Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 6

9.Muốn tổ chức tốt bữa ăn chúng ta cần phải làm gì?

Muốn tổ chức tốt bữa ăn ta cần phải:

- Xây dựng thực đơn.

- Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn.

- Chế biến món ăn.

- Bày bàn và dọn sau khi ăn.

10.Thực đơn là gì? Trình bày nguyên tắc xây dựng thực đơn?

*Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự đinh sẽ phục vụ trong các bữa tiệc, cổ, liên hoan.

 *Nguyên tắc xây dựng thực đơn là:

- Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn:

 

doc25 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộc ta vì:
Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc ta.
11. Nói về chiến thắng Bạch Đằng năm 938 , nhà sử học Lê Văn Hưu có viết: “Có thể bảo một cơn giận mà yên được dân, mưu cũng giỏi, đánh cũng giỏi..”Bằng những sự kiện lịch sử đã học em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
- Có thể bảo một cơn giận mà yên được dân nghĩa là:
Vì Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ (cha vợ của NgôQuyền) nên Ngô Quyền giận dữ đem quân ra trị tội Kiều Công Tiễn=>Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán => Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán=>Yên được dân
-Mưa cũng giỏi có nghĩa là: 
+Lợi dùng thuỷ triều của sông Bạch Đằng để làm bãi cọc ngầm dưới lòng sông, cho quân mai phục trên bờ.
+Cho thuyền nhỏ ra nghênh chiến rồi giả vờ thua để dụ địc vào bãi cọc.
-Đánh cũng giỏi có nghĩa là:
 +Quân hai bên bờ đánh tạt ngang, thượng lưu đánh xuống, quân ta xông vào đánh giáp lá cà với giặc. 
Công nghệ
1/ Vai trò của các chất dinh dưỡng: nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất đạm, chất đường bột, chất béo, vitamin
*Chất đạm ( prôtêin )
a/ Nguồn cung cấp :
- Đạm động vật : có từ động vật như heo, bò, gà, vịt, chim, cá, tôm, cua, rắn  và các sản phẩm từ động vật như trứng, sữa
- Đạm thực vật có từ thực vật như các loại đậu, hạt : đậu phộng, đậu nành, đậu xanh, đậu đen  hạt sen, hạt điều, hạt bí, hạt dưa ... và các sản phẩm từ thực vật như tàu hủ, chao, tương hột, tương xay, sữa đậu nành, sữa đậu xanh ...
b/ Chức năng dinh dưỡng :	
- Chất đạm giúp cơ thể phát triển tốt.
- Chất đạm cần thiết cho việc tái tạo các tế bào đã chết.
- Chất đạm góp phần tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
*Chất đường bột ( gluxit )
 a/ Nguồn cung cấp :
 - Tinh bột là thành phần chính :
 Gồm ngũ cốc ( gạo, nếp, bắp, lúa mì, lúa mạch ) và các loại củ, quả
 như khoai lang, cà rốt ...
 - Đường là thành phần chính :
 Gồm các loại trái cây và mía, củ cải đường, mật ong, kẹo ...
 b/ Chức năng dinh dưỡng :
 - Chất đường bột là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể : làm việc, vui chơi ...
 - Chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác.
* Chất béo ( lipit )
 a/ Nguồn cung cấp :
 - Chất béo động vật : mỡ động vật, bơ, sữa, phomat ...
 - Chất béo thực vật : dầu ăn thực vật, trái dừa, trái bơ ...
b/ Chức năng dinh dưỡng 
 - Chất béo cung cấp năng lượng, tích trữ dưới da ở dạng một lớp mỡ giúp bảo vệ cơ thể.
 - Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể.
*Sinh tố(vitamin)
a.Nguồn cung cấp:
Sinh tố A: cà rốt, khoai lang, cam quýt, thịt bò,..
Sinh tố B:lòng đỏ trứng, cá, các loại đậu, trái bơ, bông cải xanh,chuối, thịt gia cầm, đồ biển, sữa,..
Sinh tố C:cam, ổi, thơm, đu đủ,..
Sinh tố D:lòng đỏ trứng gà, cá hồi, cá thu, nấm hương,..
b.Chức năng dinh dưỡng:
- Sinh tố giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, xương, da,..hoạt động biình thường.
-Tăng sức đề kháng của cơ thể. 
- Giúp cơ thể phát triển tốt, luôn khoẻ mạnh, vui vẻ. 
2.An toàn thực phẩm là gì? Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn?
- An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn:
+1150C - 1000C: Đây là nhiệt độ an toàn trong nấu nướng, vi khuẩn bị tiêu diệt
+800C;700C;600C;500C: Đây là nhiệt độ vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không chết hoàn toàn
+370C;200C;100C:00C: Đây là nhiệt độ nguy hiểm, vi khuẩn có thể sinh nở mau chóng
+(- 100C);(- 200C): Đây là nhiệt độ vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không chết
3.Thế nào nhiễm trùng nhiễm, độc thực phẩm?
+ Nhiễm trùng thực phẩm là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm. 
+ Nhiễm độc thực phẩm là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm. 
4.Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn? Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm. 
*Nguyên nhân ngộ độc thức ăn:
- Ngộ độc do thức ăn bị nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật.
- Ngộ độc do thức ăn bị biến chất
- Ngộ độc do bản thân thức ăn có sẵn chất độc(mầm khoai tây, cá nóc,..)
- Ngộ độc do thức ăn bị nhiễm các chất độc hoá học, hoá học bảo vệ thực vật, hoá chất phụ gia thực phẩm.
*Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng:
-Rửa tay trứơc khi ăn.
-Vệ sinh nhà bếp.
-Rửa kĩ thực phẩm
-Rửa tay trước khi ăn.
-Nấu chín thực phẩm.
-Đậy kĩ thức ăn.
-Bảo quản thức ăn.
*Biện pháp nhiểm độc thực phẩm:
-Không dùng những thực phẩm có chất độc (cá nóc, phủ tạng cóc, khoai tây mọc mầm, nấm độc)
- Không dùng những thực phẩm bị biến chất, nhiểm độc hóa học.
- Không dùng những đồ hộp quá hạn sử dụng, bị phồng.
5.Khi chế biến món ăn chúng ta cần lưu ý những điểm nào?
Khi chế biến món ăn ta cần lưu ý:
Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần.
Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kĩ gạo.
Khi nấu tránh khuấy nhiều.
Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi đun sôi.
Không nên chắt bỏ nước cơm vì sẽ mất sinh tố b1
6.Các phương pháp chế biến thực phẩm?
Các phương pháp chế biển thực phẩm:
* Có sử dụng nhiệt
Phương pháp làm chín thực phẩm trong môi trường nước: 
+Luộc: là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm
+Nấu: là phương pháp làm chín thực phẩm trong môi trường nước. Khi nấu thường phối hợp nguyên liệu động vật và thực vật hoặc nấu riêng từng loại, có thêm gia vị.
+Kho: là làm chín mềm thực phẩm trong lượng nước vừa phảivới vị mặn đậm đà
Phương pháp chế biến thực phẩm bằng hơi nước: 
+Hấp: là làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước. Lửa cần to để hơi nước bốc nhiều mới đủ làm chín thực phẩm
Phương pháp chế biến thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa: +Nướng: là làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa (chỉ dùng lửa dưới), thường là than củi. Nướng hai bên mặt của thực phẩm, cho đến khi vàng đều.
Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo: 
+Rán: là làm chín thực phẩm trong một lượng chất béo khá nhiều, đun với lửa vừa, trong khoảng thời gian đủ làm chín thực phẩm
+Ran: là phương pháp làm chín thực phẩm, với một lượng rất ít chất béo, đảo đều trong chảo, lửa vừa đủ để thực phẩm chín từ ngoài vào trong
+Xào: là phương pháp làm chín thực phẩm với lượng chất béo vưa phải, có sự kết hợp giữa thực phẩm thực vật và động vật hoặc riêng từng loại, đun lửa to trong thời gian ngắn.
*Không sử dụng nhiệt:
-Trộn dầu dấm: là cách làm cho thực phẩm giảm bớt mùi ị chính(thường là mùi hăng) và ngấm các gia vị khác, tạo nên món ăn ngon miệng.
-Trộn hỗn hợp: là cách trộn các thực phẩm đã được sơ chế hoặc làm chín bằng các phương pháp khác, kết hợp với các gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa thích. Món này thường được dùng vào đầu bữa.
7.Thế nào là bữa ăn hợp lí? Ý nghĩa của việc phân chia số bữa ăn trong ngày?
*Bữa ăn hợp lý là bữa ăn có sự phối hợp giữa các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng.
* Ý nghĩ của việc phân chi số bữa ăn trong ngày: là rất quan trọng vì ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và cung cấp năng lượng trong từng khoảng thời gian.
8.Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình.
- Nhu cầu của các thành viên trong gia đình;
-Điều kiện tài chính;
-Sự cân bằng chất dinh dưỡng;
-Thay đổi món ăn.
9.Muốn tổ chức tốt bữa ăn chúng ta cần phải làm gì? 
Muốn tổ chức tốt bữa ăn ta cần phải:
Xây dựng thực đơn.
Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn.
Chế biến món ăn.
Bày bàn và dọn sau khi ăn.
10.Thực đơn là gì? Trình bày nguyên tắc xây dựng thực đơn?
*Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự đinh sẽ phục vụ trong các bữa tiệc, cổ, liên hoan.
 *Nguyên tắc xây dựng thực đơn là:
- Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn:
Bữa ăn thường có 3 đến 4 mong ăn: thường sử dụng các loại thực phẩm thông dụng, chế biến đơn giản.
Bữa cỗ hoặc liên hoan, chiêu đãi có 5 món ăn trở lên, thường sử dụng thực phẩm cao cấp; được chế biến công phu trình bày đẹp.
Thực đơn phải có đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn
Bữa ăn thường ngày gồm các món chính: canh, mặn, xào (hoặc luộc) và dùng với nước chấm.
Bữa ăn liên hoan, chiêu đãi thường gồm đủ các loại món ăn nêu ở mục trên
Nếu bữa ăn có người phục vụ và dọn từng món lên bàn, các loại món ăn được cơ cấu như sau:
+  Món khai vị(súp, nộm);
+  Món ăn sau khai vji (món nguội, xào, rán);
+  Món ăn chính (món mặn, thường là món nấu hoặc hấp, nướnggiàu chất đạm).
+  Món ăn thêm (rau, canh);
+  Món tráng miệng;
+  Đồ uống.
 -Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.
Nên thay đổi nhiều loại thức ăn khác nhau trong cùng một nhóm, cân bằng chất dinh dưỡng giữa các nhóm thức ăn, chọn thức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.
11Thu nhập gia đình là gì? Các nguồn thu nhập trong gia đình?
*Thu nhập trong gia đình là tổng tất cả các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.
* Các nguồn thu nhập trong gia đình là thu nhập bằng tiền hay thu nhập bằng hiện vật.
12.Em có thể làm gì để để góp phần tăng thu nhập cho gia đình?
* Em có thể trực tiếp (đi bán thêm bánh mì, bán vé số,.. ) hoặc gián tiếp (giữ em cho bó mẹ đi làm,) trong viêc góp phần tăng thu nhập cho gia đình.
Vật lý
I) Lý thuyết:
Câu1/:Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt các chất rắn, lỏng, khí? So sánh Sự nở vì nhiệt của các chát rắn, lỏng, khí?
Chất rắn:
-Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
-Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Chất lỏng:
-Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
-Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Chất khí:
-Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
-Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Câu2/:Nêu cấu tạo của băng kép? Băng kép có đặc tính gì khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh?
Cấu tạo của băng kép: băng kép gồm hai thanh kim loại có bản chất khác nhau( như đồng và thép), đực tán chặt vào nhau dọc theo chiều dài của thân
Băng kép bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong.
Câu3/Hãy cho biết nhiệt độ của nước đá đang tan và hơi nước đang sôi:
Nhiệt độ của nước đá đang tan là o độ .
Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 100 độ.
Câu4/:So sánh các đặc điểm giống và khác nhau của sự nóng chảy và sự đông đặc?
Giống: -Trong thời gian nóng chảy hoặc đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.
 -Phần lớn các chất nóng chảy hoặc đông đặc ở một nhiệt độ xác định.
Khác:
Đông đặc
Nóng chảy
Là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn.
Là sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng.
Câu5/:Thế nào là sự bay hơi và sự ngưng tụ? Tốc độ bay hơi của chất long ohụ thuộc vào nhuững yếu tố nào?
*-Sự chyển thể từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
 -Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất.
*-Sự ngưng tị là sự chuyển thể từ thể khí sang thể lỏng.
Câu6/:Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi lại đạy nút lại ngay thì nút hay bật ra? Làm sao để tránh hiện tượng này?
Khi rót nước ra có 1 khối lượng không khí ở ngoài tràn vào phích.Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên,nở ra và có thể làm bật nút phích.Để tránh hiện tượng này,không nên đậy nút ngay mà chờ lượng khí tràn vào phích nóng lên và thoát ra ngoài 1 phần mới đóng nút lại.
Câu7/:Lau khô thành ngoài cốc thuỷ tinh rồi cho vào mấy cục nước đá. Một lát sau sờ vào thành ngoài cốc ta thấy ướt. Giải thích vì sao?
Vì khi gặp lạnh hơi nước sẽ ngưng tụ và tạo những giọt nước bên ngoài thành ly.
Câu8/:Sương mù thường hay có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tai sao khi mặt trời mọc, sương mù lại tan?
Sương mù thường có vào mùa lạnh. Khi mặt trời mọc sương mù lại tan vì nhiệt độ tăng làm cho tốc độ bay hơi tăng.
Câu9/:Cấu tạo của nhiệt kếy tế có đặc điểm gì? Cấu tạo như vậy có tác dụng gì?
Dưới đáy nhiệt kế có một nút thắt, nút thắt có tác dụng ngăn không cho thủy ngân tuột xuống khi chúng ta lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể, chúng ta có thể đọc được chính xác số đo nhiệt độ cơ thể
Câu10/:Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào?
Trong việc đúc đồng có những quá trình chuyển thể là: 
+ Đồng nóng chảy: từ thể rắn sang thể lỏng khi nung trong lò đúc.
+ Đồng lỏng đông đặc: từ thể lỏng sang thể rắn khi nguội trong khuôn đúc.
Câu11/:Sự nóng chảy và sự đông đặc
*C5/SGK/78.Vẽ đường biểu diễn của nước đá.
Từ 0 đến 1 phút nhiệt độ tăng từ -4 độ đến 0 độ.
Từ 1 đến 4 phút nhiệt độ không thay đổi.
Từ 4 đến 7 phút nhiệt độ tăng từ 0 độ đến 6 độ
*4-6/BT/73-74. 
BÀI 4: 
Câu 1 tự làm.
Câu 2: hiện tượng xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10 là nhiệt độ của nước không thay đổi.
BÀI 6: 
1/ Ở nhiệt độ 80 độ chất rắn bắt đầu nóng chảy.
2/ Chất rắn này là băn phiến.
3/ Để đưa chất rắn từ 60 độ tới nhiệt độ nóng chảy cần 4 phút.
5/ Sự đông đặc bắt đầu từ phút thứ 19.
6/ Thời gian đông đặc kéo dài 4 phút.
Câu12/:Tại sao khi trồng chuối người ta thường phải phạt bớt lá?
 -Vì cây mưói trồng cần nhiều nước, làm như vậy sẽ làm giảm sự thoát hơi nước qua lá.
Bài tập:
1/A
2/D
3/C
4/B
5/Nhiệt độ của nước đá đang tan là o độ .
Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 100 độ.
6a.
b. Thời gian nóng chảy của nước đá mất 4 phút.
7.a.0 độ c
b.4 phút
c. từ o đến 1 phút
d. thể lỏng
8.a.+ nằm nghiêng, thể rắn.
 +nằm ngang, thể rắn và lỏng
 +nằm nghiêng, thể lỏng
b.Chất này là nước, vì nhiệt độ nóng chảy của nước là 0 độ c 
Sinh học
1/Khái niệm thụ phấn, thụ tinh.
-Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đấu nhuỵ
-Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với thế bào sinh dục cái tạo nên hợp tử.
2/Đặc điểm của các loại quả.
Dựa vào đặc điểm của vỏ quả, có thể chia các quả thành 2 nhóm chính là quả khô và quả thịt.
* Quả khô:
- Vỏ quả khi chín: khô, cứng, mỏng.
- Chia thành 2 nhóm:
+ Quả khô nẻ: khi chín khô vỏ quả có khả năng tách ra.
Vd: quả cải, quả đậy Hà Lan
+ Qủa khô không nẻ: khi chín khô vỏ quả không tự tách ra.
Vd: quả thìa là, quả chò.
* Quả thịt :
- Vỏ quả khi chín: mềm, dày, chứa đầy thịt quả.
- Chia thành 2 nhóm :
+ Qủa mọng: phần thịt quả dày mọng nước.
Vd: quả cam, cà chua.
+ Qủa hạch: có hạch cứng chứa hạt ở bên trong.
Vd: quả xoài, quả nhãn.
3/Hạt và các bộ phận của hạt.
-Hạt gồm có:
+Vỏ hạt
+Phôi(gồm rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm)
+Chất dinh dưỡng dự trữ
4/Phát tán của quả và hạt, cho ví dụ.
Cách phát tán
Phát tán nhờ gió
Phát tán nhờ ĐV
Tự phát tán
Tên quả và hạt
Quả chò, quả trâm bầu, bồ công anh, hạt hoa sữa
Quả ké đầu ngựa, quả xấu hổ
Quả các cây họ đậu, quả bồng..
Đặc điểm thích nghi
Quả có cánh hoặc túm lông, nhẹ.
Quả có hương vị thơm, vị ngọt, là thức ăn của động vật và hạt vỏ cứng hoặc quả có nhiều gai bám.
Vỏ quả tự nứt để hạt tung ra ngoài
5/Những điều kiện cho hạt nảy mầm.Vì sao phải giữu lại làm giống những hạt to, khỏe, không bị sứt sẹo, không sâu bệnh.
-Hạt nảy mầm cần đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp, ngoài ra cần hạt chắc, không sâu, còn phôi.
*Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh vì:
- Hạt to, chắc, mẩy: sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và có bộ phận phôi khỏe.
- Hạt không sâu bệnh, không sứt sẹo thì các bộ phận như vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ còn nguyên vẹn mới đảm bảo cho hạt nảy mầm thành cây con phát triển bình thường.
6/Cơ quan sinh dưỡng và sinh sản của rêu. So sánh cơ quan sinh dưỡng của rêu và dương xĩ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn.
* Cơ quan sinh dưỡng:
+ Thân ngắn, không phân cành.
 + Lá nhỏ, mỏng.
 + Rễ giả có khả năng hút nước.
 + Chưa có mạch dẫn.
* Cơ quan sinh sản:
+ Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở ngọn cây.
 + Rêu sinh sản bằng bào tử.
So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ
Tên cây
Cơ quan sinh dưỡng
Mạch dẫn
Rễ
Thân
Lá
Cây rêu
Rễ giả
Thân, ngắn, không ohân nhánh
Lá nhỏ, mỏng, có một lớp tế bào
Chưa có mạch dẫn
Cây dương xỉ
Rễ thật
Thân ngầm dưới mặt đất
Lá non:đầu cuộn tròn:lá già: có cuống dài
Có mạch dẫn
*   So với cây rêu thì cây dương xỉ có cấu tạo phức tạp hơn vì đã có rễ thật và đã có mạch dẫn
7/Đặc điểm của thực vật hạt kín.
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng:
+ Rễ: rễ cọc, rễ chùm.
+ Thân: Thân gỗ, thân cỏ.
+ Lá: lá đơn, lá kép.
+ Trong thân có mạch dẫn phát triển.
Cơ quan sinh sản: là hoa, quả, hạt.
Ở hoa, các lá noãn khép kín tạo thành bầu mang noãn bên trong, do đó khi tạo thành quả thì hạt ( do noãn biến thành) cũng được nằm trong quả. Hạt như vậy gọi là hạt kín.
Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.
=> Hạt kín là thực vật có hoa- là nhóm thực vật tiến hóa nhất.
8/Đặc điểm của cây hai lá mầm và cây một lá mầm. Cho ví dụ.
Đặc điểm
Cây 2 lá mầm
Cây 1 lá mầm
Kiểu rễ
cọc
chùm
Kiểu gân lá
Hình mạng
Song song và hình cung
Số cánh hoa
5 cánh (hoặc 4 cánh)
6 cánh (hoặc 3 cánh)
Dạng thân
Cỏ, gỗ, leo, bò
Cỏ, cột
Số lá mầm ở phôi
2 lá
1 lá
9/Nguồn gốc cây trồng. Sự khác nhau giữa cây trông và cây dại.
-Cây trồng bắt nguồn từ cây dại.
- Do nhu cầu sử dụng các bộ phận khác nhau nên con người đã tác động, cải tạo các bộ phận đó làm cho cây trồng khác xa cây dại.
10/Thực vật góp phần điều hòa khí hậu. Tại sao phải tích cực trồng và bảo vệ cây xanh.
*Thực vật góp phần lớn trong việc điều hòa khí hậu:
- Nhờ quá trình quang hợp ở thực vật mà hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí được ổn định.
- Thực vật cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, giúp, làm không khí trong lành, mát mẽ, làm tăng lượng mưa trong khu vực.
- Lá cây ngăn bụi, cản gió, giảm nhiệt độ môi trường, một số cây như thông, bạch đàn. tiết chất diệt vi khuẩn gây bệnh giúp giảm ô nhiễm môi trường.
*Phải tích cực trồng cây và bảo vệ cây xanh vì:
-Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
-Cân bằng lượng khí cacbonic và ỗi trong không khí
-Thực vật giữ đất, chống xói mòn
-Giúp là giảm ô nhiễm môi trường
-Thực vật góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán
-Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm
-Cung cấp ôxi, thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản cho động vật
-Cung cấp ô xi, thức ăn, một số laọi cây có giá trịn sử dụng cho con người
11/Vai trò của vi khuẩn. Muốn giữ thức ăn không bị ôi thiu ta phải làm gì?
a/Vi khuẩn có ích:
- Đối với cây xanh: 
+ Phân hủy xác động vật, lá cây rụng xuống thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây.
+ Một số vi khuẩn có khả năng cố định đạm cung cấp cho cây.
- Đối với con người: 
 + Trong đời sống: vi khuẩn gây hiện tượng lên men -> con người ứng dụng làm muối dưa, sữa chua..
+ Trong Công nghệ sinh học: vi khuẩn tổng hợp protein, vitamin B12, xử lý nước thải, bảo vệ môi trường.
-Đối với tự nhiên: Vi khuẩn góp phần hình thành than đá, dầu lửa.
- Trong nông nghiệp: cộng sinh với rễ cây họ đậu, cố định đạm
b/Vi khuẩn gây hại:
 -Vi khuẩn gây bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng.
- Vi khuẩn gây hiện tượng thối rửa làm hỏng thức ăn, ô nhiễm môi trường.
*Để thức ăn không bị ôi thiu ta phải:
Đậy kĩ thức ăn, bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, không cho vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm.
12/ Một vài loại nấm thường gặp. Tầm quan trọng của nấm.
Một vài loại nấm thường gặp: nấm rơm, nấm mối, nấm sò, nấm độc mũ đỏ,...
* Tầm quan trọng của nấm: 
Có lợi:
- Đối với tự nhiên: Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ. Vd: Các nấm hiển vi trong đất.
- Đối với con người: 
+ Sản xuất rượu, bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì ...Vd: nấm men.
+ Làm thức ăn, làm thuốc. Vd: men bia, nấm linh chi..
 Có hại:
+Gây một số bệnh nấm cho con người: bênh nước ăn chân,..
+Làm hỏng thức ăn, đồ uống, đồ dùng: một số nám mốc
+Gây ngộ độc cho người: nấm độc mũ đỏ, đen,
+Kí sinh gây bệnh cho cây trồng: nấm von, nấm than,
Công dân
1.Nêu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em, ý nghĩa, trách nhiệm.
*Theo công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có 4 nhóm quyền:
-Nhóm Quyền sống còn
-Nhóm quyền bảo vệ
-Nhóm quyền phát triển
-Nhóm quyền tham gia
*Ý nghĩa: Thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em-tương lai của nhân loạ

File đính kèm:

  • docde_cuong_20150726_122345.doc