Đề án Đăng ký đào tạo trình độ thạc sĩ bằng ngôn Ngữ anh chuyên ngành: kinh tế nông nghiệp (chuyên sâu về quản lý hệ sinh thái biển và biến đổi khí hậu)

Từ những phân tích đánh giá trên, có thể kết luận rằng chương trình đào tạo bằng ngôn ngữ Anh thạc sĩ Quản lý hệ sinh thái biển và biến đổi khí hậu của Trường Đại học Nha Trang với sự tham gia của các trường đại học quốc tế: Trường Đại học Tromso, Trường Đại học Bergen, Na Uy và Trường Đại học Ruhuna, Sri Lanka và tài trợ của Dự án Norhed sẽ khả thi, đáp ứng các nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài của của quốc gia, mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm được một nguồn ngân sách tương đối lớn và đảm bảo các quy định hiện hành của nhà nước về đào tạo trình độ thạc sĩ.

Vì vậy, kính đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt cho Trường Đại học Nha Trang tổ chức đào tạo Thạc sĩ bằng ngôn ngữ Anh chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, chuyên sâu về Quản lý hệ sinh thái biển và biến đổi khí hậu.

 

doc18 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề án Đăng ký đào tạo trình độ thạc sĩ bằng ngôn Ngữ anh chuyên ngành: kinh tế nông nghiệp (chuyên sâu về quản lý hệ sinh thái biển và biến đổi khí hậu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à nghiên cứu sinh sẽ được thiết kế kết hợp với chương trình đào tạo thạc sĩ đề tài phát triển bền vững. Nói cách khác, các nghiên cứu sinh và các học viên sẽ được đào tạo và hướng dẫn trong khóa học quản lý hệ sinh thái biển và biến đổi khí hậu.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
 Thông tin chung về chương trình:
Tên chương trình:
Quản lý hệ sinh thái biển và biến đổi khí hậu.
Marine Ecosystem Management and Climate Change.
Trình độ đào tạo:
Thạc sĩ.
Chuyên ngành đào tạo:
Kinh tế nông nghiệp.
Mã số:
60620115.
Định hướng đào tạo:
Nghiên cứu.
Khối lượng kiến thức:
60 tín chỉ.
Thời gian đào tạo:
2 năm, toàn thời gian.
Khoa/Viện đào tạo:
Kinh tế.
 Mục tiêu đào tạo:
Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Quản lý hệ sinh thái biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu nhằm các mục tiêu chung như sau:
- Đào tạo những cán bộ quản lý có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, có trình độ kiến thức chuyên sâu và hiện đại về lĩnh vực quản lý hệ sinh thái biển và biến đổi khí hậu đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành Thủy sản và Nuôi trông thủy sản.
- Trang bị cho học viên kiến thức chuyên môn vững vàng, có năng lực thực hành và khả năng thích ứng cao trước sự thay đổi của hệ sinh thái biển do tác động của biến đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản lý và giải quyết những vấn đề thuộc hệ sinh thái biển và biến đổi khí hậu.
Chuẩn đầu ra: 
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, học viên có khả năng:
1) Độc lập nghiên cứu, ứng dụng kiến thức mới vào thực tế hoạt động quản lý hệ sinh thái biển và biến đổi khí hậu.
2) Phân tích, tổng hợp, nhận xét độc lập về các vấn đề kinh tế nói chung và quản lý hệ sinh thái biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu nói riêng.
3) Nhận dạng được cấu trúc và phân tích xu hướng phát triển kinh tế -xã hội trong lĩnh vực sinh thái biển và biến đổi khí hậu. 
4) Phân tích các chính sách kinh tế, các dự án kinh tế trong quản lý hệ sinh thái biển và biến đổi khí hậu.
5) Nắm vững và có khả năng nghiên cứu khoa học và giảng dạy đại học.
6) Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin phục vụ chuyên môn.
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Có khả năng làm việc tốt tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất và quản lý có liên quan đến ngành Quản lý hệ sinh thái biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu, hoặc có thể tiếp tục làm nghiên cứu sinh.
 	Đối tượng đào tạo:
Những người đang làm việc trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn tại các cơ quan nhà nước, trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan hành chính sự nghiệp; các sinh viên đã tốt nghiệp đại học.
 	Nội dung chương trình:
Cấu trúc chương trình:
TT
Nội dung
Số học phần
Số tín chỉ
1.
Kiến thức chung
2
6
2.
Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
Bắt buộc
Tự chọn
10
8
2
44
29
10
3.
Luận văn thạc sĩ
-
10
Tổng
-
60
Danh mục học phần:
Mã học phần
Tên học phần
Số tín chỉ
Học phần tiên quyết
1. Kiến thức chung
6
POS501
Triết học
Philosophy
4(4-0)
VIE513
Giới thiệu văn hóa Việt Nam
Introduction to Vietnamese culture
4(4-0)
GS501
Phương pháp luận nghiên cứu
Research Methodology
2(2-0)
2. Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
44
2.1. Các học phần bắt buộc
34
ECM502
Kinh tế vi mô
Micro Economics
4(4-0)
ENE503
Kinh tế môi trường
Environmental Economics
3(3-0)
MEM504
Kinh tế và quản lý nguồn lợi biển
Marine Resource Economics and Management
5(5-0)
MBE505
Hệ sinh thái và đa dạng sinh học biển
Marine Biodiversity and Ecology
5(5-0)
CHW506
Đất ngập nước và môi trường sống dưới nước vùng bờ
Coastal Habitats and Wetlands
3(3-0)
MGP507
Quản lý biển và quy hoạch không gian biển
Marine Governance and Spatial Planning
3(3-0)
RMC508
Quản lý tổn thương và rủi ro trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Risk and Vulnerability Management with Climate Change
3(3-0)
AQF509
Khai thác và nuôi trồng thủy sản
Aquaculture and Fisheries
4(4-0)
2.2. Các học phần tự chọn
10
CNR510
Xung đột nguồn lợi tự nhiên
Conflicts on Natural Resources
5(5-0)
SDC511
Phát triển nuôi trồng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Sustainable Aquaculture Development and Climate Change
5(5-0)
AEM514
Kinh tế và quản lý nuôi trồng thủy sản
Aquaculture Economics and Management
5(5-0)
CME515
Kinh tế và quản lý vùng bờ
Coastal Zone Management and Economics
5(5-0)
3. Luận văn
15
ACE600
Luận văn thạc sĩ
15
GS501
Tổng cộng:
60
Mô tả các học phần:
POS502
Triết học
4(4-0)
Khái luận về triết học, bản thể luận, phép biện chứng, nhận thức luận, học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, triết học chính trị, ý thức xã hội, và triết học về con người.
VIE513
Giới thiệu văn hóa Việt Nam
4(4-0)
Học phần này giúp sinh viên nghiên cứu khái quát về văn hóa Việt Nam, lịch sử và những phong tục tập quán phong phú xưa và nay của người Việt Nam ở từng vùng miền. Môn học được thiết kế nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức và công cụ để khám phá, phân tích thấu hiểu văn hóa, xã hội Việt Nam xưa và nay. Các chủ đề chính bao gồm: người Việt và tiếng Việt, lịch sử và lập pháp, tư tưởng và tôn giáo, hệ thống giáo dục, các dân tộc Việt Nam....
GS501
Phương pháp luận nghiên cứu
2(2-0)
Học phần cung cấp kiến thức về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, từ việc lựa chọn và đặt tên đề tài, lập kế hoạch nghiên cứu, phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu, quy hoạch thực nghiệm, tổ chức thực hiện cho đến cách viết, trình bày luận văn khoa học.
ECM502
Kinh tế vi mô
4(4-0)
Là học phần cơ sở đối với ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức về: (i) Các khái niệm và công cụ trong phân tích kinh tế vi mô; (ii) Các mô hình ra quyết định của các tác nhân trong nền kinh tế thị trường như người tiêu dùng, nhà sản xuất và sự điều tiết của Nhà nước; (iii) Ngoại tác và sự can thiệp của chính phủ để khắc phục thất bại của thị trường, (iv) Ứng dụng lý thuyết trò chơi vào chiến lược cạnh tranh.	 
ENE503
Kinh tế môi trường
3(3-0)
Học phần cung cấp cho người học các chủ đề liên quan đến việc ứng dụng kinh tế phúc lợi đến trong các vấn đề liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Các chủ đề về phát triển bền vững, thất bại thị trường, ô nhiễm môi trường và định giá môi trường sẽ được nghiên cứu trong học phần này.
MEM504
Kinh tế và quản lý nguồn lợi biển
5(5-0)
Học phần cung cấp cho người học sự hiểu biết về quản lý nguồn lợi biển từ góc độ kinh tế. Với các chủ đề về thủy sản và những ngành có liên quan đến biển như nuôi trồng thủy sản và du lịch. Đồng thời cung cấp cho học viên những kiến thức về mô hình kinh tế sinh học và áp dụng vào thực tiễn. Học phần cũng bao gồm xác định các giá trị môi trường biển và vấn đề biến đổi khí hậu liên quan đến môi trường biển.
MBE505
Hệ sinh thái và đa dạng sinh học biển
 5(5-0)
Học phần cung cấp cho người học sự hiểu biết cơ bản về hệ sinh thái và đa dạng sinh học biển, chú trọng vào khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới (ví dụ như sự tương tác giữa sinh vật và động vật biển), các hệ sinh vật và môi trường sống. Các hệ sinh vật sẽ được mô tả qua sự thích nghi môi trường sống của chúng, ví dụ như vùng địa lý khác nhau.
CHW506
Đất ngập nước và môi trường sống dưới nước vùng bờ
3(3-0)
Học phần này cung cấp cho học viên những kiến thức chung về đất ngập nước và môi trường sống dưới nước vùng bờ: hệ sinh thái, tác động của môi trường và con người đối với vấn đề này. Học phần bao gồm các bài giảng và thực địa đến các vùng đất ngập nước, vì thế học viên sẽ nắm bắt được các kĩ năng cơ bản về sinh học, hệ sinh thái và khả năng của chúng, các mẫu thu thập được sẽ được phân tích tại phòng thí nghiệm và sẽ được báo cáo thuyết trình.
MGP507
Quản lý biển và quy hoạch không gian biển
3(3-0)
Học phần này cung cấp cho học viên sự hiểu biết về việc điều chỉnh nguồn tài nguyên biển và các vùng ven biển. Học phần cũng cung cấp một cái nhìn tổng quan các quan điểm lý thuyết khác nhau về quản lý và phát triển tài nguyên biển với các hình thức khác nhau. Đồng thời tiếp cận với các vấn đề liên quan đến hệ sinh thái và biến đổi khí hậu và việc quản lý biển. Quản lý biển không chỉ là quản lý về tài nguyên sinh vật mà còn quản lý về không gian, đáy biển, song song với việc mở rộng và tiếp cận mục tiêu theo một khuôn khổ nhất định.
RMC508
Quản lý tổn thương và rủi ro trong bối cảnh biến đổi khí hậu
3(3-0)
Học phần cung cấp cho người học sự hiểu biết về biến đổi khí hậu và ảnh hưởng kinh tế xã hội. Đặc biệt người học sẽ được nghiên cứu về việc quản lý rủi ro(liệt kê các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu) và đánh giá rủi ro với các tài nguyên ven biển và nguồn thủy sản. Đồng thời thảo luận các vấn đề biện pháp khắc phục và thích nghi với biến đổi khí hậu.
AQF509
Khai thác và nuôi trồng thủy sản
3(3-0)
Học phần này cung cấp cho người học một cái nhìn tổng quan về kiến thức khoa học của biến đổi khí hậu tác động trực tiếp và gián tiếp đối với nghề cá và nuôi trồng thủy sản và sử dụng các kiến thức liên quan để ứng phó, thích ứng và giảm thiểu các hậu quả nghiêm trọng gây ra bởi biến đổi khí hậu lên nghề cá và nuôi trồng thủy sản.
CNR510
Xung đột nguồn lợi tự nhiên
5(5-0)
Học phần này cung cấp cho người học một cái nhìn tổng quan về các xung đột khác nhau giữa các bên sử dụng/ quản lý tài nguyên thiên nhiên. Nó bắt đầu bằng phúc lợi xã hội và các xung đột của con người bao gồm: dân số phát triển, đa luật, nghèo đói và các vấn đề đa phương. Bên cạnh đó, học phần này sẽ giúp học viên biết cách giải quyết các xung đột giữa các mục tiêu phát triển con người và phát triển hệ sinh thái.
SDC511
Phát triển nuôi trồng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu
5(5-0)
Học phần này sẽ giúp cho học viên hiểu biết hơn về lý thuyết và thực tiễn đối với tác động ngày càng tăng của phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững về tăng trưởng sản xuất và quản lý môi trường. Điều tất yếu là việc tiếp cận đa ngành và tranh luận làm sáng tỏ việc nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, giảm nghèo, đời sống nông thôn dễ rủi ro về kinh tế trong việc biến đổi khí hậu. Cải thiện đa dạng sinh học là điều kiện tiên quyết cho việc thảo luận phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Đồng thời học viên sẽ được hiểu rõ hơn về sự tương tác giữa phát triển nuôi trồng thủy sản và phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên. Phân tích và đánh giá một cách toàn diện về phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững bao gồm: quản lý sử dụng đất đai, quản lý nuôi trồng thủy sản và quản lý rủi ro sẽ được giải quyết.
AEM514
Kinh tế và quản lý nuôi trồng thủy sản 
5(5-0)
Học phần cung cấp cho người học các vấn đề được lựa chọn liên quan đến quản lý kinh tế và nuôi trồng thủy sản: nhu cầu sản xuất, giá cả nuôi trồng thủy sản… Đồng thời cung cấp cho người học các khái niệm cơ bản của kinh tế liên quan đến nuôi trồng thủy sản: quản lý tài chính, phân tích đầu tư và tiếp thị ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản.
CME515
Kinh tế và quản lý vùng bờ
5(5-0)
Học phần này tập trung nghiên cứu việc sử dụng và quản lý vùng bờ từ góc độ kinh tế. Vùng bờ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như cho hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản, giải trí, du lịch và phát triển công nghiệp….Các hoạt động này tạo ra sự cạnh tranh và xung đột giữa các ngành điều này đòi hỏi có sự hợp tác và quản lý liên ngành một cách hiệu quả. Học phần này sẽ trang bị các kiến thức cho người học về các khía cạnh kinh tế và quản lý vùng bờ từ đó giúp người học có khả năng tư duy, phân tích và đánh giá đúng về tầm quan trọng của quản lý tổng hợp vùng bờ.
Ngoài việc theo học các giờ học lý thuyết, học viên sẽ phải làm bài luận cá nhân và các bài thuyết trình, thảo luận và làm việc nhóm. Các bài giảng sẽ cung cấp cho người học từ các khái niệm cơ bản tới các mô hình và các ứng dụng quan trọng.
ACE600
Luận văn thạc sĩ
15 tc
Luận văn thạc sĩ là một vấn đề về khoa học, quản lý trong ngành Kinh tế Nông nghiệp, ngành Thủy sản, Nuôi trồng thủy sản, hệ sinh thái biển và biến đổi khí hậu, và các ngành liên quan, do học viên đề xuất hoặc nhà trường giao, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng ngành chấp thuận. Nội dung của Luận văn được cấu trúc bao gồm từ việc lược khảo tài liệu trong và ngoài nước, mô tả đặc điểm đối tượng nghiên cứu, bối cảnh nghiên cứu, phát triển lý thuyết và ứng dụng vào thực tiễn, lựa chọn phương pháp phân tích thích hợp, trình bày kết quả, bàn luận và các đề xuất. 
 Tổ chức đào tạo; kiểm tra, đánh giá; và điều kiện tốt nghiệp:
	Thực hiện theo Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường Đại học Nha Trang.
 	Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy:
TT
Học phần
Giảng viên phụ trách
1.
Triết học
TS. Nguyễn Trọng Thóc
2.
Giới thiệu văn hóa Việt Nam
TS. Nguyễn Thị Ngân
3.
Phương pháp luận nghiên cứu
PGS. TS. Ngô Đăng Nghĩa
PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Anh
TS. Lê Anh Tuấn
4.
Kinh tế vi mô
TS. Lê Kim Long
TS. Phạm Thị Thanh Thủy
5.
Kinh tế môi trường
TS. Quách Thị Khánh Ngọc
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh
6.
Kinh tế và quản lý nguồn lợi biển
GS. Claire Armstrong
GS. Ola Flaaten
7.
Hệ sinh thái và đa dạng sinh học biển
GS. Henrik Glenner
GS. Audrey Geffen 
GS. Karin Pittman
8.
Đất ngập nước và môi trường sống dưới nước vùng bờ
TS. Pransiscu Baduge Terney Pradeep Kumara
9.
Quản lý biển và quy hoạch không gian biển
GS. Jahn Petter Johnsen
10.
Quản lý tổn thương và rủi ro trong bối cảnh biến đổi khí hậu
TS. Akhmad Fauzi
11.
Khai thác và nuôi trồng thủy sản
TS. Lê Minh Hoàng
TS. Phạm Quốc Hùng
12.
Xung đột nguồn lợi tự nhiên
GS. Oscar Amarasinghe
13.
Phát triển nuôi trồng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu
GS. Curtis M. Jolly
14.
Kinh tế và quản lý nuôi trồng thủy sản
GS. Curtis M. Jolly
PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Anh
15.
Kinh tế và quản lý vùng bờ
GS. Ola Flaaten
TS. Quách Thị Khánh Ngọc
Phụ trách các hướng nghiên cứu của đề tài luận văn: 
TT
Hướng nghiên cứu 
Giảng viên phụ trách
1.
Kinh tế và quản lý nghề cá
GS. Claire Amrstrong
GS. Ola Flaaten
PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Anh
TS. Lê Kim Long
TS. Phạm Thị Thanh Thủy
TS. Quách Thị Khánh Ngọc
TS. Akhmad Fauzi
2.
Kinh tế và quản lý nuôi trồng thủy sản 
GS. Curtis M. Jolly
PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Anh
TS. Lê Anh Tuấn
TS. Phạm Quốc Hùng
TS. Lê Minh Hoàng
3.
Kinh tế và quản lý môi trường
PGS. TS. Ngô Đăng Nghĩa
TS. Quách Thị Khánh Ngọc
TS. Lê Kim Long
TS. Phạm Thị Thanh Thủy
TS. Akhmad Fauzi
4.
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái biển và chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu
GS. Claire Amrstrong
GS. Curtis M. Jolly
TS. Akhmad Fauzi
PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Anh
TS. Quách Thị Khánh Ngọc
PGS. TS. Ngô Đăng Nghĩa
GS. Jahn Petter Johnsen
5.
Đa dạng sinh học biển và vai trò đối với đời sống kinh tế cộng đồng người dân. 
GS. Claire Amrstrong
GS. Henrik Glenner
TS. Phạm Thị Thanh Thủy
GS. Jahn Petter Johnsen
GS. Oscar Amarasinghe
6.
Đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động quản lý liên quan đến hệ sinh thái biển
GS. Ola Flaaten
TS. Lê Kim Long
TS. Phạm Thị Thanh Thủy
TS. Quách Thị Khánh Ngọc
7.
Hoạch định chính sách để quản lý hệ sinh thái biển
GS. Jahn Petter Johnsen
GS. Oscar Amarasinghe
TS. Pransiscu Baduge Terney Pradeep Kumara
PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Anh
8.
Kinh tế và quản lý hệ sinh thái các khu bảo tồn biển
GS. Claire Amrstrong
GS. Ola Flaaten
PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Anh
TS. Quách Thị Khánh Ngọc
TS. Phạm Thị Thanh Thủy
TUYỂN SINH
Đối tượng tuyển sinh:
Đáp ứng yêu cầu chung theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngoài ra phái đáp ứng các điều kiện sau:
Có bằng cử nhân thuộc nhóm ngành kinh tế học, quản lý và kinh doanh.
Có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm công tác.
Có đủ trình độ ngoại ngữ để sử dụng trong học tập: có chứng chỉ B1, hoặc IELTS đạt 5 điểm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ Anh. 
Tuổi không quá 35.
Có đủ sức khỏe để học tập.
Được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý cử đi dự thi.
Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng hạn theo quy định của Trường Đại học Nha Trang.
Phương thức tuyển sinh: 
Thực hiện theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành tại Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tổ chức tuyển sinh trong các đợt thi do Trường Đại học Nha Trang tổ chức như đối với các ngành đào tạo khác của Trường.
Chỉ tiêu tuyển sinh:
20-30 học viên/khóa học, lấy từ tổng chỉ tiêu đào tạo của Trường Đại học Nha Trang.
Tuyển sinh khóa đầu tiên:
Khóa tuyển sinh đầu tiên sẽ được thực hiện ngay sau khi Đề án được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, dự kiến vào tháng 2 năm 2015.
NĂNG LỰC ĐÀO TẠO
1. 	Vắn tắt về Trường Đại học Nha Trang:
Trường Đại học Nha Trang tiền thân là Khoa Thủy sản được thành lập ngày 01/8/1959 tại Học viện Nông Lâm Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Ngày 16/08/1966, theo Quyết định số 155-CP của Thủ tướng Chính phủ, Khoa Thủy sản tách thành Trường Thủy sản. Hiện nay, Trường Đại học Nha Trang được xem là cơ sở đào tạo đại học và sau đại học có bề dày truyền thống 54 năm và đã có 39 năm đứng chân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Trường đã đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực quan trọng về khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế - xã hội cho khu vực, đóng góp một phần to lớn cho sự phát triển của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cũng như của ngành thủy sản Việt Nam. 
Trường Đại học Nha Trang có sứ mạng là đào tạo nhân lực trình độ cao; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung cấp dịch vụ chuyên môn đa lĩnh vực, trong đó lĩnh vực thủy sản là thế mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Tầm nhìn của Nhà trường là đến năm 2030 là trường đại học định hướng ứng dụng đa lĩnh vực đạt trình độ của các đại học được xếp hạng cao trong khu vực Đông nam Á; từng bước tiến đến đại học định hướng nghiên cứu.
Cơ sở chính của Trường Đại học Nha Trang với khuôn viên rộng 24 héc ta, tọa lạc tại một trong những vị trí đẹp nhất bên bờ vịnh Nha Trang, là một địa chỉ văn hóa, khoa học trọng điểm của thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa. 
Trường Đại học Nha Trang hiện có 14 khoa, viện đào tạo; 4 viện và trung tâm nghiên cứu - chuyển giao công nghệ và 14 đơn vị quản lý, phục vụ đào tạo. 
Đội ngũ cán bộ giảng dạy cơ hữu Trường Đại học Nha Trang hiện có 498 người với 8 PGS, 101 tiến sĩ và trên 300 thạc sĩ (trong đó có 78 người đang làm NCS trong và ngoài nước). Trên 60% trình độ tiến sĩ đã được đào tạo tại các nước phát triển (Mỹ, Nhật, Pháp, Nga, Na Uy, Úc, Hàn Quốc…) và trên 50% trình độ thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài. Hiện nay 160 người đang học nghiên cứu sinh, cao học trong và ngoài nước. Dự kiến đến năm 2015, có trên 30% cán bộ giảng dạy Nhà trường sẽ có học vị tiến sĩ. 
Trường Đại học Nha Trang đã được Hội đồng kiểm định chất lượng quốc gia công nhận là một trong 20 trường đại học đạt chuẩn chất lượng đào tạo nguồn nhân lực bậc cao, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Nhà trường hiện đang đào tạo 5 chuyên ngành trình độ tiến sĩ, 10 chuyên ngành trình độ thạc sĩ, 28 ngành trình độ đại học và 15 ngành trình độ cao đẳng. Lưu lượng người học thường xuyên của Trường: gần 100 nghiên cứu sinh, trên 1.000 học viên cao học, hơn 13.000 sinh viên chính quy tại Nha Trang và trên 10.000 sinh viên hệ vừa làm vừa học tại 18 cơ sở liên kết trên cả nước. Qua 54 năm xây dựng và phát triển, đến nay Trường đã đào tạo được: 63 tiến sĩ, 1214 thạc sĩ, trên 30.000 kỹ sư, cử nhân đại học và 7.000 cử nhân cao đẳng.
Trường Đại học Nha Trang hiện nay đang hợp tác về đào tạo và nghiên cứu với gần 60 trường đại học, viện nghiên cứu của 17 quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức phi chính phủ trên thế giới. 
Trường Đại học Nha Trang (Trường Đại học Thủy sản trước kia) là một trong những trường đầu tiên và đi đầu trong lĩnh vực đào tạo nông, ngư nghiệp tại Việt Nam. Trường Đại học Nha Trang có tiềm năng chất xám với đội ngũ cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên dày dạn kinh nghiệm trong các lĩnh vực quản lý kinh tế thủy sản và biến đổi khí hậu.
Trường Đại học Nha Trang có một đội ngũ đông đảo các cán bộ giảng dạy và làm việc trong lĩnh vực kinh tế nông, ngư nghiệp và môi trường rất gần gũi với chuyên ngành quản lý hệ sinh thái biển và biến đổi khí hậu. 
Bên cạnh các chương trình phối hợp đào tạo sau 

File đính kèm:

  • docbai dich de an.doc
Giáo án liên quan