Đề cương ôn tập cho giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi cấp trường

Những vấn đề chung:

a) Đổi mới giáo dục trung học cơ sở về: Mục tiêu bài học. (1,0 điểm):

- Nêu rõ yêu HS cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ.

- Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể về mức độ phải đạt được, khả năng tự thực hiện, có thể lượng hoá được

- Kiến thức: Biết, hiểu, vận dụng, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.

- Kỹ năng: Làm được (Mức độ biết làm), thông thạo (mức độ thành thạo).

- Thái độ: Tạo sự hình thành thói quen, tính cách, nhân cách nhằm phát triển con người toàn diện theo mục tiêu giáo dục.

* Giáo viên phải thể hiện được yêu cầu của mục tiêu bài học với các cấp độ nhận thức

b) Yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học (2,0 điểm):

1- Yêu cầu chung (1,0 điểm):

- Dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.

- Dạy học phải kết hợp giữa học tập cá nhân và tập thể; học cá nhân kết hợp với học theo nhóm, lớp.

- Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa GV - HS, Giữa HS - HS

- Dạy học chú trọng đến rèn luyện các kỹ năng, năng lực, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.

- Dạy học chú trọng đến rèn luyện PP tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu, thái độ tự tin trong học tập

 

doc15 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2839 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập cho giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh. 
3. Tiêu chí 3. ứng xử với học sinh 
Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt. 
4. Tiêu chí 4. ứng xử với đồng nghiệp 
Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục. 
5. Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong  
Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học. 
Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục 
1. Tiêu chí 6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục 
Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục. 
2. Tiêu chí 7. Tìm hiểu môi trường giáo dục 
Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục. 
Điều 6. Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học 
1. Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học 
Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. 
2. Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học 
Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.  
3. Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình môn học 
Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học.  
4. Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học 
Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh. 
5. Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học 
Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học. 
6. Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập 
Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh. 
7. Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học 
Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định. 
8. Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.  
Điều 7. Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục 
1. Tiêu chí 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục 
Kế hoạch các hoạt động giáo dục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.  
2. Tiêu chí 17. Giáo dục qua môn học 
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng. 
3. Tiêu chí 18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục 
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng. 
4. Tiêu chí 19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng 
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội... theo kế hoạch đã xây dựng. 
5. Tiêu chí 20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục 
Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra. 
6. Tiêu chí 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh 
Đánh giá kết quả rèn luyện đạo dực của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh. 
Điều 8. Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội 
1. Tiêu chí 22. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng 
Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường. 
2. Tiêu chí 23. Tham gia hoạt động chính trị, xã hội
Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.
Điều 9. Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp 
1. Tiêu chí 24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện 
Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục. 
2. Tiêu chí 25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục 
Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục. 
Câu 2: Thông tư Số: 58/2011/TT-BGDĐT, ngày 12 tháng 12 năm 2011, Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông Thầy( Cô) hãy trình bày nội dung điều 7, điều 8 và điều 10 của thông tư nêu trên?
Trả lời:
Điều 7. Hình thức kiểm tra, các loại bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra
1. Hình thức kiểm tra:
Kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi-đáp), kiểm tra viết, kiểm tra thực hành. 
2. Các loại bài kiểm tra:
a) Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: Kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết; kiểm tra thực hành dưới 1 tiết;
b) Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm: Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ (KThk).
3. Hệ số điểm các loại bài kiểm tra:
a) Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm: Điểm kiểm tra thường xuyên tính hệ số 1, điểm kiểm tra viết và kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên tính hệ số 2, điểm kiểm tra học kỳ tính hệ số 3.
b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Kết quả nhận xét của các bài kiểm tra đều tính một lần khi xếp loại môn học sau mỗi học kỳ. 
Điều 8. Số lần kiểm tra và cách cho điểm
1. Số lần KTđk được quy định trong kế hoạch dạy học, bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn.
2. Số lần KTtx: Trong mỗi học kỳ một học sinh phải có số lần KTtx của từng môn học bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn như sau:
a) Môn học có 1 tiết trở xuống/tuần: Ít nhất 2 lần;
b) Môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết/tuần: Ít nhất 3 lần;
c) Môn học có từ 3 tiết trở lên/tuần: Ít nhất 4 lần.
3. Số lần kiểm tra đối với môn chuyên: Ngoài số lần kiểm tra quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, Hiệu trưởng trường THPT chuyên có thể quy định thêm một số bài kiểm tra đối với môn chuyên.
4. Điểm các bài KTtx theo hình thức tự luận là số nguyên, điểm KTtx theo hình thức trắc nghiệm hoặc có phần trắc nghiệm và điểm KTđk là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
5. Những học sinh không có đủ số lần kiểm tra theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 điều này phải được kiểm tra bù. Bài kiểm tra bù phải có hình thức, mức độ kiến thức, kỹ năng và thời lượng tương đương với bài kiểm tra bị thiếu. Học sinh không dự kiểm tra bù sẽ bị điểm 0 (đối với những môn học đánh giá bằng cho điểm) hoặc bị nhận xét mức CĐ (đối với những môn học đánh giá bằng nhận xét). Kiểm tra bù được hoàn thành trong từng học kỳ hoặc cuối năm học.
Điều 10. Kết quả môn học của mỗi học kỳ, cả năm học
1. Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm:
a) Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk) là trung bình cộng của điểm các bài KTtx, KTđk và KThk với các hệ số quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 7 Quy chế này:
 TĐKTtx + 2 x TĐKTđk + 3 x ĐKThk
ĐTBmhk =
 Số bài KTtx + 2 x Số bài KTđk + 3
- TĐKTtx: Tổng điểm của các bài KTtx
- TĐKTđk: Tổng điểm của các bài KTđk
- ĐKThk: Điểm bài KThk
b) Điểm trung bình môn cả năm (ĐTBmcn) là trung bình cộng của ĐTBmhkI với ĐTBmhkII, trong đó ĐTBmhkII tính hệ số 2:
 ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII
ĐTBmcn = 
 3 
c) ĐTBmhk và ĐTBmcn là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số. 
2. Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét:
a) Xếp loại học kỳ:
- Đạt yêu cầu (Đ): Có đủ số lần kiểm tra theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 8 và 2/3 số bài kiểm tra trở lên được đánh giá mức Đ, trong đó có bài kiểm tra học kỳ.
- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại.
b) Xếp loại cả năm:- Đạt yêu cầu (Đ): Cả hai học kỳ xếp loại Đ hoặc học kỳ I xếp loại CĐ, học kỳ II xếp loại Đ. 
- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Cả hai học kỳ xếp loại CĐ hoặc học kỳ I xếp loại Đ, học kỳ II xếp loại CĐ.
c) Những học sinh có năng khiếu được giáo viên bộ môn ghi thêm nhận xét vào học bạ.
3. Đối với các môn chỉ dạy trong một học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của học kỳ đó làm kết quả đánh giá, xếp loại cả năm học.
 Câu 3: Hãy trình bày phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ:
Quy trình thực hiện?
Ưu, nhược điểm phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ?
Trả lời:
Câu 4: Thầy (Cô ) Hãy cho biết những vấn đề chung về:  	a) Đổi mới giáo dục THCS đối với mục tiêu bài học.  	b) Yêu cầu đổi mới giáo dục THCS về phương pháp dạy học : 	 - Yêu cầu chung. 	 - Yêu cầu cụ thể đối với giáo viên.Trả lời:
Những vấn đề chung: a) Đổi mới giáo dục trung học cơ sở về: Mục tiêu bài học. (1,0 điểm): - Nêu rõ yêu HS cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ.- Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể về mức độ phải đạt được, khả năng tự thực hiện, có thể lượng hoá được - Kiến thức: Biết, hiểu, vận dụng, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.- Kỹ năng: Làm được (Mức độ biết làm), thông thạo (mức độ thành thạo)...- Thái độ: Tạo sự hình thành thói quen, tính cách, nhân cách nhằm phát triển con người toàn diện theo mục tiêu giáo dục.* Giáo viên phải thể hiện được yêu cầu của mục tiêu bài học với các cấp độ nhận thứcb) Yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học (2,0 điểm):1- Yêu cầu chung (1,0 điểm):- Dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.- Dạy học phải kết hợp giữa học tập cá nhân và tập thể; học cá nhân kết hợp với học theo nhóm, lớp.- Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa GV - HS, Giữa HS - HS- Dạy học chú trọng đến rèn luyện các kỹ năng, năng lực, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.- Dạy học chú trọng đến rèn luyện PP tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu, thái độ tự tin trong học tập- Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học, nhất là ứng dụng CNTT- Dạy học chú trong đến việc đánh giá và hiệu quả đánh giá.- Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ phương pháp truyền thống mà phải vận dụng một cách có hiệu quả các PPDH kết hợp với các PP hiện đại2- Yêu cầu cụ thể đối với giáo viên (1,0 điểm):- Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập trên lớp và về nhà ...- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh tham gia một các tích cực, chủ động, sáng tạo ...- Thiết kế, hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kỷ năng; Hướng dẫn sử dụng các thiết bị đồ dùng học tập- Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hợp lý, hiệu quả, phù hợp ...
Câu 5. Anh(chị) hãy nêu các nội dung quy định tại Điều lệ trường trung học, ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo theo yêu cầu sau:
Quyền của giáo viên?
Các hành vi giáo viên không được làm?
Câu 6. a.Anh(chị) hãy trình bày số lần kiểm tra và cách cho điểm được quy định tại điều 8 của thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.
b.Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm được quy định tại điều 20 của thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì?
Câu 7. Anh(chị) hãy nêu các nội dung quy định trong thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo yêu cầu sau: a.Trình bày: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục?
b.Trình bày: Phương pháp đánh giá, xếp loại giáo viên?
Câu 8:Thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 của bậc THCS, Phòng GD&ĐT Quỳ Châu đã đề ra các nhiệm vụ quan trọng trong đó có nhiệm vụ: "Tổ chức thực hiện tốt phương pháp dạy học , đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục". Anh (chị) hãy phân tích ngắn gọn nhiệm vụ này.
Câu 9 Anh (chị) hãy cho biết vai trò của giáo viên khi tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm ? Trả lời
Câu 5. (3 điểm) 
Phần a: 1,6 điểm 
	Giáo viên có những quyền sau đây:
a) Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh;
b) Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo;
c) Được trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhà trường;
d) Được hưởng lương và phụ cấp (nếu có) khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành; 
đ) Được cử tham gia các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
e) Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường và cơ sở giáo dục khác nếu thực 
hiện đầy đủ những nhiệm vụ quy định tại Điều 30 của Điều lệ này và được sự đồng ý của Hiệu trưởng ;
g) Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, an toàn thân thể;
h) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Phần b: 1,4 điểm 
Giáo viên không được có các hành vi sau đây:
1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.
2. Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
3. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam. 
4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
5. Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp.
6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục.
Câu 6. (4 điểm)
Phần a: 2 điểm 
1. Số lần KTđk được quy định trong kế hoạch dạy học, bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn.
2. Số lần KTtx: Trong mỗi học kỳ một học sinh phải có số lần KTtx của từng môn học bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn như sau:
a) Môn học có 1 tiết trở xuống/tuần: Ít nhất 2 lần;
b) Môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết/tuần: Ít nhất 3 lần;
c) Môn học có từ 3 tiết trở lên/tuần: Ít nhất 4 lần.
3. Số lần kiểm tra đối với môn chuyên: Ngoài số lần kiểm tra quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, Hiệu trưởng trường THPT chuyên có thể quy định thêm một số bài kiểm tra đối với môn chuyên.
4. Điểm các bài KTtx theo hình thức tự luận là số nguyên, điểm KTtx theo hình thức trắc nghiệm hoặc có phần trắc nghiệm và điểm KTđk là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
5. Những học sinh không có đủ số lần kiểm tra theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 điều này phải được kiểm tra bù. Bài kiểm tra bù phải có hình thức, mức độ kiến thức, kỹ năng và thời lượng tương đương với bài kiểm tra bị thiếu. Học sinh không dự kiểm tra bù sẽ bị điểm 0 (đối với những môn học đánh giá bằng cho điểm) hoặc bị nhận xét mức CĐ (đối với những môn học đánh giá bằng nhận xét). Kiểm tra bù được hoàn thành trong từng học kỳ hoặc cuối năm học.
Phần b: 2 điểm 
1. Kiểm tra sổ gọi tên và ghi điểm của lớp; giúp Hiệu trưởng theo dõi việc kiểm tra cho điểm, mức nhận xét theo quy định của Quy chế này.
2. Tính điểm trung bình các môn học theo học kỳ, cả năm học; xác nhận việc sửa chữa điểm, sửa chữa mức nhận xét của giáo viên bộ môn trong sổ gọi tên và ghi điểm, trong học bạ.
3. Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực từng học kỳ, cả năm học của học sinh. Lập danh sách học sinh đề nghị cho lên lớp, không được lên lớp; học sinh được công nhận là học sinh giỏi, học sinh tiên tiến; học sinh phải kiểm tra lại các môn học, học sinh phải rèn luyện về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè.
4. Lập danh sách học sinh đề nghị khen thưởng cuối học kỳ, cuối năm học.
5. Ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm và vào học bạ các nội dung sau đây:
a) Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh;
b) Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp, công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến học kỳ, cả năm học, được lên lớp sau khi kiểm tra lại hoặc rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè;
c) Nhận xét đánh giá kết quả rèn luyện toàn diện của học sinh trong đó có học sinh có năng khiếu các môn học đánh giá bằng nhận xét.
6. Phối hợp với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Ban Đại diện cha mẹ học sinh của lớp để tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh.
Câu 7. (3 điểm) 
Phần a: 1,5 điểm 
1. Tiêu chí 6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục :Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục. 
2. Tiêu chí 7. Tìm hiểu môi trường giáo dục 
Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục. 
Phần b: 1,5 điểm 
1. Việc đánh giá giáo viên phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua xem xét các minh chứng, cho điểm từng tiêu chí, tính theo thang điểm 4, là số nguyên; nếu có tiêu chí chưa đạt 1 điểm thì không cho điểm. 
Với 25 tiêu chí, tổng số điểm tối đa đạt được là 100. 
2. Việc xếp loại giáo viên phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí, thực hiện như sau:
a) Đạt chuẩn :
- Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điểm và có tổng số điểm từ 90 đến 100.
- Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89.
- Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhưng không xếp được ở các mức cao hơn.
b) Chưa đạt chuẩn - loại kém: Tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí không được cho điểm.
Câu 8 Phân tích (ngắn gọn) nhiệm vụ : "Tổ chức thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục"1. Tổ chức tốt phương pháp dạy học tích cực: (1 điểm)- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp đặc điểm lớp học, môn học. - GV là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, gợi mở, động viên, trọng tài ...- Lấy học sinh làm trung tâm; chuyển từ học tập thụ động sang học tập chủ động; bồi dưỡng PP tự học, khả năng làm việc theo nhóm. - Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.- Tác động vào tỡnh cảm, tạo hứng thỳ cho HS.2. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục: (1điểm)- Đánh giá chính xác, khách quan, công bằng, kịp thời.- Có tác dụng giáo dục, động viên được học sinh.- Đánh giá phải phân hoá được chất lượng HS- Hình thức đánh giá đa dạng phong phú: Thầy - Trò, Trò - TròCâu 9 Vai trò của giáo viên khi tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm \:- Thu thập thông tin về học sinh: Tìm hiểu khả năng và nhu cầu của học sinh, để biết HS có những kiến thức gì liên quan đến bài học, mong muốn gì?- Lựa chọn mục tiêu kiến thức, kỷ năng cần đạt được khi hoạt động nhóm- Quyết định số lượng học sinh mỗi nhóm, thành lập nhóm ngẫu nhiên hay chủ định- Chuẩn bị tài liệu, phương tiện cho học sinh làm việc theo nhóm và thảo luận có hiệu quả.- Sắp xếp phòng học, bố trí địa điểm cho các nhóm- Giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm.- Gi

File đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHO GIÁO VIÊN DỰ THI GVDG CẤP TRƯỜNG.doc