Chuyên đề Vật lý 12 Dao động điện từ và sóng ánh sáng

6.17 Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe Iâng là 1mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe tới màn quan sát là1m. Hai khe được chiếu bởi ánh sáng đỏ có bước sóng 0,75 àm, khoảng cách giữa vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng một bên đối với vân sáng trung tâm là:

A. 2,8 mm B. 3,6 mm C. 4,5 mm D. 5,2 mm

6.18 Hai khe Iâng cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60àm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2m. Tại điểm M cách vân trung tâm 1,2 mm có:

A. vân sáng bậc 2 B. vân sáng bậc 3 C. vân tối bậc 2 D. vân tối bậc 3

6.19 Hai khe Iâng cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60àm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2m. Tại N cách vân trung tâm 1,8 mm có:

A. vân sáng bậc 3 B. vân tối bậc 4 C. vân tối bậc 5 D.vân sáng bậc 4

 

doc17 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Vật lý 12 Dao động điện từ và sóng ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chọn C.
Hướng dẫn: Chu kỳ dao động của mạch dao động LC là như vậy chu kỳ T phụ thuộc vào cả độ tự cảm L của cuộn cảm và điện dung C của tụ điện.
4.3 Chọn B.
Hướng dẫn: Chu kỳ dao động của mạch dao động LC là khi tăng điện dung của tụ điện lên 4 lần thì chu kỳ dao động của mạch tăng lên 2 lần.
4.4 Chọn A.
Hướng dẫn: Tần số dao động của mạch dao động LC là khi tăng độ tự cảm của cuộn cảm lên 2 lần và giảm điện dung của tụ điện xuống 2 lần thì tần số dao động của mạch không thay đổi.
4.5 Chọn D.
Hướng dẫn: Mạch dao động điện từ điều hoà có tần số góc .
4.6 Chọn D.
Hướng dẫn: Mạch dao động điện từ điều hoà LC luôn có:
Điện tích trong mạch biến thiên điều hoà.
Năng lượng điện trường tập trung chủ yếu ở tụ điện.
Năng lượng từ trường tập trung chủ yếu ở cuộn cảm.
Tần số dao động của mạch là phụ thuộc vào hệ số tự cảm của cuộn cảm và điện dung của tụ điện mà không phụ thuộc vào điện tích của tụ điện.
4.7 Chọn C.
Hướng dẫn: So sánh biểu thức cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC là i = I0sin(ωt) với biểu thức i = 0,05sin2000t(A). Ta thấy tần số góc dao động của mạch là ω = 2000rad/s.
4.8 Chọn B.
Hướng dẫn: áp dụng công thức tính tần số dao động của mạch , thay L = 2mH = 2.10-3H, C = 2pF = 2.10-12F và π2 = 10 ta được f = 2,5.106H = 2,5MHz.
4.9 Chọn A.
Hướng dẫn: So sánh biểu thức cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC là i = I0sin(ωt) với biểu thức i = 0,02cos2000t(A) biến đổi i về dạng hàm sin ta được i = 0,02sin(2000t+). Ta thấy tần số góc dao động của mạch là ω = 2000rad/s.
áp dụng công thức tính tần số góc của mạch dao động LC: , thay số C = 5μF = 5.10-6F, ω = 2000rad/s ta được L = 50mH.
4.10 Chọn A.
Hướng dẫn: Phương trình điện tích trong mạch dao động là q = Q0cos(ωt + φ), phương trình cường độ dòng điện trong mạch là i = q’ = - Q0ωsin(ωt + φ) = I0sin(ωt + φ), suy ra cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch được tính = 3,72.10-3A = 3,72mA.
4.11 Chọn B.
Hướng dẫn: So sánh phương trình điện tích q = Q0cosωt với phương trình q = 4cos(2π.104t)μC ta thấy tần số góc ω = 2π.104(rad/s), suy ra tần số dao động của mạch là f = ω/2π = 10000Hz = 10kHz.
4.12 Chọn D.
Hướng dẫn: áp dụng công thức tính tần số góc , với C = 16nF = 16.10-9F và L = 25mH = 25.10-3H.
4.13 Chọn B.
Hướng dẫn: Năng lượng ban đầu của tụ điện là W = = 5.10-3J = 5mJ. Khi dao động trong mạch tắt hẳn thì mạch không còn năng lượng. Năng lượng điện từ trong mạch đã bị mất mát hoàn toàn, tức là phần năng lượng bị mất mát là ΔW = 5mJ.
4.14 Chọn C.
Hướng dẫn: Muốn duy trì dao động điện từ trong mạch với tần số dao động riêng của mạch thì ta phải tạo ra dao động duy trì trong mạch tức là cứ sau mỗi chu kỳ ta lại cung cấp cho mạch một phần năng lượng bằng phần năng lượng đã bị mất mát trong chu kỳ đó. Cơ cấu để thực hiện nhiệm vụ này là máy phát dao động điều hoà dùng tranzito.
4.15 Chọn C.
Hướng dẫn: Hiện nay con người chưa tìm ra từ trường tĩnh. Từ trường do nam châm vĩnh cửu đứng yên sinh ra cũng là từ trường xoáy.
4.16 Chọn C.
Hướng dẫn: Một từ trường biến thiên đều theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy không đổi. Một từ trường biến thiên tuần hoàn theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy biến đổi.
4.17 Chọn D.
Hướng dẫn: Không thể dùng ampe kế để đo trực tiếp dòng điện dịch, mà phải đo gián tiếp thông qua dòng điện dẫn.
4.18 Chọn B.
Hướng dẫn: Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức là những đường cong kín. Điện trường tĩnh cũng có các đường sức là những đường cong.
4.19 Chọn A.
Hướng dẫn: Một từ trường biến thiên tuần hoàn theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy biến thiên ở các điểm lân cận, còn một từ trường biến thiên đều theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy không đổi ở các điểm lân cận.
4.20 Chọn B.
Hướng dẫn: Sự biến thiên của điện trường giữa các bản của tụ điện sinh ra một từ trường giống từ trường được sinh ra bởi dòng điện trong dây dẫn nối với tụ. Đây chính là từ trường do dòng điện dịch sinh ra.
4.21 Chọn D.
Hướng dẫn: Sóng điện từ truyền được trong tất cả các môi trường kể cả chân không. Thực ra trong chân không sóng điện từ lạ có vận tốc là lớn nhất.
4.22 Chọn D.
Hướng dẫn: ánh sánh cũng là sóng điện từ do đó vận tốc của sóng điện từ trong một môi trường nào đó chính là vận tốc ánh sáng trong môi trường đó.
4.23 Chọn A.
Hướng dẫn: Khi một điện tích dao động sẽ tạo ra xung quanh nó một điện trường biến thiên tuần hoàn, do đó điện từ trường do một tích điểm dao động sẽ lan truyền trong không gian dưới dạng sóng.
4.24 Chọn D.
Hướng dẫn: Véc tơ cường độ điện trường và cảm ứng từ biến thiên tuần hoàn cùng tần số, cùng pha và có phương vuông góc với nhau.
4.25 Chọn D.
Hướng dẫn: Sóng cực ngắn có thể xuyên qua tầng điện li.
4.26 Chọn C.
Hướng dẫn: Sóng ngắn bị phản xạ mạnh nhất ở tầng điện li.
4.27 Chọn A.
Hướng dẫn: Sóng dài ít bị nước hấp thụ nên thường được dùng trong việc truyền thông tin trong nước.
4.28 Chọn D.
Hướng dẫn: Sóng cực ngắn được dùng trong truyền hình bằng sóng vô tuyến điện
4.29 Chọn A.
Hướng dẫn: Nguyên tắc thu sóng điện từ dựa vào hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch LC.
4.30 Chọn A.
Hướng dẫn: áp dụng công thức tính bước sóng 
4.31 Chọn C.
Hướng dẫn: Bước sóng điện từ mà mạch chọn sóng thu được là = 250m.
4.32 Chọn B.
Hướng dẫn: Xem hướng dẫn và làm tương tự câu 4.31
4.33 Chọn B.
Hướng dẫn: Tần số mà mạch thu được là = 15915,5Hz.
4.34 Chọn A.
Hướng dẫn: Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng (1); khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng (2) . Khi mắc nối tiếp C1 và C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng là (3), với (4), từ (1) đến (40) ta suy ra = 68m.
4.35 Chọn C.
Hướng dẫn: Xem hướng dẫn và làm tương tự câu 4.34 với C = C1 + C2 ( C1 và C2 mắc song song) ta được = 100m.
4.36 Chọn A.
Hướng dẫn: Tần số dao động của mạch là , và sau đó làm tương tự câu 4.35
4.37 Chọn C.
Hướng dẫn: Tần số dao động của mạch là , và sau đó làm tương tự câu 4.34
CHƯƠNG V
 SểNG ÁNH SÁNG
A.KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng một chùm sáng trắng truyền qua lăng kính bị phân tích thành các thành phần đơn sắc khác nhau: tia tím bị lệch nhiều nhất, tia đỏ bị lệch ít nhất.
Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng là do vận tốc truyền ánh sáng trong môi trường trong suốt phụ thuộc vào tần số của ánh sáng. Vì vậy chiết suất của môi trường trong suốt phụ thuộc vào tần số (và bước sóng của ánh sáng). ánh sáng có tần số càng nhỏ (bước sóng càng dài) thì chiết suất của môi trường càng bé.
ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có bước sóng (tần số) và màu sắc nhất định; nó không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. ánh sáng trắng là tập hợp của rất nhiều ánh sáng đơn sắc khác nhau.
Hiện tượng tán sắc ánh sáng được ứng dụng trong máy quang phổ để phân tích thành phần cấu tạo của chùm ánh sáng do các nguồn sáng phát ra.
2. Hiện tượng ánh sáng không tuân theo định luật truyền thẳng ánh sáng, quan sát được khi ánh sáng truyền qua lỗ nhỏ, hoặc gần mép những vật trong suốt hoặc không trong suốt, gọi là hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.
3. Hai sóng ánh sáng kết hợp khi gặp nhau sẽ giao thoa với nhau;
Vân giao thoa (trong thí nghiệm Yâng) là những vạch sáng và tối xen kẽ nhau một cách đều đặn, có khoảng vân i = λD/a.
4. Quang phổ liên tục chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng và được ứng dụng để đo nhiệt độ của nguồn sáng.
Quang phổ vạch hấp thụ và phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau. Những vạch tối trong quang phổ vạch hấp thụ của một nguyên tố nằm đúng vị trí những vạch màu trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tố ấy.
5. Ngoài quang phổ nhìn thấy còn có các bức xạ không nhìn thấy: tia hồng ngoại (có bước sóng từ vài mini mét đến 0,75μm), tia tử ngoại (có bước sóng từ 4.10-7m đến 10-9m), tia X (có bước sóng từ 10-9m đến 10-12m)...Các bức xạ này được phát ra trong những điều kiện nhất định: tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra, còn tia X được phát ra từ mặt đối catôt của ống tia X. Các bức xạ đó có nhiều tính chất và công dụng khác nhau.
Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X ... đều là các sóng điện từ nhưng có bước sóng khác nhau.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Chủ đề 1: Tán sắc ánh sáng
6.1 Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong thí nghiệm của Niutơn về ánh sáng đơn sắc nhằm chứng minh sự tồn tại của ánh sáng đơn sắc.
B. Trong thí nghiệm của Niutơn về ánh sáng đơn sắc nhằm chứng minh lăng kính không làm biến đổi màu của ánh sáng qua nó.
C. Trong thí nghiệm của Niutơn về ánh sáng đơn sắc nhằm chứng minh ánh sáng mặt trời không phải là ánh sáng đơn sắc.
D. Trong thí nghiệm của Niutơn về ánh sáng đơn sắc nhằm chứng minh dù ánh sáng có màu gì thì khi đi qua lăng kính đều bị lệch về phía đáy của lăng kính.
6.2 Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. ánh sáng trắng là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.
B. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc là khác nhau.
C. ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
D. Khi chiếu một chùm ánh sáng mặt trời đi qua một cặp hai môi trường trong suốt thì tia tím bị lệch về phía mặt phân cách hai môi trường nhiều hơn tia đỏ
6.3 Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có màu trắng dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.
B. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có nhiều màu dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.
C. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có nhiều màu khi chiếu xiên và có màu trắng khi chiếu vuông góc
D. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có nhiều màu khi chiếu vuông góc và có màu trắng khi chiếu xiên
6.4 Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Cho các chùm ánh sáng sau: Trắng, đỏ, vàng, tím.
A. ánh sáng trắng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B. Chiếu ánh sáng trắng vào máy quang phổ sẽ thu được quang phổ liên tục.
C. Mỗi chùm ánh sáng trên đều có một bước sóng xác định.
D. ánh sáng tím bị lệch về phía đáy lăng kính nhiều nhất nên chiết suất của lăng kính đối với nó lớn nhất.
6.5 Nguyên nhân gây ra hiện tượng tán sắc ánh sáng mặt trời trong thí nghiệm của Niutơn là:
A. góc chiết quang của lăng kính trong thí nghiệm chưa đủ lớn.
B. chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc là khác nhau.
C. bề mặt của lăng kính trong thí nghiệm không nhẵn.
D. chùm ánh sáng mặt trời đã bị nhiễu xạ khi đi qua lăng kính.
6.6 Trong một thí nghiệm người ta chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc song song hẹp vào cạnh của một lăng kính có góc chiết quang A = 80 theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn ảnh E song song và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1m. Trên màn E ta thu được hai vết sáng. Sử dụng ánh sáng vàng, chiết suất của lăng kính là 1,65 thì góc lệch của tia sáng là:
A. 4,00	B. 5,20	C. 6,30	D. 7,80
6.7 Trong một thí nghiệm người ta chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc song song hẹp vào cạnh của một lăng kính có góc chiết quang A = 80 theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn ảnh E song song và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1m. Trên màn E ta thu được hai vết sáng. Sử dụng ánh sáng vàng, chiết suất của lăng kính là 1,65 thì khoảng cách giữa hai vết sáng trên màn là:
A. 9,07 cm	B. 8,46 cm	C. 8,02 cm	D. 7,68 cm
6.8 Trong một thí nghiệm người ta chiếu một chùm ánh sáng trắng song song hẹp vào cạnh của một lăng kính có góc chiết quang A = 80 theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn ảnh E song song và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1m. biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là 1,61 và đối với ánh sáng tím là 1,68 thì bề rộng dải quang phổ trên màn E là:
A. 1,22 cm	B. 1,04 cm	C. 0,97 cm	D. 0,83 cm
Chủ đề 2: Giao thoa ánh sáng
6.9 Vị trí vân sáng trong thí nghiệm giao thoa của Iâng được xác định bằng công thức nào sau đây?
A. 	B. 	C. 	D. 
6.10 Công thức tính khoảng vân giao thoa là:
A. 	B. 	C. 	D. 
6.11 Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng trắng của Iâng trên màn quan sát thu được hình ảnh giao thoa gồm:
A. Chính giữa là vạch sáng trắng, hai bên có những dải màu.
B. Một dải màu cầu vồng biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
C. Các vạch sáng và tối xen kẽ cách đều nhau.
D. Chính giữa là vạch sáng trắng, hai bên có những dải màu cách đều nhau.
6.12 Trong một thí nghiệm đo bước sóng ánh sáng thu được một kết quả λ = 0,526àm. ánh sáng dùng trong thí nghiệm là ánh sáng màu
A. đỏ	B. Lục	C. vàng	D. tím
6.13 Từ hiện tượng tán sắc và giao thoa ánh sáng, kết luận nào sau đây là đúng khi nói về chiết suất của một môi trường?
A. Chiết suất của môi trường như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc.
B. Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng dài.
C. Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng ngắn.
D. Chiết suất của môi trường nhỏ khi môi trường có nhiều ánh sáng truyền qua.
6.14 Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng, đo được khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng một phía đối với vân sáng trung tâm là 2,4 mm. Khoảng vân là:
A. i = 4,0 mm	B. i = 0,4 mm	C. i = 6,0 mm	D. i = 0,6 mm
6.15 Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng, đo được khoảng cách từ vân sáng thứ tư đến vân sáng thứ 10 ở cùng một phía đối với vân sáng trung tâm là 2,4 mm, khoảng cách giữa hai khe Iâng là 1mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe tới màn quan sát là1m. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là:
A. λ = 0,40 àm	B. λ = 0,45 àm	C. λ = 0,68 àm	D. λ = 0,72 àm
6.16 Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng, đo được khoảng cách từ vân sáng thứ tư đến vân sáng thứ 10 ở cùng một phía đối với vân sáng trung tâm là 2,4 mm, khoảng cách giữa hai khe Iâng là 1mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe tới màn quan sát là1m. Màu của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là:
A. Đỏ	B. Lục	C. Chàm	D. Tím
6.17 Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe Iâng là 1mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe tới màn quan sát là1m. Hai khe được chiếu bởi ánh sáng đỏ có bước sóng 0,75 àm, khoảng cách giữa vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng một bên đối với vân sáng trung tâm là:
A. 2,8 mm	B. 3,6 mm	C. 4,5 mm	D. 5,2 mm
6.18 Hai khe Iâng cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60àm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2m. Tại điểm M cách vân trung tâm 1,2 mm có:
A. vân sáng bậc 2	B. vân sáng bậc 3	C. vân tối bậc 2	D. vân tối bậc 3
6.19 Hai khe Iâng cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60àm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2m. Tại N cách vân trung tâm 1,8 mm có:
A. vân sáng bậc 3	B. vân tối bậc 4	C. vân tối bậc 5	D.vân sáng bậc 4
6.20 Trong một TN Iâng về giao thoa ánh sáng, hai khe Iâng cách nhau 2mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 1m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng vân đo được là 0,2 mm. Bước sóng của ánh sáng đó là:
A. λ = 0,64 àm	B. λ = 0,55 àm	C. λ = 0,48 àm	D. λ = 0,40 àm
6.21 Trong một TN Iâng về giao thoa ánh sáng, hai khe Iâng cách nhau 2mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 1m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng vân đo được là 0,2 mm. Vị trí vân sáng thứ ba kể từ vân sáng trung tâm là:
A. 0,4 mm	B. 0,5 mm	C. 0,6 mm	D. 0,7 mm
6.22 Trong một TN Iâng về giao thoa ánh sáng, hai khe Iâng cách nhau 2mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 1m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng vân đo được là 0,2 mm. Vị trí vân tối thứ tư kể từ vân sáng trung tâm là
A. 0,4 mm	B. 0,5 mm	C. 0,6 mm	D. 0,7 mm
6.23 Trong một TN Iâng về giao thoa ánh sáng, hai khe Iâng cách nhau 2mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 1m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng vân đo được là 0,2 mm. Thay bức xạ trên bằng bức xạ có bước sóng λ' > λ thì tại vị trí của vân sáng bậc 3 của bức xạ λ có một vân sáng của bức xạ λ'. Bức xạ λ' có giá trị nào dưới đây:
A. λ' = 0,48 àm	B. λ' = 0,52 àm	C. λ' = 0,58 àm	D. λ' = 0,60 àm
6.24 Trong một TN về giao thoa ánh sáng. Hai khe Iâng cách nhau 3mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 3m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp đo được là 4mm. Bước sóng của ánh sáng đó là:
A. λ = 0,40 àm	B. λ = 0,50 àm	C. λ = 0,55 àm	D. λ = 0,60 àm
6.25 Trong một TN về giao thoa ánh sáng. Hai khe Iâng cách nhau 3mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 3m. Sử dụng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,40 àm đến 0,75 àm. Trên màn quan sát thu được các dải quang phổ. Bề rộng của dải quang phổ ngay sát vạch sáng trắng trung tâm là:
A. 0,35 mm	B. 0,45 mm	C. 0,50 mm	D. 0,55 mm
6.26 Trong một TN về giao thoa ánh sáng. Hai khe Iâng cách nhau 3mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 3m. Sử dụng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,40 àm đến 0,75 àm. Trên màn quan sát thu được các dải quang phổ. Bề rộng của dải quang phổ thứ hai kể từ vân sáng trắng trung tâm là:
A. 0,45 mm	B. 0,60 mm	C. 0,70 mm	D. 0,85 mm
Chủ đề 3: Máy quang phổ, quang phổ liên tục
6.27 Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong máy quang phổ, ống chuẩn trực có tác dụng tạo ra chùm tia sáng song song.
B. Trong máy quang phổ, buồng ảnh nằm ở phía sau lăng kính.
C. Trong máy quang phổ, lăng kính có tác dụng phân tích chùm ánh sáng phức tạp song song thành các chùm sáng đơn sắc song song.
D. Trong máy quang phổ, quang phổ của một chùm sáng thu được trong buồng ảnh luôn là một dải sáng có màu cầu vồng.
6.28 Phát biểu nào sau đây là đúng khi cho ánh sáng trắng chiếu vào máy quang phổ?
A. Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là một chùm tia phân kỳ có nhiều màu khác nhau.
B. Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh gồm nhiều chùm tia sáng đơn sắc song song.
C. Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là một chùm tia phân kỳ màu trắng.
D. Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là một chùm tia sáng màu song song.
6.29 Chọn câu đúng.
A. Quang phổ liên tục của một vật phụ thuộc vào bản chất của vật nóng sáng.
B. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.
C. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.
D. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.
6.30 Quang phổ liên tục phát ra bởi hai vật có bản chất khác nhau thì
A. Hoàn toàn khác nhau ở mọi nhiệt độ
B. Hoàn toàn giống nhau ở mọi nhiệt độ
C. Giống nhau nếu mỗi vật có một nhiệt độ thích hợp
D. Giống nhau nếu hai vật có nhiệt độ bằng nhau
Chủ đề 4: Quang phổ vạch
6.31 Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch màu, màu sắc vạch, vị trí và độ sáng tỉ đối của các vạch quang phổ
B. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích phát sáng có một quang phổ vạch phát xạ đặc trưng
C. Quang phổ vạch phát xạ là những dải màu biến đổi liên tục nằm trên một nền tối
D. Quang phổ vạch phát xạ là một hệ thống các vạch sáng màu nằm riêng rẽ trên một nền tối
6.32 Để thu được quang phổ vạch hấp thụ thì
A. Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải lớn hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng
B. Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải nhỏ hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng
C. Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải bằng nhiệt độ của nguồn sáng trắng
D. áp suất của đám khí hấp thụ phải rất lớn
6.33 Phép phân tích quang phổ là
A. Phép phân tích một chùm sáng nhờ hiện tượng tán sắc
B. Phép phân tích thành phần cấu tạo của một chất dựa trên việc nghiên cứu quang phổ do nó phát ra
C. Phép đo nhiệt độ của một v

File đính kèm:

  • docBOI DUONG VL 12.doc
Giáo án liên quan