Đề cương bồi dưỡng môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Lê Hồ Tường Vi

Câu 30: Vì sao các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc. Qua trình xâm lược?

Vì :- Trung Quốc là một nước lớn, đông dân, giàu tài nguyên, có nền văn hóa lâu đời và chế độ phong kiến Mãn Thanh mục nát.

- Từ 1840- 1842, Anh tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc

+ Đức chiếm tỉnh Sơn Đông

+ Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử

+ Pháp thôn tính vùng Vân Nam

+ Nga, Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc.

Câu 31: Học thuyết của Tôn Trung Sơn?

Tôn Trung Sơn thành lập TQ đồng minh hội (Đảng của gc tư sản TQ) với

học thuyết tam dân: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc

Cương lĩnh Trung Quốc Đồng minh hội?

- Đánh đổ Mãn Thanh,khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng ruộng đất

 

doc38 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương bồi dưỡng môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Lê Hồ Tường Vi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không đều của chủ nghĩa tư bản dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa
- Hình thành 2 khối quân sự đối địch nhau: khối liên minh (Đức- Áo- Hung- Italia) mâu thuẫn với khối hiệp ước (A, P, M)
2 khối quân sự này ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh, Đức hung hãn
- Thái tử Áo –Hung bị ám sats9 28/6/1914), Đức, Áo- Hung chớp lấy cơ hội để gây chiến tranh
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa
- Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới( 1929-1933) và chủ nghĩa phát xít đã xuất hiện và lên cầm quyền ở Đức, Italia , Nhật
- Đường lối thỏa hiệp của khối Anh , Pháp, Mĩ với khối phát xít nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô
Tính chất
Phi nghĩa vì mục đích tranh giành thuộc địa
- Giai đoạn đầu: là chiến tranh đế quốc phi nghĩa
-khi Liên Xô tham gia và mặt trận đồng minh chống phát xít thành lập thì chiến tranh thay đổi tính chất là cuộc chiến tranh chính nghĩa, chống phát xít , giải phóng nhân loại
Diễn biến chính
2 giai đoạn:
+ GĐ1 (1914-1916):phe liên minh chiếm ưu thế
+GĐ2( 1917-1918) phe hiệp ước chiếm ưu thế
2 giai đoạn:
GĐ1 9/1939- đầu 1943)):phe phát xít chiếm ưu thế
+GĐ2( đầu 1943- 8/1945) phe đồng minh chiếm ưu thế
Kết cục chiến tranh
-Gây nhiều tai họa cho nhân loại:10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, thiệt hại vật chất 85 tỉ usd
- Phe liên minh thất bại hoàn toàn
- Đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận
- Phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân các nước thuộc địa không ngừng phát triển, đặc biệt là cách mạng tháng 10 Nga
- Là chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất , tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất(850 tỉ USD) , và bằng tất cacr các cuộc chiến tranh 1000 năm trước cộng lại 
_ Chủ nghĩa phát xít Đức, Italia , Nhật sụp đổ hoàn toàn
-
Câu 42: Lập bảng niên biểu chiến tranh thế giới thứ nhất
THỜI GIAN
SỰ KIỆN CHÍNH
28/7-4/8/1914
Áo – Hung tuyên chiến với Xec-bi, Đức tuyên chiến với Nga, Pháp, Anh tuyên chiến với Đức, war 1 bùng nổ
Cuối 1914
Ưu thế thuộc về phe liên minh
Cuối 1915
Nga tấn công Đức ở phía Đông
1916
Cả 2 phe chuyển sang thế phòng ngự
1917
Ưu thế thuộc về phe hiệp ước, chiến sự chủ yếu ở mặt trận phía Tây
7-11-1917
Cách mạng thang 10 Nga thắng lợi. Nước Nga Xô Viết rút khỏi chiến tranh
7-1918
Phe hiệp ước phản công, các đồng minh Đức đầu hàng
9-11-1918
Cách mạng bùng nổ ở Đức, chế độ quân chủ bị lật đổ, chế độ cộng hòa được thành lập
11-11-1916
Đức đầu hàng không đều kiện, war 1 kết thúc
Câu 43: Lập bảng niên biểu chiến tranh thế giới thứ hai
Thời gian
Sự kiện chính
1-9-1939
Đức tấn công Ba Lan, War 2 bùng nổ
9-1940
Italia tấn công Ai Cập
26-6-1941
Đức tấn công Liên Xô
7-12-1942
Nhật tấn công Mĩ ở Trân châu Cảng
1-1942
Mặt trận đồng minh chống phát xít thành lập
2-2-1943
Chiến thắng Xta-lin-grat
6-6-1944
Anh – Mĩ đổ bộ lên đất Pháp
9-5-1945
Phát xít Đức đầu hàng
15-8-1945
Nhật đầu hàng, war 2 kết thúc
CHỦ ĐỀ 4 ÔN TẬP LSTG CẬN ĐẠI
Bài 14 ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN 1917
Câu 44: Lập bản thống kê những sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại
Thời gian
Sự kiện
Kết quả
8/1566
CMTS Hà Lan
Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây Ban Nha
1640- 1688
CMTS Anh
Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đam lại quyền lợi cho quý tộc mới và tư sản
1775-1783
Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Giành độc lập, hợp chủng quốc Hoa Kì ra đời
1789-1794
CMTS Pháp
Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
Những năm 60 TK XVIII
CM công nghiệp
Máy móc ra đời
1871
Công xã Pari
Nhà nước vô sản đầu tiên
Cuối TK XVIII-đầu XIX
- CNTB chuyển sang chủ nghĩa đế quốc.
- Phong trào công nhân quốc tế
- Cách mạng Nga 1905- 1907
- Sự hình thành các công ti độc quyền
- Các tổ chức chính trị của công nhân ra đời. Quốc tế 2
- Thất bại
1911
Cách mạng Tân Hợi(TQ)
Lật đổ Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa dân quốc
1/1868
Duy tân Minh Trị
Nhật bản phát triển TBCN
1914-1918
War 1
Thuộc địa được phân chia lại
Câu 45: Lịch sử thế giới cận đại bao gồm những nội dung cơ bản nào?:
Có 5 nội dung:
Sự thắng lợi của CMTS và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản qua các cuộc cách mạng công nghiệp.
Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế
Sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và phong trào giải phóng dân tộc của các nước Châu Á
Văn học , nghệ thuật , khoa học kĩ thuật phát triển
Chiến tranh thế giới thứ nhất
Câu 46: Hãy chọn 5 sự kiện tiêu biểu của lịch sử thế giới cận đại:
CMTS Hà Lan: mở đầu LSTG cận đại
CMTS Pháp: cách mạng triệt để nhất
Phong trào công nhân: cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản
Sự ra đời của chủ nghĩa Mác:vũ khí đấu tranh của giai cấp công nhân
Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự thắng lợi của 
cách mạng tháng 10 Nga 1917: mở ra thời kì mới- LSTG hiện đại
CHỦ ĐỀ 5: CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA NĂM 1917
Bài 15 CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA NĂM 1917
Câu 47: Vì sao ở nước Nga năm 1917 có 2 cuộc cách mạng?
Cuộc cách mạng thứ nhất bùng nổ tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng và dẫn tới hai chính quyền song song cùng tồn tại. Đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
Cuộc cách mạng thứ 2 do Lê-nin và Đảng Bôn –sê –vích Nga vạch kế hoạch và lãnh đạo thực hiện thắng lợi, lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhất toàn quốc của Xô Viết. Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
Câu 48: Điền vào ô trống để hoàn thành nội dung dưới đây
Nội dung
Cách mạng tháng Hai
Cách mạng tháng Mười
1. Lãnh đạo
Đảng Bôn-sê-vích
Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích
2. Động lực
Công , nông, binh lính
Công , nông, binh lính
3.Nhiệm vụ
Lật đổ chính phủ Nga Hoàng
Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản
4. Tính chất
Cách mạng dân chủ tư sản
Cách mạng vô sản
Câu 49: Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga?
Đối với nước Nga: - Cách Mạng tháng 10 đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh của đất nước và số phận hàng triệu con người ở Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử, cach mạng đã đưa những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới, chế độ XHCN trên 1 đất nước rộng lớn
Đối với thế giới:
+ Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến nhuwngx thay đổi lớn lao trên thế giới.
+ Để lại nhiều bài học quý báu cho giai cấp vô sản, nhân dân lao động và cách dân tộc bị áp bức
+ Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước
+ Mở đầu thời kì LSTG hiện đại
Câu 50: Chính sách kinh tế mới
4 nội dung:
- bãi bỏ trưng thu lương thục bằng thuế lương thực
-Tự do buôn bán , mở lại các chợ
-Cho phép tư nhân mở các xí nghiệp nhỏ
- Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga
Tác dụng
Phục hồi và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân -tạo cơ sở cho Liên Xô bước vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa
Câu 51: Công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô (1925-1941) đạt được những kết quả như thế nào?
Đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt:
1936, tính theo sản lượng công nghiệp thì Liên Xô đứng đầu châu Âu và đứng thứ 2 thế giới(sau Mĩ
Về văn hóa- giáo dục: Nạn mù chữ được thanh toán, thực hiện xong giáo dục tiểu học cho toàn dân
Về xã hội: các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn 2 giai cấp lao động công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức XHCN
CHỦ ĐỀ 6 CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI.
Bài 17 CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI.
Câu 52: Vì sao gọi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933 là cuộc khủng hoảng “thừa”? Các biện pháp mà các nước tư bản giải quyết cuộc khủng hoảng đó?
TL: - Do sản xuất cung vượt quá cầu, hàng hóa ế thừa trong khi người lao động không có tiền mua.
 - Hai biện pháp để giải quyết khủng hoảng: 
+ Thực hiện những cải cách kinh tế-xã hội (A,P, Mĩ), nơi có chế độ chính trị khá ổn định
+ Phát xít hóa bộ máy thống trị và phát động cuộc chiến tranh để chia lại thế giới(Đức, Italia, Nhật).
Câu 53: Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933 đối với các nước TBCN:
Hậu quả được thể hiển rõ qua 4 mặt sau: 
 - Hậu quả về kinh tế :tàn phá các ngành kinh tế , kéo lùi sức sản xuất hàng chục năm,
 - Hậu quả về xã hội: nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ, 
 - Hậu quả về chính trị: Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở nhiều nước(Đức, Italia, Nhật).
 - Về quan hệ quốc tế: xuất hiện 2 khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới
Bài 18 NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
Câu 54: Kinh tế Mĩ đã phát triển như thế nào trong thập niên 20 của TKXX:
Mĩ là trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính thế giới.
Sản lượng công nghiệp của Mĩ từ 1923-1929 tăng 69%. Năm 1928, Mĩ vượt qua các nước Châu Âu chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới
Mĩ chiếm 60% trữ lượng vàng thế giới
Đứng đầu về các ngành công nghiệp: sản xuất ô tô, dầu lửa, thép
Câu 55 : Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của TKXX: 
Nhờ chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo cơ hội thuận lợi: Mĩ tham chiến muộn, hầu như không bị tổn thất gì, là nước thắng trận Mĩ lai giàu lên nhờ buôn bán vũ khí và trở thành chủ nợ của Châu Âu( trên 10 tỉ USD)
Sau chiến tranh, trong khi cả châu Âu kiệt quệ, Mĩ đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Châu Âu
Giai cấp tư sản Mĩ dùng mọi biện phápđể cả tiến kĩ thuật, sản xuất theo dây chuyền, tăng cường lao động và bóc lột công nhân 
Câu 56: Vì sao nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933? Trình bày nội dung chủ yếu của chính sách mới? Tác dụng?
.Vì năm 1932, tổng thống Ru dơ ven đã thực hiện chính sách mới.
Nội dung: 1 . Ban hành các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi phát triển của nền kinh tế tài chính.
 2. Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp,ngân hàng với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.
 3. Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứa trợ người thất nghiệp, tạo thêm việc làm mới, ổn định tình hình kinh tế, xã hội
Tác dụng: 
Kịp thời giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, đưa nền kinh tế Mĩ nhanh chóng phục hồi và phát triển
Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản ở Mĩ
CHỦ ĐỀ 7 CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
Bài 19. NHẬT GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
Câu 57: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới(1929-1933) tác động thế nào đến Nhật:
- Kinh tế tài chính giảm sút nghiêm trọng.So với năm 1929, sản lượng công nghiệp năm 1931 giảm 32,5%, ngoại thương giảm 80%, số người thất nghiệp lên tới 3 triệu người làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân
Câu 58: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933, Mĩ và Nhật giải quyết khác nhau như thế nào?
Mĩ giải quyết khủng hoảng bằng cải cách kinh tế, xã hội, thực hiện chính sách mới
Nhật giải quyết khủng hoảng bằng cách tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, phát xít hóa bộ máy thống trị, gây chiến tranh, bành trướng ra bên ngoài.
Bài 20 PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á( 1939-1945)
Câu 59: Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á lại bùng nổ mạnh mẽ?
Do hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất , nhân dân các nước thuộc địa , phụ thuộc phải gánh chịu nhiều tai họa bởi chính sách khai thác thuộc địa của các nước đế quốc sau chiến tranh. Đặc biệt là tác động của cách mạng tháng 10 Nga 1917 , quan trọng nhất là vai trò công nhân và Đảng Cộng Sản ở các nước này.
Câu 60: Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Châu á sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
Giai cấp công nhân đã tích cực tham gia phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc
Ở một số nước, công nhân đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng (Trung Quốc, Việt Nam..)
Sau WAR 1 , nhiều Đảng cộng sản ở các nước châu Á cũng được thành lập như Đảng cộng sản Trung Quốc, Đảng cộng sản Inđô-nê-xia, các Đảng cộng sản ở các nước Đông Nam Á
Câu 61 : Phong trào Ngũ –tứ nổ ra nhằm mục đích gì?Quy mô? Kết quả
Nhằm chống lại âm mưa xâu xé Trung Quốc
Được mở đầu bằng cuộc biểu tình của 3000 hsinh yêu nước ở Bắc Kinh sau đó lan rộng ra cả nước, lôi cuốn hàng triệu công nhân, nông dân trí thức yêu nước cùng tham gia
Chủ nghĩa Mác –Lenin được truyền bá rộng rãi, 7/1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập
Câu 62: Lập niên biểu về cách mạng Trung Quốc từ 1919- 1939:
Thời gian
Sự kiện chính
4-5-1919
Phong trào Ngũ Tứ
7-1921
Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập
1926-1927
Chiến tranh cách mạng( Bắc phạt)
1927-1937
Nội chiến Quốc- Cộng
7-1937
Quốc – Cộng hợp tác chống Nhật
Câu 63: Nhận xét về phong trào đấu tranh giành độc lập ở ĐNÁ sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Phong trào diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức phong phú; phong trào lên cao và phát triển lan rộng khắp các quốc gia. Giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo cách mạng
Đặc biệt ở Đông Dương, ĐCS Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân 3 nước (VN, Lào, Campuchia đấu tranh chống Pháp
Phong trào dân chủ tư sản tiếp tục phát triển, chưa có phong trào nào thắng lợi nhưng đã cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân
Từ năm 1940, phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á chĩa mũi nhọn vào phát xít Nhật
Câu 64: Nhận xét về phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Á
 sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
Qui mô: phong trào lên cao, lan rộng các nước châu Á
Hình thức đấu tranh phong phú: đấu tranh chính trị, bãi công, đấu tranh vũ trang, - Kết quả: nhiều phong trào giành được thắng lợi như ở Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì
CHỦ ĐỀ 8 , BÀI 22
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HOC- KĨ THUẬT VÀ VĂN HÓA THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX
Câu 65: Những thành tựu chủ yếu về khoa khọc kĩ thuật nửa đầu thế kỉ XX là gì?
Trong lĩnh vực Vật lý: sự ra đời của thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là thuyết tương đối của An-be Anh-xtanh
Trong các lĩnh vực khác như Hóa học, Sinh học và các khoa học về Trái đất đạt được những thành tựu to lớn
Nhiều phát minh được đưa vào sử dụng như điện tín, ra đa, điện thoại , điện ảnh, hàng không
 Câu 66 : Sự phát triển của khoa học khoa khọc kĩ thuật nửa đầu thế kỉ XX mang lại tích cực và hạn chế gì cho nhân loại?
Tích cực : Tạo ra một khối lượng sảm phẩm vật chất khổng lồ cho xã hội. làm thay đổi đời sống vật chất , tinh thần của nhân loại.
Hạn chế: Nhiều phát minh khoa học được ứng dụng trong sản xuất vũ khí và phương tiện giết người hàng loạt( như bom nguyên tử), góp phần đưa đến 2 cuộc chiến trang thế giới, gây tổn thất, đau thương cho nhân loại
Câu 67 : Nô-ben nói “Tôi hi vọng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”. Em hiểu như thế nào về câu nói đó?
Việc sử dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật nhằm phục vụ cho cuộc sống con người, tuy nhiên những thành tựu đó cũng được ứng dụng để sản xuất vũ khí và phương tiện giết người hàng loạt( như bom nguyên tử). 
Vì thế mong muốn của Nô-ben là hãy sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng kĩ thuật để phục vụ cuộc sống con người, đừng sử dụng nó cho những cuộc chiến tranh gây đau thương, tổn thất cho nhân loại
Câu 68: Thế nào là nền văn hóa Xô Viết? thành tựu?
Nền văn hóa Xô Viết là một nền văn hóa mới được hình thành ở nước Nga-Xô Viết sau cách mạng tháng 10 Nga, được xây dựng trên cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lenin và kế thừa tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Thành tựu: đã xõa bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học, sáng tạo chữ viết cho những dân tộc trước đây chưa có chữ viết, phát triển hệ thống giáo dục, nghệ thuật
Bài 23 ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
Câu 69: Lập niên biểu những sự kiện chính 1917-1945
Thời gian
Sự kiện
Kết quả
Nước Nga- Liên Xô
2-1917
Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi
Lật đổ chế độ Nga Hoàng, 2 chính quyền song song cùng tồn tại
7-11-1917
Cách mạng XHCN
tháng Mười Nga thắng lợi
+Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản
+ Thành lập nước cộng hòa Xô- viết và chính quyền Xô- viết, xoá bỏ chế độ người bóc lột người
1918-1920
Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô Viết
Xây dựng nhà nước, đánh thắng thù trong giặc ngoài
1921-1941
Liên Xô xây dựng CNXH
Công nghiệp hóa , tập thể hóa nông nghiệp
Các nước khác
1918-1823
Cao trào cách mạng ở châu Âu, châu Á
Đảng cộng sản thành lập,
Quốc tế cộng sản ra đời
1924-1929
Thời kì ổn định và phát triển của chủ nghĩa tư bản
Kinh tế phát triển, chính trị ổn định
1929-1933
Khủng hoảng kinh tế thế giới
Kinh tế giảm sút nghiêm trọng, chính trị khủng hoảng
1933-1939
Các nước tư bản tìm cách thoat khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
Anh , Pháp , Mĩ thực hiện cải cách kinh tế-xã hội, duy trì chế độ dân chủ tư sản
- Đức, Italia, Nhật phát xít hóa chế độ chính trị , chuẩn bị chiến tranh
1939-1945
Chiến tranh thế giới thứ 2
Phe phát xít thất bại, thắng lợi thuộc về Liên Xô, các nước Đồng minh và nhân loại tiến bộ trên thế giới
Câu 70: Hãy nêu 5 sự kiện tiêu biểu từ 1917-1945
Cách mạng XHCN tháng Mười Nga.
Cao trào cách mạng ở châu Âu 1918-1823
Phong trào đòi độc lập dân tộc ở châu Á
Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933
Chiến tranh thế giới thứ 2
Câu 71: Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiên đại (1917-1945)
- Với thắng lợi Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917, lần dầu tiên CNXH đã trở thành hiện thực ở một nước. Thắng lợi của cách mạng thang 10 Nga và công cuộc xây dựng CNXH đã có những tác động to lớn đến tình hình của thê giới.(1đ)
Phong trào đấu tranh của cách nước Âu- Mĩ lên cao và có bước chuyển biến mới. Các Đảng cộng sản ra đời ở nhiều nước. Trên cơ sở đó, Quốc tế cộng sản được thành lập và lãnh đạo phong traò cách mạng đi theo con dường cách mạng tháng 10- con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa (1đ)
Trong cuộc đấu tranh giành độc lập ở các nước thuộc địa và phụ thuộc , cùng với sự phát triển của phong trào dân chủ tư giai cấp vô sản bắt đầu trưởng thành và tham gia lãnh đạo cách mạng.(1đ)
Trải qua những năm phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chủ nghĩa tư bản lâm vào khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, dẫn đến hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức, Italia, Nhật với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới (0.5đ)
Chiến tranh thế giới thứ 2 (1939-1945), cuộc chiến tranh gây những tổn thất khủng khiếp nhất cho nhân loại ,kết thúc một thời kì phát triển của thế giới hiện đại.(0.5đ)
PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (LỚP 8)
Bài 24 :Pháp xâm lược Việt Nam
Câu 1: Tại sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? (Đề 2011-2012)
- Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp cùng với các nước tư bản phương Tây chạy đua giành giật thị trường ở Đông và Đông Nam Á, trong đó Việt Nam có : vị trí chiến lược đặc biệt, giàu tài nguyên, khoáng sản, nguồn nhân công rẻ mạt ,chế độ phong kiến suy yếu.
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia tô, Pháp đem quân đánh chiếm nước ta
Câu 2 : Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi tấn công đầu tiên?
Vì: - Đà Nẵng nằm trên địa phận của tỉnh Quảng Nam rộng lớn, đông dân , trù phú, có cửa biển sâu, tàu chiến Pháp dễ dàng hoạt động.
Âm mưu của Pháp là sau khi được chiếm Đà Nẵng sẽ dùng nơi đây làm bàn đạp tấn công ra Huế, buộc triều đình Huế đầu hàng.
Câu 3: Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại như thế nào?
1/9/1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chống trả, không cho quân Pháp tiến sâu vào nội địa
Sau 5 tháng tấn công, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà
Câu 4:Hiệp ước Nhâm Tuất có những nội dung cơ bản gìTL:
5-6-1862, Triều đình Huế kí hiệp ước Nhâm Tuất với những nội dung cơ bản sau:
- Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì(Gia Định, Định Tường, Biên Hòa )và đảo Côn Lôn.
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ 1858-1873
Câu 5: Nhân dân ta đã anh dũng kháng chiến chống Pháp ở Đà Nẵng và các tỉnh Nam Kì như thế nào?Nhận xét?
Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp với quân triều đình chống giặc.
Khi Pháp đánh chiến Gia định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-phê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10/12/1861)
Cuộc khởi nghĩa của 

File đính kèm:

  • docDE CUONG BOI DUONG HSG VA DE CUONG CA NAM DAY DU_12686727.doc