Đề cương ôn tập học kì II môn Địa lí 7

* Những điều kiện giúp nông nghiệp phát triển đạt đến trình độ cao:

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

- Trình độ khoa học kĩ thuật cao.

- Sản suất theo quy mô lớn, chuyên môn hóa cao.

- Ứng dụng công nghệ sinh học.

* Những điều kiện giúp công nghiệp phát triển đạt đến trình độ cao:

- Trình độ khoa học kĩ thuật cao.

- Nguồn lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.

- Nguồn vốn lớn.

- Trình độ dân trí cao.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 17352 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II môn Địa lí 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN ĐỊA LÍ 7
( 2014-2015)
Câu 1: 
* Vị trí địa lí của châu Mĩ:
- Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở bán cầu tây.
- Lãnh thổ châu Mĩ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng cận cực Nam.
- Tiếp giáp: + Phía bắc: Bắc Băng Dương.
 + Phía đông: Đại Tây Dương.
 + Phía Tây: Thái Bình Dương.
- Gồm 2 lục địa: + Lục địa Bắc Mĩ
 + Lục địa Nam Mĩ
- Diện tích: 42 triệu km2
* Chứng minh Châu Mĩ là vùng đất của dân nhập cư, thành phần chủng tộc đa dạng:
- Vùng đất của người nhập cư: Dân cư từ các châu lục đến: châu Âu, châu Á, châu Phi.
- Thành phần chủng tộc đa dạng: Gồm nhiều chủng tộc như:
 + Môn-gô-lô-it.
 + Ơ-rô-pê-ô-it.
 + Nê-grô-it.
 + Người lai.
Câu 2:
* So sánh cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ và Nam Mĩ:
- Giống nhau: Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng 
bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến. 
- Khác nhau:
Bắc Mĩ
Nam Mĩ
Phía
Tây
Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin.
Ở
 giữa
Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc,thấp dần về phía nam.
Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô-ri -nô-cô à Amazôn à Laplata à Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
 Phía 
Đông
Hệ thống Cooc-đi-e cao trung bình (3000 – 4000m) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi. 
* So sánh sự phân bố dân cư của Bắc Mĩ và Nam Mĩ:
- Giống nhau: Dân cư đều tập trung vùng cửa sông, ven biển.
- Khác nhau:
 +Trung và Nam Mĩ: dân cư phân bố trên mạch núi An-đét, trong khi hệ thống 
Cooc-đi-e dân cư thưa thớt.
 + Dân cư Trung và Nam Mĩ thưa thớt trên đồng bằng A-ma-zôn, Bắc Mĩ dân cư tập 
 trung đông đúc ở vùng đồng bằng trung tâm.
Câu 3:
* Những điều kiện giúp nông nghiệp phát triển đạt đến trình độ cao: 
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
- Trình độ khoa học kĩ thuật cao.
- Sản suất theo quy mô lớn, chuyên môn hóa cao.
- Ứng dụng công nghệ sinh học.
* Những điều kiện giúp công nghiệp phát triển đạt đến trình độ cao:
- Trình độ khoa học kĩ thuật cao.
- Nguồn lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
- Nguồn vốn lớn.
- Trình độ dân trí cao.
Câu 4:
* Ý nghĩa của hiệp định mậu dịch tự do đối với các nước Bắc Mĩ:
Kết hợp sức mạnh của ba nước tạo nên một thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh 
tranh trên thị trường thế giới.
Câu 5:
* Dải đất duyên hải phía tây AnĐét có hoang mạc là vì:
- Có chí tuyến nam đi qua.
- Có dòng biển lạnh Peru chạy gần sát bờ.
- Dãy núi trẻ AnĐét ngăn hơi ấm ẩm từ biển vào dải đất duyên hải phía tây AnĐét.
Câu 6:
* So sánh quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ với Bắc Mĩ:
- Bắc Mĩ: Đô thị hóa nhanh, không tương xứng với sự phát triển kinh tế.
- Nam Mĩ: Đô thị hóa nhanh, không phù hợp với sự phát triển kinh tế.
Câu 7:
* Chúng ta phải đặt vấn đề để bảo vệ rừng Amazôn là vì:
- Rừng A-ma-zôn có vai trò vô cùng to lớn: 
+ Là lá phổi của thế giới. 
+ Vùng dự trữ sinh học quý giá. 
+ Có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp và giao thông vận tải. 
- Việc khai thác rừng A-ma-zôn đem lại nhiều lợi ích chung cũng làm cho môi trường rừng A-ma-zôn bị hủy hoại nhiều, ảnh hường tới khí hậu khu vực và toàn cầu.
Câu 8:
* Châu Nam Cực là một hoang mạc lạnh ma vùng ven bờ và trên các dảo vẫn có nhiều chim và động vật sinh sống là vì:
- Ở ven bờ biển và các đảo ít lạnh hơn và có nhiều thức ăn hơn nên tập trung động vật.
- Động vật có khả năng thích nghi: di cư, ngủ đông, có bộ lông không thấm nước, da có 
lớp mỡ dày. 
Câu 9:
* Vị trí đại lí của Châu Đại Dương:
- Nằm hoàn toàn trong Thái Bình Dương.
- Gồm: + Lục địa Ô-xtrây-li-a.
 +Các đảo, quần đảo: Niu Di-len, Mi-crô-nê-di, Mê-la-nê-di, Pô-li-nê-di.
* Đặc điểm địa hình của châu Đại Dương:
- Các đảo, quần đảo:
+ Mê-la-nê-di: đảo núi lửa.
+ Mi-crô-nê-di: đảo san hô.
+ Pô-li-nê-di: đảo núi lửa và san hô.
+ Quần đảo Niu Di-len: núi chiếm diện tích chủ yếu.
- Lục địa Ô-xtrây-li-a: Hoang mạc chiếm diện tích chủ yếu.
Câu 10:
* Đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn là vì:
- Do ảnh hưởng của đường chí tuyến nam, khí hậu nóng và khô.
- Phía đông ven biển là hệ thống núi cao, ngăn ảnh hưởng của biển. 
- Do ảnh hưởng của dòng biển lạnh tây Ô-xtrây-li-a chảy sát bờ. 
- Đường bờ biển ít bị cắt xẻ.
Câu 11:
* Đặc điểm dân cư châu Đại Dương:
- Mật độ dân số thấp nhất thế giới.
- Dân cư phân bố không đều.
- Chủ yếu là người nhập cư à văn hóa, ngôn ngữ đa dạng.
Câu 12:
* Vị trí địa lí của châu Âu:
- Là một bộ phận của lục địa Á-Âu.
- Khoảng từ 360B à 710B
- Có 3 mặt giáp biển.
* Địa hình của châu Âu:
- Chủ yếu là đồng bằng.
- Đường bờ biển dài, cắt xẻ mạnh, tạo nên nhiều bán đảo, vũng, vịnh.
Câu 13:
* Ở phía Tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía Đông là vì:
- Phía Tây Châu Âu:
+Chịu ảnh hưởng bởi dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây Ôn Đới.
=> Ở phía Tây châu Âu sẽ phát triển môi trường khí hậu ôn đới hải dương (mùa đông không lạnh lắm mùa hè ấm áp) nên mưa nhiều và ấm áp hơn.
- Phía đông châu Âu:
+ Do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của biển không đáng kể và phía đông còn chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa từ châu á tràn sang, phía đông bắc do nằm gần vòng cực bắc nên ở đây lạnh quanh năm.
=> Ở phía đông sẽ phát triển môi trường khí hậu ôn đới lục địa và xuất hiện những môi trường hoang mạc bán hoang mạc.
Câu 14:
* So sánh khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa:
- Giống nhau:
+ Nhiệt độ trung bình năm không cao, tháng cao nhất nhiệt độ không quá 200C.
+ Lượng mưa trung bình năm thấp hơn một sô kiểu khí hậu ở đới nóng.
- Khác nhau:
Ôn đới hải dương
Ôn đới lục địa
- Biên độ nhiệt nhỏ hơn.
- Mưa nhiều quanh năm.
- Biên độ nhiệt năm lớn, tháng thấp nhất dưới 00C.
- Mưa ít hơn, chủ yếu tập trung vào mùa hạ.
* So sánh khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu Địa Trung Hải:
- Nhiệt độ: khí hậu ôn đới lục địa thấp hơn khí hậu địa trung hải 
- Biên độ nhiệt của khu vực có khí hậu có khí hậu ôn dới lục địa cao hơn khí hậu địa trung hải 
- Lượng mưa vùng khí hậu ôn đới lục địa ít hơn vùng khí hậu địa trung hải 
- Mùa mưa: khí hậu ôn đới lục đia mưa ít quanh năm khí hậu địa trung hải nhiều vào mùa đông. 
Câu 15:
* Sự đa dạng về ngôn ngữ ở châu Âu:
 Gồm 3 nhóm ngôn ngữ: 
+ Giecman: Na Uy, Đức, Hà Lan, 
+ La tinh: Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, 
+ Xlavơ: Nga, Ba Lan, Séc, 
* Sự đa dạng về tôn giáo ở châu Âu:
 Phần lớn dân cư châu Âu theo đạo Cơ Đốc giáo, gồm đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành,đạo Chính Thống. Ngoài ra, dân cư châu Âu còn theo đạo Hồi. 
Câu 16:
* Sản xuất nông nghiệp ở châu Âu đạt hiệu quả cao vì:
- Áp dụng khoa học kĩ thuật cao.
- Trình độ chuyên môn hóa cao.
- Sản xuất theo hướng đa canh, quy mô lớn.
- Gắn chặt với công nghiệp chế biến.

File đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_hoc_ki_II_lop_7_Mon_Dia_ly20142015_20150726_024059.doc