Công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Minh Phúc

Từ nhiều năm nay, giáo án của giáo viên hay trong hướng dẫn giảng dạy, mục tiêu bài học (mục đích yêu cầu) thường viết chung chung như: nắm được khái niệm năng suất tỏa nhiệt., đặc điểm của quá trình nóng chảy Nhiều khi mục tiêu còn được hiểu là những điều mà GV sẽ phải làm, trong quá trình giảng dạy: “Cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về , củng cố khái niệm trọng lượng, khối lượng, rèn luyện kĩ năng,.”. Với cách trình bày mục tiêu bài học như vậy ta không có cơ sở để biết khi nào HS đạt được mục tiêu đó.

 Người ta thường lượng hóa mục tiêu bằng các động từ hành động, một động từ có thể dùng ở các nhóm mục tiêu khác nhau:

* Nhóm mục tiêu thái độ, thường dùng các động từ sau: tuân thủ, tán thành, phản đối, hưởng ứng, chấp nhận, bảo vệ, hợp tác,.

* Nhóm mục tiêu kiến thức ta lượng hóa theo 3 mức độ (trong 6) mức độ nhận thức của Bloom.

Mức độ nhận biết, thường dùng các động từ: phát biểu, liệt kê, mô tả, trình bày, nhận dạng,

Mức độ thông hiểu, thường dùng các động từ: phân tích, so sánh, phân biệt, tóm tắt, liên hệ, xác định,.

* Nhóm mục tiêu kĩ năng

Ta tạm chia làm 2 mức độ: làm được và làm thành thạo một công việc. Các động từ thường dùng là: nhận dạng, liệt kê, thu thập, đo đạc, vẽ, phân loại, tính toán, làm thí nghiệm, sử dụng,.

 

doc8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Minh Phúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS THƯỢNG ĐÌNH
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BÀI THU HOẠCH
CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2014 – 2015
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Minh Phúc
Năm sinh: 15/10/1967
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Toán 
Tổ chuyên môn: Tổ khoa học tự nhiên
Công việc chuyên môn và kiêm nhiệm được giao: Dạy môn: tin 7, thư viện, quản trị PMQLNT, trang web của trường.
PHẦN I: NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG BDTX năm học 2014- 2015
 1. Khối kiến thức bắt buộc :02 nội dung cơ bản.
1.1. Nội dung bồi dưỡng 1: 30 tiết/năm học/giáo viên.
Bồi dưỡng về chính trị, thời sự, các nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước như: Nghị quyết của BCH trung ương Đảng, của Tỉnh ủy Thái Nguyên, của cấp ủy địa phương. 
1.2. Nội dung bồi dưỡng 2: 
* Giáo dục Trung học cơ sở : 30 tiết/môn/cấp học. 
Tập huấn bồi dưỡng chuyên đề môn Vật lý
2. Khối kiến thức tự chọn (Nội dung bồi dưỡng 3) 60 tiết/năm học/giáo viên.
- Căn cứ nhu cầu và năng lực của cá nhân, tôi đăng ký học 4 modun: .
3. Hình thức bồi dưỡng thường xuyên
 1. Bồi dưỡng thông qua các lớp tập trung.
            2. Bồi dưỡng thông qua tự học, tự nghiên cứu.
            3. Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn cụm trường; sinh hoạt cấp, tổ, nhóm chuyên môn.
            4. Bồi dưỡng thông qua dự giờ thăm lớp; tổ chức báo cáo chuyên đề, trao đổi thảo luận, thực hành, minh họa, rút kinh nghiệm, chia sẻ cùng đồng nghiệp.
 5. BDTX theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet).
PHẦN II: TIẾN TRÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BDTX  NĂM HỌC 2014-2015
I. NỘI DUNG 1: (30 tiết)
1. Nội dung bồi dưỡng: 
 Nghiên cứu, học tập, quán triệt các văn bản về công tác dạy và học, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Thời gian bồi dưỡng: Từ ngày 02 tháng 3 năm 2014 đến ngày 28 tháng 3.năm 2015
3. Hình thức bồi dưỡng: Tự bồi dưỡng, học tập nghị quyết của Đảng do cấp trên triển khai.
4. Kết quả đạt được: Sau khi nghiên cứu học tập, bản thân nắm bắt, tiếp thu được những kiến thức sau:
- Lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. 
- Những hạn chế, yếu kém nói trên do các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Mục tiêu giáo dục toàn diện chưa được hiểu và thực hiện đúng. 
- Việc phân định giữa quản lý nhà nước với hoạt động quản trị trong các cơ sở giáo dục, đào tạo chưa rõ. 
- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân
 - Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. 
- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.
Việc thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2014-2015 .
A. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 
2. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tinh giản nội dung dạy học; xây dựng và triển khai dạy học các chủ đề tích hợp; tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Mở rộng, nâng cao chất lượng Cuộc thi khoa học kỹ thuật học sinh trung học năm học 2014-2015
3. Tiếp tục tập trung chỉ đạo đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và giáo dục 
4. Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trung học về năng lực chuyên môn, kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông; 
5. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý đối với các cơ sở giáo dục trung học theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, 
B. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
I. Thực hiện kế hoạch giáo dục
1. Tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục:
2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá
II. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
1. Tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
2. Tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên
3. Tăng cường quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
5. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại đơn vị:
	 Sau khi nghiên cứu, học tập các nội dung trên, bản thân tôi nhận thức sâu sắc rằng để thực hiên tốt nhiệm vụ giáo dục giáo viên cần nắm vững, kiên định theo quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về định hướng phát triển Giáo dục – đào tạo, hiểu rõ mục tiêu và thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp căn bản, trọng tâm về giáo dục và đào tạo; Giáo viên cần xác định được nhiệm vụ năm học và yêu cầu đặt ra trong tình hình mới. Bản thân giáo viên trước hết cần phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phẩm chất nhà giáo; nâng cao năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phấn đấu tự học, tự sáng tạo, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo; nâng cao kiến thức bộ môn, phương pháp giảng dạy hiệu quả, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá học sinh; bồi dưỡng, giáo dục học sinh phát triển toàn diện; Đầu tư tiết dạy có chất lượng, xây dựng kế hoạch giáo dục và giảng dạy khoa học, hiệu quả; Thực hiện đúng nội quy cơ quan, giữ gìn phẩm chất nhà giáo, luôn có tinh thần học tập, nâng cao trình độ.
6. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm giải quyết những nội dung khó này :
-Đổi mới phương pháp tuy có thực hiện nhưng các thiết bị dạy học còn chưa đồng bộ nên trong khi triển khai còn gặp nhiều khó khăn. Đề nghị cấp bù thiết bị cho đủ và đống bộ.
7. Tự đánh giá 
	Sau khi học tập , bồi dưỡng và bản thân đã vận dụng các nội dung trên vào thực tiễn công tác 90% so với yêu cầu và kế hoạch.
II. NỘI DUNG 2: (30 tiết)
1. Nội dung bồi dưỡng: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở BỘ MÔN VẬT LÍ
 2. Thời gian bồi dưỡng : Từ ngày 12 tháng 9 năm 2014 đến ngày 24 tháng 4 năm 2015
3. Hình thức bồi dưỡng: Tự học
4. Kết quả đạt được: 
 * Nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) môn Vật lí
Trước những khó khăn của thực tiễn giáo dục, khi thực hiện đổi mới PPDH, chúng ta phải chấp nhận một giải pháp quá độ mang tính cải tiến, với phương châm là: dạy học tạo điều kiện để học sinh “suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn”.
Việc cải tiến PPDH cần được thực hiện ở tất cả các khâu: xác định mục tiêu bài học; tổ chức hoạt động học tập; sử dụng thiết bị dạy học, đánh giá kết quả học tập của học sinh; soạn giáo án (lập kế hoạch bài học). Ở đây bản thân chỉ đề cập vấn đề: lượng hóa mục tiêu bài học và tổ chức hoạt động học tập theo mục tiêu được lượng hóa.
1. Lượng hóa mục tiêu dạy học: Từ nhiều năm nay, giáo án của giáo viên hay trong hướng dẫn giảng dạy, mục tiêu bài học (mục đích yêu cầu) thường viết chung chung như: nắm được khái niệm năng suất tỏa nhiệt..., đặc điểm của quá trình nóng chảy Nhiều khi mục tiêu còn được hiểu là những điều mà GV sẽ phải làm, trong quá trình giảng dạy: “Cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về, củng cố khái niệm trọng lượng, khối lượng, rèn luyện kĩ năng,...”. Với cách trình bày mục tiêu bài học như vậy ta không có cơ sở để biết khi nào HS đạt được mục tiêu đó.
 Người ta thường lượng hóa mục tiêu bằng các động từ hành động, một động từ có thể dùng ở các nhóm mục tiêu khác nhau:
* Nhóm mục tiêu thái độ, thường dùng các động từ sau: tuân thủ, tán thành, phản đối, hưởng ứng, chấp nhận, bảo vệ, hợp tác,...
* Nhóm mục tiêu kiến thức ta lượng hóa theo 3 mức độ (trong 6) mức độ nhận thức của Bloom.
Mức độ nhận biết, thường dùng các động từ: phát biểu, liệt kê, mô tả, trình bày, nhận dạng,
Mức độ thông hiểu, thường dùng các động từ: phân tích, so sánh, phân biệt, tóm tắt, liên hệ, xác định,...
* Nhóm mục tiêu kĩ năng
Ta tạm chia làm 2 mức độ: làm được và làm thành thạo một công việc. Các động từ thường dùng là: nhận dạng, liệt kê, thu thập, đo đạc, vẽ, phân loại, tính toán, làm thí nghiệm, sử dụng,...
	2. Tổ chức cho học sinh hoạt động
a. Lựa chọn nội dung kiến thức để tổ chức cho HS hoạt động, SGK và chuẩn kiến thức kỹ năng đã trình bày các đơn vị kiến thức theo định hướng hoạt động. Trong từng đơn vị kiến thức, GV có thể tổ chức những hoạt động khác nhau để HS chiếm lĩnh kiến thức. Căn cứ vào nội dung kiến thức trong SGK và chuẩn kiến thức kỹ năng, điều kiện thiết bị, thời gian học tập và khả năng học tập của HS, GV cân nhắc và lựa chọn nội dung để tổ chức cho HS hoạt động. 
b. Dự kiến hệ thống câu hỏi hướng dẫn Hs hoạt động
Trong mỗi hoạt động, GV dự kiến hệ thống câu hỏi xen kẽ với những yêu cầu Hs hoạt động để hướng dẫn HS tiếp cận, tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. 
Hệ thống câu hỏi của GV nhằm hướng dẫn HS tiếp cận, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức trong từng hoạt động giữ vai trò chỉ đạo, quyết định chất lượng lĩnh hội của lớp học
Phần 2. Vận dụng
1. Lượng hóa mục tiêu dạy học:
Với những yêu cầu mới của xã hội đối với GD, mục tiêu dạy học không chỉ là những yêu cầu thông hiểu, ghi nhớ, tái hiện kiến thức, lặp lại đúng, thành thạo các kĩ năng như trước đây, mà còn đặc biệt chú ý đến năng lực nhận thức, năng lực tự học của HS. Những nội dung mới về mục tiêu này chỉ có thể hình thành dần dần qua hệ thống nhiều bài học, nhiều môn học và chỉ có thể đánh giá được sau một giai đoạn học tập xác định (sau 1 học kì, 1 năm học, cấp học) nên thường ít được thể hiện trong mục tiêu của bài học cụ thể.
	2. Tổ chức cho học sinh hoạt động
* Tổ chức tình huống học tập (chủ yếu là xác định nhiệm vụ học tập)
* Lập kế hoạch khám phá
* Xử lí thông tin
* Thông báo kết quả làm việc
* Giải bài tập (định tính, định lượng, thực nghiệm)
* Làm đồ chơi, dụng cụ học tập
* Học thuộc lòng
* Một số kĩ năng đặt câu hỏi
III. NỘI DUNG 3: ( 60 tiết)
1. Nội dung bồi dưỡng:
1.1. Nội dung modul THCS 18: 
1.2. Nội dung modul THCS 19: 
1.3. Nội dung modul THCS 20: 
1.4. Nội dung modul THCS 21: 
2. Thời gian bồi dưỡng: từ ngày 4 tháng 9 năm 2014 đến ngày 30 tháng 3 năm 2015
3. Hình thức bồi dưỡng: tự bồi dưỡng
4. Kết quả đạt được:
4.1. Nội dung modul THCS 18: Phương pháp day học tích cực 
Trong mô đun nghiên cứu những vấn đề sau:
*Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. 
*PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, đuợc dùng để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học không phải tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy
*Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực:
 -Dạy học thông qua tố chức các hoạt động học tập của HS.
 -Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
 -Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
 -Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
*Các phương pháp day học tích cực gồm: 
-Phương pháp dạy học gợi mở - vấn đáp:
-Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 
-Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
-Phương pháp dạy học trực quan
-Phương pháp dạy học luyện tập và thực hành
-Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy:
 -Phương pháp dạy học trò chơi
Nội dung trong mỗi phương pháp gồm các phần: Khái niệm, bản chất của phương pháp, quy trình thực hiện, ưu điểm, nhược điểm của phương pháp.
4.2 MODUN THCS 19: Dạy học với CNTT
 Trong mô đun nghiên cứu những vấn đề sau:
*Khái niệm CNTT: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại – chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viên thông - nhằm tổ chúc khai thác và sử dụng cỏ hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vục hoạt động của con người và xã hội. CNTT đuợc phát triển trên nền tảng phát triển cửa các công nghệ Điện tủ - Tin học- Viễn thông và tự động hoá".
*Nguyên tắc:
Việc lựa chọn khả năng và mức độ ứng dụng CNTT trong mỗi bài học phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung và hình thúc của bài học.
Việc ứng dụng CNTT trong mãi bài học cần xác định rõ: sử dụng CNTT nhằm mục đích gì, giải quyết ván đề gì, nội dung gì trong bài học.
Đảm bảo cho tất cả HS trong lớp cùng cỏ cơ hội đuợc tiếp cận với CNTT trong quá trình học.
Đảm bảo kết hợp giữa úng dụng CNTT với các PPDH, đặc biệt chu ý kết hợp với các PPDH tích cực.
*Khả năng ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học:
- Ứng dung CNTT trong tìm kiếm, khai thác tư liệu phục vụ cho dạy học.
- Ứng dụng CNTT trong soạn giáo án, thiết kế bài giảng 
- Ứng dụng CNTT trong quản lí lớp học 
- Ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá.
*Soạn giáo án bằng MICROSOFT OFFICE WORD
-Tạo lập, quản lí các file giáo án soạn thảo trong Microsoft Office Word gồm:
-Trình bày giáo án trên Microsoft office Word
-Thêm bảng biểu và các đối tượng đồ hoạ vào giáo án
*Xử lý dữ liệu bằng MICROSOFT OFFICE EXCEL 
-Tạo lập, quản lí các tệp dữ liệu trong Microsoft Office Excel
-Nhập và trình bày dữ liệu trong Microsoft office Excel
-Các kiếu địa chỉ trong Microsoft office Excel: Địa chỉ tương đối, địa chỉ tuyệt đối, địa chỉ hỗn hợp (biểu thị dưới dạng $CỘTDÒNG hoặc CỘT$DÒNG) 
- Hàm (Function) và cách sừ dụng: Khái niệm hàm, Các hàm thường dùng trong Excet
-Vẽ biểu đồ trong Microsoft office Excel: Biểu đồ là một dạng biểu diễn sổ liệu trong Excel. Thông qua biểu đồ, GV không chỉ biểu dìến sổ liệu một cách sinh động mà còn biểu dìến được múc độ tương quan giữa các chuỗi số liệu, từ đó rút ra đuợc những nhận xét, đánh giá chính xác.
*Thiết kế trình diễn bài giảng bằng MICROSOFT OFFICE POWERPOINT
-Tạo lập, quản lí các tệp trình chiếu bài giảng được thiết kế trong Microsoft office PowerPoint
 - Soạn thảo nội dung trình chiếu bài giảng trong Microsoft Office PowerPoint
- Tạo các hiệu ứng khi trình diễn
*Khai thác thông tin trên INTERNET
-Tìm hiểu và sử dụng trình duyệt web
 - Sử dụng công cụ tìm kiếm Google để tìm kiếm thông tin trên mạng Internet:
4.3 MODUN THCS 20: Sử dụng các thiết bị dạy học 
 Trong mô đun nghiên cứu những vấn đề sau:
*TBDH gồm 2 nhóm: TBDH truyền thống (bảng, tranh vẽ, mô hình, vật thật, bản đồ...) và TBDH hiện đại (overhead, projector, đầu đĩa CD, VCD, máy tính...)
*Các hoạt động nghiên cứu:
-Tìm hiểu vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học môn học.
-Nghiên cứu sử dụng các thiết bị dạy học theo môn học.
-Phối hợp sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống và hiện đại làm tăng hiệu quả dạy học môn học.
-Tự làm một số đồ dùng dạy học theo môn học.
*Cơ sở vật chất sư phạm/ cơ sở vật chất trường học
- Cơ sở vật chất (CSVC) sư phạm là tất cả các phuơng tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục.
 *Thiết bị dạy học (Teaching Equipment)
 Có nhiều tên goi nhưng đều phản ánh các dấu hiệu bản chất chung nhất của TBDH.
*Tống quan vê hệ thống thiết bị dạy học ở trường THCS gồm các vấn đề:
Hệ thống thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở, Phân loại, đặc điềm, hình thức sừ dụng các loại hình thiết bị dạy học.
TBDH gồm 2 nhóm: TBDH truyền thống (bảng, tranh vẽ, mô hình, vật thật, bản đồ...) và TBDH hiện đại (overhead, projector, đầu đĩa CD, VCD, máy tính...)
*Bản chất của thiết bị dạy học là: 
TBDH phản ánh các đối tượng nghiên cứu, phản ánh quá trình dạy và học.
TBDH chứa đựng trong nó di sản vật chất và phi vật chất của thế hệ truớc.
TBDH chứa đựng thông tin về các đối tượng nhận thức.
TBDH là biểu trưng văn hoá của một nền giáo dục.
TBDH là phương tiện tái hiện kiến thúc và PP nghiên cứu của các nhà khoa học.
TBDH là phương tiện rút ngắn quá trình nhận thức và tạo niềm tin khoa học.
TBDH hàm chứa nội dung và PPDH.
*Các chức năng của thiết bị dạy học.
-Chức năng cơ bàn và quan trọng nhất của thiết bị dạy học là chức năng thông tin.
-Thiết bị dạy học có chức năng phản ánh.
-Thiết bị dạy học có chức năng giáo dục.
 -Thiết bị dạy học có chức năng phục vụ
*Một số loại hình thiết bị dạy học ờ trường trung học cơ sở
-Một số thiết bị dạy học dùng chung
-Một số thiết bị dạy học bộ môn
-Đảm bảo an toàn khi sử dụng TBDH
- Các nguyên tắc sử dụng TBDH
- Tự làm TBDH
- Ứng dụng CNTT trong tự làm đồ dùng dạy học.
4.4 Nội dung modul THCS 21: Bảo quản, sửa chữa, sáng tạo thiết bị dạy học
.1: Sự cần thiết phải bảo quản, sửa chữa và sáng tạo TBDH
Trong quá trình dạy học người dạy cần thiết phải sử dụng các thiết bị dạy học. Vì thiết bị dạy học là cộng cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên thực hiện các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học. Thiết bị dạy học sẽ giúp học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, phát triển kỹ năng thực hành, kích thích hứng thú nhận thức của học sinh, phát triển trí tuệ, giáo dục nhân cách học sinh..
2: Bảo quản các TBDH. Tổ chức cho HS thực hiện bảo quản thiết bị dạy học
Thiết bị dạy học là rất cần thiết đối với việc dạy học. Vì vậy, vấn đề bảo quản và sử dụng hợp lí thiết bị dạy học là điều đáng quan tâm. Bảo quản các thiết bị dạy học bằng cách phân loại, sắp xếp và lau chùi phù hợp đối với từng loại thiết bị.Thường xuyên kiểm tra để khắc phục những hư hỏng.
 3: Sửa chữa hỏng hóc thông thường của các TBDH
Giáo viên cần nắm được thông tin về TBDH và biết cách sửa chữa các TBDH
4: Cải tiến và sáng tạo TBDH
Thiết bị dạy học tự làm (TBDHTL) là loại TBDH do giáo viên chế tạo mới hoặc cải tiến từ một TBDH đã có hoặc qua sưu tầm tư liệu hiện vật mà có. TBDHTL có nguyên lí cấu tạo và cách sử dụng phù hợp với ý tưởng thực hiện bài dạy của giáo viên làm ra, do đó khi được sử dụng thường cho hiệu quả cao và thiết thực. 
Bản thân tôi trong năm nay có làm một đồ dùng dạy học và được xếp loại B cấp trường.
5. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm giải quyết các nội dung khó:
* Nội dung khó: Kinh nghiệm khi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, đặc biệt vận dụng công cụ xác xuất thống kê đê phân tích dữ liệu.
* Đề xuất: Các cấp cần tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, tập huấn nội dung trên
6. Tự đánh giá :
Sau khi học tập , bồi dưỡng và bản thân đã vận dụng các nội dung trên vào thực tiễn công tác 90% so với yêu cầu và kế hoạch.
Kết quả đánh giá, xếp loại BDTX của giáo viên cuối năm học: 
KQ đánh giá
Cả năm
ND1
ND2
ND3
TỔNG
ĐTB
XL
Kết quả tự đánh giá của cá nhân
9
9
9
27
9
Giỏi
Kết quả đánh giá của Tổ chuyên môn
Kết quả xếp loại của nhà trường
 Giáo viên ký tên                                                                     HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Minh Phúc Dương Thị Nga

File đính kèm:

  • docgiao_an.doc