Đề cương ôn tập học kỳ II Hóa học 9

2) Dầu mỏ:

- Là hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hidrocacbon.

- Là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

- Phương pháp chế biến dầu mỏ:

+ Phương pháp chưng cất: thu được khí đốt, xăng, dầu hỏa, dầu nặng (dầu diezen, mazut)

+ Phương pháp Crackinh dầu nặng: thu được xăng (40%), metan, etilen

3) Cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả:

- Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy

- Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với oxi hoặc không khí

- Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết, phù hợp nhu cầu sử dụng

 

docx7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ II Hóa học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
A – LÝ THUYẾT:
PHẦN I: PHI KIM – SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC:
Các hợp chất của Cacbon:
Cacbon oxit (CO)
Là chất khí không màu, không mùi, rất độc (CO chiếm Hb trong hồng g lượng Hb để vận chuyển O2 bị giảm dần g Cơ thể bị ngạt do thiếu Oxi)
CO là oxit trung tính, CO có tính khử mạnh:
+ Tác dụng với Oxi: 2CO + O2 t0 2CO2
+ Tác dụng với oxit kim loại (trừ oxit của kim loại kiềm) g Kim loại + CO2	
VD: CO + CuO t0 Cu + CO2	
Ứng dụng: làm nhiên liệu, nguyên liệu, chất khử trong công nghiệp
Cacbon dioxit (CO2):
Là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy, sự sống.
Là oxit axit: tác dụng được với nước, kiềm và oxit bazo
CO2 + H2O H2CO3 hiện tượng: làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ nhạt
CO2 + CaO g CaCO3
CO2 + 2NaOHdd g Na2CO3 + H2O
CO2 dư + NaOHdd g NaHCO3
Ứng dụng: được dùng trong sản xuất nước giải khát có gaz, bảo quản thực phẩm (tuyết cacbonic) dập tắt đám cháy
Axit cacbonic (H2CO3)
Là axit yếu (dd H2CO3 làm quỳ tím hóa đỏ nhạt); không bền, dễ bị phân hủy g CO2 và H2O
Muối cacbonat:
Phân loại: có 2 loại:
+ Muối cacbonat trung hòa: Na2CO3, CaCO3 Hầu hết các muối này không tan trong nước (trừ Na2CO3 và K2CO3)
+ Muối cacbonat axit (muối hidrocacbonat): NaHCO3, Ca(HCO3)2 Hầu hết các muối hidrocacbonat tan trong nước.
Tính chất hóa học:
+ Tác dụng với axit g muối mới + CO2 + H2O
	CaCO3 + HCldd g CaCl2 + H2O + CO2
+ Dung dịch muối cacbonat + dd bazo g muối mới + bazo mới (sản phẩm phải có chất không tan tạo thành) Na2CO3 dd + Ca(OH)2 dd g 2NaOH + CaCO3 $
 Dung dịch muối hidrocacbonat + dd kiềm g muối cacbonat trung hòa + H2O
	2NaHCO3 dd + 2KOHdd g Na2CO3 + K2CO3 + 2H2O
+ Dung dịch muối cacbonat + dung dịch muối g 2 muối mới (có muối không tan trong nước): Na2CO3 dd + CaCl2 dd g CaCO3$ + 2NaCl
+ Nhiệt phân muối cacbonat trung hòa g Oxit bazo + CO2 (trừ Na2CO3 và K2CO3)
	CaCO3 rắn t0 CaO + CO2
 Nhiệt phân muối hidrocacbonat g muối cabonat + H2O + CO2
	2NaHCO3 rắn t0 Na2CO3 + H2O + CO2
Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:
Dựa vào cấu tạo nguyên tử, xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
Từ số p, e g số hiệu nguyên tử của nguyên tố
Từ số lớp e của nguyên tử g số thứ tự của chu kì
Từ số e lớp ngoài cùng của nguyên tử g số thứ tự của nhóm
g Tên, kí hiệu hóa học của nguyên tố.
Sự biến đổi tính chất của nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
Trong 1 chu kì, khi đi từ trái qua phải (theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần): tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần (trừ nguyên tố của nhóm VIII)
VD: Xét chu kì 3, Tính kim loại của Na > Mg > Al
	 Tính phi kim của Si < P < S < Cl
Trong 1 nhóm, đi từ trên xuống dưới: tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần (trừ H)
VD: Xét nhóm I: Tính kim loại của Li < Na < K < Rb < Cs < Fr
 Xét nhóm VII: Tính phi kim của F > Cl > Br > I > At
Bài tập: a. Hãy sắp xếp các nguyên tố theo chiều tính phi kim tăng dần: Cl, S, P, B, N
	 b. Hãy sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần tính kim loại: Na, Fe, Al, K, Mg
	 c. Nguyên tử nguyên tố A có điện tích hạt nhân là 12+, có 3 lớp e và có 2e lớp ngoài cùng. Hãy xác định vị trí của A trong bảng tuần hoàn. A là nguyên tố gì? So sánh tính chất của A so với các nguyên tố bên cạnh.
PHẦN II: HIDROCACBON – NHIÊN LIỆU:
Công thức cấu tạo, tính chất hóa học của Metan, etilen, axetilen, benzen:
Metan
Etilen
Axetilen
Benzen
Phản ứng cháy:
CH4 + 2O2 t0 CO2 + 2H2O
Phản ứng cháy:
C2H4+3O2t02CO2 + 2H2O
Phản ứng cháy:
2C2H2+5O2t04CO2 + 2H2O
Phản ứng cháy:
2C6H6+15O2t012CO2+ 
 6H2O
Phản ứng thế: T/d với Clo:
CH4 + Cl2 as CH3Cl + HCl
(Phản ứng nhận biết)
Phản ứng thế: T/d với Br2 nguyên chất:
C6H6+Br2Fe,t0C6H5Br+HBr
(Phản ứng nhận biết)
Phản ứng cộng:
+ T/d với dd brom:
C2H4 + Br2 dd g C2H4Br2
(Phản ứng nhận biết)
+ T/d với H2
C2H4 + H2 Ni,t0 C2H6
Phản ứng cộng:
+ T/d với dd brom:
C2H2 + Br2 dd g C2H2Br2
Nếu Br2 đủ:
C2H2 +2Br2 dd g C2H2Br4
(Phản ứng nhận biết)
+ T/d với H2:
C2H2 + 2H2 Ni,t0 C2H6
Khó tham gia phản ứng cộng:
C6H6 + 3H2 Ni,t0 C6H12
C6H6 + 3Cl2 xt C6H6Cl6
Phản ứng trùng hợp:
nC2H4 t, p, xt (-C2H4-)n 
Dầu mỏ:
Là hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hidrocacbon.
Là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
Phương pháp chế biến dầu mỏ:
+ Phương pháp chưng cất: thu được khí đốt, xăng, dầu hỏa, dầu nặng (dầu diezen, mazut)
+ Phương pháp Crackinh dầu nặng: thu được xăng (40%), metan, etilen
Cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả:
Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy
Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với oxi hoặc không khí
Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết, phù hợp nhu cầu sử dụng
PHẦN III: DẪN XUẤT CỦA HIDROCACBON – POLIME:
Tính chất hóa học của rượu etylic, axit axetic, chất béo, glucozo, saccarozo, tinh bột, xenlulozo:
Rượu etylic: (CTPT: C2H6O – CTCT: C2H5OH)
Phản ứng cháy: C2H6O + 3O2 t0 2CO2 + 3H2O (lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt)
Phản ứng thế: T/d với Na (hiện tượng: sủi bọt khí)
2C2H5OH + 2Na g 2C2H5ONa + H2#
	 Natri etylat
Phản ứng este hóa: T/d với axit axetic g etyl axetat
	H2SO4 đặc, t
C2H5OH + CH3COOH 	CH3COOC2H5 # + H2O
 Etyl axetat
Axit axetic: (CTPT: C2H4O2 – CTCT: CH3COOH)
Tính axit: axit axetic là axit yếu (chỉ mạnh hơn H2CO3)
Làm quỳ tím hóa đỏ nhạtg Nhận biết axit axetic
Tác dụng với kim loại đứng trước H g H2 (hiện tượng có sủi bọt khí)
6CH3COOH + 2 Al g 2(CH3COO)3Al + 3H2#
	 Nhôm axetat
Tác dụng với oxit bazo, bazo g muối và nước
2CH3COOH + CuO g (CH3COO)2Cu + H2O
	Đồng (II) axetat
CH3COOH + NaOH g CH3COONa + H2O
	 Natri axetat
Tác dụng với muối cacbonat g muối axetat + CO2 + H2O
2CH3COOH + Na2CO3 g 2CH3COONa + CO2 + H2O
	 Natri axetat
Phản ứng este hóa:
	H2SO4 đặc, t
C2H5OH + CH3COOH 	CH3COOC2H5 # + H2O
	 Etyl axetat
Chất béo: CTCT thu gọn: (RCOO)3C3H5
Phản ứng thủy phân trong môi trường axit:	 
(RCOO)3C3H5 + 3H2O Axit, t0	3RCOOH + C3H5(OH)3
	 Axit béo	 Glixerol
(Phản ứng trên có thể xảy ra trong điều kiện nhiệt độ thường, với xúc tác enzim)
Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa):
 (RCOO)3C3H5 + 3NaOH t0 3RCOONa + C3H5(OH)3
	 Muối của Axit béo	 Glixerol
(Hỗn hợp muối của axit béo là thành phần chính của xà phòng)
Glucozo: (CTPT: C6H12O6)
Phản ứng oxi hóa: (Phản ứng tráng gương): T/d với AgNO3 trong dd NH3 (Hiện tượng: có chất màu sáng bạc bám trên thành ống nghiệm g Phản ứng nhận biết Glocozo)
C6H12O6 dd + Ag2O (dd) ddNH3 C6H12O7 dd + 2Ag rắn
	 Axit gluconic
Phản ứng lên men rượu:
C6H12O6 dd men rươu, 30-350C 2C2H5OH dd + 2CO2#
Saccarozo: (CTPT: C12H22O11)
Phản ứng thủy phân: (trong môi trường axit)	 
C12H22O11 + H2O Axit, t0 C6H12O6 + C6H12O6
	 Glucozo 	 Fructozo
Saccarozo sau khi bị thủy phân thành Glucozo g có phản ứng tráng gương: Đây là phản ứng nhận biết Saccarozo
(Phản ứng trên có thể xảy ra trong điều kiện nhiệt độ thường, với xúc tác enzim)
Tinh bột và xenlulozo: CTPT: (-C6H10O5-)n
Phản ứng thủy phân: (trong môi trường axit)	 
(-C6H10O5-)n + nH2O Axit, t0 nC6H12O6	
	 Glucozo 
(Phản ứng trên có thể xảy ra trong điều kiện nhiệt độ thường, với xúc tác enzim)
Phản ứng màu với dd Iot: hồ tinh bột làm dd iot hóa xanh, khi đun nóng thì mất màu, nếu để nguội màu xanh lại trở lại (có thể nhạt hơn ban đầu) g Phản ứng nhận biết hồ tinh bột
Protein: là hợp chất được tạo nên từ các amino axit, mỗi amino axit là 1 mắt xích.
Phản ứng thủy phân: Protein + H2O Axit hoăc bazo, t0 hỗn hợp các amino axit
Sự phân hủy bởi nhiệt: Khi đun nóng mạnh và không có nước, Pr bị phân hủy tạo ra các hợp chất bay hơi có mùi khét.
Sự đông tụ: dung dịch Pr bị kết tủa khi bị đun nóng hoạc gặp hóa chất (axit)
B – BÀI TẬP:
* ĐIỀU CHẾ CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ:
Điều chế etilen: C2H5OH H2SO4đ, 1800C C2H4 + H2O
Điều chế axetilen: 	CaC2 + 2H2O g Ca(OH)2 + C2H2#
	 Canxi cacbua
Điều chế rượu etylic: C2H4 + H2O H2SO4, 1400C C2H5OH
	C6H12O6 dd men rươu, 30-350C 2C2H5OH dd + 2CO2#
	(-C6H10O5-)n + nH2O Men rươu, t0 2nC2H5OH dd + 2nCO2
Điều chế axit axetic: C2H5OH + O2 Men giấm CH3COOH + H2O
	 2C4H10 + 5O2 xuc tac,to 4CH3COOH + 2H2O
	 Butan
Điều chế glucozo: C12H22O11 + H2O Axit, t0 C6H12O6 + C6H12O6
	 Glucozo 	 Fructozo
	 (-C6H10O5-)n + nH2O Axit, t0 nC6H12O6
I/ NHẬN BIẾT CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ:
Nhận biết các chất khí:
Thứ tự 
Khí 
Thuốc thử
Hiện tượng
1
CO2
Dung dịch Ca(OH)2
- Nước vôi trong bị đục.
CO2 + Ca(OH)2 g CaCO3$ + H2O
2
C2H2
Dung dịch AgNO3/NH3
- Kết tủa vàng nhạt
C2H2 + Ag2O(dd) ddNH3 C2Ag2$vàng nhạt + H2O
3
C2H4
Dung dịch Br2 (màu nâu đỏ)
- Mất màu nâu đỏ
C2H4 + Br2 g C2H4Br2
4
CH4
Đốt và dẫn sản phẩm qua dd Ca(OH)2
- Nước vôi trong bị đục.
CH4 + 2O2 t0 CO2 + 2H2O
CO2 + Ca(OH)2 g CaCO3$ + H2O
5
H2
(Không nhận biết – Còn lại)
Nhận biết các dung dịch:
Thứ tự 
Dung dịch
Thuốc thử
Hiện tượng
1
Axit axetic
Quỳ tím
- Quỳ tím hóa đỏ
2
Hồ tinh bột 
Dung dịch Iot (tím nâu)
- dd chuyển sang màu xanh
3
Glucozo
Dung dịch AgNO3/NH3
- Có chất rắn màu sáng bạc bám trên ống nghiệm
C6H12O6 + Ag2O(dd) ddNH3 C6H12O7 + 2Ag$
4
Saccarozo 
- dd H2SO4, đun nóng sau đó cho dd AgNO3/NH3 vào.
- Có chất rắn màu sáng bạc bám trên ống nghiệm
C12H22O11 + H2O H2SO4, t0 C6H12O6 + C6H12O6
C6H12O6 + Ag2O(dd) ddNH3 C6H12O7 + 2Ag$
5
Rượu etylic
(Không nhận biết)
(Là chất còn lại)
Nhận biết các chất rắn: (Glucozo, Saccarozo, Tinh bột và Xenlulozo)
	Hòa tan vào nước để tách nhóm:
Tan trong nước nguội: Glucozo, saccarozo g Phân biệt dd glucozo và saccarozo như phần 2
Tan trong nước nóng: Tinh bột g Hiện tượng: tạo thành dạng keo dính (hồ tinh bột) g Nhận biết bằng dd Iot.
Không tan trong nước (ngay cả nước nóng): Xenlulozo
Nhận biết Protein:
Trạng thái rắn: dùng nhiệt phân hủy (đốt) g Có mùi khét
Trạng thái dung dịch: dùng dung dịch axit (giấm, nước chanh) g Có sự đông tụ
* Bài tập: 
Phân biệt các khí sau:
CH4, H2, CO2
C2H2, CH4, C2H4, CO2
C2H2, CH4, H2, CO2
Nhận biết các dung dịch sau:
Glucozo, rượu etylic, saccarozo
Rượu etylic, axit axetic, glucozo, hồ tinh bột
Nhận biết các chất rắn sau:
Tinh bột, xenlulozo, saccarozo
Tinh bột, glucozo, saccarozo
II/ HOÀN THÀNH DÃY CHUYỂN HÓA – BỔ TÚC PHẢN ỨNG:
CH4 (1) CH3Cl (3) CH2Cl2 (4) CHCl3 (5) CCl4
	 $(2)
	CO2
CaC2 (1) C2H2 (3) C2H4 (5) C2H5OH (6) CH3COOH (7) CH3COOC2H5
	 $(2) $(4)
	 C2H2Br4 C2H4Br2
C4H10 (1) CH3COOH (2) CH3COOC2H5
	 $(3)
	CH3COONa 
(-C6H10O5-)n (1) C6H12O6 (2) C6H12O7
 $(3)	 
C2H5OH (4) C2H4 (5) C2H6 (6) CO2
C12H22O11 (1) C6H12O6 (2) C2H5OH
Tinh bột (1) glucozo (2) rượu etylic (3) axit axetic (4) etyl axetat
	$(5) $(6) $(7)
	 Axit gluconic etilen Canxi axetat
Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
(R-COO)3C3H5 +  axit, t0 C3H5(OH)3 + R-COOH
(R-COO)3C3H5 +  t0 C3H5(OH)3 + R-COONa
C6H12O6 +  ddNH3 .. + Ag$
(-C6H10O5-)n + O2 t0 .. + 
III/ BÀI TOÁN:
Các công thức tính toán:
n = mM g m = n´M	hoặc 	n khí = V22,4 g Vkhí = n´22,4
Tỉ khối khí: d A/B = MAMB g MA = dA/B´MB
Khối lượng riêng: D = mddV g mdd = D´V	; V = mddD
Tính độ rượu: 	Độ rượu = VrượuVdd×1000 g Vrượu = Đôrượu×Vdd1000
	 Vdd = Vrượu×1000Đôrượu
Nồng độ phần trăm: 	C% = mchâttanmdd×100% g mchất tan = C%×mdd100%
	 mdd = mchâttan×100%C%
Hiệu suất của phản ứng: 	
	H = msp(thưctê)msp(theo PT)×100% g msp(thưctê)=msp(theo PT)×H100 
	H = mnguyên liệu(theo PT)mnguyên liệu(thưctê)×100% g mnguyên liệu(thưctê)=mnguyên liệu(theo PT)×100 H 
Dạng toán lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ:
Bước 1: Xác định thành phần nguyên tố trong hợp chất hữu cơ:
+ mCO2 g mC
+ mH2O g mH
+ mO = mhchc - mC – mH g Nếu bằng 0: Không có Oxi; lớn hơn 0 g có oxi
Bước 2: Đặt CTPT đơn giản của HCHC là: (CxHyOz)n với x, y, z, n nguyên dương (nếu không có O thì không có Oz)
Ta có tỉ lệ: x : y : z = mC12 : mH1 : mO16 (x, y, z tối giản nhất)
Đồng thời: (12x + y + 16z)´n = MHCHC g n
Ò CTPT của hợp chất hữu cơ.
Bài tập 1: Khi đốt 17,1 gam một hợp chất hữu cơ A. Sau phản ứng thu được 26,4 gam CO2 và 9,9 gam H2O. Xác định CTPT của A, biết khối lượng phân tử của A là 342.
Bài tập 2: Đốt cháy hết 1,48 gam chất hữu cơ X, thu được 3,52 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Biết tỉ khối hơi của A so vơi Metan bằng 4,625.
Xác định CTPT của X.
Viết CTCT của X, biết X là rượu.
Viết phản ứng xảy ra.
Bài tập 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,39 gam một chất hữu cơ B. Sau phản ứng thu được 1,32 gam CO2 và 0,27 gam H2O. Xác định CTPT, CTCT và tên gọi của B. Biết MB < 28.
Dạng toán tính theo PTHH có hiệu suất:	 
Bài tập 1: Khi lên men Glucozo người ta thấy thoát ra 11,2 lít khí CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn.
Tính khối lượng rượu etylic tạo ra sau khi lên men.
Tính khối lượng Glucozo đã lấy lúc ban đầu, biết hiệu suất của quá trình lên men là 90%.
Bài tập 2: Từ 1 tấn nước mía chứa 13% saccarozo có thể thu được bao nhiêu kg saccarozo? Cho biết hiệu suất thu hồi đường đạt 80%.
Bài tập 3: Từ tinh bột người ta sản xuất rượu etylic theo 2 giai đoạn sau:
Tinh bột g Glucozo 	Hiệu suất đạt 80%
Glucozo g Rượu etylic	Hiệu suất đạt 75%.
Hãy viết PTHH cho các giai đoạn trên. Tính khối lượng rượu etylic thu được từ 1 tấn tinh bột.

File đính kèm:

  • docxDE_CUONG_ON_HKII_HOA_9_20150725_112714.docx
Giáo án liên quan