Đề cương ôn tập học kì II Hóa học lớp 9

Dạng 1. Viết PTHH thực hiện theo sơ đồ chuyển hóa sau:

1. C2H4 C2H5OH CH3COOH (CH3COO)2Zn

2. Glucozơ Rượu Etylic Axit axetic Natri axetat.

3. C4H10 CH3 –COOH CH3COOC2H5 CH3COONa.

Dạng 2. Bài tập phân biệt chất:

4. Phân biệt 3 chất khí đựng trong 3 bình riêng biệt bị mất nhãn sau (viết phương trình phản ứng xảy ra – nếu có):

a. metan, etilen, khí cacbonic.

b. metan, axetilen, khí cacbonic.

5. Nêu phương pháp hóa học khác nhau để phân biệt hai dung dịch C2H5OH và CH3COOH (viết phương trình phản ứng xảy ra – nếu có).

 

docx2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II Hóa học lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
HÓA HỌC LỚP 9
I. Lý thuyết
Hợp chất hữu cơ
Công thức phân tử
Công thức cấu tạo
Tính chất hóa học
Metan
CH4
Phản ứng thế Clo
CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl
Etilen
C2H4
Phản ứng cộng brom (làm mất màu dung dịch brom)
Axetilen
C2H2
Phản ứng cộng brom (làm mất màu dung dịch brom)
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4
Benzen
C6H6
Phản ứng thế Cl2, Br2 (có xúc tác bột Fe)
Rượu etylic
C2H6O
CH3–CH2–OH
hay C2H5OH 
a. Tác dụng với Na, K
2 C2H5OH + 2 Na → 2 C2H5ONa + H2 ↑
b. Tác dụng với axit axetic
Axit axetic
C2H4O2
CH3–COOH 
a. Tính axit yếu
Làm quỳ tím hóa đỏ
Tác dụng với kim loại (đứng trước H)
Zn + 2 CH3COOH → (CH3COO)2Zn + H2 ↑
2 Na + 2 CH3COOH → 2 CH3COONa + H2 ↑ 
Tác dụng với oxit bazơ
Tác dụng với muối
Tác dung với bazơ
b. Tác dụng với rượu etylic
Etyl axetat
(este)
C4H8O2
CH3COOC2H5
Tác dụng với dung dịch NaOH
CH3COOC2H5 + NaOH 
 → CH3COONa + C2H5OH
Chất béo
- là hỗn hợp este của glixerol và các axit béo.
- CTTQ: (RCOO)3C3H5
a. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit tạo thành glixerol và axit béo
(RCOO)3C3H5 + 3H2O 
 C3H5(OH)3 + 3 RCOOH
b. Phàn ứng xà phòng hóa
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH 
 C3H5(OH)3 + 3 RCOONa
II. BÀI TẬP
Dạng 1. Viết PTHH thực hiện theo sơ đồ chuyển hóa sau:
1. C2H4 C2H5OH CH3COOH (CH3COO)2Zn 
2. Glucozơ Rượu Etylic Axit axetic Natri axetat.
3. C4H10 CH3 –COOH CH3COOC2H5 CH3COONa.
Dạng 2. Bài tập phân biệt chất:
4. Phân biệt 3 chất khí đựng trong 3 bình riêng biệt bị mất nhãn sau (viết phương trình phản ứng xảy ra – nếu có):
a. metan, etilen, khí cacbonic.
b. metan, axetilen, khí cacbonic.
5. Nêu phương pháp hóa học khác nhau để phân biệt hai dung dịch C2H5OH và CH3COOH (viết phương trình phản ứng xảy ra – nếu có).
Dạng 3. Bài tập xác định công thức hợp chất hữu cơ:
6. Đốt cháy hoàn toàn 6,0 gam hợp chất hữu cơ A thu được 6,72 lít CO2 và 7,2 gam H2O. Biết tỉ khối hơi của A so với H2 là 30.
Cho biết chất A tạo bởi những nguyên tố nào?
Xác định công thức phân tử của A?
7. Đốt cháy hoàn toàn 11,1 gam hợp chất hữu cơ A thu được 10,08 lít CO2 và 8,1 gam H2O. Biết tỉ khối hơi của A so với H2 là 37.
Cho biết chất A tạo bởi những nguyên tố nào?
Xác định công thức phân tử của A?
4. Một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Chất béo và axit axetic đều phản ứng được với 
A.	Na 	B. Na2CO3 	C. NaOH	 	D. HCl
Câu 2. Cho các chất sau: C2H5OH, CH3COOH, C2H5COOH, CH4, C6H6. Số chất tác dụng với NaOH là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 3. Cho các chất sau: C2H5OH, CH3COOH, C2H5COOH, CH3COOC2H5. Số chất tác dụng với Na là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 4. Axit axetic không phản ứng được với
A.	Na 	B. Na2CO3 	C. NaOH	 	D. Cu
Câu 5. Hợp chất hữu cơ là chất khí, ít tan trong nước, tham gia phản ứng cộng, không tham gia phản ứng thế, có phân tử khối là 26. Hợp chất đó là:
 A. Metan 	B. Etilen 	C. Axetilen 	 	D. Benzen
Câu 6. Cho các hiđrocacbon sau đây: CH ≡ CH (I); CH3 ̶ CH3 (II); CH3 –CH2 – CH3 (III).
Chất làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường là
A. Chất (I).	B. Chất (III).	C. Chất (I) và (II).	D. Chất (II) và (III).
Câu 7. Trong nhóm các hiđrocacbon sau, nhóm hidrocacbon nào có phản ứng đặc trưng là phản ứng thế?
A. C2H4,CH4 	B. C2H4, C6H6 	C. C2H2, C6H6 D. C6H6, CH4 

File đính kèm:

  • docxBai_56_On_tap_cuoi_nam.docx