Đại cương về động cơ đốt trong

4.1. Câu hỏi kiểm tra mức độ nhận biết:

Câu 1: Người đầu tiên chế tạo thành công ĐCĐT chạy nhiên liệu xăng?

A: Nicôla Aogut Ôttô.

C: Gôlíp Đemlơ.

B: Lăng Ghen.

D: Giăng Êchiên Lơnoa.

Câu 2: Người đầu tiên chế tạo thành công ĐCĐT chạy nhiên liệu điêzen?

A: Nicôla Aogut Ôttô.

C: Ruđônphơ Sáclơ Steđiêng Điêzen.

B:James Watte

D: Giăng Êchiên Lơnoa.

Câu 3 :ĐCĐT đầu tiên dùng nhiên liệu xăng ra đời năm:

A: 1884 B 1885 C 1886 D 1887

 

doc7 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đại cương về động cơ đốt trong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
	( CÔNG NGHỆ 11- 3 TIẾT)	
LÍ DO XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
- Bài 1: Khái niệm về động cơ đốt trong.
- Với hướng giảm tải, học sinh lớp 11 hiểu được lịch sử phát triển và cấu tạo chung của động cơ đốt trong.
- Biết được nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong.
I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
 - Lịch sử phát triển và cấu tạo chung của động cơ đốt trong.
 - Nguyên lý làm việc của động cơ 2 kì và 4 kì
 - Nguyên lý làm việc của động cơ xăng và diezen.
II.MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
1. Mục tiêu
Kiến thức
- Hiểu được nội dung cơ bản của lịch sử phát triển động cơ đốt trong
- Hiểu được cấu tạo chung của động cơ đốt trong
- Hiểu được nguyên lý làm việc của động cơ 2 kì, 4 kì, động cơ xăng và diezen.
Kĩ năng
- Hiểu được sơ lược lịch sử phát triển động cơ đốt trong qua các thời kì
- Nêu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong.
Thái độ 
- Nghiêm túc, ham thích học tập và tìm tòi kiến thức qua sách bào và internet, từ đó hình thành các phương pháp nhận thức có khoa học tích cực, chủ động và sáng tạo
- Có ý thức trình bày được nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong.
Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: HS hiểu được lịch sử, cấu tạo và nguyên lý làm việc của ĐCĐT
- Năng lực hình thành ý tưởng v: Trên cơ sở phân tích các cấu tạo và nguyên lý làm việc giúp HS hình thành cách nhận biết động cơ 2 kì và 4 kì, động cơ xăng và diezen
- Năng lực hợp tác: Với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo cho học sinh năng lực hợp tác trong làm việc.
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
 1.Sơ lược lịch sử phát triển động cơ đốt trong.
- Xác định được các mốc thời gian ra đời các loại động cơ đốt trong
- Biết được ai chế tạo ra các động cơ đốt trong qua các thời kì.
Câu: 4.1(1,2,3)
- Hiểu được sơ lược lịch sử phát triển ĐCĐT.
Câu 4.2 (1 )
- Hiểu được sơ lược lịch sử phát triển động cơ đốt trong
Câu: 4.3(1)
2. Khái niệm và phân loại ĐCĐT
- Biết được khái niệm và phân loại ĐCĐT
Câu: 4.1(4,5)
3.Cấu tạo chung của động cơ đốt trong.
Nhận biết được các cơ cấu và hệ thống trong ĐCĐT
Câu: 4.1(6)
4. Một số khái niệm cơ bản của ĐCĐT
Hiểu được một số khái niệm cơ bản của động cơ đốt trong
Câu:4.1 (7,8,9)
5. Nguyên lý làm việc của động cơ 4 kì.
- Hiểu được sự chuyển động của piton qua các kì.
- Biết được sự đóng mở của các xupap ở các kì.
Câu 4.1(10.11)
- Hiểu được nguyên lí làm việc của động cơ điezen và ĐC xăng.
Câu: 4.2(2,3)
6. Nguyên lý làm việc của động cơ 2kì.
- Biết được đặc điểm cấu tạo của động cơ 2 kì.
- Sự chuyển động của piton ở các kì.
Câu 4.1(12,13)
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CHUYÊN ĐỀ
4.1. Câu hỏi kiểm tra mức độ nhận biết:
Câu 1: Người đầu tiên chế tạo thành công ĐCĐT chạy nhiên liệu xăng?
A: Nicôla Aogut Ôttô. 
C: Gôlíp Đemlơ.
B: Lăng Ghen. 
D: Giăng Êchiên Lơnoa.
Câu 2: Người đầu tiên chế tạo thành công ĐCĐT chạy nhiên liệu điêzen?
A: Nicôla Aogut Ôttô. 
C: Ruđônphơ Sáclơ Steđiêng Điêzen.
B:James Watte 
D: Giăng Êchiên Lơnoa.
Câu 3 :ĐCĐT đầu tiên dùng nhiên liệu xăng ra đời năm:
A: 1884 	B 1885 	C 1886 	D 1887
Câu 4. ĐCĐT là ĐC biến đổi
A. Nhiệt năng thành cơ xảy ra bên ngoài ĐC 
B. Nhiệt năng thành cơ năng xảy ra bên trong
C. Cả A, B D. Cả A, B sai
Câu5. ĐCĐT phân loại theo
A. Nhiên liệu 
B. Theo hành trình của chu trình 
C. Theo chuyển động 
D. Cả A, B, C
6. Động cơ đốt trong có mấy cơ cấu và hệ thống
3 cơ cấu 7 hệ thống.
4 cơ cấu 2 hệ thống.
2 cơ cấu 4 hệ thống.
2 cơ cấu 5 hệ thống.
Câu 7. Khi Pittong ở ĐCT kết hợp với nắp máy tạo thành thể tích
A. Buồng cháy 
B. Công tác 
C. Toàn phần 
D. không gian làm việc ĐC 
Câu 8. Khi Pittong ở ĐCD kết hợp với nắp máy tạo thành thể tích
A. Buồng cháy 
B. Công tác 
C. Toàn phần 
D. không gian làm việc ĐC
Câu 9. Một chu trình có.
A. Hai kỳ 
B. Bốn kỳ 
C. Ba kỳ 
D. Năm kỳ
Câu 10. ĐC 4kỳ, kỳ nạp pittong đi từ.
A. ĐCT xuống
 B. ĐCT lên 
C. ĐCD xuống 
D. ĐCD lên
Câu 11. ĐC 4kỳ, kỳ nổ xupap 
A. Nạp mở, thải đóng 
B. Nạp mở, thải mở 
C. Nạp đóng, thải đóng 
D. Nạp đóng, thải mở
Câu 12. ĐC đienzen 2 kỳ nạp không khí vào đâu
A. Xilanh 
B. Các te 
C. Vào đường ống nạp 
D. Cửa quét
Câu 13. ĐC đienzen 2 kỳ thải khí cháy ra đâu
A. Cửa thải 
B. Các te 
C. Vào đường ống nạp 
D. Cửa quét
4.2. Câu hỏi ở mức độ thông hiểu:
Câu 1. ĐCĐT đầu tiên có công suất
A. 2 mã lực 
B. 8 mã lực 
C. 20 mã lực 
D. 40 mã lực
Câu 2.Ở ĐC xăng, nhiên liệu và không khí được đưa và trong xi lanh như thế nào?
A. Nhiên liệu và không khí được hoà trộn bên ngoài xi lanh trước khi đi vào xi lanh ở kì nạp.
B. Nhiên liệu và không khí được hoà trộn bên ngoài xi lanh trước khi đi vào xi lanh ở kì nén.
C. Nhiên liệu và không khí được hoà trộn bên ngoài xi lanh trước khi đi vào xi lanh ở kì thải.
D. Nhiên liệu và không khí được hoà trộn bên ngoài xi lanh trước khi đi vào xi lanh ở kì cháy-dãn nở.
Câu 3. Tại sao trong hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở đông cơ điêzen có bầu lọc tinh:
A. Do khe hở giữa pittông và xilanh của bơm cao áp, giữa kim phun và thân của vòi phun rất nhỏ nên các cạn bẩn có kích thước nhỏ dễ gây bó kẹt và làm mòn các chi tiết
B. Do khe hở giữa pittông và xilanh của bơm cao áp rất nhỏ
C. Do áp suất trong xilanh ở cuối kỳ nén rất lớn.
D. Do khe hở giữa kim phun và thân của vòi phun rất nhỏ
4.3. Câu hỏi mức độ vận dụng thấp:
Câu 1. Người đầu tiên phát minh ra động cơ 4 kì.
A: Nicôla Aogut Ôttô. 
C: Ruđônphơ Sáclơ Steđiêng Điêzen.
B:James Watte 
D: Giăng Êchiên Lơnoa.
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Đính kèm giáo án T27-29.

File đính kèm:

  • docCHUYEN_DE_DAI_CUONG_VE_DONG_CO_DOT_TRONG_Cong_Nghe_11.doc