Dạy học tích hợp ở trường THCS và đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp trong chương trình và sách giáo khoa sau 2015

1.2.4. Tích hợp đa môn (multidisciplinary)

• Các môn học riêng biệt nhưng có những liên kết có chủ đích giữa các môn học và trong từng môn bởi các chủ đề hay vấn đề chung.

Khi HS nghiên cứu về một vấn đề nào đó, các em được đồng thời tiếp cận từ nhiều môn học khác nhau. Ví như, chủ đề Truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam, HS có thể được tiếp cận trong môn Lịch sử, môn Văn học, môn GDCD, Âm nhạc. Từ cách tiếp cận đa môn này, GV không cần thay đổi nhiều nội dung môn học, nội dung và đánh giá vẫn theo bộ môn, HS có thể tạo ra những kết nối giữa các bộ môn để giải quyết vấn đề.

1.2.5. Tích hợp liên môn (interdisciplinary)

Các môn học được liên hợp với nhau và giữa chúng có các chủ đề, các vấn đề, những khái niệm lớn và những ý tưởng lớn. Chương trình liên môn tạo ra những kết nối rõ rệt giữa các môn học. Chương trình xoay quanh các chủ đề/ vấn đề chung nhưng các khái niệm hoặc các kĩ năng liên môn được nhấn mạnh giữa các môn chứ không phải trong từng môn riêng biệt.

 

doc13 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học tích hợp ở trường THCS và đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp trong chương trình và sách giáo khoa sau 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hợp (DHTH) và dạy học phân hóa (DHPH) ở bậc phổ thông mà giáo dục Việt Nam đang mong muốn đó là triển khai một cách đồng bộ và hệ thống. Điều đó không những đòi hỏi sự thay đổi chương trình (CT) và sách giáo khoa (SGK) mà còn đòi hỏi thay đổi về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.
            Dạy học tích hợp được thực hiện tập trung ở cấp Tiểu học và THCS,dạy học phân hóa đẩy mạnh ở cấp THPT. Để phù hợp với đối tượng GV và SV hiện nay, chúng tôi xin đề tập trung vào vấn đề dạy học tích hợp và đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp trong chương trình và SGK sau năm 2015.
1.      Tích hợp và Dạy học tích hợp 
1.1.  Khái niệm
1.1.1.     Tích hợp
Tích hợp (tiếng Anh: Integration) có nguồn gốc từ tiếng Latinh, với nghĩa xác lập lại cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ.
Integration (n)/ integrate (v) trong tiếng Anh có nghĩa là hợp lại thành một hệ thống thống nhất, sự bổ sung thành thể thống nhất, sự hợp nhất, sự hòa hợp với môi trường, (tiếng Anh – Mỹ còn có nghĩa sự hòa hợp chủng tộc, sự mở rộng cho mọi chủng tộc). 
Trong tiếng Việt, tích hợp được ghép từ hai từ tích và hợp. Tích: (danh từ) là kết quả của phép nhân; (động từ): dồn góp từng ít cho thành số lượng đáng kể (Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học; tr 981) Hợp:(danh từ): tập hợp mọi phần tử của các tập hợp khác; (động từ): gộp chung; (tính từ): không mâu thuẫn, đúng với đòi hỏi. Tích hợp: lắp ráp, kết nối các thành phần của một hệ thống theo quan điểm tạo nên một hệ thống toàn bộ.
Như vậy, tích hợp có thể hiểu là sự kết hợp, sự hợp nhất, sự hòa nhập các bộ phận, các phần tử khác nhau thành một thể thống nhất.
1.1.2.     Dạy học Tích hợp
Trong giáo dục, khái niệm Tích hợp xuất hiện từ thời kỳ Khai sáng (thế kỷ  XVIII) dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ môn học thành “môn học” mới, như Vật lý, Hóa học, Sinh học được tích hợp thành Khoa học tự nhiên; Lịch sử, Địa lý, Xã hội học, Kinh tế học thành môn Nghiên cứu xã hội.
Tích hợp cũng có thể hiểu là sự lồng ghép các nội dung cần thiết vào nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường vào nội dung các môn học: Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dânxây dựng trong các môn học truyền thống.
Về phương diện lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức trong một môn học hoặc giữa các môn học thành một nội dung thống nhất. Cũng có thể hiểu: Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố, nội dung gần và giống nhau, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết, làm sáng tỏ vấn đề và cùng một lúc đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.
1.2. Các mức độ tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông
Nhiều nhà chuyên môn đã phân chia các mức độ tích hợp:
+ 4 cấp độ (Xavier Roegies)
-         tích hợp trong nội bộ môn học
-         tích hợp đa môn
-         tích hợp liên môn
-         tích hợp xuyên môn
+ 5 cấp bậc: (Susan M Drake, 2007, Creating Standards – Based Integated Curriculum):
-         tích hợp trong nội bộ môn học
-         tích hợp lồng ghép
-         tích hợp đa môn
-         tích hợp liên môn
-         tích hợp xuyên môn
1.2.1.Truyền thống (traditional)
Từng môn học được giảng dạy, xem xét riêng rẽ, biệt lập, không có bất kỳ sự liên hệ kết nối nào như chụp ảnh cận cảnh từng đoạn – một hướng, một cách nhìn, sự tập trung hạn hẹp vào một môn riêng rẽ. VD: GV áp dụng quan điểm này trong dạy học từng môn riêng biệt, các vấn đề được giải quyết trên cơ sở kiến thức, kĩ năng của chính lĩnh vực bộ môn đó.
1.2.2. Kết hợp/ lồng ghép ( fusion)
Một nội dung nào đó được kết hợp vào chương trình đã có sẵn. Ở nước ta, trong nhiều năm qua đã tích hợp, lồng ghép các chủ đề về dân số, môi trường, an toàn giao thông, sức khỏe sinh sản, kĩ năng sốngvào các lĩnh vực môn học như Địa lý, Sinh học, Đạo đức, Giáo dục Công dân
1.2.3. Tích hợp trong một môn học (nội môn)
Tích hợp trong nội bộ môn học. Tích hợp những nội dung của các phân môn, các lĩnh vực nội dung môn thuộc cùng một môn học theo những chủ đề, chương, bài cụ thể nhất định. Như trong môn Hóa học: tích hợp nội dung Hóa học vô cơ, Hóa học hữu cơ trong chương Hóa học và các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường. Trong môn Toán: tích hợp Đại số, Hình học và Lượng giác tại một số thời điểm.  Trong môn Lịch sử, tích hợp kiến thức lịch sử thế giớ, Lịch sử Việt Nam và Lịch sử địa phương trong cùng một bài học. Ví dụ: Dạy về Tổng khởi nghĩa tháng Tám ở Việt Nam: kiến thức Lịch sử thế giới có trong Thời cơ cách mạng; trong diễn biến khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước, GV đề cập đến khởi nghĩa giành chính ở địa phương.
1.2.4. Tích hợp đa môn (multidisciplinary)
            Các môn học riêng biệt nhưng có những liên kết có chủ đích giữa các môn học và trong từng môn bởi các chủ đề hay vấn đề chung.
Khi HS nghiên cứu về một vấn đề nào đó, các em được đồng thời tiếp cận từ nhiều môn học khác nhau. Ví như, chủ đề Truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam, HS có thể được tiếp cận trong môn Lịch sử, môn Văn học, môn GDCD, Âm nhạc.  Từ cách tiếp cận đa môn này, GV không cần thay đổi nhiều nội dung môn học, nội dung và đánh giá vẫn theo bộ môn, HS có thể tạo ra những kết nối giữa các bộ môn để giải quyết vấn đề.
1.2.5. Tích hợp liên môn (interdisciplinary)
Các môn học được liên hợp với nhau và giữa chúng có các chủ đề, các vấn đề, những khái niệm lớn và những ý tưởng lớn. Chương trình liên môn tạo ra những kết nối rõ rệt giữa các môn học. Chương trình xoay quanh các chủ đề/ vấn đề chung nhưng các khái niệm hoặc các kĩ năng liên môn được nhấn mạnh giữa các môn chứ không phải trong từng môn riêng biệt.
1.2.6. Tích hợp xuyên môn (transdisciplinary)
Cách tiếp cận những vấn đề từ cuộc sống thực và có ý nghĩa đối với HS mà không xuất phát từ các khoa học tương ứng với môn học, từ đó xây dựng nên các môn học mới khác với môn học truyền thống. Cac tiếp cận này bắt đầu từ ngữ cảnh cuộc sống thực (real – life context). Điều quan tâm nhất ở đây chính là sự phù hợp đối với HS.
Điểm khác tích hợp liên môn ở chỗ: nó xuất phát từ ngữ cảnh cuộc sống thực và sở thích của HS.
VD: Xuất phát từ bối cảnh “Ô nhiễm môi trường và cần làm trong sạch môi trường thành phố”, nhà trường đưa ra một chương trình tích hợp phong phú, HS lựa chọn các vấn đề về môi trường và tiến hành thu thập thông tin, nghiên cứu và đề xuất các biện pháp làm trong sạch môi trường.
            Tóm lại, dạy học tích hợp tuy còn là khái niệm mới, song trong thực tế, việc dạy học tích hợp đã xuất hiện đây đó, dù chưa được hệ thống và toàn diện. Tùy theo nhu cầu thực tế, và mục tiêu của chương trình giáo dục mà mức độ tích hợp được vận dụng linh hoạt.
1.     Định hướng tích hợp ở trường THCS trong chương trình giáo dục sau năm 2015
1.1.          Kinh nghiệm thế giới về dạy học tích hợp
TT
NƯỚC
LS
ĐỊA LÝ
MÔN TÍCH HỢP
GHI CHÚ
1.        
Anh
X
X
HS 5-14 tuổi
2.         
Ireland
X
X
HS 5- 15 tuổi
3.         
Bắc Ireland
Thế giới quanh ta
Môi trường và xã hội
HS 4-11 tuổi
HS 11-14 tuổi
4.         
Wales
X
x
HS 7-16 tuổi
5.         
Pháp
Văn hóa nhân văn
Lịch sử - Địa lý – GDCD
Lịch sử - Địa lý
HS 8-11 tuổi
HS 11- 12 tuổi
HS 12 – 16 tuổi
6.         
Úc
x
x
7.         
Nhật
Nghiên cứu môi trường 
Nghiên cứu xã hội
HS 6-8 tuổi
HS 8 -15 tuổi
8.         
Hàn Quốc
Cuộc sống thông minh
Nghiên cứu xã hội
 HS 6-8 tuổi
HS 8-15 tuổi
9.         
Xingapo
X
X
Tìm hiểu xã hội 
Tiểu học
THCS riêng biệt: LS, Địa lý
THPT: tự chọn môn tích hợp Nhân văn hoặc riêng : LS hoặc Địa lý
10.      
Nam phi
Kỹ năng sống 
KHXH
Từ 6-15 tuổi
Từ 9-15 tuổi
- Pháp: Môn Lịch sử - Địa lý – GDCD ở Pháp kết hợp thành 1 môn, song vẫn tồn tồn tại 3 phân môn độc lập. Bên cạnh đó, môn này cũng được khuyến nghị dạy tích hợp với các môn khác như Lịch sử nghệ thuật.
-Hàn Quốc: Môn Lịch sử, Địa lý và KHXH cấp THCS của Hàn Quốc
Lớp
Lịch sử
Địa lý
KHXH
7
-Các vấn đề về địa hình, thời tiết, phong tục, văn hóa các vùng
-Vấn đề dân số, đô thị
-cá nhân và cuộc sống xã hội
-Tìm hiểu sự hình thành của văn hóa
- Luật pháp và cuộc sống quanh chúng ta
-Bảo vệ quyền con người và Hiến pháp
8
Lịch sử Hàn Quốc
Lịch sử thế giới
9
Lịch sử Hàn Quốc
Lịch sử thế giới
-Các vấn đề tài nguyên và môi trường, hoạt động công nghiệp
-Tương lai của Hàn Quốc
-Các vấn đề liên quan đến chính trị
-Các vấn đề liên quan đến kinh tế
10
Lịch sử Hàn Quốc
Lịch sử thế giới
-Những thông tin về lãnh thổ và địa lý
-Điều kiện tự nhiên và cuộc sống con người
-Cảnh quan văn hóa cụ thể
-Sự công nhận địa phương và hoạt động không gian
-Phát triển địa phương và bảo toàn quốc gia
- Văn hóa
- Luật pháp
- Toàn cầu hóa
- Quyền con người
-Chất lượng cuộc sống
Có thể thấy, xu hướng xây dựng các môn học thuộc KHXH rất phong phú, có nước tích hợp mạnh thành môn tích hợp, có nước tồn tại cả môn tích hợp và môn độc lập.
2.2.Định hướng dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục ở Việt Nam sau năm 2015
Ở Việt Nam, trong quá trình đổi mới CT-SGK từ những năm 90 và sau năm 2000, các kiến thức về địa lí, lịch sử, khoa học tự nhiên đã được tích hợp trong môn Tự nhiên-Xã hội (ở bậc tiểu học). Riêng bậc THCS, THPT việc dạy học tích hợp các môn KHXH, KHTN vẫn chưa áp dụng được. Tâm thế của HS, GV, nhà trường và toàn xã hội đối với việc dạy học tích hợp cũng chưa sẵn sàng. Bởi vậy, thuật ngữ dạy học tích hợp còn là mới mẻ với khá đông những người làm công tác dạy học và giáo dục.
      Theo Đề án Đổi mới CT-SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015, DHTH được hiểu là định hướng dạy học trong đó GV tổ chức, hướng dẫn để HS biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; thông qua đó hình thành những kiến thức, kỹ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.
Về định hướng xây dựng nội dung chương trình:
“Chương trình được thiết kế theo hướng tăng cường tích hợp ở cấp tiểu học và cấp THCS, phân hóa rõ dần từ cấp tiểu học đến cấp THCS và sâu hơn ở cấp THPT.”
Xét về cách thiết kế nội dung môn học sẽ có hai dạng tích hợp sau:
+Tích hợp trong một môn học: là thực hiện gắn kết, đảm bảo tính đồng bộ giữa các nội dung có liên quan của các phân môn trong một môn học; hoặc lồng ghép các vấn đề cần thiết nhưng không thành môn học (như các nội dung về môi trường, năng lượng, biến đổi khí hậu, kỹ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản) vào nội dung của mỗi môn học tùy theo đặc trưng của từng môn.
+Tích hợp nhiều lĩnh vực thành môn học với 02 mức độ: Tích hợp cao là tích hợp các kiến thức liên quan tới lĩnh vực khoa học tự nhiên như Vật lí, Hóa học, Sinh học thành môn Khoa học tự nhiên và các kiến thức về Khoa học xã hội như Lịch sử, Địa lý, Đạo dức, Giáo dục công dân thành môn Tìm hiểu xã hội hoặc Khoa học xã hội. Mức độ tích hợp thấp là trong một môn học tích hợp vẫn giữ các phân môn riêng, nhưng lựa chọn và sắp xếp gần nhau các nội dung, chủ đề/đề tài có liên quan của các phân môn này để làm sáng tỏ cho nhau; đồng thời thiết kế các chủ đề dạy học mang tính liên môn.
Về mặt phương pháp, dạy tích hợp còn được hiểu là sự kết hợp giữa giảng dạy lý thuyết và thực hành trong cùng một bài dạy, kết hợp được nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trên lớp. “TiếpD tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại,..,chuyển từ chủ yếu là học tập trên lớp sang đa dạng hóa hình thức tổ chức học tập, chú ý các hoạt động xã hội và nghiên cứu khoa học. Cân đối giữa dạy học và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; giữa hoạt động tập thể, nhóm nhỏ và cá nhân; giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn” “Thực hiện đa dạng phương pháp đánh giá như quan sát, vấn đáp, kiểm tra trên giấy, trình bày báo cáo, dự án học tập”
      Tóm lại, DHTH phải được thể hiện ở cả mục tiêu, nội dung kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá. 
11.  Đào tạo giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu DHTH  sau năm 2015
3.1. Những năng lực giáo viên cần có để dạy học tích hợp
Trước hết phải khẳng định rằng, những năng lực mà người GV cần có để dạy tích hợp sẽ không nằm ngoài những năng lực đã được qui định trong chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học và THCS đã được ban hành. Song có sự bổ sung  những năng lực sau đây:
        a)-Có năng lực chuyên môn sâu, có kiến thức liên ngành rộng và một sự hiểu biết xã hội (văn hóa đại cương) sâu sắc. Đây là yếu tố nền tảng rất quan trọng, bởi thiếu nó GV sẽ không liên kết được những kiến thức có liên quan đến nội dung dạy học.
            b)-Có hiểu biết sâu về dạy học tích hợp:  Thể hiện ở việc:
+ Hiểu rõ bản chất DHTH; các cách tích hợp, các mức độ tích hợp (dọc, ngang; theo nội dung/ chủ đề; liên môn, xuyên môn, đa môn)
+Biết xây dựng chủ đề/ hoặc nội dung tích hợp; biết khai thác những nội dung, yếu tố có mối liên hệ gắn kết gần gũi với nội dung bài học.
+Thiết kế được các kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp (về nội dung, về hoạt động)
+Biết phương pháp, cách thức dạy học tích hợp để giúp HS tự cập nhật, đổi mới tri thức, phát triển năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề phức hợp, đồng thời chuyển tải nội dung giáo dục tới HS một cách sinh đông, tự nhiên, nhẹ nhàng, hấp dẫn;
+ Thực hiện tốt quá trình dạy học tích hợp ở trên lớp cũng như ở ngoài lớp học (thư viện, sân trường, công viên, bảo tàng, di tích lịch sử văn hóa, nhà máy) với những phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học và hình thức tổ chức dạy học đa dạng phong phú.
            c)- Có năng lực khai thác, sử dụng các kênh  thông tin một cách hiệu quả, nhất là qua Internet  để làm cho nội dung bài giảng phong phú, đa dạng.Tạo điều kiện cho HS được học tập qua các nguồn học liệu đa dạng, phong phú trong xã hội. Từ đó phát triển năng lực tự học và chuẩn bị tâm thế cho học tập suốt đời của HS.
        d)- Có năng lực giải quyết vấn đề cũng như các tình huống nảy sinh trong dạy học.
        e)- Có năng lực về gắn lý thuyết với thực hành. Bản chất của dạy tích hợp là tổ chức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành trong một nội dung bài học. Do đó GV phải có được năng lực cần thiết này.
3.2. Đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp
 Chương trình đào tạo giáo viên phổ thông hiện nay chỉ nhằm đào tạo giáo viên dạy một hoặc hai môn, mới chú trọng kiến thức và kỹ năng, chưa coi trọng đào tạo năng lực. Chính điều này đã làm giảm khả năng phát triển và thích ứng của giáo viên trong thực tiễn hoạt động dạy học khi chương trình GD thay đổi. Để đào tạo GV đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp, cần có các giải pháp đồng bộ: xây dựng chương trình và đào tạo giáo viên, bồi dưỡng giáo viên, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên.
 Trong đào tạo giáo viên
Giải pháp khả thi có thể giải quyết những bất cập trên là các trường sư phạm nhanh chóng sắp xếp, thiết kế lại chương trình ĐT GV theo hướng tích hợp các môn học mới và phát triển chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm để  đào tạo SV  có khả năng dạy tích hợp một số môn học cùng lĩnh vực như: các môn khoa học tự nhiên ; các môn khoa học xã hội nhân văn và các môn ngoại ngữ, tin học và công nghệ. Các giáo viên đào tạo theo một trong các chương trình cử nhân trên có thể làm giáo viên đứng lớp cho những môn học theo hướng tích hợp của chương trình phổ thông.
 Nguyên tắc chung của việc thiết kế chương trình đào tạo theo hướng tích hợp nên theo là: các môn học được modul hóa thành các học phần gần gũi nhau để có thể dùng chung cho nhiều chương trình và dễ dàng tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ. Theo đó, các mo dul  được tích hợp kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp. Đây là sự thay đổi căn bản về chương trình đào tạo so với cách dạy truyền thống trước đây và điều này tất yếu đòi hỏi giảng viên sư phạm phải đổi mới, lựa chọn phương pháp sư phạm phù hợp, cách thức tổ chức dạy học để nhằm đạt được mục tiêu đào tạo. 
Trong các modul, kiến thức cần rộng, cốt lõi sâu vừa đủ để tạo cho SV có tiềm năng tự học, tự phát triển. Các môn học cần có chương trình chi tiết được soạn kỹ và ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, bài tập để đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao trong dạy và học.
Trong thực hiện chương trình đào tạo, bản thân giảng viên phải là người tích hợp được các lĩnh vực kiến thức liên quan đến nội dung trong cùng một bài học, một môn học; tích hợp giữa dạy lý thuyết với thực hành, tích hợp được các phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học.
Chính cách dạy tích hợp của người giảng viên sư phạm sẽ trực tiếp là phương tiện, là khuôn mẫu để rèn kỹ năng dạy tích hợp cho SV-người GV tương lai sau này.
Trong bồi dưỡng giáo viên
+Trước hết, cần biên soạn các tài liệu về dạy học tích hợp để bồi dưỡng, trang bị cho đội ngũ GV phổ thông  những lý luận và thực tiễn về dạy học tích hợp. Những tài liệu này cần được viết dưới dạng như những cẩm nang để GV dễ vận dụng, tránh hàn lâm, lý thuyết.
+ Thiết kế một số giáo án tích hợp, các tiết dạy minh họa thể hiện cách thức dạy học tích hợp để GV học tập, vận dụng.
+ Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn cho tất cả GV các cấp và đội ngũ cán bộ quản lý GD về DHTH. Việc tổ chức bồi dưỡng cần đi vào cái cụ thể, thiết thực, đáp ứng yêu cầu của GV, tăng cường tính thực hành, thực tế.
    + Chú trọng việc bồi dưỡng GV tại đơn vị cơ sở, trong đó hướng GV đi vào con đường tự học, tự nghiên cứu để có thể vận dụng dạy học tích hợp trong bộ môn của mình. Đây là một trong những biện pháp quan trọng, có tác dụng quyết định trực tiếp đến năng lực dạy học của GV.
            + Tăng cường hình thức bồi dưỡng qua mạng bằng các nguồn học liệu  phong phú.
+ Phát huy chức năng của các trường sư phạm trong công tác bồi dưỡng GV và phải coi đây là  lực lượng nòng cốt, chủ yếu trong công tác bồi dưỡng GV. 
    -Những đề xuất:
 Để đào tạo GV dạy học tích hợp ở trường THCS trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi đề xuất:
    1)- Thiết kế lại chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu DHTH. Một vấn đề đặt ra là trong đổi mới giáo dục sau 2015, các trường phổ thông đi trước hay các trường sư phạm đi trước? Mặc dù hiện nay chưa có chương trình giáo dục phổ thông sau 2015, nhưng định hướng tích hợp là rõ ràng. Giáo viên dạy tích hợp cần có kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức xã hội rộng, vì thế, vẫn cần thiết phải trang bị kiến thức các phân môn khoa học, nhưng đồng thời có các chuyên đề liên môn. Điểu này đòi hỏi các bộ môn khoa học phải liên kết sâu trong xây dựng chương trình và biên soạn nội dung môn học.
Ví dụ: Chuyên đề về Biển đảo Việt Nam cần sự liên kết của bộ môn Địa lý, bộ môn Lịch sử, bộ môn Giáo dục Chính trị trong biên soạn nội dung.
2)- Chú trọng hình thành và phát triển năng lực cho sinh viên sư phạm. Hướng tiếp cận của chương trình giáo dục đổi mới chuyển từ mục tiêu kiến thức sang mục tiêu phát triển năng lực người học, cho nên, bên cạnh kiến thức chuyên môn và xã hội, sinh viên sư phạm cần được hình thành và phát triển các năng lực: năng lực tự học, tự nghiên cứu; năng lực thiết kế các giáo án tích hợp; năng lực tổ chức các hoạt động dạy học; năng lực giải quyết vấn đề một cách chủ động, sáng tạo; năng lực hợp tácBộ môn Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong thời điểm này có ưu thế năng động trong việc rèn luyện và phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên.
3)- Đổi mới đồng bộ nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học. Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học đối với sinh viên sư phạm, tăng tính thực tế, thực hành. Đối với SV được đào tạo để dạy học môn Khoa học Xã hội ở THCS thì tăng cường tổ chức học tập, nghiên cứu tại thực địa, tham gia các hoạt động xã hội, tổ chức dạy học theo các phương pháp tích cực, dạy học dự án, Kiểm tra, đánh giá chú trọng đến cả kết quả và quá trình, kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá như quan sát, vấn đáp, bài viết kiểm tra, bài luận.
4)Tổ chức bồi dưỡng  các chuyên đề dạy học tích hợp và rèn luyện năng lực dạy 

File đính kèm:

  • docday_hoc_tich_hop_o_truong_THCS.doc