Chuyên đề Văn học Lớp 9: Truyện Kiều của Nguyễn Du - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Huy Nam Yên

Truyện xoay quanh số phận chan đẫm nước mắt của nàng Kiều với 15 năm đoạn trường đầy giông bão, cay đắng. Từ một cô gái có cuộc sống êm đềm hạnh phúc với tình yêu đầuu đời vừa lên men nồng nàn, bỗng chốc tai họa khủng khiếp của gia đình đã buộc Kiều phải bán mình chuộc cha và em, bắt đầu quãng đời bị chà đạp, dày vò, sỉ nhục thâm tệ. Kiều bị xô đẩy, 2 lần phải sống kiếp lầu xanh nhơ nhớp, tanh tưởi, 2 lần được Thúc sinh và Từ Hải cứu trong hạnh phuc được làm vợ thì 2 lần Kiều bị trắng tay trong ê chề, tủi nhục, đau đớn quằn quại. Cuối cùng nàng đành gieo mình xuống sông tiền đường tự vẫn. Càng cố giãy dụa Kiều càng bị nhấn sâu xuống đáy bùn nhơ :

 « Chém cha cái số đào hoa

 Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi. »

Đã biết bao lần Kiều thổn thức:

 “Một mình âm ỉ đêm chày

 Đĩa dầu vơi, nước mắt đầy năm canh.”

 Nàng câm lặng trong nỗi đau giai giẳng, giằng xé không biết thổ lộ, chia sẻ với ai. Nỗi đau đớn ấy cứ thế gặm nhấm, bào mòn cả tâm hồn suốt "đêm chày" trong thời gian dài đằng đẵng trôi chậm chạp, từng khắc, từng khắc để mặc nước mắt lăn dài trong tiếng lòng tức tưởi. Xung quanh nàng chỉ còn bóng đêm đặc quánh, mờ mịt buở vây cùng ngọn đèn dầu leo lét. Có lẽ không có những từ ngữ nào hay hơn thế khi gọi ra cơn bão lòng của người phụ nữ bị chà đạp, vùi dập trắng trợn bị cướp đi quyền sống, quyền tự do và hạnh phúc lứa đôi mà không dám lên tiếng, không dám đấu tranh bởi kiếp trâu ngựa không cho phép họ làm điều đó. Ta như thấy ngòi bút của người viết đang rỏ máu trong nỗi đau tột cùng của nhân vật. "Đây chính là tiếng kêu nức nở của tất cả những người đàn bà bị đày đọa." (Hoài Thanh):

 « Đau đớn thay phận đàn bà

 Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. »

Như Nhà thơ tố Hữu đã từng thốt lên :

 « Nổi chìm kiếp sống lênh đênh

 Tố Như ơi lệ chảy quanh thân Kiều. »

 ->Tác phẩm bày tỏ niềm cảm thông, yêu thương sâu sắc trước tiếng kêu xé lòng đứt ruột của người phụ nữ tài hoa bị chà đạp, vùi dập trong xã hội cũ :

 - Không chỉ có vậy, dưới ngòi bút có hồn của Nguyễn Du, một xã hội đen tối, ngang trái, bất công đã hiện lên sinh động với lũ quan lại tàn nhẫn, táng tận lương tâm, bỉ ổi như Hồ Tôn Hiến khuyên Kiều dụ Từ Hải ra hàng rồi lật lọng đánh úp giết Từ Hải, sau đó dâm ô bắt Kiều chuốc rượu, đánh đàn :

 « Nghe càng ngắm, đắm càng say

 Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình.”

Hay bọn quan lại địa phương thẳng tay đánh đập hành hạ Vương ông, Vương Quan mục đích moi tiền : "Có 3 trăm lạng việc này mới xong.”.

 - Còn Tú bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh chúng là lũ lưu manh vô học, đầu trâu trán ngựa, thứ cặn bã của xã hội nhưng lại ngang nhiên hành hoành, được quan lại dung túng bởi chúng có tiền. Chúng bòn rút, kiếm những đồng tiền nhơ bẩn từ những người con gái trong trắng, thánh thiện như Kiều. Từ gã Mã Giám Sinh lố lịch, tỉa tót hợm hĩnh, hành động ngu si, vô văn hóa, kỳ kèo riết róng bủn xỉn keo kiệt lộ nguyên hình là kẻ buôn người ghê tởm dưới bộ mặt nạ hóa trang hào nhóang: “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”; "Cò kè bớt một thêm hai" đến mụ Tú Bà phì nộn quen sống trong bóng tối mờ ám, bòn rút trên thân thể của những người con gái vô tội:

 “Thoắt trông nhờn nhợt màu da

Ăn gì to lớn đầy đà làm sao?”

 Đến anh chàng Sở Khanh chuyên lừa gạt phụ nữ:

 "Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào" vv tất cả chúng hiện lên dù nhạt hay đậm cũng đều là những mắt xích quan trọng siết chặt cuộc đời Kiều.

 - Đặc biệt đồng tiền trong TP có sức mạnh ma quái ghê ghớm có thể đảo lộn nhân tình thế thái. Có tiền là có tất cả. Vì tiền mà gia đình Vương ông bị thằng bán tơ vu oan cho lũ quan lại sâu mọt địa phương kiếm chác. Nhờ tiền mà lũ lưu manh cặn bã mới có trong tay món hàng vô giá là nàng Kiều Đồng tiền đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng:

 “Trong tay sẵn có đồng tiền

 Dẫu mà đổi trắng thay đen khó gì!”

-> Qua đó, nhà thơ căm phẫn, tố cáo gay gắt xã hội PK ngang trái, đồi bại, nhơ nhuốc, đen tối

 

doc13 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Văn học Lớp 9: Truyện Kiều của Nguyễn Du - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Huy Nam Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thời gian ông ở Huế, Quảng Bình.
	+ “Bắc hành tạp lục” ( 131 bài) viết trong thời gian Nguyễn Du đi sứ Trung Quốc.
	- Về chữ Nôm: có bài “Văn chiêu hồn” (Văn tế thập loại chúng sinh) được viết theo thể thơ song thất lục bát dài 184 câu. Đặc biệt là “Truyện Kiều”, với tác phẩm này đã đưa Nguyễn Du lên đỉnh cao của nền thi ca dân tộc, xứng đáng được tôn vinh “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư” (người thầy muôn đời của văn chương muôn đời). 
 	- Được thừa hưởng tinh hoa từ gia đình, dòng họ; đặc biệt với năng khiếu bẩm sinh, thuở nhỏ được tắm mình trong những lời ru mượt mà sâu lắng của người mẹ xứ Kinh Bắc, những điệu hò ví dặm của quê hương cùng với vốn sống phong phú kết tinh ở một trái tim yêu thương vĩ đại đối với con người trong một thời đại đầy thăng trầm bão táp đã hun đúc nên thiên tài Nguyễn Du. Thiên tài ấy được thể hiện trước hết ở tác phẩm“Truyện Kiều”.
	- Ông được tổ chức UNECO vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới.
	- Truyện Kiều đã đi vào đời sống tâm hồn, văn hóa, tinh thần của người Việt, thành món ăn tinh thần, hóa thân vào máu thịt của cuộc sống đời thường; được mọi tầng lớp nhân dân từ già đến trẻ, từ miền xuôi lên miền ngược yêu thích say đắm, ứng dụng vào cuộc sống đời thường như vịnh Kiều, lẩy Kiều, ngâm Kiều, bói Kiều vv...TP chính là niềm tự hào, kiêu hãnh của dân tộc.
	- Với hơn 200 năm tồn tại của Truyện Kiều, cũng như cả trăm năm hội nhập văn hóa giữa Việt Nam và thế giới; theo khảo sát ban đầu của PGS Lê Thu Yến, hiện tại Truyện Kiều đã có khoảng 30 bản dịch tại các nước Trung, Nga, Anh, Mỹ, Đức, Ý, Tiệp, Hungari, Rumani, Nhật, Hàn, Cuba.... Và cơ bản, hầu hết các dịch giả đều mặc nhiên thừa nhận: Truyện Kiều là tác phẩm xứng đáng nhất, tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam.
II. Tác phẩm:
1. Nguồn gốc và sự sáng tạo:
	- Nguyễn Du viết “Truyện Kiều” vào đầu thế kỉ XIX( 1805 –1809). Truyện dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân ( Trung Quốc). 
	- Lúc đầu, Nguyễn Du đặt tên là “Đoạn trường tân thanh” (đoạn: đứt đoạn, trường: ruột ; thanh: âm thanh, tiếng kêu; tân: mới -> Tiếng kêu mới đứt ruột) sau này, người ta quen gọi là “Truyện Kiều” tức là truyện kể về nhân vật chính là nàng Kiều.
- “Kim Vân Kiều truyện” viết bằng chữ Hán, thể loại văn xuôi, có kết cấu thành từng chương (hồi). Toàn bộ tác phẩm gồm 20 chương. Đây chỉ đơn thuần là mô típ tài tử giai nhân giải trí, nặng về lý trí khô khan. Thế nhưng bằng niềm đam mê cháy bỏng của một người nghệ sĩ săn tìm cái đẹp, bằng trái tim thắm đỏ tình yêu thương và tài năng hơn người, Nguyễn Du đã nhào nặn sáng tạo ra một kiệt tác văn học thấm đẫm chất trữ tình, cảm nhứng nhân đạo, nhân văn cao cả với 3254 câu thơ lục bát viết bằng chữ Nôm, mang đậm phong vị dân tộc.
2.Tóm tắt :
	Gia đình Vương viên ngoại có ba người con: Thúy Kiều, Thúy Vân, và con trai út là Vương Quan. Thúy Kiều là một cô gái tài sắc vẹn toàn. Nhân tiết Thanh minh, ba chị em cùng mọi người đi trẩy hội. Trên đường về, họ gặp một ngôi mồ hoang, hương tàn khói lạnh ngay trong ngày tảo mộ lễ Thanh minh. Vốn đa cảm, trong khi Thúy Vân và Vương Quan vẫn vô tình, bình thản thì Thúy Kiều lại quan tâm đến ngôi mộ. Theo Vương Quan dẫn giải thì đó là ngôi mộ của một cô gái ca nhi tên là Đạm Tiên, xinh đẹp, tài hoa nhưng yểu mệnh; từng nổi danh nhưng giờ thì lạnh lẽo mồ hoang như thế! Thúy Kiều nghe xong đầy lòng trắc ẩn và bổng dưng liên tưởng đến mình. Kiều đốt hương khấn vái Đạm Tiên, khóc than thương cảm và đề thơ nơi gốc cây như một người đồng điệu và Đạm Tiên đã hiển linh ngay tức khắc, một điềm báo trước cho thân phận của Kiều sau này. 
	Cũng trong chuyến đi chơi này, Kiều gặp Kim Trọng. Kim Trọng là một thư sinh, bạn học với Vương Quan. Sự gặp gỡ tình cờ này đã bắt đầu cho một mối tình sắt son, vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến đương thời của Kim Trọng, Thúy Kiều. 
	Sau lần hội ngộ “giải cấu tương phùng” ấy, Kim Trọng đã thầm thương trộm nhớ và tương tư Kiều. Chàng dọn đến thuê nhà ở gần nhà Vương viên ngoại để mong được gặp gỡ Thúy Kiều. Nhân dịp cả nhà họ Vương đi dự sinh nhật bên ngoại, Kiều và Kim Trọng đã gặp nhau, trao nhau kỷ vật làm tin, cùng nhau thề non hẹn biển. Mối tình Kim Trọng, Thúy Kiều vừa bắt đầu cũng là lúc Kim Trọng nhận được hung tin, phải trở về quê nhà ở Liêu Dương để thọ tang chú. Kim Trọng đâu biết rằng lần hội ngộ đầu tiên cũng là lần chia xa suốt mười lăm năm lưu lạc của Thúy Kiều. 
	Tai họa bất ngờ ập đến gia đình Thúy Kiều khi Kim Trọng vừa ra đi. Vương viên ngoại và Vương Quan bị bắt vì có người vu vạ. Tai họa bất ngờ quá, chỉ còn cách phải có thật nhiều tiền lo lót cho bọn quan lại mới có thể qua khỏi. Trước tình cảnh đó, Thúy Kiều đã quyết định bán mình để lấy tiền chuộc cha và em. 
	Mã Giám Sinh, tay chân của Tú Bà ở Lâm Tri hay tin đã đến mua Kiều về lầu xanh làm gái làng chơi. Với danh nghĩa cưới Kiều làm vợ lẽ, Mã Giám Sinh đã bỏ ra 400 lượng vàng và thành thân với Kiều. Kiều được đưa về lầu xanh ở Lâm Tri để tiếp khách. Khi hay tin Kiều đã thất thân với Mã Giám Sinh, mụ Tú Bà đã nổi cơn lôi đình, hành hung Thúy Kiều. Do đã dự liệu trước, Kiều rút dao trong người ra tự vẫn nhưng không chết. 
	Biết không thể ép buộc được Kiều, Tú Bà một mặt dỗ dành Kiều, cho nàng ở một mình nơi lầu Ngưng Bích; một mặt sắp đặt cho Sở Khanh, một tay ăn chơi đểu giả lập mưu lừa Kiều, dụ nàng trốn đi. Ngây thơ tin người, nàng nghe lời đường mật, trốn đi theo Sở Khanh và bị Tú Bà theo bắt lại. Thúy Kiều trở thành gái lầu xanh từ đó. 
	Ở với Tú bà một thời gian, nàng gặp Thúc Sinh. Thúc Sinh vốn quê Vô Tích, đã có vợ là Hoạn Thư ở quê nhà nhưng theo cha lên buôn bán tại Lâm Tri. Nhân Thúc ông về nhà, Thúc Sinh lân la chơi bời nơi chốn lầu xanh. Gặp Kiều, Thúc Sinh mê mẫn, đem lòng yêu thương nàng. Thúc Sinh quyết tâm lấy Kiều làm vợ lẽ nên sắp đặt đưa Kiều trốn đi rồi bắn tin cho Tú bà để chuộc Kiều. Ở vào thế đã rồi, Tú bà nhận tiền chuộc của Thúc Sinh cho Kiều được tự do. Vậy là Kiều trở thành vợ lẽ của Thúc Sinh. 
	Thúc ông trở lại Lâm Tri, hay tin Thúc Sinh lấy Kiều từ chốn lầu xanh đã đùng đùng nổi giận. Không buộc được Thúc Sinh bỏ Kiều, Thúc ông thưa lên quan và quan nhất quyết bắt Kiều:
“Một là cứ phép gia hình, 
Một là lại cứ lầu xanh phó về.”
	Thế nhưng, sau khi đọc bản tường trình của nàng, quan trên cảm động, khuyên Thúc ông nên vì tình mà chấp nhận cho Thúc Sinh lấy Kiều. Thúc ông vâng lời và đám cưới được tiến hành. 
	Những tưởng vậy là đời Kiều yên ổn. Kiều vốn biết thân phận mình, khuyên Thúc Sinh nên về nói rõ cho Hoạn Thư biết sự việc. Thúc sinh nghe lời Kiều, trở lại quê nhà. 
	Ở quê nhà, Hoạn Thư đã biết tất cả. Nàng chờ đợi một sự thú nhận từ Thúc Sinh. Vốn tính nhu nhược, lại không thấy Hoạn Thư tỏ ra nghi kỵ hỏi han gì, Thúc Sinh đã không nghe lời Kiều mà giấu biệt sự việc. Hoạn Thư càng tức tối, về bàn với mẹ, sắp đặt cho bọn gia nô là Ưng, Khuyển lên Lâm Tri bắt cóc Kiều về hành hạ và bắt làm người hầu. Bọn Ưng, Khuyển đã đánh tráo một tử thi chết trôi rồi phóng hỏa đốt nhà để ai cũng tưởng Kiều đã chết vì hỏa hoạn. 
	Thúc Sinh trở lại Lâm Tri, thấy Thúc ông đã lập bàn thờ cúng tế Kiều, chàng hỡi ơi, tin rằng Kiều đã chết! Buồn quá, chàng lại trở về nhà. Thúc Sinh có ngờ đâu gặp lại Kiều trong hoàn cảnh thật éo le: “làm ra con ở, chúa nhà đôi nơi” [TK câu 1814]. Hoạn Thư đã hành hạ Kiều, bắt Kiều chuốc rượu, đánh đàn hầu hạ Thúc Sinh. Thúc Sinh phải làm bộ giả lã vui cười cho Hoạn Thư vừa lòng. 
	Sau đó, thể theo nguyện vọng Kiều, Hoạn Thư cho nàng ra Quan Âm các ở tu hành với pháp danh là Trạc Truyền. Nhân buổi Hoạn Thư về nhà thăm mẹ, Thúc Sinh lén ra tâm sự với Kiều. Nào ngờ Hoạn Thư về đứng bên ngoài nghe hết mọi chuyện nhưng nàng vẫn cười cợt bình thường như không có chuyện gì xảy ra. Quá sợ một con người như thế, Kiều lấy chuông vàng khánh bạc ở Quan Âm các làm vật hộ thân rồi trốn đi. 
	Từ nhà Hoạn Thư ra, nàng đến nương nhờ tại “Chiêu Ẩn am” của sư trưởng Giác Duyên. Nhưng đoạn trường chưa dứt, nghiệp chướng còn dày, một lần nữa Kiều lại sa vào lầu xanh của Bạc Bà, Bạc Hạnh ở Châu Thai, vì tung tích nàng đã bị bại lộ. Tại đây nàng gặp Từ Hải, người anh hùng cái thế đang dấy binh chống lại triều đình. 
	Say mê sắc đẹp, cảm phục tài năng và đồng điệu tâm hồn, Từ Hải cứu nàng ra khỏi chốn lầu xanh nhà họ Bạc, đưa nàng về làm vợ. Sau một năm khởi binh, Từ Hải đã trở thành lãnh chúa một vùng và Kiều đường đường là một mệnh phụ phu nhân. Ân oán giang hồ từ ngày lưu lạc được nàng báo đáp phân minh. Những kẻ gây nên đau khổ cho nàng đều phải đền tội dưới trướng hùm Từ Hải. Đây có lẽ là quãng đời hạnh phúc nhất của Kiều trên suốt chặng đường mười lăm năm lưu lạc. 	
	Những tưởng Kiều hạnh phúc dài lâu cùng Từ Hải, nhưng sổ đoạn trường nàng đâu đã đoạn tên. Khi Hồ Tôn Hiến kéo binh mã triều đình ra đánh Từ Hải, biết không thể thắng nên dùng kế chiêu an. Kiều lại ngây thơ tin lời đường mật của Hồ Tôn Hiến, phân tích lẽ thiệt hơn và khuyên Từ Hải đầu hàng. 	
	Nghe lời Kiều, Từ Hải đầu hàng và mắc kế phục binh của Hồ Tôn Hiến, chết đứng giữa trận tiền. Vậy là Kiều thành thân phận “thanh y”, hầu rượu, đánh đàn cho tiệc mừng công của Hồ Tôn Hiến. Trớ trêu thay cho số phận, Kiều sau đó bị ép gã cho một Thổ quan. Trên thuyền của Thổ quan đưa đi, nàng đã trầm mình xuống sông Tiền Đường tự vẫn. 	
	Sau khi chia tay Kiều ở “Chiêu Ẩn am”, sư trưởng Giác Duyên trên đường vân du gặp Đạo cô Tam Hợp. Được Đạo cô Tam Hợp cho biết hậu vận của Kiều nên đã đến thuê người chờ sẵn bên sông Tiền Đường. Kiều được sư trưởng Giác Duyên cứu và đem về nương náu ở am cỏ ven sông. Từ ngày Kiều rời Bắc Kinh cho đến bấy giờ, chốc đã mười lăm năm luân lạc. 
	Ở quê nhà, Kim Trọng hết tang, trở lại tìm nàng thì người yêu đã không còn nữa. Chàng theo lời nàng dặn cưới Thúy Vân, mà mối tình sâu nặng với Kiều cứ canh cánh bên lòng. Sau Kim Trọng cùng Vương Quan thi đậu, được bổ ra làm quan. Từ đó Kim Trọng bắt đầu dò la tìm kiếm tông tích Thúy Kiều. Từ Vô Tích qua Lâm Tri đến Châu Thai rồi cuối cùng dừng lại bên bờ sông Tiền Đường. 
	Cả nhà hội ngộ, mừng mừng tủi tủi. Buổi đoàn viên sao quá muộn màng. Dù cả nhà đều nài ép và mối tình với Kim Trọng vẫn nồng ấm như xưa nhưng đã quá đỗi ê chề và nghĩ mình không xứng đáng, Kiều đã nhất quyết không chắp lại tình xưa với người yêu cũ. “Đem tình cầm sắc đổi ra cầm cờ” là sự chọn lựa cuối cùng của nàng đối với Kim Trọng. Kiều sống nốt những ngày còn lại trong an lạc niềm vui sau khi đã trải qua một quãng đời sương gió đoạn trường. 
3.Giá trị nội dung và nghệ thuật :
a.Giá trị nội dung:
Truyện xoay quanh số phận chan đẫm nước mắt của nàng Kiều với 15 năm đoạn trường đầy giông bão, cay đắng. Từ một cô gái có cuộc sống êm đềm hạnh phúc với tình yêu đầuu đời vừa lên men nồng nàn, bỗng chốc tai họa khủng khiếp của gia đình đã buộc Kiều phải bán mình chuộc cha và em, bắt đầu quãng đời bị chà đạp, dày vò, sỉ nhục thâm tệ. Kiều bị xô đẩy, 2 lần phải sống kiếp lầu xanh nhơ nhớp, tanh tưởi, 2 lần được Thúc sinh và Từ Hải cứu trong hạnh phuc được làm vợ thì 2 lần Kiều bị trắng tay trong ê chề, tủi nhục, đau đớn quằn quại. Cuối cùng nàng đành gieo mình xuống sông tiền đường tự vẫn. Càng cố giãy dụa Kiều càng bị nhấn sâu xuống đáy bùn nhơ :
	« Chém cha cái số đào hoa
	 Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi. »
Đã biết bao lần Kiều thổn thức:
	“Một mình âm ỉ đêm chày
 Đĩa dầu vơi, nước mắt đầy năm canh.”
	Nàng câm lặng trong nỗi đau giai giẳng, giằng xé không biết thổ lộ, chia sẻ với ai. Nỗi đau đớn ấy cứ thế gặm nhấm, bào mòn cả tâm hồn suốt "đêm chày" trong thời gian dài đằng đẵng trôi chậm chạp, từng khắc, từng khắc để mặc nước mắt lăn dài trong tiếng lòng tức tưởi. Xung quanh nàng chỉ còn bóng đêm đặc quánh, mờ mịt buở vây cùng ngọn đèn dầu leo lét. Có lẽ không có những từ ngữ nào hay hơn thế khi gọi ra cơn bão lòng của người phụ nữ bị chà đạp, vùi dập trắng trợn bị cướp đi quyền sống, quyền tự do và hạnh phúc lứa đôi mà không dám lên tiếng, không dám đấu tranh bởi kiếp trâu ngựa không cho phép họ làm điều đó. Ta như thấy ngòi bút của người viết đang rỏ máu trong nỗi đau tột cùng của nhân vật. "Đây chính là tiếng kêu nức nở của tất cả những người đàn bà bị đày đọa." (Hoài Thanh):	
	« Đau đớn thay phận đàn bà
	Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. »
Như Nhà thơ tố Hữu đã từng thốt lên :
	 « Nổi chìm kiếp sống lênh đênh
	Tố Như ơi lệ chảy quanh thân Kiều. »
	 ->Tác phẩm bày tỏ niềm cảm thông, yêu thương sâu sắc trước tiếng kêu xé lòng đứt ruột của người phụ nữ tài hoa bị chà đạp, vùi dập trong xã hội cũ :	
	- Không chỉ có vậy, dưới ngòi bút có hồn của Nguyễn Du, một xã hội đen tối, ngang trái, bất công đã hiện lên sinh động với lũ quan lại tàn nhẫn, táng tận lương tâm, bỉ ổi như Hồ Tôn Hiến khuyên Kiều dụ Từ Hải ra hàng rồi lật lọng đánh úp giết Từ Hải, sau đó dâm ô bắt Kiều chuốc rượu, đánh đàn :
	« Nghe càng ngắm, đắm càng say
	 Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình.”
Hay bọn quan lại địa phương thẳng tay đánh đập hành hạ Vương ông, Vương Quan mục đích moi tiền : "Có 3 trăm lạng việc này mới xong.”...
	- Còn Tú bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanhchúng là lũ lưu manh vô học, đầu trâu trán ngựa, thứ cặn bã của xã hội nhưng lại ngang nhiên hành hoành, được quan lại dung túng bởi chúng có tiền. Chúng bòn rút, kiếm những đồng tiền nhơ bẩn từ những người con gái trong trắng, thánh thiện như Kiều. Từ gã Mã Giám Sinh lố lịch, tỉa tót hợm hĩnh, hành động ngu si, vô văn hóa, kỳ kèo riết róng bủn xỉn keo kiệt lộ nguyên hình là kẻ buôn người ghê tởm dưới bộ mặt nạ hóa trang hào nhóang: “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”; "Cò kè bớt một thêm hai" đến mụ Tú Bà phì nộn quen sống trong bóng tối mờ ám, bòn rút trên thân thể của những người con gái vô tội:
 “Thoắt trông nhờn nhợt màu da
Ăn gì to lớn đầy đà làm sao?”
	Đến anh chàng Sở Khanh chuyên lừa gạt phụ nữ:
	"Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào" vv tất cả chúng hiện lên dù nhạt hay đậm cũng đều là những mắt xích quan trọng siết chặt cuộc đời Kiều.
	- Đặc biệt đồng tiền trong TP có sức mạnh ma quái ghê ghớm có thể đảo lộn nhân tình thế thái. Có tiền là có tất cả. Vì tiền mà gia đình Vương ông bị thằng bán tơ vu oan cho lũ quan lại sâu mọt địa phương kiếm chác. Nhờ tiền mà lũ lưu manh cặn bã mới có trong tay món hàng vô giá là nàng Kiều Đồng tiền đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng:
	“Trong tay sẵn có đồng tiền
	Dẫu mà đổi trắng thay đen khó gì!”
-> Qua đó, nhà thơ căm phẫn, tố cáo gay gắt xã hội PK ngang trái, đồi bại, nhơ nhuốc, đen tối
	Tác phẩm tái hiện số phận bị dồn vào ngõ cụt không lối thoát của người phụ nữ với trái tim yêu thương quặn xé của người cầm bút. Để rồi nhà thơ còn ca ngợi vẻ đẹp của con người. Với sự nâng niu, trân trọng, ngưỡng mộ của người cầm bút: “đi tìm hạt ngọc ẩn chứa trong bề sâu tâm hồn con người" (Nguyễn Minh Châu), Nuyễn Du đã ca ngợi vẻ đẹp ngời sáng của người phụ nữ. Trước mắt ta hiện lên một nàng Kiều có sắc đẹp rực rỡ, lộng lẫy, tuyệt thế giai nhân, có tâm hồn trong trắng, thánh thiện, tài năng, sự thông sinh bẩm sinh hơn người. Đặc biệt đó là người con hiếu thảo sẵn sàng hy sinh bản thân để hạnh phúc tuột khỏi tầm tay, không ngần ngại bán mình chuộc cha và em thoát khỏi sự chà đạp oan khốc với hành động hết sức cao cả:
	“Hạt mưa sá nghĩ phận hèn
	Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân.”
Là người phụ nữ luôn thủy chung son sắt:
	"Bên trời góc bể bơ vơ
	Tấm son gột rửa bao giờ cho phai."
	Nàng luôn ý thức sâu sắc về nhân phẩm, lòng tự trọng của một con người. Luôn dày vò đau đớn, ê chề nhục nhã xấu hổ và cố tìm cách giãy dụa thoát khỏi kiếp lầu xanh tanh bẩn: 
	"Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
	Giật mình rồi lại thương mình xót xa."
 Ở Kiều hội tụ tất cả vẻ đẹp, tinh hoa của người phụ nữ.
	Không chỉ ca ngợi vẻ đẹp con người, tác phẩm còn là bài ca đi cùng năm tháng, một giấc mơ đẹp về yêu đôi lứa tự do, cao đẹp, thủy chung, trong sáng. Ngay trong cảnh Kiều “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” đi tìm Kim Trọng với tâm nguyện tha thiết:
	 “Nàng rằng khoảng vắng đêm trường
	Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa.”	
đã thể hiện rõ quan điểm tôn thờ tình yêu đôi lứa tự do theo tiếng gọi nhịp đập của con tim không theo áp đặt “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy.” Đại thi hào muốn đạp qua rào cản của lễ giáo PK, chặt tung những trói buộc, gò bó kìm hãm rung động yêu thương của con người để mối tình Kim Kiều tươi xanh đi cùng năm tháng thể hiện “con mắt trông thấu sáu cõi”, tư tưởng nhân văn hết sức mới mẻ, vượt xa thời đại làm nên sức sống bất hủ của viên ngọc toàn bích Truyện Kiều.
	Tác phẩm còn là bài ca về công lý, về mẫu người anh hùng lý tưởng qua hình ảnh Từ Hải:
	“Chọc trời khuấy nước mặc dầu
	 Dọc ngang nào biết trên đầu có ai.”
	Để rồi có giai thoại kể rằng: vua Tự Đức rất say mê Truyện Kiều. Thế nhưng đọc đến 2 câu thơ trên, nhà vua đã đùng đùng nổi giận và cho rằng nếu Nguyễn Du còn sống sẽ nọc ông đánh 100 roi cho hả giận. Vì nhà thơ dám đề cao tự do công lý lên trên lễ giáo phong kiến: "vua là thiên tử"...
	->Như vậy, tác phẩm Ca ngợi, tôn vinh vẻ đẹp cao quý của con người, một giấc mơ đẹp về tình yêu đôi lứa cũng như khát vọng lý tưởng tự do
	- Đây chính giá trị hiện thực đậm nét, giá trị nhân đạo, nhân văn cao cả. Khác với "Kim Vân Kiều Truyện" của Thanh Tâm tài nhân Trung quốc, Truyện Kiều có sức sống bất hủ như lời nhận định của giáo sư Trần Đình Sử: "Chính cảm hứng nhân đạo và nhân bản đã đổi mới Truyện Kiều và nâng nó lên hàng kiệt tác thế giới." 
2.Giá trị nghệ thuật:
	* Với bút pháp ước lệ tượng trưng lý tưởng hóa nhân vật hay ngôn ngữ trực diện, nghệ thuật khắc họa nội tâm tinh tế, Các nhân vật của nguyễn Du đã được xây dựng đạt đên trình độ điển hình. Nhà thơ đã lột trần bộ mặt nạ hóa trang của Mã Giám Sinh qua từ "tót", lật chân tướng của Sở Khanh bằng từ: "lẻn"; vả vào mặt Hồ Tôn Hiến với từ: "ngây" vv... Nhân vật của Nguyễn Du đã từ trang sách bước ra hóa thân vào máu thịt của cuộc sống đời thường trở thành biểu tượng cho một lớp người, một tính cách trong xã hội. Ví dụ: nhắc đến những mụ chủ chứa người ta dùng từ Tú Bà; chỉ trích những kẻ gạ gẫm, lọc lừa, bỏ rơi phụ nữ ta dùng hình ảnh Sở Khanh; chỉ người có máu ghen khủng khiếp là người ta nghĩ ngay đến Hoạn Thư
	* TP đã đi vào tâm hồn người Việt từ già đến trẻ, không phân biệt địa vị, hèn sang bởi những câu thơ lục bát mượt mà dễ đọc, dễ thuộc dễ nhớ; bởi ngôn ngữ vừa uyên bác vừa bình dân mang đậm phong vị quê hương, dân tộc. Có những câu không còn phân biệt được đâu là của nhà thơ, đâu là ca dao. Đúng như lời bình của tác giả Nguyễn Đình Thi: "Ngôn ngữ Truyện Kiều như có vị mật ong", hay sự ngưỡng mộ nhà thơ Xuân Diệu: "Ngôn ngữ Truyện Kiều như được làm bằng ánh sáng"...
- Những câu thơ tả cảnh của Truyện Kiều đã mãi mãi đi cùng năm tháng, trở thành tuyệt bút như:
	- “Long lanh đáy nước in trời
	Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”
	- “Dưới trăng quyên đã gọi hè
	Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.” vv
	*Bút pháp tả cảnh ngụ tình tài hoa đã đưa TP thăng hoa:
	"Sầu đong càng lắc càng đầy
	Ba thu dọn lại một ngày dài ghê." vv...
	* Lối kể chuyện tự nhiên nhưng tạo hồi hộp, hấp dẫn, thú vị
	* Đặc biệt Nghệ thuật miêu tả linh hoạt độc đáo tinh tế. Cùng miêu tả ánh trăng nhưng mỗi cảnh mỗi sắc thái riêng. VD: Từ “trăng” trong câu thơ:
	"Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang"
	 được tác giả dùng theo nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ để ngầm chỉ gương mặt của Thuý Vân tròn trịa, sáng rực rỡ, tươi mát, đẹp tựa như ánh trăng rằm. Từ đó lột tả vẻ đẹp đằm thắm, đoan trang, căng tràn nhựa sống của nàng.
	Từ “trăng” trong:
	"Đề huề lưng túi gió trăng"
	để ngầm lột tả chân dung chàng thư sinh hào hoa phong nhã.
Từ “trăng” trong:
	"Tuần trăng khuyết đĩa dầu hao
	Mặt mơ tưởng mặt lòng ngao ngán lòng."
ý để chỉ thời gian một tháng từ lúc trăng tròn đến khi trăng khuyết. Từ đó câu thơ lột tả tâm trạng tương tư, đêm ngày mơ tưởng, mong ngóng bóng dáng Thuý Kiều đến nỗi không ngủ được với nỗi nhớ cồn cào dày vò của chàng Kim Trọng sau khi gặp Kiều. 
	Từ “trăng” trong
	 “Dưới trăng quyên đã gọi hè,
	Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông"
 khắc hoạ bức tranh mùa hè tuyệt đẹp, đậm đà phong vị làng quê Việt Nam đầy thơ mộng, yên bình trong màu đỏ rực của những bông hoa lựu lấp ló qua các kẽ lá, trong tiếng chim quyên (chim cuốc) đầy giục g

File đính kèm:

  • docchuyen_de_van_hoc_lop_9_truyen_kieu_cua_nguyen_du_nam_hoc_20.doc
Giáo án liên quan