Đề cương ôn tập Công nghệ 8

Câu 6: Nêu tên gọi, công dụng của dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt?

a.Dụng cụ tháo lắp:

-Mỏ lết , cờ lê dùng để tháo lắp bu lông, đai ốc

-Tua vít dùng để tháo các vít có đầu xẻ rãnh

b.Dụng cụ kẹp chặt:.

-Ê tô dùng để kẹp chặt chi tiết khi gia công

-Kìm dùng để kẹp chặt chi tiết bằng tay

Câu 7:Trình bày khái niệm cắt kim loại bằng cưa tay và quy tắc an toàn lao động?

- Khái niệm: Cắt kim loại bằng cưa tay là dạng gia công thô, dùng lực tác động làm lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt đôi vật liệu

-An toàn khi cưa:

 Kẹp vật chặt.

 Lưỡi cưa căng vừa phải

 Dùng tay đỡ vật khi cưa gần đứt

 Không thổi mạt cưa

Câu 8: Trình bày kĩ thuật cưa kim loại?

1. Chuẩn bị:

- Lắp lưỡi cưa vào khung cưa.

- Lấy dấu trên vật cần cưa

- Chọn êto

- Kẹp vật lên ê tô

2. Tư thế đứng và thao tác cưa:

- Tư thế đứng: Đứng thẳng, thoải mái, trọng lượng cơ thể phân đều lên 2 chân.

- Thao tác cưa: Đẩy: Ấn lưỡi cưa và đẩy từ từ

 Kéo: Tay không ấn nữa và kéo cưa về nhanh hơn

 

doc12 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 28867 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Công nghệ 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tự đọc bản vẽ chi tiết?
 Đọc bản vẽ chi tiết:
Khung tên: Tên chi tiết, vật liệu, tỉ lệ.
Hình biểu diễn: Tên gọi hình chiếu, vị trí hình cắt
Kích thước: Kích thước chung của chi tiết và kích thước các phần của chi tiết
Yêu cầu kĩ thuật: Các yêu cầu về gia công và xử lí bề mặt,…
 - Tổng hợp: Mô tả cấu tạo của chi tiết và nêu công dụng của chi tiết.
Câu 4:Thế nào là ren trục?Thế nào là ren lỗ? 
- Ren ngoài(ren trục) :Là ren được hình thành từ mặt ngoài của chi tiết.
- Ren trong( ren lỗ): Là ren được hình thành từ mặt trong của lỗ.
Câu 5 :Quy ước vẽ ren đối với ren nhìn thấy, ren bị che khuất ? Trên hình vẽ ren trục và ren lỗ khác nhau như thế nào ? 
Quy ước vẽ ren đối với ren nhìn thấy :
- Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm.
- Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh.
- Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.
- Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm.
- Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh
Quy ước vẽ ren đối với ren bị che khuất:
Đường đỉnh ren, đường chân ren và đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt.
Khác nhau:Vị trí nét liền đậm đỉnh ren và nét liền mảnh chân ren 
+Đối với ren trục :Nét liền đậm đỉnh ren ở phía ngoài nét liền mảnh chân ren.
+Đối với ren lỗ :Nét liền đậm đỉnh ren ở phía trong nét liền mảnh chân ren .\
Câu 6: Nêu công dụng và trình tự đọc bản vẽ lắp?
Công dụng:BVL chủ yếu dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm.
Trình tự đọc bản vẽ lắp:
-Đọc khung tên gồm: Tên sản phẩm, tỉ lệ bản vẽ
- Đọc bảng kê gồm: tên chi tiết, số lượng chi tiết
- Đọc các HBD: Tên gọi hình chiếu, hình cắt
- Đọc các kích thước gồm kích thước chung của sản phẩm, kích thước lắp giũa các chi tiết, kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết
.- Phân tích chi tiết: Vị trí của các chi tiết (tô màu cho các chi tiết)
-Tổng hợp: Trình tự tháo, lắp và công dụng của sản phẩm.
Câu 7: Nêu nội dung của bản vẽ lắp?
Nội dung bản vẽ lắp gồm:
a/ Hình biểu diễn: gồm hình chiếu và hình cắt diễn tả hình dạng, kết cấu và vị trí các chi tiết máy .
b/Kích thước: gồm kích thước chung và kích thước lắp của các chi tiết. 
c/ Bảng kê: gồm số thứ tự, tên gọi chi tiết, số lượng,…
d/Khung tên: gồm tên gọi sản phẩm, tỉ lệ, kí hiệu bản vẽ, cơ sở thiết kế
Câu 8: Công dụng của bản vẽ nhà? Nội dung của các HBD trong bản vẽ nhà? 
 Bản vẽ nhà dùng trong thiết kế, thi công, xây dựng ngôi nhà.
* Nội dung của HBD trong bản vẽ nhà:
- Mặt bằng: đặt ở vị trí HC bằng nhằm diễn tả vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, cửa sổ,… Mặt bằng là HBD quan trọng nhất của bản vẽ nhà.
-Mặt đứng: đặt ở vị trí HC đứng hoăc chiếu cạnh nhằm diễn tả hình dạng bên ngoài gồm có mặt chính hoặc mặt bên.
- Mặt cắt: đặt vị trí HC cạnh hoặc chiếu đứng nhằm biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao
Câu 9: Nêu trình tự đọc bản vẽ nhà?
Trình tự đọc:
- Đọc khung tên: gồm tên gọi ngôi nhà, tỉ lệ bản vẽ
- Hình biểu diễn: tên gọi hình chiếu, hình cắt
- Kích thước: Gồm Kích thước chung, kích thước từng bộ phận
- Các bộ phận: gồm số phòng, số cửa đi và cửa sổ, các bộ phận khác,..
Câu 10: So sánh nội dung BVL với BVCT ?
-BVL với BVCT đều có các hình biểu diễn các kích thước ,các yêu cầu kỹ thuật và khung tên .
-Kích thước trên BVL dùng để lắp ráp ,không ghi các kích thước chế tạo .
- Trên BVL có bảng kê, trên BVCT có yêu cầu kĩ thuật.
CHƯƠNG 3: GIA CÔNG CƠ KHÍ
Câu 1: Ngành Cơ Khí có vai trò quan trọng như thế nào trong sản xuất và đời sống ?
Tạo ra máy thay lao động thủ công để nâng cao năng suất lao động .
Giải phóng sức lao động cơ bắp cho con người khiến lao động trở nên nhẹ nhàng hơn.
Mở rộng tầm nhìn chinh phục thiên nhiên.
Câu 2: Quá trình hình thành sản phẩm cơ khí như thế nào ?
Vật liệu cơ khí 	gia công cơ khí 	chi tiết 	Lắp ráp 	sản phẩm cơ khí.
Câu 3: Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại .Giữa kim loại đen và kim loại màu ?Vẽ sơ đồ phân loại VLKL và VLPKL?
- Sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại :KL có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt,phi KL có tính dẫn điện, dẫn nhiệt kém .
. Sự khác nhau cơ bản giữa giữa kim loại đen và kim loại màu :KLĐ (gang,thép) có chứa sắt,KLM không chứa sắt hoặc chứa rất ít sắt . 
Câu 4: Nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí?
Tính chất cơ học: gồm tính cứng, tính dẻo, tính bền,..
Tính chất vật lí: gồm khối lượng riêng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy,…
Tính chất hóa học: gồm tính chịu axit, chịu muối,…
Tính chất công nghệ: gồm tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt,…
Câu 51: Nêu tên gọi, cấu tạo, công dụng của dụng cụ đo và kiểm tra?
 1.Thước đo chiều dài
 a.Thước lá:
-Chế tạo bằng thép dụng cụ không gỉ, ít co giãn
-Dùng đo chiều dài chi tiết, xác định kích thước sản phẩm. 
 b.Thước cặp:
-Chế tạo bằng thép không gỉ có độ chính xác cao.
-Dùng đo đường kính hình trụ và chiều sâu lỗ.
2. Thước đo góc: gồm êke, ke vuông, thước đo góc vạn năng
- Ê ke: Đo và kiểm tra góc vuông, các góc đặc biệt như 300, 450, 600
- Ke vuông: Đo và kiểm tra góc vuông
- Thước đo góc vạn năng: Đo và kiểm tra tất cả các góc
Câu 6: Nêu tên gọi, công dụng của dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt?
a.Dụng cụ tháo lắp: 
-Mỏ lết , cờ lê dùng để tháo lắp bu lông, đai ốc…
-Tua vít dùng để tháo các vít có đầu xẻ rãnh
b.Dụng cụ kẹp chặt:.
-Ê tô dùng để kẹp chặt chi tiết khi gia công
-Kìm dùng để kẹp chặt chi tiết bằng tay
Câu 7:Trình bày khái niệm cắt kim loại bằng cưa tay và quy tắc an toàn lao động?
- Khái niệm: Cắt kim loại bằng cưa tay là dạng gia công thô, dùng lực tác động làm lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt đôi vật liệu
-An toàn khi cưa:
 Kẹp vật chặt.
 Lưỡi cưa căng vừa phải
 Dùng tay đỡ vật khi cưa gần đứt
 Không thổi mạt cưa
Câu 8: Trình bày kĩ thuật cưa kim loại?
1. Chuẩn bị:
- Lắp lưỡi cưa vào khung cưa.
- Lấy dấu trên vật cần cưa
- Chọn êto
- Kẹp vật lên ê tô
2. Tư thế đứng và thao tác cưa:
- Tư thế đứng: Đứng thẳng, thoải mái, trọng lượng cơ thể phân đều lên 2 chân.
- Thao tác cưa: 	Đẩy: Ấn lưỡi cưa và đẩy từ từ
	Kéo: Tay không ấn nữa và kéo cưa về nhanh hơn
Câu 9: Trình bày kĩ thuật dũa kim loại và nguyên tắc an toàn khi dũa.
1. Kĩ thuật dũa:
- Chuẩn bị: Chọn ê tô và kẹp vật lên ê tô
- Cách cầm dũa và thao tác dũa:
+ Cầm dũa: Tay phải cầm cán dũa hơi ngửa lòng bàn tay, tay trá đặt hẳn lên đầu dũa.
+ Thao tác dũa:	Đẩy: Hai tay ấn xuống, điều khiển cho dũa thăng bằng.
Kéo: Kéo về nhanh và nhẹ nhàng.
2. An toàn khi dũa:
- Bàn nguội chắc chắn, kẹp vật đủ chặt.
- Không dùng dũa không có cán hoặc vỡ.
- Không thổi phoi, tránh phoi bắn vào mắt.
 CHƯƠNG 4: CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
Câu 1 : Trình bày khái niệm chi tiết máy ?
- Định nghĩa : Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
- Phân loại : 	Nhóm chi tiết có công dụng chung, được sử dụng trong nhiều loại máy móc khác nhau.
Nhóm chi tiết có công dụng riêng, chỉ được sử dụng trong một loại máy nhất định.
Câu 2 :Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào ?
Các chi tiết máy được ghép với nhau bằng mối ghép cố định và mối ghép động.
Mối ghép động: các chi tiết có chuyển động tương đối với nhau.
Mối ghép cố định: các chi tiết không có chuyển động tương đối với nhau. Gồm hai loại: mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.
Câu 3 Trình bày cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng đinh tán?
- Cấu tạo gồm:
+ Đinh tán: làm bằng kim loại dẻo, thân hình trụ, đầu có mũ.
+ Các chi tiết ghép: thường có dạng tấm mỏng.
- Đặc điểm và ứng dụng: Mối ghép bằng đinh tán thường được dùng khi
+Vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn.
+ Mối ghép phải chịu được nhiệt độ cao.
+ Chịu lực lớn và chấn động mạnh.
+ Ứng dụng: soong, nồi, giàn cần trục,….
Câu 4: Nêu dịnh nghĩa, phân loại, đặc điểm và ứng dụng của mối ghép hàn?
- Định nghĩa: Hàn là phương pháp làm nóng chảy kim loại để dính kết các chi tiết.
- Phân loại: 	Hàn nóng chảy(hàn điện hồ quang)
Hàn áp lực (hàn điện tiếp xúc)
Hàn thiếc (hàn mềm)
- Đặc điểm: hình th ành trong thời gian ngắn, tiết kiệm vật liệu nhưng giòn, chịu lực kém.
- Ứng dụng: khung giàn, thùng chứa, công nghiệp điện tử 
Câu 5: Nêu cấu tạo, đặc điểm, ứng dụng của mối ghép ren?
1.Cấu tạo 
 - Mối ghép bu lông: gồm bu lông, đai ốc, vòng đệm và các chi tiết ghép.
- Mối ghép vít cấy: gồm đai ốc, vòng đệm, vít cấy và các chi tiết ghép.
- Mối ghép đinh vít: gồm đinh vít và các chi tiết ghép.
 2.Đặc điểm, ứng dụng:
-Cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, sử dụng rộng rãi.
-Dùng ghép các chi tiết nhỏ cần tháo lắp( Bulông)
-Ghép các chi tiết có chiều dày lớn( vít cấy)
-Ghép các chi tiết chịu lực nhỏ( đinh vít)
Câu 6: Thế nào là mối ghép động? Cho VD?
Mối ghép động: Là mối ghép mà giữa các chi tiết ghép có sự chuyển động tương đối với nhau
Ví dụ:
- khớp quay : bản lề cửa, trục xe,…
- Khớp tịnh tiến: cửa kéo, ống bơm kim tiêm,…
Câu 7: Trình bày các đặc điểm của khớp tịnh tiến và khớp quay?
 + Khớp tịnh tiến
-Mọi điểm trên vật có chuyển động giống hệt nhau.
-Gây ra ma sát lớn ở bề mặt tiếp xúc.
 +Khớp quay có mặt tiếp xúc là mặt trụ tròn.
Câu 8: Xích ve đạp và ổ bi có được coi là chi tiết máy không ?Tại sao ?
Chúng được coi là CTM vì việc phân loại CTM chỉ mang tính chất tương đối: Trong chiếc xe đạp xích là một CTM ( nếu tháo rời từng mắc xích hoặc từng viên bi thì chúng không thể thực hiện nhiệm vụ trong chiếc xe) nhưng trong nhà máy sản xuất thì xích là một cụm chi tiết. 
Câu 9 :Tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau ?
 Máy gồm nhiều chi tiết ghép với nhau để dể dàng thuận lợi khi gia công ,sử dụng và sữa chữa.Mặt khác máy có nguyên lý hoạt động rất phức tạp một chi tiết không thể thực hiện chức năng của máy được.
Câu 10:Tại sao người ta không hàn chiếc quai vào các loại nồi ,soong,chảo… bằng nhôm mà phải tán đinh ?
Vì nhôm khó hàn và mối ghép đinh tán sẽ đảm bảo chịu được lực lớn ,nhiệt độ cao .
CHƯƠNG 5: TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG 
Câu 1 Trình bày nguyên lí làm việc của bộ truyền động ma sát? Viết công thức tỉ số truyền
Nguyên lí làm việc
Bánh dẫn có đường kính D1 quay với tốc độ n1, nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai làm cho bánh bị dẫn có đường kính D2 quay với tốc độ n2.
Tỉ số truyền :
 i===
Câu 2: Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay – con trượt?
Nguyên lí làm việc:
 Khi tay quay AB quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm cho con trượt C chuyển động tịnh tiến khứ hồi trong rãnh D
Câu 3: Tại sao máy và thiết bị cần phải truyền chuyền chuyển động ?
Vì: 
+Động cơ và các bộ phận công tác thường dặt cách xa nhau .
+Tốc độ của các bộ phận thường khác nhau.
+Cần truyền chuyển động từ một động cơ đến nhiều bộ phận khác nhau của máy .
Câu 4: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của cơ cấu tay quay _con trượt và bánh răng _thanh răng?
 Giống : Đều BĐCĐ quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại.
 Khác: Cơ cấu và bánh răng _thanh răng có thể BĐCĐ quay đều của bánh răng thành chuyển động tịnh tiến đều của thanh răng và ngược lại.Còn trong cơ cấu tay quay_con trượt khi tay quay đều thì con trượt tịnh tiến không đều .
Bài tập vận dụng :
Bài 1: Một động cơ truyền động có bánh dẫn động quay với vận tốc 40 vòng/ phút , biết bánh này có đường kính 120 cm, bánh bị dẫn có đường kính 40 cm.
a.   Tính tỉ số truyền
b.   Tính tốc độ bánh bị dẫn
Bài 2; Một động cơ quay với vận tốc dẫn động 30 vòng / phút. Biết bánh bị dẫn có đường kính 80cm. bánh bị dẫn có đường kính 40 cm .
d.      Tính tỉ số truyền
e.       Cho biết đây là truyền động tăng tốc hay giảm tốc, giải thích
Bài 3: Một động cơ truyền động có bánh bị dẫn lớn gấp 3 lần bánh dẫn.Biết  bánh bị dẫn quay với vận tốc 120 vòng/ phút và có kích thước đường kính là 150 cm. 
Hỏi:
a.       Kích thước bánh dẫn?
b.      Tính tỉ số truyền
    Đây là truyền động tăng tốc hay giảm tốc? giải thích
d.      Muốn động cơ này trở thành động cơ động cơ tăng tốc,có tốc độ đạt được gấp 3 lần tốc độ dẫn động của động cơ ban đầu thì phải chọn bánh bị dẫn có đường kính bao nhiêu?
Bài 4: Một hệ thống truyền động bằng xích. Biết đĩa bị dẫn có 60 răng, cứ đĩa bị dẫn quay được 1 vòng thì đĩa dẫn quay được 3 vòng. Hãy tính số răng của đĩa dẫn, hệ thống này tăng tốc hay giảm tốc?
Bài 5 .Đĩa xích xe đạp có 100 răng, đĩa líp xe đạp có 25 răng. Tính tỉ số truyền i và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn ?
Bài 6 .Cã mét cÆp b¸nh r¨ng g¾n trªn hai trôc quay. B¸nh r¨ng mét cã 55 r¨ng (b¸nh dÉn), b¸nh r¨ng hai cã 22 r¨ng.
a.§Ó hai b¸nh r¨ng ¨n khíp víi nhau cÇn cã ®iÒu kiÖn g×?
b.TÝnh tû sè truyÒn vµ cho biÕt chi tiÕt nµo quay nhanh h¬n?
c.NÕu b¸nh r¨ng hai lµ b¸nh dÉn th× tû sè truyÒn lµ bao nhiªu? B¸nh r¨ng mét quay nh­ thÕ nµo so víi b¸nh r¨ng hai?
Bài 7 .C¬ cÊu truyÒn ®éng ma s¸t – truyÒn ®éng ®ai ho¹t ®éng B¸nh dÉn cã ®­êng kÝnh 120 cm vµ tØ sè truyÒn cña bé truyÒn ®éng lµ 20. H·y tÝnh: 
a. Đ­êng kÝnh b¸nh bÞ dÉn. 
b.Tèc ®é quay cña b¸nh dÉn vµ b¸nh bÞ dÉn? 
Bài 8 .Đĩa xích của xe đạp có 45 răng , líp xe đạp có 15 răng , đĩa líp quay 60 vòng/phút 
a/Tính tỉ số truyền i ?
b/ Tính tốc độ quay của đĩa xích ?
c/ Cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn? Tại sao ?
Bài 9 .Cơ cấu truyền động ma sát - truyền động đai hoạt động bánh dẫn có đường kính 120 cm
Và tỉ số truyền của bộ truyền động là 20. Hãy tính:
Đường kính bánh bị dẫn.
Tốc độ quay của bánh dẫn, cho biết bánh bị dẫn quay với tốc độ 420 vòng/phút.
Bài 10 .Đĩa xích của xe đạp có 95 răng, vành líp có 19 răng. 
a. Tính tỉ số truyền .
b. Cho biết số vòng quay của vành líp khi biết đĩa xích quay được 5,5 vòng?
Bài 11: Bé truyÒn ®éng ¨n khíp ( b¸mh r¨ng), b¸nh dÉn cã sè r¨ng lµ 90 tèc ®é lµ 1600 vßng/ phót. BiÕt tØ sè truyÒn lµ 5/2. H·y tÝnh tèc ®é quay , sè r¨ng cña b¸nh bÞ dÉn?
PHẦN 3 : KỸ THUẬT ĐIỆN 
Câu1: Điện năng có vai trò gì đối với sản , xuất và đời sông?
Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các máy hoạt đông.
Nhờ có điện năng, qá trình sản xuất được tự động hóa, đời sống con người trở nên văng minh hiện đại hơn.
Câu2: Vẽ sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất điện năng của các nhà máy điện.
Vẽ đúng sơ đồ.
Câu 3: Nêu những nguyên nhân dẫn đến tai nạn điện? Biện pháp an toàn khi sử dụng và sửa chữa điện?
- Nguyên nhân: 	Do chạm trực tiếp vào vật mang điện
	Vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
	Đến gần đường dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất.
- An toàn khi sử dụng điện:
	Thực hiện cách điện dây dẫn điện.
	Thực hiện nối đất vỏ thiết bị.
	Kiểm tra cách điện đồ dùng điện.
	Không vi phạm hành lang an toàn điện.
- An toàn khi sửa chữa điện:
Cắt điện trước khi sứa chữa.
Sử dụng các dụng cụ an toàn điện khi sửa chữa điện.
Câu 4: Nêu định nghĩa, đặc tính và công dụng của các loại vật liệu kĩ thuật điện?
- Vật liệu dẫn điện: là vật liệu cho dòng điện đi qua.
Đặc tính: dẫn điện tốt
Công dụng: chế tạo các phần tử dẫn điện của thiết bị điện.
- Vật liệu cách điện: là vật liệu không cho dòng điện đi qua.
Đặc tính: Cách điện tốt, điện trở suất rất lớn.
Công dụng: Chế tạo các phần tử cách điện của thiết bị điện, các thiết bị cách điện.
- Vật liệu dẫn từ: là vật liệu có thể cho đường sức từ đi qua
 Đặc tính: Dẫn từ tốt.
 Công dụng: Làm lõi dẫn từ cho máy biến áp, động cơ điện, máy biến áp,…
Câu 5: Trình bày cấu tạo và nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt ?
- Cấu tạo: 	+ Sợi đốt: Làm bằng vonfram có dạng lò xo xoắn.
	+ Bóng thủy tinh: Làm bằng thủy tinh chịu nhiệt, bên trong chứa khí trơ.
	+ Đuôi đèn: Làm bằng đồng hoặc sắt trán kẽm được gắn chặt với bóng thủy tinh, trên đuôi có 2 cực tiếp xúc. Có 2 kiểu đuôi là đuôi xoáy và đuôi ngạnh.
- Nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt: Khi đó ng điện, dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc đèn nóng lên đến nhiệt độ cao, dây tóc đèn phát sáng.
Câu 6: Em hãy nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của đèn huỳnh quang.?
- Cấu tạo: 	+ Ống thủy tinh: hình trụ, bên trong chứa khí trơ và một ít hơi thủy ngân. Mặt trong ống có phủ lớp bột huỳnh quang.
	+ Điện cực: làm bằng vonfram dạng lò xo, bên ngoài phủ lớp bari oxit. Có hai điện cực, mỗi điện cực có hai chân đèn đưa ra ngoài.
- Nguyên lí làm việc của đèn huỳnh quang: Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai cực của đèn tạo ra tia tử ngoại , tia tử ngoại tác dụng tới lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống phát ra ánh sáng. Màu của ánh sáng phụ thuộc vào chất huỳnh quang.
Câu 7: So sánh đặc điểm cấu tạo của đèn sợi đốt với đèn huỳnh quang.
Đèn sợi đốt
Đèn huỳnh quang
- Đèn phát ra ánh sáng liên tục
- Hiệu suất phát quang thấp chỉ 4%đến 5% điện năng chuyển thành quang năng.
- Tuổi thọ đèn thấp 1000 giờ 
- Đèn phát ra ánh sáng không liên tục 
- Hiệu suất phát quang cao hơn đèn sợi đốt 5 lần. Khoảng 20% đến 25% điện năng biến đổi thành quang năng.
- Tuổi thọ đèn cao 8000 giờ
Câu 8:Viết công thức tính điện trở của dây đốt nóng, chú thích các đại lượng có mặt trong công thức. Nêu các yêu cầu kĩ thuật của dây đốt nóng?
- Công thức tính điện trở: R = ρ.l /s
Trong đó,	 R là điện trở (Ω)
	ρ là điện trở suất (Ωm)
	l là chiếu dài dây đốt nóng (m)
	s là tiết diện dây đốt nóng (m2)
- Yêu cầu kĩ thuật của dây đốt nóng:
+ Làm bằng vật liệu dấn điện có điện trở suất lớn.
+ Chịu được nhiệt độ cao.
Câu9: Trình bày cấu tạo và nguyên lí làm việc của bàn là điện?
	Cấu tạo bàn là:
Dây đốt nóng: Làm bằng hợp kim niken – crom chiệu nhiệt cao.
Vỏ bàn là: 
 + Đế được làm bằng gang hoặc hợp kim nhôm, được đánh bóng hoặc mạ crom.
 + Nắp được làm bằng đồng, thép mạ crom hoặc nhựa chịu nhiệt.
	Ngoài ra bàn là còn : Đèn tín hiệu, rơle nhiệt, núm điều chỉnh nhiệt độ.
Nguyên lí làm việc: Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây đốt nóng tỏa nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là.
Câu 10: Khi sửng dụng bàn là cần chú ý tới điều gì?
Sử dụng đúng với điện áp định mức của bàn là.
Khi đóng điện không để đế bàn là trực tiếp xuống bàn hoặc để lâu trên áo quần.
Điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với từng loại vải …cần là .
Giữ gìn mặt bàn là sạch và nhẵn.
Đảm bảo an toàn về điện và nhiệt.
Câu 11: Trình bày cấu tạo của nồi cơm điện?
Cấu tạo gồm 3 bộ phận chính:
Vỏ nồi: có hai lớp, giữa có lớp bông thủy tinh cách nhiệt.
Soong: đ ược làm bằng hợp kim nhôm, phía trong có phủ men chống dính.
Dây đốt nóng: làm bằng hợp kim niken-crom, có 2 dây đốt nóng:
+ Dây đốt nóng chính: có công suất lớn dùng để nấu cơm.
Câu12: Trình bày cấu tạovà nguyên lí làm việc của động cơ điện một pha?
- Cấu tạo: gồm 2 bộ phận chính
	+ Stato (phần đứng yên): gồm lõi thép và dây quấn
	Lõi thép: làm bằng các lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành hình trụ rỗng, mặt trong có các cực hoặc rãnh để quấn dây.
	Dây quấn: Làm bằng dây điện từ được cách điện với lõi thép.
	+ Roto (phần quay): gồm lõi thép và dây quấn
	Lõi thép: Làm bằng các lá thép kĩ thuật điện ghép lại thánh khối trụ, mặt ngoài có các rãnh.
	Dây quấn: kiểu lồng sóc.
- Nguyên lí làm việc: Khi đóng điện, sẽ có dòng điện chạy trong dây quấn stato và dòng điện cảm ứng trong dây quấn rortoo, tác dụng từ của dòng điện làm cho roto của động cơ quay.
Câu13: Khi sử dụng động cơ điện cần chú ý đến điều gì?
Sử dụng đúng điện áp định mức.
Không để động cơ làm việc quá công suất định mức.
Cần kiểm tra và tra dầu mỡ định kì.
Đặt động cơ chắc chắn nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng gió và its bụi.
Động cơ điện mới mua hoặc để lâu ngày không sử dụng, trước khi dùng phải kiểm tra có rò điện ra vỏ không.
Câu14: Trình bày cấu tạo của máy biến áp 1 pha?
Cấu t ạo máy biến áp gồm 2 bộ phận chính:
Lõi thép: được làm bằng các lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành một khối.
Dây quấn: làm bằng dây điện từ có phủ sơn cách điện, có 2 cuộn dây là cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp.
Câu15: Nêu những đặc điểm của giờ cao điểm tiêu thụ điện năng và những biện pháp sử dụng hợp lí và tiêt kiệm điện năng?
- Đặc điểm của giờ cao điểm:
	+ Điện năng cung cấp không đủ nhu cầu sử dụng;
	+ Điện áp mạng điện giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của đồ dùng điện.
- Biện pháp sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng:
	+ Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm;
	+ Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng.
	+ Không sử dụng lãng phí điện

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap cong nghe 8 ca nam.doc
Giáo án liên quan