Đề cương ôn tập Học kỳ I môn Ngữ văn 6 - Năm học 2015-2016

1/ So sánh truyền thuyết và truyện cổ tích.

Giống nhau:

- Đều có yếu tố hoang đường, kì ảo.

- Đều có mô típ như sự ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chính

Khác nhau:

- Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện được kể.

- Truyện cổ tích kể về cuộc đời của các nhân vật nhất định và thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí xã hội.

* So sánh NN với TC:

Giống nhau: - Đều có chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ.

Khác nhau:

- Mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học trong cuộc sống.

- Mục đích của truyện cười là mua vui, phê phán, chế giễu những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kỳ I môn Ngữ văn 6 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I
MÔN: NGỮ VĂN 6 (2015 – 2016)
A. PHẦN VĂN BẢN
 I/Các thể loại truyện dân gian: (định nghĩa)
1. Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
 2. Cổ tích: Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
- Nhân vật bất hạnh (Người mồ côi, người con riêng, người có hình dạng xấu xí...);
- Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;
- Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch;
- Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người).
Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
3. Truyện ngụ ngôn:
Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống 
4. Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
II/ Đặc điểm tiêu biểu của các thể loại truyện dân gian
Truyền thuyết
Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
- Là truyện kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử thời quá khứ
- Là truyện kể về cuộc đời của các nhân vật quen thuộc 
- Là truyện kể mượn chuyện loài vật, đồ vật, cây cối hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người.
- Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống 
- Có chi tiết tưởng tượng,kì ảo 
- Có chi tiết tưởng tượng kì ảo 
- Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý 
- Có yếu tố gây cười 
- Có cốt lõi sự thật lịch sử, cơ sở lịch sử
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhan dân đối với nhân dân và nhân vật lịch sử được kể 
- Thể hiện niềm tin và ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện, cái tốt, cái lẽ phải 
- Nêu lên bài học để khuyên dạy người đời 
- Nhằm gây cười, mua vui, phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội, hướng con người đến cái tốt 
- Người kể, người nghe tin câu chuyện có thật.
- Người kể, người nghe không tin câu chuyện có thật 
III/ So sánh các thể loại dân gian 
1/ So sánh truyền thuyết và truyện cổ tích.
Giống nhau:
- Đều có yếu tố hoang đường, kì ảo.
- Đều có mô típ như sự ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chính 
Khác nhau: 
- Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện được kể.
- Truyện cổ tích kể về cuộc đời của các nhân vật nhất định và thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí xã hội.
* So sánh NN với TC:
Giống nhau: - Đều có chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ.
Khác nhau: 
- Mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học trong cuộc sống.
- Mục đích của truyện cười là mua vui, phê phán, chế giễu những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.
IV/ Văn học trung đại:
 	Đặc điểm truyện trung đại:
	Thường được tính từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX- Văn xuôi chữ Hán.
	 Nội dung mang tình giáo huấn
	Vừa có loại truyện hư cấu, vừa có loại truyện gắn với ký hay sử
	Cốt truyện đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể, qua hành động và ngôn ngữ thoại của nhân vật.
1. Con hổ có nghĩa: có hai con hổ có nghĩa
 A. Nghệ thuật: - Sử dụng nghệ thuật nhân hoá, xây dựng mang ý nghĩa giáo huấn.
 - Kết cấu truyện có sự tăng cấp khi nói về cái nghĩa của hai con hổ nhằm tô đậm tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
 B. Ý nghĩa văn bản: Truyện đề cao giá trị đạo làm người: Con vật còn có nghĩa nghĩa huống chi là con người.
2. Mẹ hiền dạy con:
 A - Nghệ thuật:
- Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với năm sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh Tử
- Có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động đối với người đọc.
B - Ý nghĩa:
- Truyện nêu cao tác dụng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
- Vai trò của bà mẹ trong việc dạy dỗ con nên người..
 Lưu ý: Phần tóm tắt văn bản: đọc lại văn bản, tóm tắt theo cách ngắn gọn nhất 
B. PHẦN TIẾNG VIỆT
I. Từ và cấu tạo từ tiếng Việt:
 1. Từ là gì? 
 - Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
 - Từ đơn là từ chỉ có một tiếng, VD: Bàn, ghế, tủ, sách
 - Từ phức là từ có 2 tiếng trở lên, từ phức gồm có:
+ Từ ghép: Ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa, VD: Bàn ghế, bánh chưng, ăn ở, mệt mỏi
Cấu tạo từ
Cấu tạo từ
+ Từ láy: Có quan hệ láy âm giữa các tiếng với nhau, VD: ầm ầm, sạch sành sanh, trồng trọt,
 2. Mô hình:
Từ phức 
Từ đơn 
Từ láy 
Từ ghép 
II. Từ mượn:
 1. Từ thuần Việt: là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra.
	VD: Cày, cuốc, hoa, lá, sầu riêng, áo dài, đình, chùa, tết
 2. Từ mượn: (vay mượn hay từ ngoại lai) Là những từ của ngôn ngữ nước ngoài được nhập vào ngôn ngữ của ta để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm, mà tiếng ta chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.
- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng việt là từ mượn tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán việt).
- Ngoài ra còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác Anh, Pháp,
VD: phu nhân, ga, căn tin, xà phòng.
 3. Cách viết các từ mượn:
 + Đối với từ mượn đã được Việt hoá hoàn toàn thì viết như tiếng Việt:
 + Đối với từ mượn chưa được Việt hoá thì dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau. (Sin-ga-po, Ma-lai-xi-a)
 4. Nguyên tắc mượn từ: Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Giữ gìn bản sắc dân tộc.Không mược từ một cách tuỳ tiện.
Phân loại từ theo nguồn gốc
Mô hình: 
Từ mượn 
Từ thuần việt 
Từ mượn 
Tiếng Hán 
Từ mượn 
Các ngôn từ khác 
Từ gốc Hán
Từ Hán Việt 
C/ PHẦN TẬP LÀM VĂN
Đề 1: Kể về người thân của em.
Dàn bài: MB: Giới thiệu người thân và những ấn tượng chung về người ấy.
 - Người em kể là ai, có quan hệ với em như thế nào?
 - Ấn tượng chung về phẩm chất, tính cách.
 (3 - 4 câu)
 	 TB: 1/- Giới thiệu đôi nét về hình dáng (Qua quan sát trực tiếp hoặc nhớ lại - Lưu ý chi tiết lựa chọn phải phù hợp độ tuổi) (5 - 6 câu)
	 2/- Kể về những nét tính cách đáng quý thể hiện qua hành động việc làm.
	+ Thói quen, sở thích (8 - 10 câu)
	+ Mối quan hệ đối với người xung quanh, trong gia đình, người ngoài.
	+ Thương yêu, lo lắng, chăm sóc
 (nêu những việc làm cụ thể, những cử chỉ ân cần, biểu hiện chăm sóc) (8 - 10 câu)
	+ Nhiệt tình, sẳn lòng giúp đỡ (đối với xóm giềng như thế nào) (8 - 10 câu)
	 3/- Kỷ niệm đáng nhớ về người thân. (8 - 10 câu)
	(Đó là kỷ niệm gì, kể ngắn gọn, kỷ niệm đó có ý nghĩa như thế nào đôi với em)
KB: Nêu tình cảm, suy nghĩ đối với người thân (4 - 6 câu)
	- Tình cảm của em đối với người thân
	- Mong ước những điều tốt đẹp cho người thân
	- Làm cho người thân vui lòng.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Đề 2: Kể về một kỷ niệm đáng nhớ
Dàn bài
MB: Giới thiệu câu chuyện, việc làm khiến em nhớ mãi
(Đó là câu chuyện gì? Vì sao em nhớ mãi?)
(3 - 4 câu)
 TB: - Nguyên nhân xãy ra câu chuyện chứa kỷ niệm (2 - 3 câu)
	(vì sao câu chuyện đáng nhớ đó xãy ra, trong câu chuyện gồm có những ai?...)
 - Nội dung câu chuyện: (20 - 24 câu)
+ Diễn biến như thế nào? Chi tiết nào là đáng nhớ
	+ Kết thúc: 
	+ Ý nghĩa: Vì sao nó đáng nhớ (6 - 8 câu)
KB: Suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện ấy. 
(Bài học rút ra từ câu chuyện) (4 - 6 câu)

File đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_HKI_1516Ngu_van_6.doc
Giáo án liên quan