Đề cương Địa lý lớp 8 học kỳ II

Câu 4: Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu thể hiện như thế nào? Nước ta có mấy miền khí hậu? Nêu đặc điểm của từng miền?

- Đặc điểm chung của khí hậu nước ta:

+ Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

+ Tính chất đa dạng và thất thường.

- Nét độc đáo của khí hậu nước ta là :

+ Có lượng mưa lớn theo mùa và trong năm ở miền bắc có mùa Đông lạnh (từ vĩ tuyến 180B trở ra)

+ Chế độ gió mùa, độ cao và hướng một số dãy núi lớn đã làm cho thời tiết , khí hậu nước ta đa dạng và thất thường.

- Nước ta có 4 miền khí hậu

- Đặc điểm của từng miền

 

doc5 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Địa lý lớp 8 học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÝ LỚP 8
HỌC KỲ II - NĂM HỌC: 2014 - 2015
Câu 1: Trình bày lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam
Giai đoạn
Đặc điểm chính
Ảnh hưởng tới địa hình
Tiền Cambri (cách nay 570 triệu năm)
- Đại bộ phận nước ta là biển
- Phần đất liền là những mảng nền cổ (Hoàng Liên Sơn)
- Sinh vật rất ít
- Khí quyển ít oxi
Cổ kiến tạo (Cách nay 65 triệu năm)
- Phần lớn lãnh thổ nước ta là đất liền
- Có những cuộc vận động tạo núi lớn
- Tạo nhiều núi đá vôi lớn và than đá ở Quảng Ninh
- Sinh vật phát triển
- Cuối giai đoạn, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn hạ thấp
Tân kiến tạo (Cách đây 25 triệu năm
Diễn ra mạnh
- Địa hình được năng cao như dãy Hoàng Liên Sơn, hình thành các cao nguyên badan, đồng bằng phu sa, bể dầu khí ở thềm lục địa
- Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, loài người xuất hiện
Câu 2: Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam? Chứng minh sinh vật Việt Nam có giá trị to lớn về nhiều mặt? (kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường sinh thái)
Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam:
Sinh vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng 
+ Đa dạng về thành phần loài
+ Đa dạng về gen di truyền 
+ Đa dạng về công dụng sinh học
+ Đa dạng về kiểu hệ sinh thái
 Sinh vật Việt Nam có giá trị to lớn về nhiều mặt:
a) Về kinh tế:
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
- Cung cấp thực phẩm cho nhân dân
- Dùng làm dược liệu
b) Về văn hoá-xã hội-du lịch:
- Tạo nhiều khu vực đẹp (các loại cây cảnh dung làm trang trí, trưng bày trong gia đình, các ngày lễ hội)
- Nghiên cứu khoa học
- Là nơi vui chơi giải trí, an dưỡng , nghỉ mát
c) Về môi trường sinh thái:
- Cung cấp o xi, điều hoà khí hậu
- Phòng chống thiên tai ,bảo vệ môi trường
Câu 3: Đặc điểm chung của đất Việt Nam? So sánh 3 nhóm đất chính về đặc tính, sự phân bố và giá trị sử dụng?
Đặc điểm chung của đất Việt Nam
- Đất ở nước ta:
+ Rất da dạng
+ Thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm 
+ Do nhiều nhân tố tạo thành (đá mẹ, địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật, do tác động của con người)
+ Có nhiều loài đất: đất vùng đồi núi, đồng bằng, ven biển
+ Có 3 nhóm đất chính: Đất feralit, đất mùn, đất bồi tụ phù sa
So sánh 3 nhóm đất chính về đặc tính, sự phân bố và giá trị sử dụng
Nhóm đất
Đất feralit
Đất mùn
Đất bồi tụ phù sa
Phân bố
- Miền đồi núi thấp
- Núi cao
- Đồng bằng, ven biển
Diện tích
- 65%
- 11%
- 24%
Đặc tính và giá trị sử dụng
- Đất màu đỏ vàng do hợp chất sắt, nhôm -> xấu nghèo dinh dưỡng
- Đất đỏ sẫm, vàng hình thành trên đá badan, đá vôi -> giàu chất dinh dưỡng trồng cây công nghiệp
- Hình thành dưới rừng cận nhiệt hoặc ôn đới có giá trị đối với việc bảo vệ rừng đầu nguồn
- Phì nhiêu, tơi xốp, ít chua, giàu mùn
- Đất trong đê, ngoài đê, phù sa ngọt-> trồng lúa, hoa màu, lương thực, ăn quả
Câu 4: Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu thể hiện như thế nào? Nước ta có mấy miền khí hậu? Nêu đặc điểm của từng miền?
- Đặc điểm chung của khí hậu nước ta:
+ Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
+ Tính chất đa dạng và thất thường.
- Nét độc đáo của khí hậu nước ta là :
+ Có lượng mưa lớn theo mùa và trong năm ở miền bắc có mùa Đông lạnh (từ vĩ tuyến 180B trở ra)
+ Chế độ gió mùa, độ cao và hướng một số dãy núi lớn đã làm cho thời tiết , khí hậu nước ta đa dạng và thất thường.
- Nước ta có 4 miền khí hậu
- Đặc điểm của từng miền
Miền khí hậu
Vị trí 
Tính chất khí hậu
Phía Bắc 
Từ dãy Bạch Mã trở ra
- Mùa đông lạnh, ít mưa
- Nửa cuối mùa đông ẩm ướt.
- Mùa hè nóng, mưa nhiều
Đông Trường Sơn
Từ Hoành Sơn 180 -> Mũi Dinh 110
- Mùa mưa lệch hẳn về thu đông
Phía Nam
Nam Bộ và Tây Nguyên 
- Khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao. Với 1 mùa mưa và 1 mùa khô tương phản
Biển Đông
Vùng Biển Đông
- Mang tính chất gió mùa nhiệt đới Hải Dương
Câu 5: Tại sao chúng ta phải khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản? Những nguyên nhân nào dẫn tới một số loại khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt. Cho một số dẫn chứng.
Chúng ta phải khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản vì: 
- Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, để hình thành phải mất hàng triệu năm, nếu bị cạn kiệt khả năng phục hồi là rất khó. 
- Khóang sản có vai trò rất lớn trong các ngành khai thác, chế biến công nghiệp năng lượng ,công nghiệp xây dựng góp phần không nhỏ trong sự phát triển của kinh tế quốc gia, thúc đây các ngành công nghiệp khác phát triển. 
- Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản đảm bảo sự tồn tai lâu dài, bền vững 
- Giảm thiểu tình trạng khai thác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, không khí,.... 
=> Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ cho sự phát triển bền vững của kinh tế đất nước, không chỉ cho ngày hôm nay mà còn cho thế hệ mai sau.
Nguyên nhân dẫn tới một số loại khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt là:
- Quản lí tài nguyên lỏng lẻo,khai thác bừa bãi.
- Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải
- Thăm dò , đánh giá không chính xác về hàm lượng, trữ lượng làm cho việc khai thác khó khăn, đầu tư lãng phí.
Câu 6: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam?
Câu 7: Trình bày các hệ thống sông lớn của nước ta. Em hãy nêu những thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long.
Các hệ thống sông lớn của nước ta:
a. Sông ngòi Bắc Bộ
- Gồm các sông lớn: Sông Hồng, Sông Bằng Giang
- Dạng nan quạt, một số sông nhánh chảy giữa thung lũng núi, quy tụ về tam giác châu thổ sông Hồng
- Chế độ nước thất thường, mùa lũ kéo dài 5 tháng cao nhất vào tháng 8
b. Sông ngòi Trung Bộ
- Gồm: Sông Cỏ, sông Mã, sông Thu Bồn
- Đặc điểm: ngắn, dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ, độc lập
- Lũ lên mạnh, đột ngột nhất là khi có mưa bão lớn
- Mùa lũ tập trung vào cuối tháng 9 -> 12
c. Sông ngòi Nam Bộ
- Gồm: sông Mê Công, sông Đồng Nai
- Có lượng nước chảy lớn, chế độ chảy theo mùa nhưng điều hòa, lòng sông rộn, sâu ảnh hưởng thủy triều rất lớn.
Những thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long:
a. Thuận lợi:  Tháu chua, rửa mặn đất đồng bằng, bồi đắp phù sa, mở rộng diện tích châu thổ. Phát triển du lịch sinh thái, giao thông.
b. Khó khăn: Gây ngặp lụt trên diện rộng, phá hoại của cải mùa nàng, gây dịch bệnh, chết người.

File đính kèm:

  • docDe_cuong_dia_ly.doc