Đề cương ôn tập học kỳ II môn Địa lý Lớp 8
BÀI 24 : VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Câu1 : Nêu diện tích , giới hạn biển Đông ?
- Biển Đông có diện tích 3.477.000 km2 là biển lớn tương đối kín . Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á
- Vùng biển Việt Nam là bộ phận của biển Đông , có diện tích trên 1 triệu km2 , tiếp giáp với vùng biển của các nước : Trung Quốc , PhiLíppin , Malaixia , Xingapo , Brunây , CamPuChia
Câu 2 : Khí hậu hải văn biển Đông có đặc điểm gì ?
* Đặc điểm khí hậu :
- Chế đô nhiệt : Trung bình 230C . Mùa hạ mát , mùa đông ấm hơn trong đất liền , biên độ nhiệt trong năm nhỏ
- Chế độ gió : + Gió hướng Đông Bắc từ tháng 10 -> tháng 4
+ Gió hướng Tây Nam từ tháng 5 -> tháng 9
+ Gió trên biển mạnh hơn trên dất liền , trung bình 5- 6 m/s cực đai tới 50m/s
- Chế độ mưa : Lượng mưa trung bình từ 1100 – 1300mm
=> Khí hậu biển mang tính chất nhiệt đới gió mùa
(Chú ý : Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa , em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển ? -> Làm như trên )
* Đặc điểm hải văn :
- Hướng chảy của các dòng biển tương ứng với 2 mùa gió :
+ Dòng biển mùa đông : hướng Đông Bắc – Tây Nam
+ Dòng biển mùa hè : hướng Tây Nam – Đông Bắc
- Dòng biển cùng các vùng nước trồi , nước chìm vận động lên xuống kéo theo sự di chuyển của các luồng sinh vật biển
- Thuỷ triều khá phức tạp và độc đáo nhưng chủ yếu là chế độ nhật triều
- Độ mặn trung bình của nước biển : 30 – 330/00
Câu 3 : Chứng minh biển Việt Nam có tài nguyên phong phú ?
: - Thềm lục địa và đáy biển ; có khoáng sản như dầu khí , kim loại , phi kim loại
- Lòng biển : Có nhiều hải sản như tôm , cá , rong biển
- Mặt biển : thuận lợi giao thông với các nước bằng tàu thuyền
- Bờ biển : nhiều bãi biển đẹp , nhiều vũng vịnh sâu rất thuận lợi cho du lịch và xây dựng hải cảng
ửu Long diện tích khoảng 40.000km2 , đồng bằng sông Hồng : 15.000km2 . Đất có độ phì nhiêu màu mỡ cao + Đồng bằng duyên hải Trung Bộ dài , hẹp , kém phì nhiêu , chia thành nhiều đồng bằng nhỏ , tổng diện tích khoảng 15.000km2 c ) Địa hình bờ biển và thềm lục địa : Có 2 dạng chính là bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn chân núi và hải đảo . Câu 2 : Địa hình đã vôi tập trung nhiều ở miền nào ? Địa hình cao nguyên ba dan tập trung nhiều ở miền nào ? Nguyên nhân hình thành đồng bằng phù sa châu thổ ? Trả lời : - Địa hình đá vôi tập trung nhiều ở miền núi phía Bắc ( vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc ) Địa hình cao nguyên badan tập trung nhiều ở vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam Nguyên nhân hình thành đồng bằng phù sa châu thổ : + Trong giai đoạn Tân kiến tạo , hoạt động địa chất tạo những vùng sụt võng lớn . + Phù sa của các hệ thống sông bồi đắp vùng trũng tạo đồng bằng phù sa trẻ Câu 3 : So sánh địa hình châu thổ sông Hồng giống và khác với địa hình châu thổ sông Cửu Long như thế nào a ) Giống : Cả 2 đồng bằng đều là vùng sụt võng được phù sa của 2 con sông : sông Hồng và sông Cửu Long bồi đắp trong giai đoạn Tân kiến tạo . b ) Khác : ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐỒNG BẰNG S. CỬU LONG Diện tích 15 000 km2 40 000 km2 Độ cao Trung bình 10m – 20m so với mực nước biển Trung bình 2m – 3m so với mực nước biển Đặc điểm - Có hệ thống đê sông lớn chống lũ dài trên 2700km - Có những ô trũng trong đê không được bồi đắp tự nhiên hang năm - Không có hệ thống đê lớn để ngăn lũ - Mùa lũ nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước BÀI 30 : THỰC HÀNH ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM Câu 1 : Đi theo vĩ tuyến 220B , từ biên giới Việt -Lào đến biên giới Việt -Trung ta phải vượt qua các dãy núi nào ?Các dòng sông lớn nào ? a ) Các dãy núi : Pu Đen Đinh , Hoàng Liên Sơn , Con Voi , Cánh cung sông Gâm , Cánh cung Ngân Sơn , Cánh cung Bắc Sơn b ) Các dòng sông lớn : S. Đà , S. Hồng , S. Lô , S . Gâm , S . Cầu . S . Thương Câu 2 : Đi dọc kinh tuyến 1080 Đ ( H30.1 ) đoạn từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết ta phải đi qua : Các cao nguyên nào ? Em có nhận xét gì về địa hình và nham thạch của các cao nguyên này ? a ) Các cao nguyên : C.N Kon Tum , C.N Đắc Lắc , C.N Mơ Nông , C.N Di Linh b ) + Về địa hình : Do độ cao khác nhau nên được gọi là cao nguyên xếp tầng , sườn cao nguyên rất dốc đã biến các dòng sông , dòng suối thành những thác nước hùng vĩ như Pren , Cam li , Pông-gua + Về địa chất : - Đây là khu vực nền cổ , bị nứt vỡ kèm theo phun trào macma vào giai doạn Tân kiến tạo Cao nguyên Kon Tum gồm đá Granít và biến chất Cao nguyên Mơ Nông , Di Linh do dung nham núi lửa xen kẽ với đất badan trẻ và các đá cổ Tiền Cambri. Câu 3 : Cho biết quốc lộ 1A từ lạng sơn tới Cà Mau vượt qua các đèo lớn nào ? Các đèo này có ảnh hưởng tới giao thông Bắc – Nam như thế nào ? a ) Các đèo lớn : Đèo Sai Hồ ( Lạng Sơn ) , đèo Tam Điệp ( Ninh Bình ) , đèo Ngang ( Hà tĩnh ) , đèo Hải Vân ( Huế - Đà Nẵng ) , đèo Cù Mông ( Bình Định ) , đèo Cả ( Phú Yên ) b ) Các đèo này ảnh hưởng rất lớn tới giao thông vậ tải Bắc Nam ( hay xảy ra tai nạn , ách tắc giao thông ) BÀI 31 : ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM Câu 1 : Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì ? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào ? a ) Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là : * Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm . Biểu hiện : Số giờ nắng cao từ 1400 – 3000 giờ/ năm . Lượng bức xạ Mặt trời rất lớn 1 triệu kilôkalo/m2 . Nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 210C trên cả nước và tăng đần từ Bắc vào Nam Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt , phù hợp với 2 mùa gió : Mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam Gió mùa mang đến cho nước ta lượng mưa lớn ( 1500- 2000mm ) và độ ẩm không khí rất cao ( trên 80% ) * Tính chất đa dạng và thất thường : - Tính chất đa dạng thể hiện ở sự phân hoá theo không gian và thời gian hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau : Miền khí hậu phía Bắc ; Miền khí hậu đông Trường sơn ; Miền khí hậu phía Nam ; miền khí hậu biển Đông Việt Nam Sự phân hoá khí hậu từ Đông sang Tây : sườn đón gió mưa nhiều , sườn khuất gió mưa ít ; sự thay đổi tính chất của gió mùa theo từng miền , theo đai cao . Tính chất thất thường : Năm rét sớm năm rét muộn , năm mưa nhiều năm khô hạn , năm bão , áp thấp nhiệt đới nhiều năm ít b ) Nét độc đáo của khí hậu nước ta là có mùa đông lạnh ở phía Bắc và lượng mưa ẩm lớn trên nền khí hậu nhiệt đới . Có thể nói trong vòng đai nhiệt đới không đâu lại có 1 mùa đông giá rét và mưa , ẩm như ở nước ta Câu 2 : Chứng minh rằng khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm ? Giải thích vì sao khí hậu nước ta có đặc điểm đó a)Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm (Ý 1 phần a câu 1 ) b ) Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm vì : - Nước ta nằm trong vòng đai nhiệt đới , trong khu vực gió mùa Đông Nam Á -> khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa - 3 mặt giáp biển . Mặt khác lãnh thổ hẹp ngang , kéo dài trên nhiều vĩ độ nên ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền -> tăng cường dộ ẩm Câu 3 : Nước ta có mấy miền khí hậu ? Nêu đặc điểm khí hậu và phân bố từng miền ? Những nhân tố nào làm khí hậu nước ta đa dạng , thất thường ? a ) Nước ta có 4 miền khí hậu : Miền khí hậu Phân bố Đặc điểm khí hậu Phía Bắc Từ Hoành Sơn trở ra ( từ vĩ tuyến 180B đến 23023/B ) Mùa đông lạnh , tương đối ít mưa , nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt . Mùa hè nóng mưa nhiều Đông Trường Sơn Gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía Đông dãy Trường Sơn ( Từ Hoành Sơn tới Mũi Dinh ) Mùa hạ khô ít mưa , Mùa mưa lệch hẳn về thu đông Phía Nam Bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên Khí hậu cận xích đạo , nhiệt độ quanh năm cao , có 1 mùa mưa và 1 mùa khô tương phản sâu sắc Biển Đông Vùng biển Đông Tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương b ) Những nhân tố làm cho khí hậu nước ta đa dạng , thất thường : - Do vị trí địa lí , hình dạng lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ đọ , ảnh hưởng của gió mùa , của địa hình ,của biển .. - En Ni Nô : gây bão , gió , lũ lụt - La Ni Na : gây hạn hán nhiều nơi BÀI 32 : CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA Câu 1 : Nước ta có mấy mùa khí hậu ? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa ở nước ta ? Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại a ) Nước ta có 2 mùa khí hậu : Mùa gió Đông Bắc ( mùa đông ) và mùa gió Tây Nam ( mùa hạ ) b ) Đặc trưng khí hậu từng mùa : * Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 ( mùa đông ) - Đặc trưng của mùa này là sự hoạt động mạnh mẽ của gió mùa Đông bắc và xen kẽ là những đợt gió Đông Nam - Thời tiết – khí hậu trên các miền của nước ta khác nhau rất rõ rệt : + Miền Bắc : Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc , có mùa đông lạnh không thuần nhất + Duyên hải Trung Bộ : có mưa lớn vào thu đông + Tây nguyên và Nam Bộ : thời tiết nóng khô , ổn định suốt mùa -> Tạo nên mùa đông lạnh , mưa phùn ở miền Bắc và mùa khô nóng kéo dài ở miền Nam * Mùa gió tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 ( mùa hạ ) : - Đặc trưng là sự thịnh hành của gió mùa Tây Nam - Trên toàn quốc đều có : + Nhiệt độ cao trung bình đạt 250C + Lượng mưa lớn , chiếm 80% lượng mưa cả năm ( trừ duyên hải nam Trung Bộ mưa ít ) + Thời tiết phổ biến : nhiều mây , có mưa rào , mưa dông + Thời tiết đặc biệt : có gió Tây khô nóng ( Trung Bộ) , mưa ngâu (đồng bằng Bắc Bộ ) , bão ( vùng ven biển ) - Mùa bão nước ta từ tháng 6 đến tháng 11 , chậm dần từ Bắc vào Nam gây tai hại lớn về người và của c ) Thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại * Thuận lợi : - Sinh vật nhiệt đới phát triển quanh năm - Tăng vụ , xen canh , đa canh thuận lợi * Khó khăn : + Rét lạnh , rét hại , sương giá , sương muối về mùa đông + Hạn hán mùa đông ở Bắc Bộ + Nắng nóng , khô hạn cuối đông ở Nam Bộ và Tây Nguyên + Bão , mưa lũ , xói mòn , xâm thực đất , sâu bệnh phát triển Câu 2 : Trong mùa gió đông Bắc , thời tiết và khí hậu Bắc Bộ , Trung Bộ và Nam Bộ có giống nhau không ? Vì sao ? Trả lời : Trong mùa gió Đông Bắc , thời tiết và khí hậu Bắc Bộ , Trung Bộ và Nam Bộ không giống nhau vì : - Bắc bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc Trung Bộ nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các hoàn lưu khác nhau. Nam Bộ nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Câu 3: Về mùa đông( từ tháng 11 đến tháng 4) khí hậu 3 miền Bắc-Trung-Nam có đồng nhất không? Vì sao ? a ) Mùa đông khí hậu 3 miền khác nhau rõ rệt: * Miền Bắc: Chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc từ lục địa tràn xuống từng đợt, mang lại 1 mùa đông không thuần nhất: Đầu mùa đông tiết thu se lạnh, khô hanh. Cuối mùa đông tiết xuân mưa phùn ẩm ướt. * Duyên hải Trung Bộ: Mưa lớn những tháng cuối năm. * Tây Nguyên và Nam Bộ: Thời tiết nóng, khô, ổn định suốt mùa. b ) Giải thích : - Bắc Bộ nằm gần chí tuyến , chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông BẮc , kết hợp với hướng núi vòng cung đón gió - > mùa đông lạnh - Trung Bộ nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các hoàn lưu khác nhau - Nam bộ nằm gần đường Xích Đạo , ngoài phạm vi ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc BÀI 33 : ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM Câu 1 : Nêu đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam ? Vì sao sông ngòi nước ta lại có những đặc điểm như vậy ? a ) Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam : . Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc , phân bố rộng khắp trên cả nước . Nhưng chủ yếu là sông nhỏ , ngắn và dốc : Nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10 km Trong đó 93% là sông nhỏ , ngắn , diện tích lưu vực < 500 km2 Các sông lớn chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta . Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và Vòng Cung Hướng Tây Bắc – Đông Nam : S.Hồng , S. Đà , S.Cả , S. Mã , S.Cửu Long Hướng vòng cung : S.Lô , S.Gâm , S. Cầu , S.Thương , S.Lục Nam Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt . Mùa lũ lượng nước tới 70- 80% lượng nước cả năm Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn . Bình quân 1m3 nước sông có 223 gam cát bùn . Tổng lượng phù sa trên 200 triệu tấn / năm b ) Giải thích : - Sông ngòi dày đặc : do nước ta có lượng mưa lớn . Sông nhỏ , ngắn và dốc do địa hình hẹp ngang , núi lan sát biển - Sông chảy theo 2 hướng chính : Do hướng địa hinh nước ta chạy theo 2 hướng TB – ĐN và Vòng cung nên sông ngòi cũng có 2 hướng đó - Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước : Do khí hậu nước ta chia thành 2 mùa : Mùa gió Đông Bắc khí hậu khô tương ứng với mùa cạn của sông . Mùa gió Tây Nam mưa nhiều tương ứng với mùa lũ của sông - Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn : Do có ¾ địa hình là đồi núi dốc , mưa nhiều lại tập trung vào 1 mùa nên xói mòn đất đá xảy ra mạnh mẽ , nước mưa cuốn theo đâtá cát chảy xuống lòng sông Câu 2 : Vì sao phần lớn các sông nước ta đều là sông nhỏ , ngắn và dốc ? Cho biết hướng chảy chính của sông ngòi Việt Nam , tại sao sông ngòi nước ta có hướng chảy đó a ) Phần lớn các sông nước ta đều là sông nhỏ , ngắn , dốc vì : ¾ diện tích lãnh thổ nước ta là đồi núi , chiều ngang lãnh thổ hẹp và nằm sát biển b ) Hướng chảy chính của sông ngòi Việt Nam là hướng Tây Bắc – Đông Nam ( sông Hồng , sông Đà , sông Tiền , sông hậu ) và hướng vòng cung ( sông Lô , sông Gâm , sông Cầu , sông Thương , sông Lục Nam ) * Sông ngòi nước ta có hướng chảy đó là vì hướng của sông ngòi phù hợp với hướng của địa hình là Tây Bắc – Đông Nam và Vòng Cung Câu 3 : Hãy nêu giá trị cơ bản của sông ngòi Việt Nam ? Nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm a ) Giá trị sông ngòi Viêt Nam : Giá trị thuỷ điện Giá trị thuỷ lợi Bồi đắp phù sa màu mỡ thuân lợi cho trồngcây lương thực , hoa màu Cung cấp thuỷ sản Giao thông , du lịch b ) Nguyên nhân ô nhiễm sông ngòi : - Do rác thải công nghiệp , các hoá chất độc hại từ khu dân cư ở các đô thị , các khu công nghiệp chưa qua xử lí đã thải ngay vào lòng sông . Câu 4 : Dựa vào bảng số liệu sau , nhận xét về mùa lũ trên các lưu vực sông ở nước ta và giải thích vì sao ? Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Các sông ở Bắc Bộ + + ++ + + Các sông ở Trung Bộ + + ++ + Các sông ở Nam Bộ + + ++ + Ghi chú : + : Tháng lũ ; + + : Tháng lũ cao nhất * Nhận xét : - Sông ngòi bắc Bộ có lũ vào mùa hạ từ tháng 6 -> tháng 10 , lũ cao nhất vào tháng 8 Sông ngòi Nam Bộ có lũ vào mùa hạ từ tháng 7 -. Tháng 11, lũ cao nhất tháng 10 Sông ngòi Trung Bộ có lũ vào thu đông từ tháng 9 -> tháng 12 , lũ cao nhất tháng 11 *Giải thích : Mùa lũ của sông trùng với mùa mưa : Bắc Bộ và Nam Bộ có mùa mưa là mùa hạ nên mùa lũ vào mùa hạ . Trung Bộ có mùa mưa lùi vào thu đông nên mùa lũ của sông vào thu đông BÀI 34 : CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA Câu 1 : Nêu đặc điểm sông ngòi Bắc Bộ ? Nêu cách phòng chống lũ ở 2 đồng bằng sông Hồng và sông Cửu long ? a ) Đặc điểm sông ngòi Bắc bộ : - Chế độ nước rất thất thường - Mùa lũ kéo dài 5 tháng , cao nhất vào tháng 8 - Lũ tập trung nhanh và kéo dài do sông có dang nan quạt - Hệ thống sông chính là sông Hồng b ) Cách phòng chống lũ ở 2 đồng bằng : * Đồng bằng sông Hồng : - Đê lớn được đắp dọc theo sông - Xã lũ theo sông nhánh ra vịnh Bắc Bộ hay cho vào các ô trũng đã chuẩn bị hoặc bơm nước từ đồng ruộng ra sông * Đồng bằng sông Cửu Long : - Chỉ đắp đê bao hạn chế lũ nhỏ - Tiêu lũ ra vùng biển phía Tây Nam - Sống chung với lũ như làm nhà nổi , làng nổi - Xây dựng làng mạc ở các vùng đất cao hạn chế tác động của lũ Câu 2 : Vì sao sông ngòi Trung Bộ có lũ lên nhanh và đột ngột ? Nêu thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở Đồng Bằng sông Cửu long a ) Các sông ở Trung Bộ bắt nguồn từ sườn phía đông dãy núi Trường Sơn . Dãy núi này ăn lan ra sát biển , sườn dốc do đó sông ở Trung Bộ ngắn và dốc nên vào mùa mưa bão , lũ lên rất nhanh và đột ngột b ) Thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở ĐBSCl : * Thuận lợi : - Lũ bồi đắp phù sa , mở rộng diện tích đồng bằng - Thau chua rửa mặn đất đồng bằng - Đánh bắt thuỷ sản tự nhiên trên sông , trên đồng - Giao thông đường thuỷ tiện lợi , phát triển du lịch trên kênh rạch và rừng ngập mặn * Khó Khăn : + Gây ngập lụt diện rộng và kéo dài + Gây ô nhiễm môi trường , gây dịch bệnh + Gây thiệt hai người , gia súc , nhà cửa , mùa màng BÀI 36 : ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM Câu 1 : so sánh 3 nhóm đất chính ở nước ta về đặc tính , sự phân bố và giá trị sử dụng Nhóm đất Đặc tính Sự phân bố Giá trị sử dụng Feralit ( chiếm 65% diện tích đất tự nhiên ) - Chua , nghèo mùn , nhiều sét - Đất có màu đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt , nhôm - Dễ bị kết von thành đá ong - Vùng núi đá vôi phía Bắc - Đông Nam Bộ và Tây Nguyên - Rất thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp ( Cà phê , chè ) , cây ăn quả - Phát triển rừng , đồng cỏ phục vụ chăn nuôi Đất mùn núi cao ( Chiếm 11% diện tích đất tự nhiên ) - Xốp , giàu mùn , màu đen hoặc nâu - Địa hình núi cao : Tâu Bắc , Tây nguyên - Trồng rừng , chủ yếu rừng đầu nguồn Đất bồi tụ phù sa sông và biển ( chiếm 24% diện tích đất tự nhiên ) - Độ phì nhiêu cao , dễ canh tác và làm thuỷ lợi - Tơi xốp , ít chua , giàu mùn - Đồng bằng (đồng bằng sông Hồng , đồng bằng sông Cửu Long ) - Là đất nông nghiệp chính - Thích hợp với nhiều loại cây trồng ( lúa , hoa màu , cây ăn quả ) Câu 2 : Sự khác nhau về đặc tính của đất Feralit và đất phù sa . Giá trị sử dụng của mỗi loại * Đất Feralit : Chua , nghèo mùn , nhiều sét . Đất có màu đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt , nhôm. Đất feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có màu đỏ thẫm hoặc đỏ vàng , có độ phì cao -> Trồng cây công nghiệp * Đất phù sa : Tơi xốp , ít chua , giàu mùn -> Trồng cây lương thực ( lúa , hoa màu ) và cây ăn quả ) BÀI 37 : ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT VIỆT NAM Câu 1 : Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam * Sinh vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng : đa dạng về thành phần loài , đa dạng về gen di truyền , đa dạng về kiểu hệ sinh thái , đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học Sự hình thành đới rừng nhiệt đới gió mùa trên đất liền Sự hình thành khu hệ sinh vật biển nhiệt đới * Sinh vật phân bố khắp nơi trên lãnh thổ và phát triển quanh năm Câu 2 : Nêu tên và sự phân bố các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta Nước ta có 4 kiểu hệ sinh thái rừng : - Hệ sinh thái rừng ngập mặn : Rộng 300.000 ha . phân bố dọc bờ biển và ven các hải đảo - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa : Phân bố từ biên giới Việt Trung , Lào vào Tây Nguyên - Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia ( Hệ sinh thái rừng nguyên sinh ) : Phân bố : Miền Bắc có 5 vườn quốc gia , Miền Trung : 3 vườn quốc gia , Miền Nam : 3 vườn quốc gia - Hệ sinh thái nông nghiệp : Ở vùng nông thôn đồng bằng và trung du miền núi Câu 3 : Chứng minh rằng sinh vật việt Nam rất phong phú và đa dạng - Đa dạng về thành phần loài : 14600 loài thực vật , 11200 loài và phân loài động vật - Đa dạng về hệ sinh thái : + Hệ sinh thái đất ngập nước ( cửa sông , ven biển , đầm phá ) đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn + Hệ sinh thái đồi núi với các biến thể như rừng kín thường xanh , rừng thưa rụng lá , rừng tre nứa , rừng ôn đới núi cao + Hệ sinh thái rừng nguyên sinh , hệ sinh thái thứ sinh + Hệ sinh thái nông nghiệp BÀI 38 : BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM Câu 1 : Chứng minh rằng tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về các mặt kinh tế - xã hội , nâng cao đời sống và bảo vệ môi trường sinh thái Tài nguyên sinh vật nước ta rất dồi dào và có giá trị to lớn về mặt : a ) Kinh tế - xã hội , nâng cao đời sống : động , thực vật rừng cung cấp cho nhiều nhu cầu của con người như gỗ xây dựng , cây thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khoẻ , thực phẩm , sản phẩm công nghiệp b ) Bảo vệ môi trường sinh thái : Thực vật hút khí Cacbônic và thải ra khí ôxi và hơi nước cần cho sự sống của con người và sinh vật trên Trái Đất . Hạn chế lũ lụt trong mùa mưa . Giảm hạn hán trong mùa khô . Câu 2 : Hãy cho biết một số nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng nước ta ? Trách nhiệm của chúng ta đối với việc bảo vệ rừng như thế nào ? a ) Nguyên nhân suy giảm tài nguyên rừng : - Do chiến tranh tàn phá , cháy rừng Con người khai thác quá sức tái sinh của rừng Đốt rừng làm nương rẫy quản lí và bảo vệ kém b ) Trách nhiệm của chúng ta đối với việc bảo vệ rừng : + Phải thực hiện chính sách khuyến lâm như tích cực trồng cây gây rừng + Hưởng ứng tết trồng cây của Bác Hồ + Thực hiện nghiêm chỉnh luật lâm nghiệp Việt Nam + Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng nước ta BÀI 39 : ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM Câu 1 : Nêu những tính chất nổi bật của thiên nhiên nước ta ? Sự phân hoá đa dạng của cảnh quan tự nhiên tạo ra những thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta a ) Thiên nhiên nước ta có 4 tính chất chung nổi bật , đó là : - Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm : được thể hiện trong mọi thành phần , yếu tố của cảnh quan tự nhiên . - Tính chất ven biển hay tính chất bán đảo : Nước ta có vùng biển đông rộng lớn , bao bọc phía đông và phía nam phần đất liền - Tính chất đồi núi : Cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế rõ rệt trong cảnh quan chung của thiên nhiên nước ta - Tính chất đa dạng , phức tạp : Thể hiện rõ trong lịch sử phát triển của lãnh thổ và từng thành phần tự nhiên Trong đó tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm là tính chất chủ yếu b ) * Thuận lợi : - Thiên nhiên Việt Nam đa dạng tươi đẹp hấp dẫn là tài nguyên phát triển du lịch sinh thái - Tài nguyên thiên nhiên đa dạng là 1 nguồn lực để phát tiển kinh tế toàn diện . Nền nông nghiệp nhiệt đới đa canh , thâm canh và chuyên canh ( lúa , cây công nghiệp , cây ăn quả , thuỷ hải sản ) . Nền công nghiệp tiên tiến hiện đại nhiều ngành ( nhiên liệu , năng lượng , khai khoáng , luyện kim ) * Khó khăn : - Việt Nam là vùngcó nhiều thiên tai - Môi trường sinh thái dễ bị biến đổi , mất cân bằng - Nhiều tài nguyên có nguy cơ bị cạn kiệt và huỷ hoại ( rừng , đất đai , động thực vật quí hiếm ) Câu 2 : Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên Việt Nam Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện trong các thành phần tự nhiên : + K
File đính kèm:
- On tap giai doan nghi Covid_12826546.doc