Dạy học “sát đối tượng” điều cần thết trong ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT

2. Phân hóa thường xuyên: Do Gv dạy lớp thực hiện

- Trong suốt quá trình dạy học, Gv phải phân hóa HS nhằm biết rõ năng lực học Toán từng cá nhân từ lớp Giỏi đến lớp Yếu bằng những kỹ thuật tiếp cận Hs.

- Yêu cầu: Ít nhất trong 02 tháng đầu, Gv phải nắm được những thông tin cơ bản nhất về năng lực từng HS. Trong những tháng tiếp theo tiếp tục phân hóa để đánh giá sự tiến bộ từng các nhân Hs. Điều này rất cần thiết cho quá trình dạy học không những ở các tiết chính khóa mà còn có tác dụng tích cực trong việc ôn thi tuyển sinh vào THPT cuối năm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học “sát đối tượng” điều cần thết trong ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT LAI VUNG
TRƯỜNG THCS ĐỊNH HÒA
 DẠY HỌC “SÁT ĐỐI TƯỢNG”
 ĐIỀU CẦN THẾT TRONG ÔN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
---------
Trong những năm gần đây, do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhằm tạo nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu phát triển đất nước nên việc phân luồng HS được đặc biệt quan tâm… Chính vì vậy, từ năm học 2010, ngành GD – ĐT đã tổ chức rộng rãi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Từ khi thực hiện đến nay, là GV trực tiếp giảng dạy HS khối 9, tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn như sau:
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:
Thuận lợi:
Ngành GD luôn quan tâm đến chất lượng kỳ thi tuyển sinh.
Hs quan tâm đến kỳ thi tuyển sinh và lo lắng đến kết quả xếp vào lớp 10 THPT.
PHHS chú ý, quan tâm đến việc học tập của con em ngày càng nhiều.
GV được nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để ôn và luyện cho HS ở mỗi kỳ thi tuyển sinh.
Khó khăn:
Hs mệt mỏi khi tham gia lớp học vì học với tuần suất cao.
Điểm thi của bộ môn còn thấp so với các môn khác và các địa phương khác.
Vẫn còn nhiều HS chưa quan tâm đúng mức đến việc ôn luyện, nhất là tự luyện.
Nội dung ôn tập còn mang tính chủ quan ( do GV tự soạn giảng) từ đó dẫn đến tính thiếu hiệu quả.
Hs chưa xác định được động cơ, mục đích học tập; ý chí phấn đấu vươn lên chưa cao; khâu tự học và chuẩn bị ở nhà diễn ra ở mức độ rất thấp; còn nhiều học sinh lười học. Đây chính là những rào cản lớn nhất cho việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung với bộ môn Toán nói riêng.
GIẢI PHÁP:
Trên cơ sở những thuận lợi, khó khăn ( do đơn vị đánh giá) và tình hình thực tiễn của đơn vị, nhằm giúp HS hạn chế tối đa “ điểm 0 (không) ” cũng như có kết quả điểm thi tốt hơn, Trường chúng tôi đã chủ trương tổ chức dạy học “ Sát đối tượng” (được phân hóa trong suốt năm học) cách tổ chức như sau:
Phân hóa đầu năm: Do nhà trường thực hiện ( THCS Định Hòa đã thực hiện từ 03 năm trở lại đây)
- Khảo sát đầu năm để xếp lớp theo trình độ : Giỏi – Khá; Trung bình; Yếu – Kém. 
- Yêu cầu: Hạn chế tối đa tình trạng học sinh “ ngồi nhằm lớp ”.
Phân hóa thường xuyên: Do Gv dạy lớp thực hiện 
Trong suốt quá trình dạy học, Gv phải phân hóa HS nhằm biết rõ năng lực học Toán từng cá nhân từ lớp Giỏi đến lớp Yếu bằng những kỹ thuật tiếp cận Hs.
Yêu cầu: Ít nhất trong 02 tháng đầu, Gv phải nắm được những thông tin cơ bản nhất về năng lực từng HS. Trong những tháng tiếp theo tiếp tục phân hóa để đánh giá sự tiến bộ từng các nhân Hs. Điều này rất cần thiết cho quá trình dạy học không những ở các tiết chính khóa mà còn có tác dụng tích cực trong việc ôn thi tuyển sinh vào THPT cuối năm.
Tổ chức ôn thi: 
Gv ôn thi tuyển sinh theo kế hoạch của nhà trường trên cơ sở đã tham khảo ý kiến rộng rãi của Hs; PHHS; GV (có danh sách đăng ký; tờ cam kết của HS và gia đình đối với việc ôn thi).
Đối với lớp Giỏi:
HS tự nghiên cứu tài liệu ở nhà do Gv cung cấp, đề nghị.
Gv mở rộng, đào sâu kiến thức, kỹ năng với mức độ ngày càng cao trên cơ sở Hs đã được củng cố, hệ thống kiến thức - kỹ năng cơ bản.
Trên lớp Hs được tổ chức giải Bài tập (BT) với các yêu cầu “ Nhẩm – Viết” ( N-V); “ Vượt rào” (VR); “Phát hiện sai lầm” ; “ Đặt đề bài”;…nhằm rèn luyện khả năng tư duy và tính sáng tạo.
Cụ thể: 
Loại bài tập có yêu N – V: Gv yêu cầu Hs giải nhẩm ( không trình bày ra giấy) trước, nếu HS cảm thấy khó thực hiện mới trình bày ra giấy. 
Loại bài tập có VR: Đây là hệ thống BT có mức độ tăng dần. Gv khích lệ, công nhận, tuyên dương,…, những Hs đã hoàn thành BT cuối cùng nhanh hơn mà không cần thực hiện những bài tập trước nó (Hiển nhiên, Hs phải biết kết quả của chúng bằng tính nhẩm).
Những bài tập có yêu cầu như 02 loại nêu trên đảm bảo được tính phân hóa ngay trên lớp giỏi. Những Hs có khả năng Toán thật sự sẽ lao vào thực hiện những yêu cầu cao hơn trong khi các Hs còn lại vẫn có đủ thời gian thực hiện theo từng bậc của yêu cầu. Tuy nhiên, tỉ lệ bài tập cơ bản và nâng cao cũng chỉ nên tối đa là 7 : 3.
Đối với lớp Trung bình:
Đây là lớp có trình độ được xem là “thước đo” để phân hóa Hs. Do vậy, việc xây dựng hệ thống bài tập đảm bảo “ Chuẩn kiến thức, kỹ năng ” chính là “công cụ” hữu hiệu giúp Hs ôn luyện. Do sự phân hóa Hs mang tính tương đối nên bên cạnh những Hs có cùng trình độ Tb vẫn còn có Hs có khả năng trên hoặc dưới Tb. Vì vậy, việc dạy học “ Sát đối tượng” cũng cần phải quan tâm.
Đối với lớp này, Hs thường có nhu cầu “ Bài giải mẫu”. Do vậy, trước khi ôn luyện một dạng toán, Gv giải mẫu chuẩn cho Hs về mặt hình thức cũng như nội dung trình bày. Sau đó tiến hành cho Hs luyện tập tương tự. Ở mỗi dạng toán cố gắng giúp Hs tổng kết lại phương pháp giải.
Để dạy học “Sát đối tượng”, GV luyện cho Hs giải BT có yêu cầu N – V; VR nhưng với mức độ thấp hơn. Đặc biệt, cần chú trọng loại bài tập “ Phát hiện sai lầm trong lời giải” để Hs tự sửa sai và học tập cách trình bày lời giải. Từ đó, Hs được nâng dần khả năng giải Toán.
Đối với lớp yếu:
Đây là đối tượng được đánh giá là “ Hỏng kiến thức”. Thường thì các em không tìm được lời giải cũng như không biết trình bày lời giải cho dù bài tập đơn giản ( so với chuẩn kiến thức, kỹ năng). Cách tổ chức ôn thi như sau:
Gv chủ động giảng giải một cách tỉ mỉ, chậm rãi những dạng toán cơ bản nhất. Ban đầu luyện giải những BT đơn giản có giải mẫu đến khi nào học sinh tự giải được dạng toán đó Gv mới cho Hs luyện giải dạng khác. Khi tiến hành giải bài tập, Gv chỉ cần đề ra yêu cầu Hs “ Bắt chước” đúng phương pháp là được, hạn chế hỏi “ Vì sao” có…
Ở mỗi tiết ôn luyện, Gv phải xác định được luyện cho Hs cái gì và lắp vào “ Chỗ hỏng” cái gì ,… Yêu cầu không cần nhiều (chỉ một hoặc hai nội dung) nhưng phải cơ bản và cần thiết khi thi tuyển sinh.
Ra bài tập về nhà ( có giải mẫu, có hướng dẫn) trong một quyển vở riêng. Ngay cả trong buổi ôn luyện vẫn có thể ra bài tập riêng để xây dựng niềm tin vào khả năng bản thân Hs.
Thái độ ân cần của Gv có tích cực rất lớn trong việc ôn luyện. Nó giúp Hs gần gũi và hợp tác với Gv nhiều hơn.

File đính kèm:

  • docthamluan1.doc