Đề cương kiểm tra học kì II môn sinh học 8
Câu 9: Trình bày vị trí và chức năng các thành phần của não bộ?
- Trụ não:
+Vị trí: nằm tiếp liền với tủy sống.
+Chức năng: điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa.
- Não trung gian:
+Vị trí:nằm giữa trụ não và đại não.
+Chức năng: điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.
- Tiểu não:
+Vị trí: nằm sau trụ não dưới đại não.
+Chức năng: điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể.
- Đại não:
+Vị trí: nằm trên cùng là phần phát triển nhất của não bộ.
+Chức năng: là trung khu của các PXCĐK
ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 8 NĂM HỌC 2014 -2015 Câu 1: Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu? Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái Câu 2: Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống? Vai trò của bài tiết đối với cơ thể: Bài tiết là một hoạt động của cơ thể thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong. Câu 3: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận? Vì sao khi hồi hợp, sợ hãi thường hay mắc tiểu? -Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận: + Quá trình lọc máu: diễn ra ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận. +Quá trình hấp thụ lại: các chất dinh dưỡng và các chất cần thiết khác ở ống thận. +Quá trình bài tiết tiếp: các chất độc và chất không cần thiết ở ống thận để tạo nên nước tiểu chính thức. - Vì khi hồi hợp, sợ hãi->tim đập nhanh->máu tuần hoàn nhanh->thận lọc nhiều máu->tạo ra nhiều nước tiểu->hay mắc tiểu. * Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu (tự n/c) Câu 4: Trình bày cấu tạo của da?Lớp nào của da có vai trò cách nhiệt? * Da có cấu tạo gồm 3 lớp: - Lớp biểu bì có tầng sừng và tầng tế bào sống. - Lớp bì có cơ chân lông, bao lông, tuyến nhờn, tuyến mồ hôi, mạch máu, dây thần kinh, các thụ quan là đầu mút của các dây thần kinh. - Lớp mỡ dưới da: gồm các tế bào mỡ, mạch máu. * Lớp mỡ dưới da có vai trò cách nhiệt Câu 5: Da có những chức năng gì? Nêu những đặc điểm cấu tạo phù hợp với những chức năng đó? Chức năng nào quan trọng nhất? * Chức năng của da - Bảo vệ cơ thể (nhờ sợi mô lk, hạt sắc tố chống tia tử ngoại, tuyến nhờn diệt khuẩn, lớp mỡ) - Điều hòa thân nhiệt( tuyến mồ hôi, cơ co chân lông,) - Cảm giác ( dây thần kinh, thụ quan,..) - Bài tiết (tuyến mồ hôi, tuyến nhờn) - Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp của con người * Chức năng quan trọng nhất là: cảm giác, vì giúp da tiếp nhận các kích thích và giúp cơ thể thích ứng với sự thay đổi của môi trường. * Vệ sinh da (tự n/c) Câu 6: Cấu tạo và chức năng của nơron? * Cấu tạo: - Thân:xung quanh thân có nhiều sợi nhánh.- Sợi trục: thường có bao mielin. Tận cùng sợi trục là chùm tận cùng có các cúc xinap là nơi tiếp giáp giữa các nơron này với các nơron khác hoặc với cơ quan trả lời. * Chức năng: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh Câu 7: Nêu cấu tạo ngoài và chức năng của tủy sống? - Vị trí: Nằm trong ống xương sống từ đốt sống cổ I đến hết đốt thắt lưng II - Hình dạng: + Hình trụ, dài 50cm + Có 2 phần phình là phần phình cổ và phần phình thắt lưng - Màu sắc: màu trắng bóng - Màng tủy (3 lớp): màng cứng, màng nhện và màng nuôi => bảo vệ và nuôi dưỡng tủy sống. * Chức năng: là trung khu của các PXKĐK Câu 8: Cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy? *Cấu tạo: Có 31 đôi dây thần kinh tủy là các dây pha, gồm có các bó sợi thần kinh hướng tâm (cảm giác) và các bó sợi thần kinh li tâm (vận động) được nối với tủy qua các rễ sau và rễ trước. * Chức năng: - Rễ sau: dẫn truyền xung thần kinh cảm giác (hướng tâm) từ các thụ quan về trung ương. - Rễ trước: dẫn truyền xung thần kinh vận động (li tâm) từ trung ương đi ra các cơ quan đáp ứng à Dây thần kinh tủy có chức năng dẫn truyền xung thần kinh Câu 9: Trình bày vị trí và chức năng các thành phần của não bộ? - Trụ não: +Vị trí: nằm tiếp liền với tủy sống. +Chức năng: điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa. - Não trung gian: +Vị trí:nằm giữa trụ não và đại não. +Chức năng: điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt. - Tiểu não: +Vị trí: nằm sau trụ não dưới đại não. +Chức năng: điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể. - Đại não: +Vị trí: nằm trên cùng là phần phát triển nhất của não bộ. +Chức năng: là trung khu của các PXCĐK Câu 10: Mô tả cấu tạo trong của đại não? - Chất xám ở ngoài làm thành vỏ não, dày 2-3mm gồm 6 lớp tế bào khác nhau, là trung tâm của các phản xạ có điều kiện - Chất trấng nằm dưới vỏ não là các đường thần kinh nối các phần của vỏ não với nhau và vỏ não với các phần dưới của hệ thần kinh. Hầu hết các đường này đều bắt chéo ở hành tủy hoặc tủy sống. Trong chất trắng còn có các nhân nền. Câu 11: Mô tả cấu tạo của cầu mắt và màng lưới? Mắt ta nhìn thấy vật là nhờ vào đâu ? 1. Cấu tạo của cầu mắt: - Màng bọc: 3 lớp + Màng cứng: phía trước là màng giác + Màng mạch: phía trước là lòng đen + Màng lưới: - Môi trường trong suốt: màng giác, thủy dịch, dịch thủy tinh - Ngoài ra còn có thể thủy tinh và lỗ đồng tử 2. Cấu tạo của màng lưới: - Màng lưới gồm: tế bào nón và tế bào que - Điểm vàng: là nơi tập trung tế bào nón - Điểm mù: không có tế bào thụ cảm thị giác 3. Sự tạo ảnh ở màng lưới: - Thể thủy tinh (như một thấu kính hội tụ) có khả năng điều tiết để nhìn rõ vật. - Mắt ta nhìn thấy vật là nhờ tia sáng từ vật à thể thủy tinh à màng lưới à tế bào thụ cảm thị giác à dây thần kinh thị giác à trung ương (vùng vỏ não ở thùy chẩm) à nhận biết hình ảnh của vật. Câu 12: Phân biệt tật cận thị và viễn thị? Nêu nguyên nhân, cách khắc phục? Làm thế nào để hạn chế tật cận thị trong học đường? Các tật của mắt Nguyên nhân Cách khắc phục Cận thị: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần - Bẩm sinh: cầu mắt dài - Thể thủy tinh quá phồng: do giữ không đúng khoảng cách khi đọc sách Đeo kính cận (kính mặt lõm hay kính phân kì) Viễn thị: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa - Bẩm sinh: cầu mắt ngắn - Thể thủy tinh bị lão hóa, mất khả năng điều tiết Đeo kính viễn (kính mặt lồi hay kính hội tụ) *Làm thế nào để hạn chế tật cận thị trong học đường? + Ngồi học đúng tư thế, đọc sách đúng khoảng cách (khoảng 25-30cm) + Không tiếp xúc nhiều với máy vi tính, xem tivi quá lâu + Đọc sách nơi đủ ánh sáng, hạn chế chơi game Câu 13: Trình bày cấu tạo của tai? Tai gồm: tai ngoài, tai giữa và tai trong - Tai ngoài: + Vành tai: hứng sóng âm. + Ống tai: hướng sóng âm. + Màng nhĩ: khuếch đại âm. - Tai giữa: + Chuỗi xương tai: truyền sóng âm. + Vòi nhĩ: cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ. - Tai trong: + Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên: thu nhận thông tin về vị trí & sự chuyển động của cơ thể trong không gian. + Ốc tai: thu nhận kích thích của sóng âm. Câu 14: Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện? Cho ví dụ? - PXKĐK là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập. Ví dụ: con mèo thấy con chó thì chạy, thức ăn chạm lưỡi thì tiết nước bọt, - PXCĐK là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, qua quá trình học tập, rèn luyện. Ví dụ: qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ đường, chẳng dại gì mà đùa với lửa, * Vệ sinh hệ thần kinh (tự n/c) Câu 15: Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết? Cho ví dụ? - Tuyến ngoại tiết: chất tiết theo ống dẫn tới cơ quan tác động. Ví dụ: Tuyến tụy, tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến lệ, - Tuyến nội tiết: sản xuất các hoocmon chuyển theo đường máu đến cơ quan đích. Ví dụ: tuyến tụy, tuyến tùng, tuyến yên, tuyến ức, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến trên thận, tuyến sinh dục. Câu 16: Vai trò của tuyến yên và tuyến giáp? Giải thích nguyên nhân bệnh bướu cổ? * Vai trò của tuyến yên: - Tiết hoocmon kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác. - Tiết hoocmon ảnh hưởng đến sư tăng trưởng, trao đổi glucozơ, các chất khoáng, trao đổi nước và co thắt các cơ trơn (ở tử cung). * Vai trò của tuyến yên: - Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể. - Tuyến giáp cùng với tuyến cận giáp có vai trò trong điều hòa trao đổi canxi và photpho trong máu. * Giải thích nguyên nhân bệnh bướu cổ? Khi thiếu iot trong khẩu phần ăn hằng ngày tiroxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến là nguyên nhân của bệnh bướu cổ. Trẻ bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não kém phát triển. Người lớn hoạt động thần kinh giảm sút. Câu 17: Quá trình thụ tinh, thụ thai và sự phát triển của thai? - Thụ tinh: sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử. - Sự thụ tinh chỉ xảy ra khi trứng gặp tinh trùng và tinh trùng lọt vào trứng để tạo thành hợp tử. - Thụ thai: trứng thụ tinh bám vào thành tử cung tiếp tục phát triển thành thai. - Sự thụ thai chỉ xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám vào và làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung. Câu 18: Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên? - Có nguy cơ tử vong cao vì: Dễ sẩy thai, đẻ non; Con nếu đẻ thường nhẹ cân, khó nuôi, dễ tử vong; Nếu phải nạo có thể dẫn tới vô sinh vì dính tử cung, tắc vòi trứng, chửa ngoài dạ con. - Có nguy cơ phải bỏ học, ảnh hưởng tới tiền đồ, nghề nghiệp. Câu 19: CHÚ THÍCH CÁC HÌNH VẼ 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6
File đính kèm:
- De_cuong_on_thi_co_dap_an_si_8_HK_II_20142015_20150726_105000.doc