------------Magiehidro Mg(OH)2 
Cách gọi tên
 Tên oxit = Tên nguyên tố+oxit
Oxit axit
Oxit bazơ
Cách gọi tên
 *Nếu phi kim có nhiều hóa trị: 
Tên oxit axit =Tên phi kim + 
(có tiền tố chỉ số ntử Pk)(có tiền tố chỉ số ntử O) + oxit 
 Vd: CO: Cacbon mono oxxit
 SO2: Lưu huỳnh đioxit
 SO3: Lưu huỳnh trioxit
 P2O5: Đi phôtpho pentaoxit
 *Nếu kim loại có nhiều hóa trị thì: 
Tên oxit bazơ = Tên k.lọai + (hóa trị) + oxit
Vd: FeO: Sắt (II) oxit.
 Fe2 O3 : Sắt (III) oxit
 HgO: Thủy ngân oxit.
CHƯƠNG V: HI ĐRO, NƯỚC
1/ Hiđro:
1.1/.Tính chất vật lí: Hiđro là một chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các chất khí, tan rất ít trong nước.
1.2/.Tính chất hóa học:
+ Tác dụng với Oxi: 	 PTHH: 2H2 + O2 2H2O
 + Tác dụng với Đồng (II) oxit: PTHH: H2 + CuO Cu + H2O 
 *Khí H2 đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO. H2 có tính khử (khử Oxi). 
2/ Phản ứng oxi hóa – khử:
 2.1/. Sự khử và sự oxi hóa:
+ Sự khử là sự tách Oxi khỏi hợp chất : 	PỨHH H2 + CuO Cu + H2O (1)
 	 Ở (1) đã xảy ra quá trình tách nguyên tử Oxi ra khỏi hợp chất CuO: Sự khử.
+ Sự oxi hóa là sự tác dụng của Oxi với chất khác. Ở (1): Sự oxi hóa H2 tạo ra H2O. 
 2.2/. Chất khử và chất oxi hóa:
 	 * Chất khử là chất chiếm Oxi của chất khác .
	 * Chất oxi hóa là chất nhường Oxi cho chất khác.
 + Trong PỨ của O2 với chất khác, bản thân O2 là chất oxi hóa. 
 2.3/. Phản ứng oxi hóa - khử:
 Sự oxi hóa H2 tạo ra H2O. 
 Sự khử CuO thành Cu. H2 + CuO Cu + H2O 
 Chất khử Chất oxi hóa
 + Sự khử và sự oxi hóa là hai quá trình tuy trái ngựơc nhau nhưng xảy ra đồng thời trong một PỨHH.
 + Phản ứng oxi hóa - khử là PỨHH trong đó xảy ra đồng thời sự khử và sự oxi hóa.
3/ Một số loại phản ứng hóa học:
Tên phản ứng
Định nghĩa
Ví dụ
Phản ứng hóa hợp
 Là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được sinh ra từ hai hay nhiều chất ban đầu.
 4P + 5O2 2P2O5
Phản ứng tỏa nhiệt
là phản ứng có sinh nhiệt trong quá trình phản ứng
CH4 (k)+2O2 (k) CO2 (k)+2H2O (h)+ Q
Phản ứng phân hủy
Là phản ứng hóa học trong đó từ một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
CaCO3CaO + CO2
Phản ứng thế
 Là PỨHH giữa đơn chất & hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.
Fe + CuCl2 à FeCl2 + Cu
Mg + H2SO4 à MgSO4 + H2
Phản ứng oxi hóa - khử
là PỨHH trong đó xảy ra đồng thời sự khử và sự oxi hóa.
 H2 + CuO Cu + H2O 
Chất khử Chất oxi hóa
4/ Nước :
4.1/ Tính chất vật lí:
 - Là chất lỏng không màu, không mùi , không vị, sôi ở 1000C (p=1atm hay 760 mmHg), hóa rắn ở 00C, khối lượng riêng ở 40C là 1g/ml hay 1kg/ lít
 - Nước có thể hòa tan được nhiều chất : rắn, lỏng, khí.
 4.2/ Tính chất hóa học:
 a, Tác dụng với kim loại: Nứơc có thể hòa tan một số kim loại như: K, Na, Ba, Ca ở nhiệt độ thường để tạo ra bazơ (hiđroxit) và khí H2.
 PTHH: 2Na (r)+ 2H2O(l) à 2NaOH(dd) + H2(k)
 Natri hiđroxit
 b, Tác dụng với oxit bazơ: Nứơc có thể tác dụng với một số oxit bazơ như: K2O, Na2O, BaO, CaO ở nhiệt độ thường để tạo ra bazơ (hiđroxit).
 PTHH: Na2O (r) + H2O (l) à 2NaOH(dd)
 Natri hiđroxit
 	 CaO (r) + H2O (l) à Ca(OH)2 (dd)
 Canxi hiđroxit
 c/, Tác dụng với oxit axit: Nước có thể tác dụng với các oxit axit tạo ra axit tương ứng.
 PTHH: H2O(l) + SO3 (k) à H2SO4 (dd)
 Axit Sunfuric
 	H2O (l) + N2O5 (k) à 2HNO3 (dd)
 Axit Nitơric
Axit
Bazơ
Muối
Định nghĩa
Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit, các nguyên tử H có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
 Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH)
 Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
Công thức hóa học
Hx X : Với X là gốc axit.
 x có số trị bằng hóa trị của gốc axit.
M(OH)m : với M là kim loại
 m có số trị bằng hóa trị của kim loại 
MxXm : với M là kim loại
 X là gốc axit
Phân loại 
a, Axit không có oxi:
ví dụ : HCl, HF, H2S
b, Axit có oxi:
ví dụ: H2SO4 ; HNO3 ; H3PO4 
a/ Ba zơ tan được trong nước gọi là kiềm.
Ví dụ: NaOH; KOH; 
 Ca(OH)2; Ba(OH)2
b/ Bazơ không tan trong nước. Ví dụ Fe(OH)2; Al(OH)3 ; Cu(OH)2 ...
a, Muối trung hòa:
 Là muối mà trong gốc axit không có H có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.
 Ví dụ: Mg3(PO4)2; ZnSO4.
b, Muối axit:
 Là muối mà trong đó gốc axit còn có H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
 *Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử H đã được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
 Vd: NaHCO3: ==> - HCO3
 CaHPO4: ==> = HPO4
Tên gọi 
a, Axit không có oxi:
Tên axit = Axit + tên phi kim 
 + hiđric
Ví dụ : 
HCl: Axit Clohiđric
HF : Axit Flohiđric
H2S : Axit Sunfuhiđric
b, Axit có oxi: 
Tên axit = Axit + tên phi kim 
 + (r)ic
Ví dụ:
H2SO4 : Axit Sunfu ric
HNO3 : Axit Nitơ ric
H2SO3 : Axit Sunfu rơ
H3PO4 : Axit Photpho ric
H2CO3 : Axit Cacbonic
Tên bazơ = Tên kim loại 
 + (hóa trị) 
 + hiđroxit
Ví dụ:
NaOH: Natri hiđroxit
Fe(OH)2: Sắt (II) hiđroxit
Fe(OH)3: Sắt (III) hiđroxit
Al(OH)3: Nhôm hiđroxit
Cu(OH)2: Đồng hiđroxit
Tên muối = Tên kim loại 
 + (hóa trị) 
 + tên gốc axit
- Gốc axit Cl có tên (clorua
NaCl : Natri clorua;
MgCl2: Magie clorua;
FeCl2 : Sắt (II) clorua;
- Gốc SO4 có tên  sunphat
Fe2(SO4)3 : Sắt (III) sunphat
Na2SO4 : Natri sunphat
- Gốc SO3 có tên (sunpit
Fe2(SO3)3 : Sắt (III) sunpit
Na2SO3 : Natri sunpit
Tên muối axit Thêm tiền tố chỉ số nguyên tử H trước gốc axit.
Mg(H2PO4)2: Magie đihiđro photphat
CHƯƠNG VI: DUNG DỊCH
1/ Dung dịch: 
Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.
Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.
Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi & chất tan.
Ví dụ : cho 1 thìa đường hòa tan trong nước tạo thành nước đường.
	Ta có : đường là chất tan;
	Nước là dung môi ; 
	Nước đường là dung dịch
Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
2/ Độ tan của một chất trong nước :
2.1/. Chất tan & chất không tan:
	Có chất không tan trong nước. Ví dụ: cát, bột gạo, đá, dầu ăn, ... 
	Có chất tan trong nước. Như muối ăn, đường, rượu, 
	Có chất tan nhiều trong nước. Như rượu, đường, 
	Có chất tan ít trong nước. Như không khí, muối ăn, 
2.2/, Tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối:
 * Axit: hầu hết axit tan được trong nước, trừ H2SiO3 (Axit silixic)
 * Bazơ: chỉ có KOH, NaOH, Ba(OH)2 tan trong nước, Ca(OH)2 ít tan; các ba zơ còn lại không tan.
 * Muối:
 	a, Các muối của Na, K đều tan.
 	 b,Các muối Nitrat đều tan.
 	c, Muối clorua: chỉ có bạc clorua (AgCl) không tan;
	d/ Muối sunfat phần lớn tan được có BaSO4; PbSO4 không tan (Xem bảng tính tan trang 156-H8)
2.3/. Độ tan của một chất trong nước:
 Độ tan của một chất trong nước là số gam chất tan tan được trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
 Vd: Ở 250C độ tan của đường là 204g, nghĩa là ở 25 o C, 100g nước hòa tan tối đa 204g đường tạo ra dung dịch bão hòa.
 Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan:
 	a, Độ tan của chất rắn tăng khi nhiệt độ tăng.
 	b, Độ tan của chất khí sẽ tăng nếu giảm nhiệt độ & tăng áp suất.
3/ Nồng độ dung dịch:
3.1/ Nồng độ phần trăm (C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100g dung dịch.
 Công thức:
 Trong đó: mct là khối lượng chất tan.
 mdd là khối lượng dung dịch.
 mdd = mct + mnước
Áp dụng: 1, Hòa tan 15g NaCl vào 45g H2O. Tính C% của dung dịch?
 Giải: 
 = 15 + 45 = 50(g)
 2,Tính khối lượng H2SO4 có trong 150g dung dịch H2SO4 14%?
 Giải: Khối lượng H2SO4 có trong 150g dung dịch H2SO4 14%:
 3, Tính C% của dung dịch bão hòa muối ăn ở 200C biết SNaCl =36g?
 Giải: Ở 200C, 36g NaCl tan trong 100g nước tạo ra 136g dung dịch bão hòa.
 Hay: => 136g DDBH có 36g NaCl.
 100g DDBH có x g NaCl.
 Vậy: 
 3.2/ Nồng độ mol (CM) của dung dịch là số mol chất tan có trong một lít dung dịch.
 Công thức:
 Trong đó: n là số mol chất tan.
 V là thể tích dung dịch (lít)
 Áp dụng: 1, Trong 200ml dd CuSO4 có hòa tan 16g CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch?
 Giải: 200 ml = 0,2 lít
 CM == 0,5 (mol/lít) hay (M)
 2, Trộn 2l dd đường 0,5 M với 3l dd đường 1 M. Tính CM của dd đường thu được?
 Giải: V1 = 2 lít; C1 = 0,5 M ; V2 = 3 lít ; C2 = 1M. Tính 
 n1 = CM . V = 0,5 . 2 = 1(mol) 
 n2 = CM . V = 1 . 3 = 3(mol) 
 3, Tính số gam chất tan cần dùng để pha chế 2,5l dung dịch NaCl 0,9M?
 Giải: Vdd = 2,5 l; CM = 0,9 M. Tính mct = ?
 nNaCl = 2,5 . 0,9 = 2,25 (mol)
 mNaCl = 2,25 . 58,5 = 131,625(g)
 Vậy, cần 131,625g NaCl để pha chế thành 2,5l dung dịch NaCl 0,9M. 

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_8.docx
Giáo án liên quan