Đề cương ôn tập Học kì I môn Công nghệ 7

Câu 1:Vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt? Đất trồng là gì? Đất trồng có vai trò như thế nào đối với cây trồng?

+ Vai trò của trồng trọt:

- Cung cấp lương thực và thực phẩm cho người

- Cung cấp thức ăn cho vật nuôi

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp

- Cung cấp nông sản cho xuất khẩu.

+Nhiệm vụ của trồng trọt:

- Đảm bảo lư¬ơng thực và thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

+ Đất trồng là bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.

+ Đất trồng có vai trò:

- Cung cấp nước, chất dinh dưỡng, ô-xi cho cây.

-Giữ cho cây đứng vững.

 

Câu 2: Có những biện pháp nào để cải tạo đất? Biện pháp cày nông, bừa sục giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên nhằm mục đích gì?

+ Có những biện pháp nào để cải tạo đất là cày sâu bừa kĩ, kết hợp bón phân hũu cơ, làm ruộng bậc thang, trồng xen cây nông nghiệp với cây công nghiệp, cày nông bừa sục, giữ nước liên tục thay nước thường xuyên.

+ Biện pháp cày nông, bừa sục giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên nhằm mục đích tháo chua rửa mặn.

 

docx5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4576 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì I môn Công nghệ 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
MÔN CÔNG NGHỆ 7
Năm học: 2014- 2015
I. TRẮC NGHIỆM: ( Chon 1 ý đúng nhất)
1/ Vai trò của trồng trọt là cung cấp:
 A. Lương thực, thực phẩm.	 B. Thức ăn cho chăn nuôi.
 C. Nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu. D. Cả 3 phương án trên.
2/ Thành phần của đất gồm:
 A. Rắn, lỏng, khí	B. Rắn, chất mùn, khí
 C. Khí, chất mùn, lỏng	D. Rắn, chất hữu cơ, khí
3/ Đất chua là đất có độ pH:
 A. pH > 6.5.	 B. pH < 6.5	
 C. pH > 7.5	D. pH = 6.6 – 7.5
4/ Những biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất là:
 A. Thủy lợi, bón phân	 B. Làm ruộng bậc thang
 C. Thủy lợi, bón phân hữu cơ	 D. Thủy lợi, canh tác và bón phân.
5/ Nhóm phân nào sau đây thuộc phân hữu cơ.
 A. Đạm, ka li, vôi	 B. Phân xanh, phân chuồng, phân rác.
 C. Phân xanh, ka li	 D. Phân chuồng, ka li	
6/ Vai trò của giống cây trồng là:
 A. Tăng năng suất cây trồng	 B. Tăng chất lượng nông sản
 C. Tăng năng suất, chất lượng nông sản D. Tăng năng suất, chất lượng nông sản
 và thay đổi cơ cấu cây trồng.	 	
7/ Quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt là:
 A. Phục tráng – Nhân dòng – Nguyên chủng – Siêu nguyên chủng – Giống đại trà.
 B. Phục tráng – Nguyên chủng – Nhân dòng – Siêu nguyên chủng – Giống đại trà.
 C. Phục tráng – Nhân dòng – Siêu nguyên chủng – Nguyên chủng – Giống đại trà.
 D. Phục tráng – Giống đại trà – Nhân dòng – Siêu nguyên chủng – Nguyên chủng.
8/ Tiêu chí giống cây trồng tốt là:
 A. Sinh trưởng mạnh và chất lượng giống tốt.
 B. Năng suất cao và chất lượng giống tốt.
 C. Năng suất và chất lượng ổn định.	
 D. Sinh trưởng mạnh, năng suất cao và ổn định, chất lượng tốt và chống chịu được sâu bệnh.
9/ Các giai đoạn biến thái hoàn toàn của côn trùng gồm:
 A. Trứng – Sâu non – Sâu trưởng thành – Nhộng.
 B. Trứng – Nhộng – Sâu non – Sâu trưởng thành.
 C. Trứng – Sâu non – Nhộng – Sâu trưởng thành.
 D. Sâu non – Sâu trưởng thành – Nhộng – Trứng
10/ Trong các phương pháp nào sau đây người ta dùng để áp dụng chọn giống cây trồng:
 A. Phương pháp chọn lọc , lai tạo B. Phương pháp đột biến
 C. Phương pháp cấy mô D. Cả 3 đều đúng
11/ Đất kiềm có độ pH:
 A. pH > 6.5.	 B. pH < 6.5	
 C. pH > 7.5	 D. pH = 6.6 – 7.5
12/ Nếu dùng giống mới ngắn ngày có tác dụng gì ?
 A. Tăng vụ gieo trồng trong năm 	 B. Giảm vụ gieo trồng trong năm
 C. Không tăng cũng không giảm	 D. Cả 3 đều đúng
13/ 
 A. Phân bón gồm ba loại : Phân xanh, đạm, vi lượng 
 B. Phân bón gồm ba loại : Đạm, lân, kali
 C. Phân bón gồm ba loại : Phân chuồng, phân hóa học, phân xanh
 D. Phân bón gồm ba loại : Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh.
14/ Bộ phận cây trồng bị thối do nguyên nhân:
 A. Nhiệt độ cao 	 B. Vi khuẩn 
 C. Nấm D. Vi rút
15/ Trong các phương pháp nào sau đây người ta dùng để áp dụng chọn giống cây trồng:
 A. Phương pháp chọn lọc , lai tạo 	 B. Phương pháp đột biến	
 C. Phương pháp cấy mô D. Cả 3 đều đúng 
16/ Trong các loại đất sau, đất nào giữ nước và giữ chất dinh dưỡng tốt nhất:
 A. Đất cát 	 B. Đất thịt	 C. Đất sét 	 D. Cả 3 đúng 
17/ Các hình thức bón phân áp dụng trong trồng trọt:
 A. Bón rải (vải)	 B. Bón theo hàng theo hốc 
 C. Phun trên lá D. Cả 3 đúng
18/ Công việc làm đất là:
 A. Gieo hạt	 B. Thăm đồng	 C. Thu hoạch	 D. Cày bừa
19/ Phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm và chuyển hóa phân được gọi là
 A. Vi sinh 	 B. Hữu cơ 	 C. Phân chuồng	 D. Hoá học
20/ Dùng phân hữu cơ hoai mục để bón thúc cho cây trồng vì:
 A/ Không gây ô nhiễm môi trường.
 B/ Giảm chi phí.
 C/ Đỡ tốn công
 D/ Cây dễ hấp thu.
II. TỰ LUẬN:
Câu 1:Vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt? Đất trồng là gì? Đất trồng có vai trò như thế nào đối với cây trồng?
+ Vai trò của trồng trọt:
- Cung cấp lương thực và thực phẩm cho người 
- Cung cấp thức ăn cho vật nuôi 
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
- Cung cấp nông sản cho xuất khẩu.
+Nhiệm vụ của trồng trọt: 
- Đảm bảo lương thực và thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
+ Đất trồng là bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
+ Đất trồng có vai trò:
- Cung cấp nước, chất dinh dưỡng, ô-xi cho cây.
-Giữ cho cây đứng vững.
Câu 2: Có những biện pháp nào để cải tạo đất? Biện pháp cày nông, bừa sục giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên nhằm mục đích gì?
+ Có những biện pháp nào để cải tạo đất là cày sâu bừa kĩ, kết hợp bón phân hũu cơ, làm ruộng bậc thang, trồng xen cây nông nghiệp với cây công nghiệp, cày nông bừa sục, giữ nước liên tục thay nước thường xuyên.
+ Biện pháp cày nông, bừa sục giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên nhằm mục đích tháo chua rửa mặn.
Câu 3:Thế nào là bón lót, bón thúc? Phân hữu cơ, phân lân dùng để bón lót hay bón thúc?
+ Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng.
+ Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây.
+ Phân hữu cơ, phân lân dùng để bón lót vì nó khó hoặc ít hòa tan.
Câu 4: Vai trò của giống cây trồng? Tiêu chí giống cây trồng tốt là gì? Mục đích của việc sản xuất giống cây trồng?
+ Vai trò của giống cây trồng:
- Quyết định tăng năng suất cây trồng.
- Có tác dụng làm tăng vụ thu hoạch trong năm.
- Làm thay đổi cơ cấu cây trồng.
+ Tiêu chí giống cây trồng tốt:
- Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.
- Có chất lượng tốt.
- Có năng suất cao và ổn định.
- Chống, chịu được sâu bệnh. 
+Mục đích của việc sản xuất giống cây trồng đẻ tạo ra hạt giống, cây con có chât lượng cao phục vụ gieo trồng.
Câu 5:Hãy nêu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại? Biện pháp thủ công có ưu nhược điểm?
+Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại:
-Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại.
-Biện pháp thủ công.
-Biện pháp hoá học.
-Biện pháp sinh học
-Biện pháp kiểm dịch thực vật.
+ Biện pháp thủ công có ưu nhược điểm:
- Ưu điểm : Đơn giản, dễ thực hiện. Có hiệu quả khi sâu, bướm mới phát sinh.
- Nhược điểm : Hiệu quả thấp, tốn thời gian.
Câu 6:Phân tích các công việc làm đất?
Các công việc làm đất:
+Cày đất : là xáo trộn lớp đất ở mật độ sâu từ 20 đến 30 cm, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại.
+Bừa và đập đất :
+ Làm nhỏ đất, san phẳng.
+ Lên luống (liếp). Để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.
Câu 7:Mục đích của việc bảo quản và chế biến nông sản? Để nông sản được bảo quản tốt cần có những biện pháp và phương pháp bảo quản nào? Cho ví dụ.
+ Mục đích của việc bảo quản và chế biến nông sản để làm tăng giá trị sản phẩm kéo dài thời gian bảo quản.
+ Để nông sản được bảo quản tốt cần có những biện pháp và phương pháp bảo quản:
- Bảo quản thông thoáng : Nông sản để trong kho vẫn được tiếp xúc với môi trường 
không khí bên ngoài, do vậy kho phải có hệ thống thông gió hợp lí.
- Bảo quản kín : Để nông sản trong kho hay các phương tiện chứa đựng phải kín, không cho không khí xâm nhập.
- Bảo quản lạnh : Đưa nông sản vào các kho lạnh, phòng lạnh. Ở nhiệt độ thấp, vi sinh vật, côn trùng sẽ ngừng hoạt động và giảm bớt sự hô hấp của nông sản.
+VD:bảo quan hoa quả (nho, cam, táo, …) ở kho lạnh, …
Câu 8:Thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ? Cho ví dụ.	
+Luân canh, xen canh, tăng vụ:
-Luân canh là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích.
VD : Từ tháng 5-9 : cấy lúa mùa.
 Từ tháng 9-12 : trồng ngô.
 Từ tháng 12-5: Năm sau trồng lúa xuân.
-Xen canh trên cùng 1 đơn vị diện tích, trồng 2 lại hoa màu cùng một lúc hoặc cách 1 thời gian không lâu để tận dụng diện tích, chất dinh dưỡng và ánh sáng.
VD: Ngô vụ đông xen cây cải, rau khoai hoặc đậu tương .
-Tăng vụ là tăng số vụ gieo trồng trên một đơn vị diện tích.
VD: Trước đây chỉ cấy 1 vụ lúa, nhưng do giải quyết được nước tưới, có giống ngắn ngày nên đã trồng được 1 vụ lúa, 1 vụ màu hoặc 2 vụ lúa và 1 vụ màu. Như vậy, ta đã tăng số vụ gieo trồng từ 1 vụ lên 2 vụ, 3 vụ trong năm.
Câu 9: Nêu vai trò của rừng và trồng rừng? Tại sao phải trồng rừng tại khu vực cát biển?
+Vai trò của rừng:
- Làm sạch môi trường không khí : hấp thụ các loại khí độc hại, bụi trong không khí.
- Phòng hộ : Phòng gió bão hạn chế lũ lụt, hạn hán, bảo vệ cải tạo đất.
- Cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống sản xuất, xuất khẩu.
- Nơi nghiên cứu khoa học và sinh hoạt, văn hoá khác.
+Vai trò của trồng rừng:
-Trồng rừng để phòng hộ.
-Trồng rừng sản xuất: Lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu.
-Trồng rừng đặc dụng.
+Phải trồng rừng tại khu vực cát biển để chắn gió cát
Câu10: Khi lập vườn gieo ươm phải đảm bảo những điều kiện gì? Trình bày qui trình cải tạo đất hoang thành đất tơi xốp?
+ Khi lập vườn gieo ươm phải đảm bảo những điều kiện:
- Đất pha cát hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại.
- Độ pH từ 6->7 (trung tính hay ít chua).
- Mặt đất bằng hay hơi dốc( từ 20 -> 40)
- Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.
+Qui trình cải tạo đất hoang thành đất tơi xốp:
Đất hoang dại hay đã qua sử dụng à Dọn cây hoang dại à cày sâu, bừa kĩ, khử chua, diệt ổ sâu bệnh hại à Đập và san phẳng đất à Đất tơi xốp.
Câu 11: So sánh ưu và nhược điểm của phương pháp trồng rừng bằng cây con có bầu đất và cây con rễ trần ?
Ưu điểm: dễ di chuyển mà cây vẫn đầy đủ dinh dưỡng.
Nhược điểm: sẽ gây tổn hại đến rễ.
Câu 12: Em hãy phân tích các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng?
Tên công việc
Nội dung công việc
Mục đích
Làm rào bảo vệ
 Trồng cây dứa dại và một số cây
 khác làm hàng rào bao quanh
Bảo vệ,tránh sự phá hại của thú rừng
Phát quang
Chặt bỏ dây leo, cây dại chèn ép cây rừng
Tránh sự chèn ép về ánh sáng, dinh dưỡng đối với cây rừng
Làm cỏ
Diệt cỏ mọc xen với cây rừng
Loại bỏ cây dại tranh ánh sáng, dinh dưỡng của cây rừng
Xới đất, vun gốc
 Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc, vun vào gốc cây
Giữ cho cây vững.cung cấp dinh dưỡng cho cây
Bón phân
Cung cấp phân bón cho cây ngay trong năm đầu
Bổ sung kịp thời dinh dưỡng cho cây
Tỉa và dặm cây
Tỉa cây ở hố có nhiều cây,để lại 1 cây/hố.Trồng vào chỗ cây chết,thưa
Đảm bảo mật độ cây rừng
Câu 13: Sau khi khai thác rừng được phục hồi ta phải làm gì? Ý nghĩa của việc làm đó?
+ Sau khi khai thác rừng được phục hồi ta phải bảo vệ và khoanh nuôi rừng 
+ Ý nghĩa của việc làm đó: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng, phục hồi rừng có ý nghĩa sinh tồn đối với cuộc sống và sản xuất của nhân dân ta.
Câu 14: Thế nào là giống vật nuôi? Điều kiện để công nhận là giống vật nuôi là gì?
+ Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm chung, có tính di truyền ổn định và đạt đến 1 số lượng cá thể nhất định. 
+ Điều kiện để công nhận là giống vật nuôi là mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng sản phẩm, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định.
Câu 15:Thế nào là sinh trưởng và phát dục? Cho ví dụ minh họa.
+Sinh trưởng và phát dục:
-Sự sinh trưởng: là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.
-Sự phát dục: Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.
VD:
+Sự sinh trưởng của ngan:	+Sự phát dục của gà:
-1 ngày tuổi cân nặng 42g.	-Gà trống biết gáy.
-1 tuần tuổi cân nặng 79g.	-Gà mái bắt đầu đẻ trứng.
-2 tuần tuổi cân nặng 152g.
HẾT

File đính kèm:

  • docxTRONG TAM ON TAP HKI CN71415.docx