Đề cương ôn tập Hóa học 9 - Học kì II - Năm học 2019-2020 - Trần Huỳnh Vũ Linh

DẠNG 5: BÀI TOÁN HÓA HỌC

Câu 1: (2Đ) Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: điện tích hạt nhân là 19+, có 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Hãy suy ra vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất (kim loại hay phi kim) của nó.

Đáp án: Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn:

- STT: 19 ( do có điện tích hạt nhân là 19+)

- Chu kì: 4.(do có 4 lớp electron)

- Nhóm: I.(do có 1 electron lớp ngoài cùng)

- Tính chất: X nằm ở đầu chu kì 4 là kim loại mạnh (kiềm).

(mỗi ý đúng đạt 0,5đ)

Câu 2: (2Đ) Biết nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 20, chu kì 4, nhóm II. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất (kim loại, phi kim) của nguyên tố A.

 

doc15 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 807 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Hóa học 9 - Học kì II - Năm học 2019-2020 - Trần Huỳnh Vũ Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA HỌC 9- HKII -2010-2011
DẠNG 1: CHỨNG MINH TÍNH CHẤT CỦA CHẤT
Câu 1: Chứng minh dung dịch H2CO3 là axit yếu, không bền? (1,5)
Đáp án: (mỗi ý đúng 0,5)
- Dung dịch H2CO3 là axit, yếu không bền.
- Dung dịch H2CO3 làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt.
- H2CO3D H2O + CO2
Câu 2: NaHCO3 là hợp chất có tính chất lưỡng tính. Dpẫn ra các phương trình hóa học chứng minh? (1,5) 
Đáp án: mỗi ý đúng 0,5
- NaHCO3 là hợp chất có tính chất lưỡng tính
-NaHCO3(dd) + HCl(dd) " NaCl(dd) + H2O(l) + CO2(k)
- NaHCO3(dd) + NaOH(dd) "Na2CO3(dd) + H2O(l)
Câu 3: Chứng minh SiO2 là oxit axit? (2,0) 
Đáp án: mỗi ý đúng 0,5
SiO2 là oxit axit
to
SiO2(r) + 2NaOH(r)" Na2SiO3(r) + H2O(l) 
to
SiO2(r) + CaO(r) " CaSiO3(r)
SiO2 không phản ứng với nước.
Câu 4: Viết cấu tạo của axit axetic. Chứng minh axit axetic có đầy đủ tính chất hóa học giống với axit vô cơ. Viết phương trình hóa học. (2,5) 
Đáp án: 
- Công thức cấu tạo của axit axetic : (0,5đ)
	H	O
	 H -C – C 
	O - H
	H
- Phương trình minh họa: (mỗi pt đúng đạt 0,5đ)
CH3COOH(dd) + NaOH(dd) " CH3COONa(dd) + H2O(l)
Zn(r) + 2 CH3COOH(dd) " (CH3COO)2 Zn(dd) + H2(k)
2CH3COOH(dd) + CaCO3(r) " (CH3COO)2Ca(dd) + H2O(l) + CO2(k)
2CH3COOH(dd) + CuO(r) " (CH3COO)2Cu(dd) + H2O(l) 
DẠNG 2: BÀI TẬP NHẬN BIẾT
Câu 1: (3,0) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 3 bình đựng các khí không màu sau: C2H2, CO2, CH4.
Đáp án: (3,0) 
Lần lượt dẫn các khí qua dung dịch Ca(OH)2 dư .(0,5)
Nếu thấy dung dịch nước vôi trong bị vẫn đục thì khí đó là khí CO2.(0,5)
Hai khí còn lại là C2H2, CH4..(0,25)
CO2(k) + Ca(OH)2(dd) " CaCO3(r) + H2O(l).(0,5)
Hai khí còn lại dẫn qau dung dịch nước brom dư nếu thấy dung dịch brom bị mất màu đó là khí C2H2..(0,5)
C2H2(k) + 2Br2(dd) "C2H2Br4(l).(0,5)
Còn lại là khí CH4..(0,25)
Câu 2: (2,0) Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 3 chất lỏng sau: benzen, rượu etylic, axit axetic.
Đáp án: (2,0) 
- Lấy mỗi chất một ít để làm mẫu thử. (0,25đ)
- Cho quỳ tím vào 3 mẫu trên: ................................(0,25đ)
 - Mẫu nào làm quỳ tím hóa đỏ là axit axetic. (0,25đ) 
- Hai mẫu còn lại cho Na vào, nếu mẫu nào xuất hiện chất khí là C2H5OH.(0,5đ)
2C2H5OH(l) + 2Na(r) " 2C2H5ONa(dd) + H2(k). (0,5đ)
- Còn lại là benzen.. (0,25đ)
Câu 3: (2,0) Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất lỏng sau: CH3COOH, C2H5OH, CH3COOC2H5.
Đáp án: (2,0)
- Lấy mỗi chất một ít để làm mẫu thử. (0,25đ)
- Cho quỳ tím vào 3 mẫu trên: ................................(0,25đ)
 - Mẫu nào làm quỳ tím hóa đỏ là axit axetic. (0,25đ) 
- Hai mẫu còn lại cho Na vào, nếu mẫu nào xuất hiện chất khí là C2H5OH.(0,5đ)
2C2H5OH(l) + 2Na(r) " 2C2H5ONa(dd) + H2(k). (0,5đ)
- Còn lại là etylaxetat.. (0,25đ)
Câu 4 (2,5) Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất sau: C2H5OH, C6H12O6, C12H22O11.
Đáp án: (2,5)
NH3
- Cho các dung dịch trên tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, chất nào có phản ứng tráng bạc tạo thành kết tủa bạc là C6H12O6. .............0,5
- C6H12O6(dd) + Ag2O(dd) " 	C6H12O7(dd) + 2Ag(r).............0,5
- Cho vài giọt dung dịch H2SO4 vào 2 dung dịch còn lại, đun nóng một thời gian rồi cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào, dung dịch có phản ứng tráng bạc là saccarozo..............0,5
H2SO4
- C12H22O11 + H2O " C6H12O6 + C6H12O6.............0,5
- Còn lại là rượu etylic..............0,5
Câu 5: (2,5) Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất sau: hồ tinh bột, glucozo và saccarozo. 
Đáp án: (2,5)
- Lấy mỗi chất một ít để làm mẫu thử..............0,5
- Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào các mẫu thử, mẫu thử nào xuất hiện màu xanh thì mẫu thử đó đựng hồ tinh bột..............0,5
 NH3
- Cho các mẫu trên tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, mẫu nào có phản ứng tráng bạc tạo thành kết tủa bạc là C6H12O6. .............0,5
- C6H12O6(dd) + Ag2O(dd) " 	C6H12O7(dd) + 2Ag(r).............0,5
- Còn lại là saccarozo..............0,5
DẠNG 3: BÀI TẬP CHUỖI PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG
2
4
5
1
Câu 1: Viết phương trình hóa học thực hiện chỗi biến hóa sau: 6
3
(3,0)
PE C2H4 C2H5OH CH3COOH CH3COOC2H5	
 C2H4Br2	C2H5ONa
H2SO4
Đáp án: (3,0 Đ) 
1.C2H4 + H2O 	C2H5OH
2.C2H4(k) + Br2(dd) " C2H4Br2(dd)
to,xt, P
Men giấm
3. nCH2= CH2 " (- CH2 – CH2- )n
4.C2H5OH + O2	CH3COOH + H2O
5.2C2H5OH(l) +2 Na(r) "2C2H5ONa(dd) + H2(k)
H2SO4 đ, t0
6.CH3COOH(l) +C2H5OH(l) 	 CH3COOC2H5(l) + H2O(l)
 (mỗi pt đúng đạt 0,5 đ)
Câu 2: Viết phương trình hóa học thực hiện chuỗi biến hóa sau: (3,0)
1
2
3
4
5
6
C6H12O6 	C2H5OH 	CH3COOH 	CH3COONa
 Ag	CH3COOC2H5	
Đáp án: 
Men rượu
1. C6H12O6 	 2C2H5OH + 2CO2
NH3
2. C6H12O6(dd) + Ag2O(dd) " 	C6H12O7(dd) + 2Ag(r)
Men giấm
3. C2H5OH + O2	CH3COOH + H2O
4.CH3COOH(dd) + NaOH(dd) " CH3COONa(dd) + H2O(l)
H2SO4 đ, t0
to
5.CH3COOH(l) +C2H5OH(l) 	 CH3COOC2H5(l) + H2O(l)
6.CH3COOC2H5 +NaOH " CH3COONa + C2H5OH
(mỗi phương trình đúng 0,5)	
Câu 3: Viết phương trình hóa học thực hiện chuỗi biến hóa sau: (3,0)
1
2
3
4
6
5
C12H22O11 	C6H12O6 	C2H5OH 	CH3COOH 	CH3COOC2H5
CH3COONa
H2SO4
Đáp án: 	
1.C12H22O11 + H2O " C6H12O6 + C6H12O6
Men rượu
Men giấm
2.C6H12O6 	 2C2H5OH + 2CO2
3. C2H5OH + O2	CH3COOH + H2O
H2SO4 đ, t0
4.CH3COOH(l) +C2H5OH(l) CH3COOC2H5(l) + H2O(l)
to, HCl
to
5. CH3COOC2H5 + H2O CH3COOH + C2H5OH
6. CH3COOC2H5 +NaOH " CH3COONa + C2H5OH
(mỗi pt đúng 0,5)
Câu 4: (3,5đ) Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi biền hóa sau:
1
2
3
4
5
7
6
CO2 	(-C6H10O5-)n 	C6H12O6 	C2H5OH 	CH3COOC2H5	CH3COOH
	PE 	C2H4
Đáp án: .(3,5)
(mỗi phương trình đúng đạt 0,5đ)
clorophin
Ánh sáng
1.6nCO2 + 5n H2O (- C6H5O6-) n + 6n O2
Axit , to
Men rượu
2.(- C6H5O6-) n + nH2O n C6H12O6
3.C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
H2SO4 đ, to
4.C2H5OH(l) + CH3COOH(l) CH3COOC2H5(l) + H2O(l) 
HCl, to
5.CH3COOC2H5 + H2O CH3COOH + C2H5OH
H2SO4 
6.C2H4 + H2O C2H5OH 
to,xt, P 
7.nCH2 = CH2 (- CH2 – CH2- ) n
DẠNG 4: BÀI TẬP ĐIỀU CHẾ
Câu 1: Từ nguyên liệu ban đầu là tinh bột và các chất vô cơ cần thiết khác, viết phương trình hóa học điều chế CH3COOC2H5.(coi như các điều kiện có sẵn) (2,0)
Axit , to
Đáp án: 2,0
- (- C6H5O6-) n + nH2O n C6H12O6
Men rượu
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
Men giấm
C2H5OH + O2	 CH3COOH + H2O
H2SO4 đ, to
C2H5OH(l) _+ CH3COOH(l) CH3COOC2H5(l) + H2O(l) 
(mỗi pt đúng 0,5)
Câu 2:Từ CO2 và các chất vô cơ cần thiết khác viết phương trình hóa học điều chế C2H5ONa (coi như các điều kiện có sẵn) (2,0)
Đáp án: 2,0
Ánh sáng
clorophin
6nCO2 + 5n H2O (- C6H5O6-) n + 6n O2
Axit , to
(- C6H5O6-) n + nH2O n C6H12O6
Men rượu
	C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
 2C2H5OH(l) + 2Na(r) " 2C2H5ONa(dd) + H2(k)
(mỗi pt đúng 0,5)
Câu 3: Từ glucozo và các chất vô cơ viết phương trình hóa học điều chế CH3COOC2H5, PE coi như các điệu kiện phản ứng có đủ.(2,5) 
Đáp án:mỗi pt đúng 0,5
Men rượu
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
Men giấm
C2H5OH + O2	 CH3COOH + H2O
H2SO4 đ, to
C2H5OH(l) _+ CH3COOH(l) CH3COOC2H5(l) + H2O(l) 
H2SO4đ,to
C2H5OH C2H4 + H2O
to,xt, P 
nCH2 = CH2 (- CH2 – CH2- ) n
Câu 4: (1,5) Viết phương trình hóa học điều chế axit axetic từ:
CH3COOC2H5 , H2O.
C2H5OH
C4H10
HCl, to 
Đáp án; 1,5
CH3COOC2H5 + H2O CH3COOH + C2H5OH
Men giấm
Xúc tác, to
C2H5OH + O2	 CH3COOH + H2O
2C4H10 + 5O2 	4CH3COOH + 2H2O
(mỗi pt đúng 0,5)
DẠNG 5: BÀI TOÁN HÓA HỌC
Câu 1: (2Đ) Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: điện tích hạt nhân là 19+, có 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Hãy suy ra vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất (kim loại hay phi kim) của nó.
Đáp án: Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn: 
- STT: 19 ( do có điện tích hạt nhân là 19+)
- Chu kì: 4.(do có 4 lớp electron)
- Nhóm: I.(do có 1 electron lớp ngoài cùng)
- Tính chất: X nằm ở đầu chu kì 4 là kim loại mạnh (kiềm).
(mỗi ý đúng đạt 0,5đ)
Câu 2: (2Đ) Biết nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 20, chu kì 4, nhóm II. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất (kim loại, phi kim) của nguyên tố A.
Đáp án: ) **Cấu tạo nguyên tử của nguyên tố A:
- Điện tích hạt nhân: 20+ . (0,5đ)
- Số p: 20. - Số e: 20 .(0,5đ)
. - A ở chu kì 4 " nguyên tử A có 4 lớp electron. .(0,25đ)
- A thuộc nhóm II " lớp ngoài cùng có 2 electron. .(0,25đ)
** Tính chất: 
Vì A nằm ở gần đầu chu kì 4 " A là kim loại mạnh. (0,5đ)
Câu 3: (3,0) Khi cho 2,8 lít hỗn hợp khí CH4, C2H4 đi qua bình đựng nước brom, thấy có 4g brom tham gia phản ứng
a. Tính khối lượng sản phẩm tạo thành sau phản ứng.
b. Tính thành phần phần trăm về thể tích của các khí trong hỗn hợp ban đầu, biết phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. 
(C=12, H= 1, Br= 80)
Đáp án: (3,0) 
- nBr2= 0,025 mol ..0,5
- C2H4(k) + Br2(k) " C2H4Br2(l)..0,5
0,025mol	0,025mol 0,025mol..0,5
VC2H4= 0,025× 22,4 = 0,56 lít => %C2H4 = (0,56 : 2,8) × 100% = 20% ..0,5
VCH4= 2,8- 0,56 = 2,24 lít => %CH4= 100- 20= 80%..0,5
mC2H4Br2 = 0,025 × 188 = 4,7 g..0,5
Câu 4: (3,0 Đ) Đốt cháy 3,36 lít khí etylen cần phải dùng:
a. Bao nhiêu lít khí oxi?
b. Bao nhiêu lít không khí chứa 20% thể tích oxi?
( các chất khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn)
c. Dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình đựng nước vôi trong dư, tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng.
Cho C(12), H(1), Ca(40), O(16).
Đáp án: (3,0 Đ) 	
netylen= 3,36/22,4 = 0.15 (mol). (0,25đ)
to
Pt: 
C2H4 (k) + 3O2(k) " 2CO2(k) + 2H2O(h)(0,25đ) 
0,15mol 0,45mol 0,3mol	.. (0,5đ)
Voxi = 0,45 × 22,4 = 10,08 (l)(0,5đ)
Vkk = 5 × Vkk = 5 × 10,08 = 50,4 (l) ...(0,5đ)
CO2(k) + Ca(OH)2(dd) " CaCO3(r) + H2O(l)(0,25đ)
0,3mol 0,3mol .(0,25đ)
mcanxicacbonat= 0,3 × 100 = 30g..(0,5đ)
Câu 5: (3,5) Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít khí axetylen.
a. Tính thể tích khí oxi, thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hết lượng axetylen này. Biết các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn và không khí chứa 20% thể tích khí oxi.
b. Tính khối lượng CO2 tạo thành sau phản ứng.
c. Nếu dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong dư thì sau thí nghiệm sẽ thu được bao nhiêu gam kết tủa.
(Ca= 40, C= 12, O= 16)
Đáp án: 
naxetylen = 0,25mol .0,25
to
 C2H2(k) + 5/2O2(k) " 2CO2(k) + H2O(h) .0,25
0,25mol 0,625mol 0,5mol.0,75
Voxi= 0,625× 22,4 = 14 lít.0,5
Vkk= 5× 14 = 70 lít.0,5
mCO2 = 0,5 × 44= 22 g.0,5
CO2(k) + Ca(OH)2(dd) " CaCO3(r) + H2O(l).0,25
0,5mol	 0,5mol...0,25
m CaCO3 = 0,5 × 100 = 50 g.0,25
Câu 6 (3,0) Đốt cháy 9g hợp chất hữu cơ X thu được 13,2 g khí CO2, 5,4 g H2O. Biết khối lượng mol của chất hữu cơ X là 60. Xác định công thức phân tử của chất hữu cơ X.
Đáp án: (3,0) 
m C = (13,2 × 12) : 44 = 3, 6 g ....................0,5
m H = (5,4 × 2) : 18 = 0,6 g....................0,5
m O = 9- (3,6 + 0,6) = 4,8 g....................0,5
Ta có: 
m C/12 : m H/1 : m O/16 = 3,6/12 : 0,6/1 : 4,8: 16 = 0,3: 0,6: 0,3 
 = 1: 2: 1....................0,5
(CH2O) n .........................................0,25
 MX = 60 = 30n => n = 2....................0,25
X: C2H4O2..........................................0,5
Câu 7: (3Đ) Cho 6,5 g kẽm tác dụng với dung dịch axit axetic
a. Tính thể tích khí hidro sinh ra ở (đktc).
b. Tính khối lượng kẽm axetat tạo thành. Nếu hiệu suất phản ứng đạt 80% thì khối lượng kẽm axetat thu được là bao nhiêu?
Cho biết: Zn (65), C(12), O (16), H (1)
Đáp án: (3,0) 
nZn = 6,5/65 = 0,1 mol. (0,5đ) 
Zn + 2 CH3COOH " (CH3COO)2 Zn + H2. (0,5đ) 
0,1mol 0,1 mol	0,1mol. (0,5đ) 
Vhidro = 0,1 × 22,4 = 2,24 (l). (0,5đ) 
mkẽm axetat= 0,1 × 183= 18,3 (g). (0,5đ) 
Nếu hiệu suất là 80% thì khối lượng kẽm axetat là: 
mkẽm axetat = (18,3 × 80)/100 = 14,64 (g) . (0,5đ) 
Câu 8: (3,0) Đốt cháy 9,2 g rượu etylic. Hãy tính: 
a. Thể tích CO2 tạo thành.
b. Thể tích không khí cấn dùng ( các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn)
c. Dẫn khí thu được từ phản ứng trên qua bình đựng nước vôi trong dư. Tính khối lượng kết tủa thu được. 
d. Từ etylen viết phương trình điều chế rượu etylic.
(C= 12, H= 1, O =16, Ca = 40)
Đáp án: (3,0) 
to
 n rượu etylic = 9,2 : 46 = 0,2 mol ..0,5
C2H5OH(l) + 3O2(k" 2CO2(k) + 3 H2O(h)..0,25
0,2mol 0,6mol 0,4mol..0,5
VCO2 = 0,4 × 22,4 = 8,96 lít..0,25
VO2 = 0,6 × 22,4 = 13,44 lít ..0,25
Vkk = 5 × 13,44 = 67,2 lít ..0,25
CO2(k) + Ca(OH)2(dd) " CaCO3(r) + H2O(l)..0,25
0,4mol 0,4mol..0,25
m CaCO3 = 0,4 × 100 = 40g..0,25
H2SO4
C2H4 + H2O " C2H5OH..0,25
Câu 9:(3,0đ) Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít hidrocacbon A có công thức phân tử C2H6 . 
a. Tính thể tích khí CO2 tạo thành sau phản ứng.(đktc)
b. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch NaOH . Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.(biết phản ứng chỉ tạo muối axit)
c. Hidrocacbon A cò những tính chất tương tự như metan (CH4), viết phương trình hóa học khi cho A tác dụng với clo khi có ánh sáng và cho biết phản ứng trên thuộc loại phản ứng hóa học nào?
Na (23), C(12), O(16), Cl(35,5), H(1).
 Đáp án: (3,0) 
 nA = 5,6/22,4 = 0,25 mol(0,5d)	
 to
2C2H6(k) + 7O2(k) → 4CO2(k) + 6H2O(h) (0,5d)
0,25mol	 0,5mol	(0,25d)
VCO2 = 0,5× 22,4 = 11,2 (l) .(0,5d)
CO2 + NaOH → NaHCO3.(0,25d)
0,5mol	 0,5mol..(0,25d)
mmuối= 0,5 × 84 = 42 g (0,25d)
as
C2H6 + Cl2 → C2H5Cl + HCl → phản ứng thế .. (0,5d)
Câu 10: (3,0) Cho 25 ml dung dịch axit axetic tác dụng hoàn toàn với Mg. Cô cạn dung dịch sau phản ứng người ta thu được 7,1g muối.
a. Tính nồng độ mol/l của dung dịch axit axetic.
b. Tính thể tích khí hidro sinh ra ở đktc.
c. Dẫn khí thu được từ phản ứng trên qua bình đựng khí oxi . Tính thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hết lượng khí sinh ra ở trên.
(H= 1, O=16, Mg= 24, C= 12)
Đáp án: (3,0)
nmuối = 0,05 mol ..0,25
2CH3COOH(dd) + Mg → (CH3COO)2Mg(dd) + H2(k) ..0,25
0,1mol	 0,05mol	0,05mol..0,5
CMaxit= 0,1: 0,025 = 4M..0,5
Vhidro= 0,05 × 22,4 = 1,12 lít..0,5
	to
2H2(k) + O2(k) → 2H2O(h)..0,25
0,05mol 0,025mol..0,25
Voxi= 0,025 × 22,4 = 0,56 lít..0,5
Câu 11: (3,0) Khi lên men glucozo người ta thu được 5,6 lít khí cacbonic ở đktc.
a. Tính khối lượng rượu etylic sau khi lên men.
b. Tính lượng glucozo đã dùng lúc đầu, biết hiệu suất của quá trình lên men là 95%.
( C= 12, H= 1, O= 16)
Đáp án: (3,0) 
nCO2 = 0,25mol .0.5
Men rượu
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2.0.5
0,125mol	0,25mol	0,25 mol.0.5
mrượu etylic = 0,25 × 46 = 11,5 g.0.5
mC6H12O6= 0,125 × 180 = 22,5 g.0.5
mC6H12O6 (95%) = (22,5 × 100): 95 = 23,68 g.0.5
DẠNG 6: BÀI TẬP VIẾT CÔNG THỨC CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ
Câu 1: Cho công thức phân tử là C3H8O. Viết các công thức cấu tạo có thể? (1,5)
Đáp án:(mỗi công thức đúng 0,5)
CH3- CH2- CH2- OH
CH3- O- CH2- CH3
OH
CH3- CH- CH3
Câu 2: Viết phương trình hóa học thực hiện phản ứng trùng hợp của các monome sau: (1,5)
CH2= CH2
CH2= CH- Cl
CH3COOCH= CH2
to,xt, P 
Đáp án: (m,ỗi pt đúng 0,5)
to,xt, P 
-nCH2= CH2 (- CH2 – CH2-)n
- nCH2= CH- Cl	(-CH2- CH-)n
Cl
to,xt, P 
-nCH3COOCH= CH2 (-CH – CH2-)n
OOCCH3
Câu 3(2,0) Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử sau: C3H8, C4H8
Đáp án: mỗi công thức đúng 0,5
-CH3- CH2- CH3(C3H8)
-C4H8
CH2= CH – CH2 – CH3
CH3- CH = CH – CH3
CH2= C – CH3
CH3
Câu 4: (2,0) Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử sau: C6H6, C3H4, CH4O.
Đáp án: mỗi công thức đúng 0,5
C6H6
	CH
	CH	CH
	CH	 CH
 CH
C3H4
CH2= C = CH2 ; CH C- CH3
- CH4O
CH3- OH
CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Câu 1: Bài tập nhận biết.
Câu 2: Bài tập chuỗi phương trình phản ứng.
Câu 3: Bài tập điều chế
Câu 4: Bài toán hóa học.
Câu 5: Bài tập chưng minh tính chất của chất (bài tập viết công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ)
	 Bắc Hòa, 10.2.2011
	GVBM
	Trần Huỳnh Vũ Linh 

File đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_Hoa_9_hkII.doc