Đề cương kiểm tra học kì II môn: Sử 6

Câu 14: Điều gì chứng tỏ nhà Lương siết chặt ách đô hộ đối với dân ta?

- Nhà Lương tiến hành chia lại các quận, huyện và đặt tên mới để cai trị.

- Phân biệt đối xử rất gắt gao: người Việt không được giữ chức vụ quan trọng.

- Tiến hành chính sách bóc lột dã man tàn bạo, đặt ra hàng trăm thư thuế hết sức vô lí: thuế muối, thuế chợ, thuế đò trồng cây dâu cao một thước (khoảng 40 cm) đều phải nộp thuế, bán vợ, đợ con cũng phải đóng thuế.

Câu 15: Hơn 1000 năm bị đô hộ của phong kiến phương Bắc, tổ tiên ta vẫn giữ được phong tục tập quán của mình, em hãy cho biết ý nghĩa của việc làm đó?

- Việc làm đó đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt, không gì có thể tiêu diệt được nền văn hóa Việt.

- Thể hiện ý thức vươn lên bảo vệ nen văn hóa dân tộc và trở thành nền tảng cho cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta.

 

doc1 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương kiểm tra học kì II môn: Sử 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 34. ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Sử 6 Năm học: 2014 - 2015
Câu 1: Nhà Hán chiếm Âu Lạc vào năm: Năm 111 TCN
Câu 2: Thứ tự nơi diễn ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Hát Môn – Mê Linh – Cổ Loa – Luy Lâu.
Câu 3: Nhà Hán bắt nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý hiếm: Sừng tê, ngà, ngọc trai, đồi mồi ;
Câu 4: Khởi nghĩa Bà Triệu nổ ra: Năm 248
Câu 5: Kinh đô nước Vạn Xuân được Lý Bí đặt ở: Cửa sông Tô Lịch (Hà Nội)
Câu 6: Năm 679, nhà Đường đổi tên nước ta là: An Nam đô hộ phủ
Câu 7: Từ năm 179 TCN – đầu thế kỷ X, nước ta hầu như liên tục bị các triều đại phương Bắc đô hộ đó là:
 Triệu – Hán – Ngô – Lương – Tuỳ – Đường.
Câu 8: Khu thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam) là do: Người Chăm xây dựng nên. 
Câu 9: Nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ vào năm nào? Đầu năm 906 (được 2 năm). 
 Năm 907, Khúc Thừa Dụ qua đời, ai lên thay làm tiết độ sứ được: Khúc Hạo
Câu 10: Cơ hội nào mà quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta lần thứ hai? Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu quân Nam Hán. 
Câu11: Quân Nam Hán tấn công vào nước ta bằng đường nào ? Đường thủy
Câu 12: Ngô Quyền đã dựa vào hiện tượng thiên nhiên nào để đánh giặc ? Thủy triều
Câu 13: Kinh tế nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI có những thay đổi như thế nào?
- Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao về việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.
- Tuy bị kìm hãm về nhiều mặt nhưng nghề rèn sắt vẫn tiếp tục phát triển.
- Biết dùng trâu bò để kéo cày, trồng hai vụ lúa một năm, đã có đê phòng lụt.
- Trồng đủ các loại cây ăn quả, đặc biệt kĩ thuật trồng cam “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
- Nghề gốm, nghề dệt, cũng rất phát triển.
- Các sản phẩm nông nghiêïp, thủ công nghiệp đem trao đổi buôn bán ở các chợ làng, nơi đông dân cư có cả người nước ngoài. Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về ngoại thương.
Câu 14: Điều gì chứng tỏ nhà Lương siết chặt ách đô hộ đối với dân ta?
- Nhà Lương tiến hành chia lại các quận, huyện và đặt tên mới để cai trị.
- Phân biệt đối xử rất gắt gao: người Việt không được giữ chức vụ quan trọng.
- Tiến hành chính sách bóc lột dã man tàn bạo, đặt ra hàng trăm thứ thuế hết sức vô lí: thuế muối, thuế chợ, thuế đò  trồng cây dâu cao một thước (khoảng 40 cm) đều phải nộp thuế, bán vợ, đợ con cũng phải đóng thuế.
Câu 15: Hơn 1000 năm bị đô hộ của phong kiến phương Bắc, tổ tiên ta vẫn giữ được phong tục tập quán của mình, em hãy cho biết ý nghĩa của việc làm đó?
- Việc làm đó đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt, không gì có thể tiêu diệt được nền văn hóa Việt. 
- Thể hiện ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa dân tộc và trở thành nền tảng cho cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta.
Câu 16: Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ diễn ra như thế nào?
- Mùa thu năm 930, quân Nam Hán đánh sang nước ta. Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi, bị bắt về Trung Quốc. 
à Nhà Nam Hán thiết lập ách thống trị nước ta, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình.
- Năm 931, Dương Đình Nghệ, đem quân từ Thanh Hóa bao vây, tấn công và chiếm được Tống Bình. Quân tiếp viện của Nam Hán vừa đến đã bị đánh tan.
- Dương Đình Nghệ tự xưng Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng đất nước tự chủ.
Câu 17: Vì sao nói: Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
* Vì:
- Đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của quân Nam Hán.
- Chấm dứt hơn 1000 đô hộ nước ta của bọn phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập của dân tộc.
- Mở ra cho đất nước ta một thời kỳ mới: thời kỳ độc lập lâu dài, bền vững của Tổ quốc.
Câu 18: Sau khi được học trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938, em hãy nêu những suy nghĩ của em về Ngô Quyền? 

File đính kèm:

  • docHD_ON_TAP_SU_LOP_6_HKII_TQT_1415.doc