Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Vật lý 11

Câu 5: Định nghĩa, đặc điểm (phương, chiều, độ lớn, điểm đặt) của lực Lorentz. Vận dụng tính bán kính quỹ đạo chuyển động của electron chỉ dưới tác dụng của lực Lorentz.

Định nghĩa: Lực Lorentz Là lực do từ trường có cảm ứng từ tác dụng lên một hạt điện tích q0 chuyển động với vận tốc :

● Có điểm đặt tại điện tích q0 đang xét

● Có phương vuông góc với và

● Có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái: Để bàn tay trái mở rộng sao cho từ trường hướng vào lòng, chiều từ cổ tay đến ngón giữa là chiều của khi q > 0 và ngược chiều khi q < 0. Lúc đó chiều của lực Lorentz là chiều của ngón cái choãi ra.

● Có độ lớn: f = |q0|vBsinα trong đó α = ( ; )

Quỹ đạo của một hạt điện tích trong một từ trường đều, với điều kiện vận tốc ban đầu vuông góc với từ trường, là một đường tròn nằm trong mặt phẳng vuông góc với từ

 

docx5 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 995 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Vật lý 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – MÔN VẬT LÝ 11
I/ Chương IV: Từ trường
Câu 1: Từ trường tồn tại ở đâu? Có tính chất gì?
Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong đó.
Câu 2: Định nghĩa đường sức từ.
 Nêu đặc điểm đường sức từ của: + Nam châm thẳng
 + Nam châm chữ U
 + Dòng điện thẳng
 + Ống dây có dòng điện chạy qua
Định nghĩa: Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có phương trùng với phương của từ trường tại điẻm đó.
Đặc điểm đường sức từ của :
+ Nam châm thẳng : Bên ngoài nam châm, đường sức từ là những đường cong, hình dạng đối xứng qua trục của thanh nam châm, có chiều đi ra từ cực bắc và đi vào cực Nam. Càng gần đầu thanh nam châm, đường sức càng mau hơn (từ trường càng mạnh hơn).
+ Nam châm chữ U : Bên ngoài nam châm, đường sức từ là những đường cong có hình dạng đối xứng qua trục của thanh nam châm chữ U, có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vao cực Nam. Càng gần đầu thanh nam, đường sức càng mau hơn (từ trường càng mạnh hơn). Đường sức từ của từ trường trong khoảng thời gian giữa hai cực của nam châm hình chữ U là những đường thẳng song song cách đều nhau. Từ trường trong khu vực đó là từ trường đều.
+ Dòng điện thẳng : Các đường sức từ của dòng điện thẳng là những đường tròn nằm trong những mặt phẳng vuông góc với dòng điện và có tâm nằm trên dòng điện. Có chiều được xác định bởi quy tắc nắm tay phải sau đây: Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón kia khụm lại cho người ta chiếu các đường sức từ.
+ Ống dây có dòng điện chạy qua: Đường sức từ trong ống dây có dòng điện đi qua là những đường cong khép kín.Trong ống dây các đường sức từ là những đường thẳng song song với trục ống dây, cùng chiều và cách đều nhau. Tại 2 đầu ống dây, các đường sức từ có chiều cùng đi vào một đầu và cùng đi ra ở đầu kia. Chiều của các đường sức từ được xác định bằng quy tắc nắm tay phải: Tưởng tượng dùng bàn tay phải nắm lấy ống dây sao cho các ngón trỏ, ngón giữa, hướng theo chiều của dòng điện ; khi đó ngón cái choãi ra cho ta chiều của đường sức từ. 
Câu 3: Nêu đặc điểm (phương, chiều, độ lớn) của vector cảm ứng từ : do dòng điện chạy qua đây đẫn thẳng dài gây ra tại một điểm; do dòng điện chạy qua dây dẫn uốn thành vòng tròn gây ra tại tâm vòng dây; trong lòng ống dây hình trụ có dòng điện chạy qua.
Do dòng điện có cường độ I (A) chạy qua đây đẫn thẳng dài gây ra tại một điểm M cách dây 1 khoảng R (m)
Điểm đặt: tại M
Phương: vuông góc với mặt phẳng tạo bởi M và dây dẫn.
Chiều tuân theo quy tắc nắm bàn tay phải: Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón kia khum lại cho ta chiều của các đường sức từ chiều 
Độ lớn: B = 2.10-7.
Do dòng điện có cường độ I (A) chạy qua dây dẫn uốn thành vòng tròn bán kính R (m) gây ra tại tâm vòng dây
Điểm đặt: tâm vòng dây
Phương: vuông góc với mặt phẳng vòng dây
Chiều: Tuân theo quy tắc “vào Nam ra Bắc” hoặc quy tắc nắm tay phải (Tưởng tượng dùng bàn tay phải nắm lấy ống dây sao cho các ngón trỏ, ngón giữa hướng theo chiều dòng điện; khi đó ngón cái choãi ra cho ta chiều của đường sức từ chiều của )
Độ lớn: B = 2π.10-7.N. (N: số vòng dây trong trường hợp có N vòng dây quấn sít nhau tạo thành khung dây)
Tại điểm N bất kì trong lòng ống dây hình trụ dài l (m) gồm N (vòng) có dòng điện chạy qua
Điểm đặt: tại N bất kì
Phương: song song với trục ống dây
Chiều tuân theo quy tắc nắm tay phải: Tưởng tượng dùng bàn tay phải nắm lấy ống dây sao cho các ngón trỏ, ngón giữa hướng theo chiều dòng điện; khi đó ngón cái choãi ra cho ta chiều của đường sức từ chiều của 
Độ lớn: B = 4π.10-7..I
Câu 4: Nêu đặc điểm của vector lực từ do từ trường đều tác dụng lên phần tử có dòng điện đặt trong nó.
Vector lực từ do từ trường đều tác dụng lên đoạn dây dài l (m) có dòng điện I (A) đi qua đặt trong nó có:
Điểm đặt: trung điểm của đoạn dây
Phương: vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và 
Chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến 4 đầu ngón tay chỉ chiều dòng điện qua đoạn dây. Khi đó ngón tay cái choãi ra 1 góc chỉ chiều vector lực từ tác dụng lên đoạn dây.
Độ lớn: F = IlBsinα
Câu 5: Định nghĩa, đặc điểm (phương, chiều, độ lớn, điểm đặt) của lực Lorentz. Vận dụng tính bán kính quỹ đạo chuyển động của electron chỉ dưới tác dụng của lực Lorentz.
Định nghĩa: Lực Lorentz Là lực do từ trường có cảm ứng từ tác dụng lên một hạt điện tích q0 chuyển động với vận tốc :
Có điểm đặt tại điện tích q0 đang xét
Có phương vuông góc với và 
Có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái: Để bàn tay trái mở rộng sao cho từ trường hướng vào lòng, chiều từ cổ tay đến ngón giữa là chiều của khi q > 0 và ngược chiều khi q < 0. Lúc đó chiều của lực Lorentz là chiều của ngón cái choãi ra.
Có độ lớn: f = |q0|vBsinα trong đó α = (;)
Quỹ đạo của một hạt điện tích trong một từ trường đều, với điều kiện vận tốc ban đầu vuông góc với từ trường, là một đường tròn nằm trong mặt phẳng vuông góc với từ trường, có bán kính: R = 
II/ Chương V: Cảm ứng điện từ
Câu 1: Từ thông: định nghĩa, công thức, đơn vị; các cách làm biến đổi từ thông.
Khái niệm: Từ thông qua một diện tích S (m2) đặt trong từ trường đều:
Ф = Bscosα
Ý nghĩa: Từ thông là đại lượng diễn tả số đường sức từ xuyên qua 1 diện tích S đặt trong từ trường đều 
Đơn vị: [Ф] = Wb (Weber)
Có 3 cách làm biến đổi từ thông:
Thay đổi độ lớn B của cảm ứng từ 
Thay đổi độ lớn của diện tích S
Thay đổi giá trị góc α hợp bởi vector pháp tuyến của mặt phẳng vòng dây với 
Câu 2: Phát biểu định luật Faraday về hiện tượng cảm ứng điện từ.
Định luật Faraday: Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.
ec = – 
Câu 3: Phát biểu định luật Lenz về chiều dòng điện cảm ứng.
Nội dung định luật: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.
Câu 4: Suất điện động cảm ứng: biểu thức, đơn vị.
Khái niệm: Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng.
Biểu thức: ec = 
Đơn vị: [ec] = V (Volt)
Câu 5: Định nghĩa hiện tượng tự cảm.
Hiện tượng tự cảm là lện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiện từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch
Câu 6: Độ tự cảm là gì? Đơn vị đo?
Định nghĩa: Độ tự cảm là một hệ số chỉ phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của mạch kín (c)
Đơn vị: [L] = H (Henry)
III/ Chương VI: Quang học
Câu 1: Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng. Vận dụng.
Định luật:
Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.
Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sin i) và sin góc khúc xạ (sin r) luôn luôn không đổi:
 = hằng số
Vận dụng: Lí giải sự nhầm lẫn về độ sâu của nước.
Câu 2: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là gì? Viết công thức tính chiết suất của một môi trường trong suốt theo vận tốc.
Chiết suất tuyệt đối (chiết suất) của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không.
Công thức tính chiết suất của một môi trường trong suốt theo vận tốc: 
n = 
Trong đó: c: tốc độ ánh sáng trong chân không
 v: tốc độ ánh sáng trong môi trường
Câu 3: Định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần. Nêu điều kiện có phản xạ toàn phần.
Định nghĩa: Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt, khí chiếu 1 tia sáng từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường kém chiết quang hơn.
Điều kiện: 

File đính kèm:

  • docxChuong_IV_V_VI.docx