Đề cương ôn tập học kỳ II môn: Địa lý 8

Hãy nêu tóm tắt các đặc điểm của sông ngòi. Giải thích tại sao sông ngòi nước ta lại có những đặc điểm đó.

 Sông ngòi nước ta có 4 đặc điểm chung:

 a. Nước ta có nhiều sông ngòi, phân bố khắp cả nước

 - Cả nước ta có 2360 con sông.Dọc theo bờ biển cứ 15,20 km lại có một cửa sông.

 Nước ta có nhiều sông là vì địa hình nước ta ¾ là đồi núi, có độ dốc lớn, lại có mưa nhiều tập trung vào một mùa.Các sông lớn dễ đào lòng đất để tạo nên các dòng chảy:rảnh, khe, suối, sông nhỏ, sông lớn.

 

doc10 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ II môn: Địa lý 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
 Môn: ĐỊA LÝ 8
 1. Trình bày đặc điểm của hai loại gió mùa ở khu vực Đông Nam Á . Giải thích vì sao có sự khác nhau giữa hai loại gió mùa đó.
 Khu vực Đông Nam Á có sự tác đông của hai loại gió mùa : gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông . Hai loại gió này có sự khác nhau về nguồn gốc và tính chất.
Gió mùa mùa hạ có đặc điểm nóng,ẩm,mang mưa nhiều cho khu vực.
Gió mùa mùa đông có đặc điểm khô lạnh nên ít gây mưa.
 Sự khác nhau này là do :
Gió mùa mùa hạ xuất phát từ vùng áp cao nửa cầu Nam , vượt qua xích đạo, qua vùng biển nóng nên có tính chất nóng ẩm, mang lượng mưa lớn.
 - Gió mùa mùa đông lại xuất phát từ cao áp Xi-bia lạnh giá, thổi qua lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn( qua lục địa ) nên lạnh và khô.
 2. Trình bày những đặc điểm dân cư của các nước Đông Nam Á. Những đặc điểm đó có những thuận lợi , khó khăn gì trong sự phát triển kinh tế- xã hội?
a. Đặc điểm dân cư
- Là một khu vực có dân số đông (14,2% dân số châu Á, với hơn 536 triệu dân).
 - Dân số vẫn còn tăng nhanh( Mức giatăng tự nhiên hằng năm cao hơn mức bình quân của thế giới và của châu Á ( khoảng 1,5%/năm )): Dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.	
 - Dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều ở các đồng bằng châu thổ ( ở Đông Nam Á lục địa) và các đồng bằng ven biển ( ở Đông Nam Á biển đảo ) .Mật độ dân số cao ( gấp 2 lần mức bình quân thế giới).
 - Sự chênh lệch dân số giữa các nước rất cao ( In-đô-nê-xi-a 225 triệu người, Phi-líp-pin 88 triệu người, trongkhi Bru-nây chỉ độ 0,4 triệu người, Đông Ti-mo với 0,8 triệu người).
 b. Những khó khăn, thuân lợi.
 - Dân số đông nên lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, đây sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài.
 - Dân số tăng nhanh gây sức ép lên phát triển kinh tế-xã hội , đặc biệt viêc giải quyết việc làm có nhiều khó khăn.
 - Dân cư phân bố không đều gây nhiều khó khăn cho việc sử dụng hợp lý lao động và tài nguyên.
.. 3. Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ nước ta có thuận lợi khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế-xã hội
Thuận lợi
 - Nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực gió mùa nên nước ta có khí hậu nhiêt đới gió mùa thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
 - Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, nước ta dễ dàng giao lưu với các nước để phát triển kinh tế(giao thông, buôn bán , du lịch).
 - Nằm ở vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, nước ta có vùng biển rộng lớn giàu có thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế ( Đánh bắt, nuôi trồng ,giao thông biển khai thác muối, khoáng sản ,du lịch)
 - Nằm ở vị trí tiếp xúc các luồng di cư sinh vật nên nước ta có nguồn sinh vật, phong phú, đa dạng.
 - Nằm hoàn toàn trong một múi giờ nên việc quản lý được thuận tiện
 b .Khó khăn
 - Lãnh thổ hẹp bề ngang,lại bị kéo dài gần 15 độ vỹ tuyến nên việc lưu thông bắc nam khó khăn..
 - Đường biên giới dài, viêc đảm bảo an ninh quốc phòng có khó khăn.
 - Nằm trong vùng hay bị thiên tai.
 4. Vùng biển nước ta có những đặc điểm gì đối với sự phát triển kinh tế-xã hội?
a. Thuận lợi
	- Giàu có về tài nguyên sinh vật biển: thuân lợi cho ngành nuôi trồng, khai thác, chế biên hải sản phát triển.
 - Có nhiều bải tắm,đảo , vịnh có phong cảnh đẹp tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển.
 - Có nhiều khoáng sản ( dầu khí,titan, cát trắng muối biển) giúp cho công nghiệp phát triển, có thêm hàng xuất khẩu, thu hút đầu tư.
 - Có nhiều vũng vịnh thuận tiện để xây dựng cảng phát triển ngành đường biển.
 b. Khó khăn
	- Trên Biển Đông thường có bão, gió mùa đông bắc, áp thấp nhiệt đới gây trở ngại cho các hoạt động.
 - Viêc khai thác tài nguyên khoáng sản biển đòi hỏi lớn về vốn và kỹ thuật.
 - Tại nguyên biển đang suy giảm, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiểm.
 5. Chứng minh nước ta có nguồn khoáng sản đa dạng, phong phú. Nhờ đâu mà chúng ta có được nguồn khoáng sản ấy ?
Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng , phong phú. Điều đó được thể hiện :
- Cả nước đã tìm thấy khoảng 5.000 điểm quặng và tụ khoáng của 60 loại khóang sản.
- Có đầy đủ các loại kháng sản :
 + Nhiên liệu , năng lượng có : than đá, dầu mỏ, khí đốt.
 + Kim loại có cả kim loại đen ( crômit, sắt, titan, măng gan) lẫn kim loại màu ( đồng, kẻm, chì,vàng,thiết, bô xít).
 + Phi kim loại và vật liệu xây dựng như apatit,đá vôi, cát, thuỷ tinh, các loại đá
 - Một số có trử lượng lớn như dầu khí, than đá, sắt,bôxit,vật liệu xây dựng..
 Sự đa dạng phong phú của khoáng sản có được là nhờ vao:
 - Nước ta nằm ở vị trí đặc biệt nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng.
 - Nước ta có lịch sử phát triển lâu dời, có cấu trúc địa chất phức tạp.
 6. Hãy nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta.
Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình.
Đồi núi chiếm ¾ diện tích, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
 - Đồi núi nước ta, phần lớn là đồi núi thấp, núi thấp dưới 1.000 m chiếm trên 85%, núi cao trên 2.000m chỉ chiếm 1%.
Núi chạy dài từ Tây Bắc đến tận Đông Nam Bộ trên 1.400 km.
 Núi ăn lan đến tận biển , chia cắt đồng bằng ra thành nhiều khu vực.
Núi nước ta có hướng tây bắc-đông nam và vòng cung.
 - Hệ thống núi Tây Bắc, Trường Sơn Bắc đều có hướng tây bắc- đông nam..
 - Chỉ có núi ở Đông Bắc là có hướng vòng cung.
c. Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.
	- Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc sau giai đoạn cổ kiến tạo.
	- Trong giai đoạn Tân kiến tạo, địa hình được nâng lên và chia thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
	- Trong mỗi bậc lại chia thành nhiều bậc nhỏ.
d. Địa hình nước ta bị tác động mạnh bởi khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và hoạt động của con người.
	- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phong hoá rất dữ dội , làm cho địa hình bị bào mòn, cắt xẽ, trở nên trẻ hoá, rất hiểm trở.
	- Ngày càng nhiều địa hình nhân tạo được xây dựng.
 7. Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào ?
 Địa hình nước ta biến đổi là do hai nhân tố chủ yếu :
 a. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: Dưới tác động của các yếu tố nhiệt, ẩm, nước các loại đất đá phong hoá rất dữ dội.Địa hình nhiều đồi núi càng làm cho quá trình phong hoá mạnh mẽ hơn. Kết quả là địa hình bị biến đổi.
 b. Con người tác động làm biến đổi địa hình : Xây dựng ngày càng nhiều các địa hình nhân tạo như các công trình kiến trúc đô thị, đê điều, đập thuỷ lợi
 8. Địa hình nước ta chia làm mấy khu vực ? Đó là những khu vực nào ?
	Địa hình nước ta chia thành ba khu vực :
 a. Địa hình miền núi và trung du : Có năm vùng với đặc điểm khác nhau , đó là :
 - Vùng núi Đông Bắc.
 - Vùng núi Tây Bắc.
	- Vùng núi Trường Sơn Bắc.
 -Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam
 - Vùng nuí bình nguyên ở Đông Nam Bộ và trung du Bắc Bộ
 b. Địa hình đồng bằng: Với ba đồng bằng chính :
 - Đồng bằng châu thổ sông Hồng.
 - Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long
 - Đồng bằng duyên hải Trung Bộ.
 c. Địa hình ven biển và thềm lục địa 
 - Bờ biển.
 - Thềm lục địa.
 9. So sánh địa hình vùng Tây Bắc và Đông Bắc
 Nội dung
 Đông Bắc
 Tây Bắc
1. Vị trí
- Tả ngạn sông Hồng
- Hữu ngạn sông Hồng cho tới thượng nguồn sông Cả
2. Độ cao
- Núi thấp và trung bình
- Núi trung bình và cao.
3. Hướng
- Vòng cung( đông bắc- tây nam)
-Tây bắc –đông nam
4. Địa chất
- Chủ yếu là đá vôi
- Chủ yếu là đá vôi.
5. Các yếu tố khác
- Có 4 cánh cung: Đông Triều,Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm.
 - Ít có các đồng bằng thung lũng
- Gồm dãy Hoàng Liên Sơn,các dãy núi biên giới và các sơn nguyên đá vôi
- Có nhiều các đồng bằng thung lũng : Mường Thanh, Nghĩa Lộ,Than Uyên.
 10. Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ?
 - Nước ta trải dài trên 15 vỹ tuyến từ 8034/ B đến 23023/ B nên nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến, mỗi năm mặt trời đi qua thiên đỉnh hai hần nên nhận được một lượng nhiệt lớn, vì thế có khí hậu nhiệt đới.
 - Nước ta tiếp giáp với Biển Đông . Biển Đông mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao.
 - Lãnh thổ nước ta nằm gần trung tâm của khu vực gió mùa châu Á , hàng năm nước ta chịu sự tác động của hai loại gió mùa : đông bắc và tây nam.
 Chính vì những lẻ đó, nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
 11. Trình bày đặc điểm khí hậu của từng miền và từng khu vực khí hậu ở nước ta.
 - Miền khí hậu phía Bắc: từ dãy Bạch Mã trở ra có mùa đông lạnh , tương đối ít mưa. Mùa hè nóng, mưa nhiều.
 - Khu vực Đông Trường Sơn: gồm lãnh thổ Trung Bộ phía đông Trường Sơn, từ Hoành Sơn cho đến mũi Dinh . Mùa hạ có gió tây khô nóng, mưa lệch về thu đông.
 - Miền khí hậu phía Nam từ dãy Bạch Mã trở vào có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm, với hai mùa mưa và khô đối lập.
 - Khí hậu Biển Đông Việt Nam: có tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
 12. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế xã hội?
Thuận lợi:
 - Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa , nhiệt độ cao quanh năm nên hoạt động kinh tế có thể diễn ra suốt năm:
 + Cây cối có thể phát triển xanh tốt quanh năm.
 + Sông ngòi, cảng biển không bị đóng băng nên tàu thuyên có thể đi lại suốt năm.
 + Các nhà máy thuỷ điện, chế biến nông sản có điều kiện hoạt đông thường xuyên.
 - Nguồn nhiệt ,ẩm dồi dào làm cho sinh vật phát triển nhanh, dễ dàng đẩy mạnh thâm canh , xen canh , gối vụ.
 - Gió mùa đông bắc đem lại cho miền bắc một mùa đông lạnh , cho phép phát triển cây trồng và vật nuôi của vùng cận nhiệt ôn đới, lam cho sản phẩm nước ta thêm đa dạng.
 b. Khó khăn:
 - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa lắm thiên tai: bão, lũ lụt , hạn hán , gió tây khô nóng
 - Nguồn nhiệt ẩm dồi dao,tạo điều kiên thuận lợi cho sâu rầy, dịch bệnh phát triển.
 13. Hãy nêu tóm tắt các đặc điểm của sông ngòi. Giải thích tại sao sông ngòi nước ta lại có những đặc điểm đó.
 Sông ngòi nước ta có 4 đặc điểm chung:
 a. Nước ta có nhiều sông ngòi, phân bố khắp cả nước
 - Cả nước ta có 2360 con sông.Dọc theo bờ biển cứ 15,20 km lại có một cửa sông.
 Nước ta có nhiều sông là vì địa hình nước ta ¾ là đồi núi, có độ dốc lớn, lại có mưa nhiều tập trung vào một mùa.Các sông lớn dễ đào lòng đất để tạo nên các dòng chảy:rảnh, khe, suối, sông nhỏ, sông lớn.
 b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung.
 - Các sông ở Tây Bắc , Trung Bộ , một phần của Nam Bộ có hướng tây bắc – đông nam
 - Các sông ở Đông Bắc có hướng vòng cung.
 Sông ngòi nước ta có hai hướng chính như vậy vì đó là hai hướng chính của địa hình nước ta. Hướng của địa hình quyết định hướng của sông ngòi.
Sông nước ta có lượng nước lớn và có hai mùa nước
- Mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô. Sông Hồng có cao nhất (tháng 9)lên đến 9246 m3/s
 Sông ngòi có nhiều nước là do chảy trong vùng có lượng mưa nhiều, còn sông có chế độ nước theo mùa vì khí hậu nước ta có một mùa khô và một mùa mưa.
Sông ngòi có lượng phù sa lớn
 - Hàm lương phù sa 223g/m3
 - Tổng lượng phù sa trôi theo nước của sông ngòi nước ta là 200 triệu tấn /năm
 Do nước ta có địa hình dốc lớn, mưa nhiều nên lượng đất bị bào mòn, xâm thực lớn
 14. Trình bày và giải thích về mùa lũ trên các lưu vực sông của các miền nước ta.
 - Sông ngòi ở Bắc Bộ có mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, lũ lớn nhất là tháng 8, đây cũng là mùa mưa của Bắc Bộ.
 - Sông ngòi Nam Bộ có mùa lũ gần trùng với mùa lũ của các sông ở Bắc Bộ nhưng lệch một tháng, lũ lớn nhất là tháng 11. Do mùa mưa của hai vùng giống nhau.
 -Sông ngòi ở Trung Bộ có lũ từ tháng 9 đến tháng 12, muộn hơn so với Bắc Bộ và Nam Bộ do chịu ảnh hưởng của dãy Trường Sơn nên vùng có mùa mưa lệch sang thu đông.
 15. Hãy so sánh sông ngòi ở Bắc Bộ , Trung Bộ, Nam Bộ
 Sông ngòi Bắc Bộ
 Sông ngòi Trung Bộ
 Sông ngòi Nam Bộ
-Sông dài, lưu vực lớn,hợp lưu của nhiều dòng chảy, có dạng nan quạt.
- Hướng chung là tây bắc - đông nam, ngoài ra còn có hướng vòng cung.
- Lũ tập trung nhanh và kéo dài.
-Lũ vào mùa hạ từ tháng 6 đến tháng 10, đỉnh lũ vào tháng 8.
-Hai hệ thống sông chính là sông Hồng và sông Thái Bình
- Nhiêu sông,nhưng phần lớn là sông nhỏ, ngắn,dốc, phân thành nhiều lưu vực độc lập.
- Hướng chung là tây bắc – đông nam, một số sông có hướng tây – đông.
- Lũ lên nhanh đột ngột nhưng cũng rút nhanh.
- Lũ vào mùa thu đông, từ tháng 9 đến thang 12, đỉnh lũ vào tháng 11.
- Các sông chính là sông Mã,sông Cả, sông thu Bồn, sông Đà Rằng
- Có nhiều sông và là những sông lớn.Sông ở đây là phần hạ lưu các sông ngoài lãnh thổ hoặc các sông chảy hoàn toàn trong nội địa.
- Sông có lượng nước lớn,lòng sông rộng , sâu, chịu ảnh hưởng của thuỷ triều.
- Sông có nhiều huongs khác nhau: tây bắc- đông nam,đông bắc – tây nam
- Lũ gần giống với sông ở Bắc Bộ,từ tháng 7 đến tháng 11, đỉnh lũ vào tháng 10.
- Hai hệ thống sông chính là sông Cửu Long và sông Đồng Nai.
 16. Trình bày những thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long.
Mùa lũ ở sông Mê Công từ tháng 7 đến tháng 11, đỉnh lũ là tháng 10. Lũ đem lại cho đồng bằng những thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn.
Thuận lợi
 - Lũ mang phù sa bồi lấp cho đồng bằng, làm đất đai đồng bằng thêm màu mỡ.
 - Lũ rửa sạch đồng bằng hành năm,tiêu diệt các loài sâu bọ , chuộtphá hại mùa màng
 - Lũ cũng rửa phèn, mặn cho đồng bằng, thu hẹp diện tích đất phèn ở các vùng trũng
 - Lũ đem về cho đồng bằng một lượng tôm cá rất lớn.
 b. Khó khăn
 - Lũ làm ngập một diên tích lớn đồng bằng không thể sản xuất được, khó khăn cho sinh hoạt.
 - Lũ làm cho giao thông khó khăn.
 - Lũ phá hoại các công trình công cộng, nguy hiểm đến tính mạng con người.
 17. So sánh ba nhóm đất của nước ta về đặc tính, phân bố và giá trị sử dụng.
 Tiêu chí
Đất mùn núi cao
 Đất feralit
 Đất phù sa
 Đặc tính
- Chiếm 11%diện tích đất tự nhiên.
- Tầng đất mỏng,chua
- Chiếm 65%diện tích đất tự nhiên.
-Chua, nghèo mùn, nhiều sét, có màu đỏ vàng, dễ bị kết von hoặcbiến thành đá ong.
- Chiếm 24%diện tích đất tự nhiên.
-Đất tơi,xốp, ít chua, giàu mùn, rất phì nhiêu, dễ làm thuỷ lợi
- Chia thành nhiêu nhóm
 Phân bố
- Trên vùng núi cao từ 700 đến 1700m.
- Dưới các thảm rừng á nhiệt và ôn đới.
- Vùng đồi núi thấp dưới 700m
- Ở các đồng bằng lớn ,
nhỏ từ bắc đến nam.
Giá trị sửdụng
- Đất rừng đầu nguồn các con sông.
- Phát triển các loại rừng á nhiệt và ôn đới
- Trồng rừng.
-Đồng cỏ chăn nuôi.
-Cây công nghiệp,đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm.
- Trồng cây hàng năm: rau,quả,cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực,đặc biệt là cây lúa
 18. Chứng minh nước ta có sự đa dạng về hệ sinh thái. Giải thích vì sao có sự đa dạng đó.
 Nước ta có sự đa dạng về hệ sinh thái, điều này được thể hiện ở chỗ có nhiều hệ sinh thái khác nhau , phân bố ở khắp các miền.
 - Hệ sinh thái rừng ngập mặn: ở ven biển , ở các cửa sông trên các đảo.
 Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên vùng đồi núi đã biến thể thành nhều kiểu rừng.
 Các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia: phát triển trên cả nước do chuyển từ các cánh rùng nguyên sinh sang.
 Các hệ sinh thái nông nghiệp : Do con người tạo ra ngày càng phát triển
 19. Cho biết hậu quả của việc phá rừng. Nêu vai biên pháp để bảo vệ tài nguyên rừng.
Hậu quả của việc phá rừng.
Đất đai bị xói mòn, rửa trôi, bạc màu.
Nguồn nước ngầm cạn kiệt.
Sông ngòi dễ bị khô kiệt, lũ lụt.
Thời tiết , khí hậu thay đổi.
Động vật không có nơi cư trú , dễ bị tuyệt chủng.
Nguồn gen động vật, thực vật suy giảm.
 - Thiếu gổ, lâm sản cho sản xuất, không còn môi trường cho du lịch, nghỉ dưỡng.
 b. Biên pháp
 - Có quy định nghiêm nhặt cho việc khai thác rừng.
 - Giao đất, giao rừng cho nông dân.
 - Giáo dục người dân ý thức giữ rừng, bảo vệ rừng.
 - Chấm dứt tình trạng đốt rừng làm rẩy, đầu tư phát triển kinh tế miền núi.
 - Trồng mới 5 triệu hecta rừng trên đất trống đồi trọc.
 20. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện như thế nào qua các thành phần tự nhiên Viêt Nam
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có ảnh hưởng sâu sắc đến các thành phần tự nhiên khác:
Địa hình
 Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta có sự xâm thực mạnh mẽ ở miền núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng.
Sông ngòi
Khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều nên nước ta có nhiều sông.
Sông nước ta có lượng nước chảy lớn, giàu phù sa, không bị đóng băng
Sông có chế độ nước theo mùa.
 c. Đất đai
 - Đất có tầng phong hoá sâu.
 - Đất có màu đỏ vàng vì chứa nhiều ô xít sắt, nhôm.
 - Đất thường chua vì mưa nhiều, rửa trôi các chất ba dờ.
 d. Sinh vật
 - Hệ sinh thái rừng đa dạng.
 - Thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế.
 21. Vì sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ lại có mùa đông lạnh giá nhất nước ta? Khí hậu này có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp?
 a.Miền Bắc và Đông Bắc bộ có mùa đông lạnh giá nhất nước ta vì:
 - Đây là vùng nằm tiếp liền khu vực ngoại chí tuyến và á nhiệt đới của Hoa Nam Trung Quốc. Vị trí này gắn liền với vùng lục địa.
 - Vùng không có nhều núi cao, các khối núi có hình cánh cung, cùng hướng với gió mùa Đông Bắc . Núi không ngăn được gió mùa mà còn tạo điều kiện cho gió mùa xâm nhập sâu vào lãnh thổ.
 b. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp:
 - Khí hâu với một mùa đông lạnh của miền tạo điều kiện thuận lợi để trồng các loại cây có nguồn gốc cận nhiệt:
 + Cây ăn quả có đào, lê, táo mận
 + Cây thực phẩm có các loại su hào, bắp cải,, khoai tây
 + Cây lương thực có ngô vụ đông.
 + Cây dược liệu : tam thất, sa nhân,hồi, thảo quả
 - Khí hậu có nhiều tai biến ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp: sương muối,sương giá, thiếu nước canh tác
 Vì sao việc bảo vệ và phát triển rừng là khâu then chốt đẻ xây dựng cuộc sống bền vững cho nhân dân miền Tây Bắc và Bắc Trung bộ
 Vấn đề bảo vệ và phát triển vốn rừng có vai trò rất quan trọng ở miền Tây Bắc và BắcTrung bộ vì :
 - Miền Tây Bắc và Bắc Trung bộ phần lớn là đồi núi, độ dốc lớn nên đất đai dễ bị xói mòn nếu không có rừng.Cân bằng môi trường sinh thái rất dễ bị phá vỡ, phải cần độ che phủ của rừng trên 50 % diện tích.
 - Sông ngòi ở đây phần lớn ngắn và dốc rất dễ xãy ra lũ lụt . Rừng làm giảm bớt tác hại của lũ lụt.
 - Ven biển có nhiều cồn cát thường xuyên di chuyên vào đất liền, lấn dần diện tích canh tác. Rừng phi lao ven biển không những chắn gió bảo mà còn ngăn sự di chuyển của các cồn cát. 
 23. Hãy nêu những đặc trưng khí hậu của miền Nam Trung bộ và Nam bộ.
 a.Khí hậu nóng quanh năm.
 - Nhiệt độ trung bình năm trên 250C ở đồng bằng và trên 210C ở miền núi biên độ nhiệt độ thấp
 - Khí hậu có sự phân hoá theo độ cao: trên các cao nguyên có độ cao lớn ở Tây Nguyên có khí hậu mát mẻ
 b. Chế độ mưa không đồng nhất
 - Duyên hải Nam Trung bộ có mùa khô kéo dài , nhiều nơi bị hạn gay gắt ( cực nam) Mùa mưa đến muộn và tâp trung trong thời gian ngắn.
 -Tây nguyên có hai mùa mưa – khô đối lập, mùa khô gay gắt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung 80% lượng mưa cả năm.

File đính kèm:

  • docBai_44_Thuc_hanh_Tim_hieu_dia_phuong_20150726_024921.doc
Giáo án liên quan