Dạy học theo chủ đề Vật lý 6 - Máy cơ đơn giản

1. Kiến thức:

- Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và các thiết bị thông thường.

- Biết cách sử dụng máy cơ đơn giản để thực hiện công việc dễ dàng hơn.

2. Kĩ năng

- Làm được thí nghiệm để so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng.

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 9598 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học theo chủ đề Vật lý 6 - Máy cơ đơn giản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I- Chủ đề: Máy cơ đơn giản.
Chuẩn KT- KN
Các NLTP
Các hoạt động
Công cụ đánh giá
1. Kiến thức:
- Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và các thiết bị thông thường.
- Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là làm giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ưng dụng thực tế.
2. Kĩ năng
- Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế, cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của nó.
K1- Trình bày được khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng một lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật. Trình bày được các tác dụng của máy cơ đoan giản.
K3: Sự dụng được kiến thức vật lí về tác dụng của mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc để dụ đoán về việc muốn tăng giảm lực kéo vật lên.
K4: Vận dụng được các tác dụng của máy cơ đơn giản vào tình huống thực tế để có hiệu quả công việc cao hơn.
P1: Đặt ra những câu hỏi nên sử dụng máy cơ đơn giản nào trong từng trường hợp cụ thể.
P2: Mô tả được lợi ích của việc sử dụng máy cơ đơn giản trong từng TH cụ thể.
P3: Thu thập đánh giá, lựa chọn và sử lí thông tin về các tác dụng của MCĐG.
P4: Từ việc muốn giảm lực kéo vật lên đối với mặt phẳng nghiêng dụ đoán việc muốn làm giảm lực nâng vật lên đối với đòn bẩy.
P8: Xác định được mục đích lắp ráp, tiến hành xử lý kết quả thí nghiệm và rút ra tác dụng của máy cơ đơn giản.
P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm.
X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lý bằng ngôn ngữ vật lý và các cách diễn tả đặc thù của vật lý
X2: Phân biệt được những mô tả về việc sử dụng từng loại MCĐG bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lý.
X3:Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau từ các số liệu, hình ảnh về việc sử dụng MCĐG.
X5: Ghi lại được kết quả từ các hoạt động tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm
X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lý
X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lý. 
C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức
C5: Sử dụng được kiến thức vật lý để đánh giá và cảnh bảo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống.
* Tiết 1:
HĐ 1: (P1; P8)
- HS quan sát hình 13.1.
- Hoạt động nhóm làm thí nghiệm bài 13. Hình 13.3 và hoàn thiện C2 
- HS quan sát tiếp các hình 14.1; 15.1 ; 16.1 (SGK) và nghiên cứu trước 3 thí nghiệm bài 14,15,16.
- Lựa chọn và tìm hiểu các dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho TN các bài 14,15,16.
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.
- HDVN: Cá nhân học sinh tiếp tục nghiên cứu các TN trên.
* Tiết 2:
HĐ 2: ( K1; K3; P2; P3; P4 ; P8; P9; X1; X2; X3; X5; X6; X7; X8; C5 ) HS hoạt động nhóm:
+ Đọc thông tin SGK và tiến hành Thí nghiệm theo nhóm( đổi chéo các nhóm làm thí nghiệm)
+ HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập 1
- HDVN: Các nhóm tiếp tục hoàn thiện nội dung của phiếu học tập. Cá nhân học sinh nghiên cứu trước các câu hỏi Ctrong phần vận dụng các bài 
 14,15,16.
*Tiết 3:
HĐ 3: ( K3; K4; X7; X8 ; C1) Vận dụng
- GV tổ chức thảo luận chung về các tác dụng của máy cơ đơn giản.
+ Trả lời một số câu hỏi phần vận dụng trong SGK( Bài 14- C3, C4 C5; bài 15 – C4,C5; Bài 16 C5,C6,C7)
HDVN: - Làm các bài tập trong SBT, học các tác dụng của các MCĐG.
* Tiết 4
HĐ 4: ( C5; X7; X8) Ứng dụng
+ Đưa ra một số những hình ảnh thực tế sử dụng máy cơ đoan giản trong thực tế đời sống: đưa đồ, hàng lên nhà cao tầng; Lấy nước từ giếng lên; Đưa đồ nặng lên xe ô tô; di chuyển đồ vật trong nhà có sử dụng MCĐGvà giải thích những hình ảnh đó
+ HS giải thích các hiện tượng trên và ứng dụng vào cuộc sống. 
+ Gv đưa ra một số những bài tập ( sách giảm tải, hoặc một số sách tham khảo)
HDVN: 
+ Tạo ra sản phẩm là các máy cơ đơn giản
?1: So sánh lực kéo vật lên theo phương thẳng đứng với trọng lượng của vật.
- Phiếu học tập
* Thí nghiệm 1 (H14.2)
?1.1: So sánh lực kéo vật lên khi sử dụng mặt phẳng nghiêng với trọng lượng của vật.
?1.2: Nêu tác dụng của mặt phẳng nghiêng.
?1.3: Muốn làm giảm lực kéo vật lên khi sử dụng mặt phẳng nghiêng thì ta phải tăng hay giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng.
* Thí nghiệm 2(H 15.4)
?2.1: Nêu tác dụng của đòn bẩy.
?2.2: Muốn lực nâng vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật thì ta phải đặt đòn bẩy như thế nào.
* Thí nghiệm 3( H16.4;16.5)
?3.1: Ròng rọc cố định, ròng rọc động là ròng rọc như thế nào?
?3.2: Nêu tác dụng của ròng rọc cố định, ròng rọc động.
- Tiếp tục sử dụng các phiếu học tập.
- Các câu hỏi và các ứng dụng thực tế của máy cơ đơn giản.
- Các sản phẩm cụ thể
Bài 13: Máy cơ đơn giản.
Chuẩn KT- KN
Các NLTP
Các hoạt động
Công cụ đánh giá
1. Kiến thức:
- Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và các thiết bị thông thường.
- Biết cách sử dụng máy cơ đơn giản để thực hiện công việc dễ dàng hơn.
2. Kĩ năng
- Làm được thí nghiệm để so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng.
K2: So sánh được trọng lược của vật và lực kéo vật lên theo phương thẳng đứng.
K3: Sự dụng được kiến thức vật lí cũ và kinh nghiệm của mình để tiến hành thí nghiệm theo phương án được nêu ra. K4: Vận dụng được kiến thức vào các tình huống thực tế. 
P1: Đặt ra những câu hỏi vè sự kiện tình huống có vấn đề ( Câu hỏi đầu bài).
P3: Thu thập đánh giá, lựa chọn và sử lí thông tin từ các nguồn tin khác nhau để giải quyết vấn đề trong hoạt động nhóm.
P8: Xác định được mục đích lắp ráp, tiến hành xử lý kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng một lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật.
P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm.
X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lý bằng ngôn ngữ vật lý và các cách diễn tả đặc thù của vật lý. 
X2: Phân biệt được những mô tả các hiện tượng tụ nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lí.
X3:Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau từ các số liệu, hình ảnh cụ thể.
X5: Ghi lại được kết quả từ các hoạt động tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm.
X6: Trình bày được kết quả từ các hoạt động vật lí.
X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lý
X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lý. 
C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thứcqua việc làm các bài tập.
C5: Sử dụng được kiến thức vật lý để đánh giá và cảnh bảo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống khi vận dụng các máy cơ đoan giản trong cuộc sống.
HĐ 1: (P1)
Học sinh quan sát tình huống đầu bài.
HĐ 2: Lực kéo vật lên theo phương thẳng đứng: ( K3; P8; K2; P3; C1 ; K4; X1; X2; X3; X5; X6; X7; X8;P9) 
HS hoạt động nhóm
+ Đọc thông tin SGK và tiến hành Thí nghiệm theo nhóm
+ HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi C1; C2 ; C3 ( SGK)
HĐ 3: Các máy cơ đơn giản: ( K4; X2; X6 ; C1; C5)
 + Đưa ra một số những hình ảnh thực tế sử dụng máy cơ đoan giản trong thực tế đời sống và gới thiệu( hoặc sử dụng cách khác)
+ Trả lời một số câu hỏi C4; C5; C6 trong SGK
HĐ 4: ( K4; X7; X8; C1) Vận dụng:
GV Phát phiếu học tập cho các nhóm học sinh thực hiện:
?. Có thể đưa ống lên bằng những cách nào và dùng dụng cụ nào cho đỡ vất vả?
Hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi C1; C2; C3 ( SGK)
Trả lời các câu hỏi C4; C5; C6 ( SGK).
+ Lấy ví dụ về các máy cơ đơn giản có vận dụng trong cuộc sống hàng ngày?
+ Trong cuộc sống em đã bao giờ vận dụng máy cơ đơn giản để làm việc gì chưa? Đó là loại máy cơ đơn giản nào?
Phiếu học tập:
Bài 1: Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 20kg từ dưới giếng lên người ta phải sử dụng lực nào trong các lực sau đây?
A. F=200N B. F=20N
C. 20N< F < 200N D. F < 20N
Bài 2: Trong các kết luận dưới đây kết luận nào không đúng?
A. Đường ngoằn ngoèo lên dốc là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng.
B . Cầu thang máy là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng.
C. Tời múc nước là ứng dụng cảu Ròng rọc.
D. Cần mức nước là ứng dụng cảu đòn bẩy.
Bài 3: Trong các trường hợp dưới dây trường hợp nào không sử dụng máy cơ đơn giản.
A. Dùng tấm ván đặt nghiêng để đưa thùng hàng lên ô tô.
B. Dùng tời để kéo sô vữa lên cao.
C. Dùng tay để kéo trục tiếp một gầu nước từ dưới giếng lên.
D. Dùng kéo để cắt một miếng nhôm mỏng.
Bài 4: Trong các dụng cụ dưới đây dụng cụ nào không phải là ứng dụng của máy cơ đoan giản:
A. Con dao thái.
B. Búa nhổ đinh.
C. Kìm điện.
D. Kéo cắt giấy.
Câu 5: Để đưa một vật nặng 100kg trực tiếp lên cao theo phương thẳng đứng phải cần một lực kéo ít nhất bằng bao nhiêu?
A. 100N. B. 200N
C. 500N. D. 1000N.
BẢNG RUPRIC
Bảng 1: Làm thí nghiệm kéo vật lên theo phương thẳng đứng với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật
Nội dung
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mục tiêu làm TN
Chưa biết xác định
Biết XĐ nhưng chưa đầy đủ
XĐ đúng mục tiêu làm TN
Phương án và dụng cụ TN
Chưa biết xác định
Biết XĐ nhưng chưa đầy đủ
Đề xuất được PATN, lựa chọn được dụng cụ TN 
Lắp ráp, Tiến hành thí nghiệm
Không lắp ráp được thí nghiệm
Làm được, nhưng chưa đầy đủ, chính xác, thành thạo.
Làm đúng các thao tác, các bước tiến hành.
Thu thập, xử lí số liệu và kết luận
Đọc không đúng
Đọc đúng nhưng còn sai số nhiều suy ra kết luận sai.
Đọc tương đối chính xác số chỉ của lực kế, từ đó xác định đúng tổng 2 lực để kéo vật lên suy ra kết luận đúng.

File đính kèm:

  • docMáy cơ đơn giản.doc