Dạy học theo Chủ đề “các phép tu từ” (Ngữ văn 6)

NHÂN HÓA

 A. Kiểm tra phần chuẩn bị của HS (màn hình)

 1) Câu hỏi: So sánh là gì? Cấu tạo của phép so sánh? Có mấy cách so sánh? Cho ví dụ?

  So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

  Cấu tạo của phép so sánh gồm: Vế A, phương diện so sánh, từ ngữ so sánh và vế B

  Có hai kiểu so sánh: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.

  Ví dụ: nhận xét theo ví dụ của HS

 2) Kiểm tra việc chuẩn bị bài của 3 học sinh.

 B. Bài mới: Hôm trước chúng ta đã được học về phép tu từ so sánh, biết được cấu tạo và các kiểu so sánh, tác dụng của phép so sánh. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu một phép tu từ khác có tên gọi là nhân hóa.

 

docx15 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 7531 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học theo Chủ đề “các phép tu từ” (Ngữ văn 6), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là khó hình dung nếu ta không thông qua sự đối chiếu bằng một sự vật khác. Cách làm ấy gọi là so sánh. Vậy so sánh là gì và chúng có tác dụng thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1 
 µ HS đọc ví dụ (màn hình) 
? Tìm các cụm từ chứa hình ảnh so sánh trong ví dụ trên?
Trẻ em như búp trên cành 
Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận 
? Sự vật nào được so sánh với nhau?
Trẻ em được so sánh với búp trên cành
Rừng được được so sánh với hai dãy trường thành
? Vì sao có sự so sánh đó? (PP động não) 
Giữa chúng có nét giống nhau (tương đồng)
? So sánh như vậy để làm gì?
 Nổi bật cảm nhận của tác giả, làm cho câu văn, thơ có hình ảnh và gợi cảm ð so sánh
? Vậy em hiểu so sánh là gì? Cho ví dụ? 
HS trả lời, HS nhận xét, GV đánh giá (GV có thể cho ví dụ: Cô giáo như mẹ hiền)
µ GV lưu ý HS về tu từ so sánh và so sánh lô-gíc.
Hoạt động 2:
? Xác định sự vật được so sánh, sự vật dùng để SS, từ so sánh, phương diện so sánh trong ví dụ sau (lập bảng)
(HS hoạt động nhóm, PP học tập hợp tác, đèn chiếu)
Thầy thuốc như mẹ hiền.
Quê hương là chùm khế ngọt.
Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.
Ví dụ 
Vế A
(Sự vật được so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B
(Sự vật dùng so sánh)
a)
Thầy thuốc 
như
mẹ hiền. 
b)
Quê hương 
là
chùm khế ngọt 
c)
Cây gạo
sừng sững
như
một tháp đèn khổng lồ.
? Từ những VD trên em hãy cho biết cấu tạo của phép so sánh?
HS trả lời, HS nhận xét, GV đánh giá
µ GV lưu ý HS một số trường hợp có sự thay đổi về cấu tạo: vắng mặt từ ngữ chỉ phương diện so sánh; từ so sánh; vế B trước vế A 
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (đèn chiếu)
Bài tập 1 trang 25: (HS thực hiện cá nhân vào film trong, GV kiểm tra một số em, nhận xét, sửa)
So sánh đồng loại 
So sánh người với người: Thầy thuốc như mẹ hiền 
So sánh vật với vật: Sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện 
So sánh khác loại 
So sánh vật với người 
Cá nước bơi hàng đàn đen trũi như người bơi ếch. 
Nó đen như cột nhà cháy 
So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng: 
Sự nghiệp của chúng ta giống như rừng cây đương lên đầy nhựa sống và ngày càng lớn mạnh nhanh chóng. 
Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình
Bài tập 2 trang 25: HS trả lời tại chỗ (PP vấn đáp)
sánh.
Khoẻ như voi (trâu)
Đen như than (củ súng, cột nhà cháy)
Trắng như bông (tuyết, cước)
Cao như núi
Bài tập 3 trang 26: (HS thực hiện trò chơi tiếp sức, HS nhận xét, GV sửa)
a) Bài học đường đời đầu tiên
Hai cái răng đen nhánh lúc nào cùng nhai ngoàm ngoạp như lưỡi liềm máy làm việc 
người gầy gò và dài nghêu như một gã nghiện thuốc phiện 
Cánh chỉ ngắn củn như người cởi trần 
Chú mày hôi như cú mào ta nào chịu được 
b) Sông nước Cà Mau
Sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện 
nước đổ ầm ầm ngày đêm như thác 
Cá nước bơi hàng đàn đen trũi như người bơi ếch 
Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy 
Hoạt động 4: Hướng dẫn hoc tập (đèn chiếu)
Học thuộc nội dung bài học
Làm lại bài tập 1,2; làm thêm bài tập 3 tr.26
Đọc kĩ các đoạn văn ở trang 27 và trả lời câu hỏi trang 28
1. So sánh là gì?
So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. Cấu tạo của phép so sánh
Vế A: nêu tên sự vật, sự việc được so sánh
Vế B nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh
Giữa hai vế A và B có từ ngữ chỉ phương diện so sánh, từ so sánh
3. Luyện tập
Bài tập 1: Với mỗi mẫu so sánh gợi ý dưới đây, em hãy tìm thêm một ví dụ.
Bài tập 2:
	Hãy dựa vào các thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế B vào những chỗ trống để tạo thành phép so 
Rút kinh nghiệm
SO SÁNH (tt)
Kiểm tra phần chuẩn bị của HS (bảng phụ)
So sánh là gì? Cho biết cấu tạo của phép so sánh? Cho ví dụ minh họa.
So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Cấu tạo:
Vế A: nêu tên sự vật, sự việc được so sánh
Vế B: nêu tên sự vật, sụ việc dùng để so sánh
Giữa hai vế A và B có từ ngữ chỉ phương diện so sánh, từ so sánh
Ví dụ: (Chấm theo bài làm của học sinh)
2) Kiểm tra vở soạn của 3 học sinh. 
Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: 
µ HS đọc ví dụ 1 (màn hình)
	Những ngôi sao thức ngoài kia 
	Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
	Đêm nay con ngủ giác tròn 
	Mẹ là ngọn gió của con suốt đời 
? Em hãy chỉ ra các phép so sánh trong ví dụ trên? 
Những ngôi sao - mẹ; mẹ - ngọn gió
? Tìm những từ ngữ chỉ sự so sánh trong ví dụ trên? Hai phép so sánh này có điểm gì khác nhau?
 (HS thảo luận)
chẳng bằng ª so sánh không ngang bằng
là ª so sánh ngang bằng
? Cho biết tác dụng của phép so sánh trong ví dụ trên?
Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
? Từ ví dụ trên, hãy cho biết có mấy kiểu so sánh? Đó là những kiểu nào? (phát huy năng lực nhận biết)
? Tìm thêm một số từ chỉ ý so sánh ngang bằng và không ngang bằng? (năng lực vận dụng thấp)
So sánh ngang bằng: như, y như, là, giống như, tựa như, 
SS không ngang bằng: hơn, không bằng, chẳng bằng, chưa bằng
? Tìm một ví dụ có chứa phép so sánh ngang bằng và một VD có chứa phép so sánh ngang bằng
 (HS thực hiện trên film trong, GV kiểm tra một số em)
µ HS đọc ví dụ 2 mục 1.II – trang (đèn chiếu)
? Tìm phép so sánh có trong đoạn văn.
(HS thực hiện trên film trong)
Có chiếc lá tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi... như cho xong chuyện.
Có chiếc lá như con chim lảo đảo  
Có chiếc lá nhẹ nhàng đùa bỡn... như thầm bảo rằng 
Có chiếc lá như sợ hãi.. , rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành.
? Tác dụng của phép so sánh đối với việc miêu tả sự vật, sự việc trong đoạn văn này?
Tạo được những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp người nghe hình dung được về sự vật, sự việc được miêu tả
? Từ việc tìm hiểu vd trên em hãy cho biết tác dụng của so sánh?
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập (đèn chiếu)
Bài tập 1 – trang 43: Hãy chỉ ra các phép so sánh trong những khổ thơ dưới đây. Cho biết chúng thuộc những kiểu so sánh nào? Phân tích tác dụng gợi hình gợi cảm của một phép SS mà em biết. (HS thực hiện vào phim trong, GV kiểm tra một số em, GV nhận xét, sửa)
là: so sánh ngang bằng
chưa bằng: so sánh không ngang bằng
như: so sánh ngang bằng
 hơn: so sánh không ngang bằng
Bài tập 2 – trang 43: HS thực hiện vào film trong, GV kiểm tra một số em, GV nhận xét, sửa
những động tác thả sào nhanh như cắt
Dượng Hương Thư như một pho tượng
Dọc sườn núi  phía trước
Thuyền rẽ sóng 
Núi cao như đột ngột 
Thả sào rút rào rập ràng nhanh như 
Cặp mắt nảy lửa giống như 
Những cây to mọc mon xa như 
µ Hình ảnh em thích: Dượng Hương Thư chống sào vượt thác ª Trí tưởng tượng phong phú của tác giả, vẻ đẹp khoẻ khoắn, hào hùng, sức mạnh và khát vọng chinh phục thiên nhiên của người lao động (Phát huy năng lực cảm thụ, năng lực sáng tạo)
Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập ở nhà
Học thuộc nội dung bài
Làm lại bài tập 1,2 – thêm BT3/ 43
Trả lời câu hỏi trang 46
1. Các kiểu so sánh
So sánh ngang bằng
So sánh không ngang bằng
2. Tác dụng của so sánh
Tăng sức gợi hình gợi cảm
3. Luyện tập
Bài tập 1 – tr.43: 
Bài tập 2 – tr.43
RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 3
NHÂN HÓA
 A. Kiểm tra phần chuẩn bị của HS (màn hình)
 1) Câu hỏi: So sánh là gì? Cấu tạo của phép so sánh? Có mấy cách so sánh? Cho ví dụ? 
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
Cấu tạo của phép so sánh gồm: Vế A, phương diện so sánh, từ ngữ so sánh và vế B
Có hai kiểu so sánh: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
Ví dụ: nhận xét theo ví dụ của HS 
 2) Kiểm tra việc chuẩn bị bài của 3 học sinh. 
 B. Bài mới: Hôm trước chúng ta đã được học về phép tu từ so sánh, biết được cấu tạo và các kiểu so sánh, tác dụng của phép so sánh. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu một phép tu từ khác có tên gọi là nhân hóa. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: 
µ HS đọc ví dụ 1 – SGK tr.56 (màn hình), PP vấn đáp, đặt vấn đề có tình huống.
? Bấu trời được gọi bằng gì? → Ông
? Từ “ông” thường được dùng để gọi ai? → Người
µ GV cách gọi như vậy làm cho “trời” ở đây trở nên gần gũi với người
? Các hoạt động nào của con người nay được dùng để miêu tả bầu trời trước cơn mưa?
Mặc áo giáp, ra trận
? Cách miêu tả như vậy làm cho quang cảnh trước cơn mưa ở đây như thế nào?
Sống động hơn, tăng tính biểu cảm
? Các hoạt động nào của con người nay được dùng để miêu tả cây mía, kiến?
Múa gươm, hành quân
µ GV: Như vậy, cách gọi tên, tả vật cây cối đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được suy nghĩ tình cảm của con ngườinhư ví dụ trên đây được gọi là nhân hoá.
? Vậy nhân hoá là gì?
Hoạt động 2: 
µ HS so sánh cách diễn đạt sau: (màn hình)
Ông trời mặc áo giáp đen / Bầu trời đầy mây đen
Muôn nghìn cây mía múa gươm / Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng
? Cách viết nào có hình ảnh hơn, làm cho sự vật được tả gần gũi với con người hơn? 
µ GV: Cách viết có dùng nhân hoá sẽ có hình ảnh hơn, làm cho sự vật được tả gần gũi hơn với con người → tác dụng của nhân hoá? 
(HS cho ví dụ, HS nhận xét, GV đánh giá, bổ sung, chốt ý)
Hoạt động 3
µ HS đọc ví dụ 1.II – SGK tr.57 (màn hình)
? Tìm những sự vật được nhân hoá trong các câu văn, câu thơ trên?
miệng, tay, chân, tai, mắt
tre
trâu
? Từ ngữ nào thực hiện phép nhân hoá?
HS trả lời – HS nhận xét – GV đánh giá, chốt ý
? Tác giả dùng từ ngữ nào gọi người, để gọi vật 
Lão, bác, cô, cậu.
? Tác giả dùng những từ ngữ nào vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật?
Chống lại, xung phong, giữ
? Từ ngữ nào dùng để xưng hô, trò chuyện với vật như với người?
Ơi
? Có mấy kiểu nhân hoá?
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập (màn hình, đèn chiếu)
Bài tập 1 tr.58: Chỉ ra và cho biết tác dụng của phép nh.hoá
(HS thực hiện vào film trong, GV kiểm tra một số em, GV nhận xét, sửa)
Từ ngữ thực hiện phép nhân hóa: đông vui, mẹ, con, anh, em, tíu tít, bận rộn
Tác dụng: làm cho quang cảnh bến cảng được miêu tả sống động hơn, người đọc dễ hình dung được cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện có trên bến cảng
Bài tập 2 trang 58: 
(HS đứng tại chỗ giải đáp, hoạt động cá nhân)
Đoạn văn ở bài tập1: Sử dụng nhiều phép nhân hóa làm cho đoạn văn trở nên sinh động, hay hơn và gợi cảm hơn 
Bài tập 3 trang 58
Cách 1: 
 Có dùng nhân hoá nên sinh động, gợi cảm, gần gũi hơn. Ta nên chọn cho văn bản biểu cảm .
Cách 2: Diễn tả bình thường chỉ rõ ràng, đầy đủ nên chọn cho văn bản thuyết minh.
Bài tập 4 trang 59: 
(Hoạt động theo nhóm. Các nhóm thực hiện vào film trong, GV kiểm tra kết quả, GV nhận xét, sửa)
Núi “ơi”: trò chuyện, xưng hô với vật như với người
(cua cá) tấp nập; (cò, sếu, vạc... ) cãi cọ:dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động của con người để chỉ hoạt dộng của vật; họ (cãi cọ), anh (Cò gầy) → từ ngữ vốn gọi người để gọi vật
(Chòm cổ thụ) dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn, (thuyền) vùng vằng → dùng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật 
(Cây) bị thương, thân mình, vết thương, cục máu → từ ngữ vốn chỉ những biểu hiện của người để gán cho vật 
Tác dụng: bộc lộ tâm sự của con người, làm cho sự vật trở nên gần gũi sinh động hơn
Bài tập 5 trang 59: Viết một đoạn văn ngắn về chủ đề môi trường trong đó có sử dụng phép nhân hóa (Phát huy năng lực tư duy, năng lực sáng tạo của HS)
HS thực hiện vào film trong, nếu còn thời gian, GV kiểm tra một số em, GV nhận xét, sửa (cho HS tham khảo đoạn văn mẫu)
Hoạt động 5: Hướng dẫn học tập ở nhà (đèn chiếu)
Học thuộc nội dung 1,2,3
Làm lại BT 5 
Trả lời các câu hỏi a,b,c trang 61
1. Nhân hoá là gì?
	Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ được dùng để gọi hoặc tả con người.
2. Tác dụng của nhân hoá
	Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người 
3. Các kiểu nhân hoá:
Có ba kiểu nhân hoá:
Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
4. Luyện tập:
Bài tập 1 trang 58:
Bài tập 2 – tr.58
Bài tập 3 trang 58: 
Bài tập 4
RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 4
	ẨN DỤ
 A. Kiểm tra bài cũ:
1) Nhân hóa là gì? Đặt một câu có sử dụng phép nhân hóa?
2) Kiểm tra việc chuẩn bị bài của 3 học sinh.
B. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1: 
µ HS đọc ví dụ – SGK tr.68 (màn hình) 
? Cụm từ “người Cha” trong ví dụ được dùng để chỉ về ai?
? Vì sao có thể ví Bác Hồ với người cha?
Ví Bác Hồ với nguời cha vì Bác với người cha có những phẩm chất giống nhau: Tình thương yêu, sự quan tâm, chăm sóc chu đáo
? Cách nói này có gì giống và khác với phép so sánh? Tác dụng của nó (PP động não, phát huy năng lực tư duy)
Giống nhau: Đều là phép so sánh đối chiếu sự vật này với sự vật khác mà chúng có những nét tương đồng
Khác nhau: 
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt .
Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt .
? Từ việc tìm hiểu VD, em hiểu ẩn dụ là gì? Cho ví dụ? 
HS trả lời, bổ sung GV chốt ý (đèn chiếu)
Hoạt động 2: PP vấn đáp
µ HS đọc ví dụ mục 1.II trang 68 (đèn chiếu)
“Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”
? Các từ: “thắp, lửa hồng” được dùng để chỉ những hoạt động hoặc sự vật nào?
lửa hồng chỉ màu đỏ của hoa râm bụt; thắp chỉ sự nở hoa
? Vì sao có thể ví như vậy?
Có sự tương đồng: sự nở hoa được ví với hành động thắp → ẩn dụ cách thức; màu đỏ hoa ví với lửa hồng → ẩn dụ hình thức
µ GV cho HS xét lại ví dụ 1, tương tự, hướng dẫn HS rút ra kết luận:
Người cha – Bác Hồ → tương đồng về phẩm chất → ẩn dụ phẩm chất
µ HS đọc ví dụ mục 2.II trang 68: “Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”
? “Giòn tan” thường được dùng để nêu lên đặc điểm của sự vật nào? → Bánh
? Đặc điểm đó được cảm nhận bằng giác quan nào? 
Vị giác
? Nắng có thể dùng vị giác để cảm nhận không?
Không → chuyển đổi cảm giác → ẩn dụ ch.đổi cảm giác
? Từ các VD trên, cho biết có mấy kiểu ẩn dụ? Cho ví dụ ? 
HS trả lời, bổ sung, GV chốt ý
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (màn hình, đèn chiếu)
Bài tập 1 trang 69: So sánh đặc điểm và tác dụng của các cách diễn đạt sau 
(HS xác định yêu cầu của BT, suy nghĩ, đứng tại chỗ trả lời, GV nhận xét – hoạt động độc lập) 
Cách 1: Diễn đạt bình thường
Cách 3: Có sử dụng so sánh
Cách 2: Có sử dụng ẩn dụ
Tác dụng: cách 2, 3 làm cho câu thơ tăng sức gợi cảm hơn 
Bài tập 2 trang 70: Tìm các ẩn dụ hình tượng trong những ví dụ? Nêu những nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau? 
(HS xác định yêu cầu, hoạt động theo nhóm – PP học tâp hợp tác, GV kiểm tra kết quả các nhóm qua đèn chiếu, HS nhận xét, bổ sung GV sửa)
Ăn quả: sự hưởng thụ thành quả lao động → tương đồng về cách thức; kẻ trồng cây: người tạo dựng nên thành quả → tương đồng về phẩm chất của người lao động
Mực, đen: tượng trưng cho cái xấu; đèn, sáng: tượng trưng cho cái tốt → ẩn dụ phẩm chất
thuyền chỉ người đi xa; bến chỉ người ở lại → ẩn dụ về phẩm chất
mặt trời (trong lăng) chỉ Bác Hồ → ẩn dụ phẩm chất
Bài tập 3 trang 70: Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong các câu văn, câu thơ và nêu lên tác dụng của những ẩn dụ đó trong việc miêu tả sự việc, hiện tượng? 
Chảy (qua mặt) 
Chảy (đầy vai)
Mỏng (như là.) 
Ướt (tiếng cười)
Hoạt động 4: Hướng dẫn học tập ở nhà (màn hình)
Học thuộc nội dung bài. Làm lại BT 1, BT 2, BT 3.
Tìm 4 câu tục ngữ, ca dao, thơ có sử dụng lối nói ẩn dụ
Làm BT 1, 2, 3 trang 71
1. Ẩn dụ là gì?
Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
2. Các kiểu ẩn dụ: Có bốn kiểu ẩn dụ:
Ẩn dụ hình thức
Ẩn dụ cách thức
Ẩn dụ phẩm chất
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
3. Luyện tập
Bài tập 1 trang 69:
Bài tập 2 trang 70: 
Bài tập 3 trang 70:
 Rút kinh nghiệm
 Tiết 5
HOÁN DỤ
 A. Kiểm tra bài cũ
1) Ẩn dụ là gì? Cho VD? 
2) Kiểm tra việc chuẩn bị bài của 3 học sinh.
 B. Bài mới: Cũng như ẩn dụ, hoán dụ cũng là một biện pháp chuyển đổi tên gọi của sự vật, hiện tượng dựa trên quan hệ gần gũi nhau nhằm tạo các sắc thái biểu cảm. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về phép tu từ này.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu khái niệm hoán dụ
µ HS đọc ví dụ (màn hình)
? Các từ “áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành” ở đây chỉ ai? Vì sao em biết?
Áo nâu: chỉ người nông dân vì họ thường mặc áo nâu; Áo xanh: chỉ người công nhân (Dựa vào đặc điểm trang phục.)
Nông thôn: chỉ những người sống ở nông thôn; Thị thành: chỉ những người sống ở thành thị (Lấy vật chứa đựng để gọi tên vật bị chứa đựng)
? Giữa “áo nâu, áo xanh, nông thôn, thành thị” với sự vật được chỉ có mối qua hệ như thế nào? 
Quan hệ giữa đặc điểm, tính chất với vật có đặc điểm, tính chất đó (quan hệ gần gũi)
? Hãy nêu tác dụng của cách diễn đạt này?
Cách diễn đạt ngắn gọn, tăng tính hình ảnh và hàm súc
µ GV: Như vậy, cách gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt gọi là hoán dụ
? Vậy, hoán dụ là gì? Nêu tác dụng của cách diễn đạt này?
Hoạt động 2: 
µ HS đọc ví dụ (màn hình)
? Em hiểu các từ: “bàn tay, trái đất, một cây, ba cây, đổ máu” như thế nào? 
Bàn tay: lấy một bộ phận của con người để biểu thị người lao động (Lấy một bộ phận để gọi toàn thể)
Trái Đất: loài người đang sống trên trái đất (Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng)
Một cây: số lượng cụ thể; ba cây: số lượng nhiều (Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng) 
Đổ máu: sự hi sinh, mất mát, là dấu hiệu của chiến tranh? (Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật)
? Qua các ví dụ trên hãy cho biết có mấy kiểu hoán dụ? Cho ví dụ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (đèn chiếu)
Bài tập 1 – tr 84: Chỉ ra các phép hoán dụ trong các câu thơ, câu văn () Cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì?
(thực hiện cá nhân)
a) Làng xóm: người nông dân ® vật chứa đựng và vật bị chứa đựng
b) Mười năm: thời gian trước mắt
 Trăm năm: thời gian lâu dài
® quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng
c) Áo chàm: Người Việt Bắc ® Quan hệ giữa dấu hiệu với sự vật
d) Trái đất: nhân loại ® vật chứa đựng với vật bị chứa đựng
Bài tập 2 – tr 84: So sánh giữa ẩn dụ và hoán dụ (thực hiện nhóm, 3phut)
Giống: đều gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên gọi của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác
Khác: 
 + Ẩn dụ: mối quan hệ giữa các sự vật là quan hệ tương đồng
 + Hoán dụ: mối quan hệ giữa các sự vật là quan hê gần gũi
Ví dụ (ẩn dụ)
	Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ví dụ (hoán dụ)
	Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
	Aó nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường. (dấu hiệu – sự vật)
Hoạt động 4: Hướng dẫn học tập ở nhà (màn hình)
Hướng dẫn bài tập 3: Đặt câu có sử dụng phép hoán dụ 
(GV đưa ra một số gợi ý: Đầu xanh: tuổi trẻ; Đầu bạc: tuổi già; Mày râu: đàn ông; Má hồng: đàn bà.)
Học thuộc nội dung 1,2. Làm BT 3 – SGK 
Chuẩn bị bài: Tập làm thơ bốn chữ
Tập sáng tác một bài thơ (đoạn thơ) bốn chữ về chủ đề trường lớp, môi trường
1) Hoán dụ là gì?
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2) Các kiểu hoán dụ:
Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Lấy dấu hiệu

File đính kèm:

  • docxday_hoc_theo_chu_de_ngu_van_6_20150725_025036.docx