Chuyên đề Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có gì giống nhau

 Ở lớp 5, mặc dù vừa mới được giáo viên cung cấp những kiến thức cơ bản về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa song khi đi vào thực hành xác định đâu là từ đồng âm, đâu là từ nhiều nghĩa thì học sinh khó xác định được chính xác.

 Thực tế kết quả điều tra cho thấy học sinh còn yếu nhất trong phần phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Có học sinh khi trả lời câu hỏi“từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có gì giống nhau?” đã trả lời rằng: “từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là các từ có cách đọc, cách viết giống nhau”.

 “Từ đồng âm là các từ cùng âm nhưng khác nhau về nghĩa, còn từ nhiều nghĩa là các từ có cùng âm nhưng có mối liên hệ với nhau về nghĩa”.

 Rõ ràng, nếu trả lời như thế tức là học sinh chưa hiểu thấu đáo từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Thực chất, từ đồng âm là các từ giống nhau về hình thức ngữ âm còn khác nhau về nghĩa. Cần nhấn mạnh là từ nhiều nghĩa chỉ là “một từ”, từ này vừa có nghĩa gốc và có nghĩa chuyển.

 

doc12 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có gì giống nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
	(Tiếng Việt 5, tập 1, tr.67)
	III. Luyện tập
	Bao gồm các bài tập thuộc hai dạng chủ yếu sau: 
	+ Bài tập nhận diện (thường là các bài tập phần đầu phần luyện tập) với các yêu cầu như: tìm, xác định, chỉ ra, gạch chân 
	Ví dụ: Trong những câu nào, các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc và trong những câu nào chúng mang nghĩa chuyển?
	a) Mắt: 	- Đôi mắt của bé mở to. 
	- Qua na mở mắt. 
	b) Chân: 	- Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. 
	- Bé đau chân.
	c) Đầu: 	- Khi viết em đừng ngoẹo đầu.
	- Nước suối đầu nguồn rất trong.
	Dạng bài tập này có mục đích củng cố nhận thức về kiến thức lí thuyết cho học sinh để từ đó có cơ sở để làm bài tập vận dụng.
	+ Bài tập vận dụng sáng tạo (thường là các bài tập sau dạng bài tập nhận diện) với các yêu cầu: đặt câu, viết đoạn 
	Ví dụ: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: bàn, cờ, nước. 
	Bộ bàn ghế học sinh. 
	Chúng tôi bàn bạc đi đến thống nhất.
	Dạng bài tập này có nhiệm vụ đưa hiểu biết lí thuyết của học sinh vận dụng vào thực tiễn giao tiếp. 
	Phần Luyện tập giúp học sinh củng cố và vận dụng kiến thức đã học. Việc phân bố các bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp còn có thêm mục đích là mở rộng kiến thức cho học sinh thông qua thực hành luyện tập với các yêu cầu khác nhau mà giúp học sinh hiểu thêm một bộ phận kiến thức nào đó chuẩn bị cho nội dung học tiếp hoặc cần lưu ý khi sử dụng.
	+ Cách sắp xếp hai kiểu bài từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
	Theo phân bố chương trình, mạch kiến thức về từ đồng âm được sắp xếp trước kiến thức về từ nhiều nghĩa.
	Dưới đây là thứ tự sắp xếp các mạch kiến thức đó.
	1. Từ đồng âm - Tuần 5
	2. Luyện tập về từ đồng âm - Tuần 6
	3. Từ nhiều nghĩa 	- Tuần 7
	4. Luyện tập về từ nhiều nghĩa - Tuần 7
	5. Luyện tập về từ nhiều nghĩa - Tuần 8
III. Thực trạng dạy bài từ đồng âm – từ nhiều nghĩa
 Ở lớp 5, mặc dù vừa mới được giáo viên cung cấp những kiến thức cơ bản về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa song khi đi vào thực hành xác định đâu là từ đồng âm, đâu là từ nhiều nghĩa thì học sinh khó xác định được chính xác.
	Thực tế kết quả điều tra cho thấy học sinh còn yếu nhất trong phần phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Có học sinh khi trả lời câu hỏi“từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có gì giống nhau?” đã trả lời rằng: “từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là các từ có cách đọc, cách viết giống nhau”.
	“Từ đồng âm là các từ cùng âm nhưng khác nhau về nghĩa, còn từ nhiều nghĩa là các từ có cùng âm nhưng có mối liên hệ với nhau về nghĩa”.
	Rõ ràng, nếu trả lời như thế tức là học sinh chưa hiểu thấu đáo từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Thực chất, từ đồng âm là các từ giống nhau về hình thức ngữ âm còn khác nhau về nghĩa. Cần nhấn mạnh là từ nhiều nghĩa chỉ là “một từ”, từ này vừa có nghĩa gốc và có nghĩa chuyển. 
	Tuy đã được cung cấp kiến thức cơ bản về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa nhưng học sinh khó có thể phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Bởi lẽ: 
- Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có đặc điểm về hình thức giống nhau, đọc giống nhau, viết giống nhau và cùng khác nhau về nghĩa (Đây là lý do cơ bản nhất). 
- Trong chương trình Tiếng Việt 5, chưa có dạng bài tập phối hợp cả hai kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh rèn kỹ năng phân biệt. Dạng bài tập này chỉ có 1 bài nằm trong tiết Luyện tập về từ nhiều nghĩa thì lại thuộc nội dung giảm tải theo quy định điều chỉnh nội dung dạy học.
- Học sinh chưa phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa. 
	Như vậy, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là hai mảng kiến thức quan trọng trong Luyện từ và câu ở lớp 5 trong Chương trình Tiếng Việt. Học sinh rất dễ nhầm lẫn hai kiểu từ này. Giáo viên nên giúp học sinh tìm hiểu bản chất của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa và nắm được bản chất của hai kiểu từ này để có thể phân biệt được một cách dễ dàng. 
VI. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học kiểu bài từ đồng âm – từ nhiều nghĩa
3.1. Nâng cao năng lực hiểu biết về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho giáo viên
	Mỗi giáo viên Tiểu học nhất thiết phải trang bị cho bản thân những kiến thức từ ngữ cơ bản về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, những kiến thức phổ thông về từ ngữ tiếng Việt như: kiến thức về từ loại, cụm từ, sự chuyển nghĩa của từ ngữ Tiếng Việt. Có nắm vững những kiến thức đó, giáo viên mới có thể chủ động trong tiết dạy, phản ứng linh hoạt với những tình huống phát sinh trong quá trình dạy học, những hiện tượng ngôn ngữ không nằm trong bài học... Và có nắm vững những vấn đề đó, giáo viên mới có thể nghiên cứu, tìm tòi và xây dựng nên những giải pháp cụ thể, thiết thực giúp học sinh viết đúng yêu cầu về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa nhất là khi phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
	Vì vậy, yêu cầu giáo viên phải phân biệt được rõ ràng đâu là từ đồng âm, đâu là từ nhiều nghĩa. Giáo viên phải nắm chắc kiến thức để phân biệt hai kiểu từ này: 
	- Từ đồng âm là nhiều từ, có hình thức giống nhau, cách đọc giống nhau, viết giống nhau nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
	- Từ nhiều nghĩa chỉ là một từ, trong đó có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Vì thế giáo viên tuyệt đối không nên nói “hai từ đó là hai từ nhiều nghĩa” mà chỉ nên nói “hai từ đó là từ đồng âm”.
	- Nói về vấn đề đồng âm, nhiều nghĩa, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 đã chỉ ra: 
	“Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa”.
	Ví dụ: câu trong: 
	- Ông ngôi câu cá.
	- Đoạn văn này có 5 câu.
	“Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau”.
	Ví dụ: Mũi (người hoặc động vật): Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật, dùng để ngửi.
	Mũi (thuyền): Bộ phận nhô (lên) ra ở phía trước thuyền, dùng để rẽ nước tiến lên.
	Trong cuốn Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 5 - tác giả Nguyễn Minh Thuyết đã chỉ rõ: 
“Từ đồng âm là những từ có hình thức ngữ âm giống nhau, giống nhau nhung nghĩa hoàn toàn khác biệt nhau”
	Ví dụ: Bò trong kiến bò và bò trong trâu bò
	 “Từ nhiều nghĩa là một từ nhưng có nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa được hình thành do cơ chế chuyển nghĩa ẩn dụ hoặc hoán dụ”
	Ví dụ: Mũi trong mũi dọc dừa mang nghĩa gốc
	 Mũi trong mũi thuyền mang nghĩa phát sinh (hiểu rộng ra mà có)
	Như vậy, có thể khẳng định “từ đồng âm là hai hay nhiều từ” còn “từ nhiều nghĩa là một từ nhưng có nhiều nghĩa. Hay nói khác đi, hiện tượng đồng âm xảy ra ở hai hay nhiều từ còn hiện tượng nhiều nghĩa chỉ xảy ra ở một từ”. 
	Hiện tượng đồng âm mang tính chất ngẫu nhiên (vật có sẵn trong tự nhiên, có tính cứng rắn gọi là ®¸; hành động co chân lại rồi bật ra để đẩy một vật nào đó ra xa cũng được gọi là ®¸).
	Hiện tượng nhiều nghĩa mang tính phát sinh (có nghĩa gốc). Chẳng hạn: từ mũi trong mũi người và mũi trong mũi thuyền.
	Thực ra mũi trong mũi người và mũi trong mũi thuyền chỉ là một mũi mà thôi. Mũi trong mũi người mang nghĩa gốc, là nghĩa có trước, chỉ bộ phận nhô ra phía trước mặt người hoặc động vật, dùng để ngửi, mũi trong mũi thuyền hoặc mũi trong mũi dao, mũi trong mũi súng... mang nghĩa chuyển, do hiểu rộng nghĩa gốc ra mà có, vẫn là từ mũi đó nhưng được dùng lại để chỉ một bộ phân ở phía trước có dáng nhọn của một vật. Đây là việc dùng từ và một nét nghĩa có sẵn để gọi tên những vật khác trên cơ sở có một nét giống nhau nào đó.
 Điều thú vị nhất là trong Hỏi - đáp về dạy học tiếng Việt 5, tác giả Nguyễn Minh Thuyết còn chỉ ra rằng: “Trên cùng một hình thức ngữ âm, có thể xảy ra cả hai hiện tượng đồng âm và nhiều nghĩa”.
	Ví dụ: ®¸ trong hòn đá, nước ®¸, tính khí rất đá đồng âm với ®¸ trong đá bóng; dế đá nhau, đồng thời cả hai từ ®¸ này đều là từ nhiều nghĩa.
	- 	 Mùa xuân là tết trồng cây
	Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
	- Khi người ta đã bảy mươi xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp.
	Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận xét: từ xuân ở các câu trên là từ nhiều nghĩa, không nên nói “ba từ xuân ở các câu trên là từ nhiều nghĩa”. (Vì chúng đều có nét nghĩa chung chỉ sự tươi đẹp và chỉ thời gian)
	Như vậy, để phân biệt rõ hai khái niệm “đồng âm” và “hiều nghĩa”là việc làm không đơn giản nếu ta không nghiên cứu kĩ về nó. Sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo đã hướng dẫn chúng ta phân biệt hai mối quan hệ đó, chỉ có điều ta phải đọc và nghiên cứu thật kỹ.
	Do yêu cầu như vậy, giáo viên phải nắm được bản chất vấn đề của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để giúp học sinh nắm được bản chất ấy.
3.2. Giúp học sinh nắm vững kiến thức lí thuyết về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa
	Để học tốt phần từ ngữ trong Luyện từ và câu, học sinh cần nắm vững kiến thức về từ (đồng âm, nhiều nghĩa, trái nghĩa, đồng nghĩa, nghĩa của từ,...). Muốn vậy, người giáo viên cần có những định hướng, giải pháp cụ thể giúp học sinh lĩnh hội tri thức và biết vận dụng tốt kiến thức từ ngữ đó trong luyện tập thực hành.
	Đáp ứng yêu cầu trên, trước hết giáo viên cần trang bị cho học sinh những hiểu biết nhất định, cơ bản về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Học sinh phải hiểu được khái niệm về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa theo đúng hướng dẫn trong sách giáo khoa:
* Kiến thức về từ đồng âm: Giáo viên giúp học sinh nắm được khái niệm về từ đồng âm: “Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa”.
* Kiến thức về từ nhiều nghĩa: (Bài Từ nhiều nghĩa, tiếng Việt 5, tập 1, tr 67, ): “Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau”. Từ đó, các em nắm vững hình thức và nội dung của từ nhiều nghĩa - đó là điều kiện thuận lợi cho học sinh trong việc làm phong phú vốn từ tiếng Việt.
	Ngoài ra, giáo viên có thể khái quát để giúp học sinh hiểu thêm: “Từ nhiều nghĩa chỉ là một từ có nhiều nghĩa mà nghĩa của chúng có sự liên hệ với nhau”. Nghĩa gốc chính là nghĩa chính hay gọi là nghĩa đen, nghĩa có sẵn ban đầu. Tiếp đó, thông qua các giờ Luyện tập về từ nhiều nghĩa, giáo viên củng cố kiến thức về từ nhiều nghĩa, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm. Cụ thể:
	Trong tiết Luyện tập về từ nhiều nghĩa - tuần 7, 8 giáo viên củng cố cho học sinh các kiến thức về từ, sự chuyển nghĩa cơ bản của từ thông qua các ví dụ cụ thể.
	3.3. Giúp học sinh nhận diện từ đồng âm
	Muốn nhận diện được từ đồng âm trong câu, trước hết chúng ta phải hiểu:
	+ Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm những khác hẳn nhau về nghĩa.
	+ Nghĩa của từ đồng âm trong văn cảnh đều là nghĩa gốc (nghĩa chính hay nghĩa đen).
	+ Hiện tượng đồng âm xảy ra ở hai hay nhiều từ có hình thức ngữ âm giống nhau. Vì thế, học sinh có thể làm bài tập.
	Ví dụ 1: Mồm bò không phải mồm bò mà lại mồm bò.
	1. Em hãy xác định từ đồng âm trong câu trên
	2. Điền tiếp vào chỗ trống để trả lời hai câu hỏi
	- Từ bò mang nghĩa :
	- Chỉ.....................
	- Chỉ.....................
	Ở đây, ta cần hiểu bò2 là con bò - một loại động vật có 4 chân, thuộc họ nhai lại, yếu hơn trâu. 
	bò1 : là từ chỉ hoạt động, áp bụng xuống phía dưới để di chuyển 
	bò3 : nghĩa giống bò1
	Như thế, người ta đã sử dụng từ đồng âm để chơi chữ, đố vui, làm cho người nghe dễ mắc lừa. Trong câu đố trên, 3 từ bò thực chất là hai từ đồng âm. 
	- bò mang nghĩa
	- Chỉ: khái niệm bò
	- Chỉ hoạt động bò.
	Trong một bài tập, chúng ta có thể tăng dần mức độ khó của cả câu hỏi lẫn ngữ liệu đồng âm. 
	Ví dụ 2: Tìm từ đồng âm ở các ví dụ sau và nêu ý nghĩa của chúng. 
	a) Thằng Bù nhìn thằng bù nhìn, thằng bù nhìn không nhìn thằng Bù.
	b) 	Con cua tám cẳng hai càng
	 Bò đi bò lại hỏi bò mấy chân.
	c) 	Ba bà đi chợ cầu Đông
	 Xem một quả bói lấy chồng lợi chăng
	Thầy bói gieo quẻ nói rằng
	 Lời thì có lợi, nhưng răng không còn
	d) 	Đầu xuân em đi chợ hạ 
	 Mua cá thu về, chợ hãy còn đông
	Ai bảo em đã có chồng
	 Tức mình em đổ cá ra sông em về.
	Trong câu a, xuất hiện từ đồng âm là bù nhìn.
	- Nhìn1: chỉ hoạt động, hướng mắt ra để quan sát cái gì đó 
	- Nhìn2: Từ chỉ tính chất bù nhìn không phải đích danh, thường là thế chỗ người khác, vật khác nhưng không có quyền 
	Trong câu b, xuất hiện từ đồng âm bò. Câu này thực chất là câu đố, nếu không tinh sẽ dễ lầm là bò bằng mấy chân?.
	- Từ bò1, bò2 là thực ra chỉ là một từ được dùng lặp lại. Từ bò1, bò2 chỉ hoạt động của người hoặc động vật, áp bụng xuống dưới đất, di chuyển bằng chân, tay.
	- Từ bò3 thực ra là danh từ, chỉ một loại động vật
	Từ con cua bò, người ta đã đột ngột quay sang hỏi "bò mấy chân" làm học sinh sẽ hiểu “cua bò mấy chân" chứ không trả lời "con bò có mấy chân".
Trong câu c, từ đồng âm trong khổ thơ là lợi
	Lợi1: lợi ích, lợi nhuận thu được do hoạt động nào đó
	Lợi2: là danh từ, chỉ bộ phận bên trong miệng của người hoặc động vật, gần với răng
	Trong câu d, xuất hiện 2 từ đồng âm là hạ, thu
hạ ở trong bài là tên một chợ
hạ theo kiểu trong bài là một mùa trong bốn mùa của một năm là xuân - hạ - thu - đông
	thu là một loại cá ở biển.
	thu là một mùa, đến sau mùa hạ.
	Qua bài tập nhận diện từ đồng âm, HS có thể thấy rằng từ đồng âm được sử dụng rất nhiều trong các bài thơ, bài ca dao. Việc sử dụng từ đồng âm có tác dụng làm tăng giá trị biểu cảm trong câu, trong bài.
3.4. Giúp học sinh nhận diện từ nhiều nghĩa
	Để giúp học sinh có thể nhận diện được từ nhiều nghĩa có trong câu, trong bài, giáo viên cần cung cấp cho học sinh vừa đủ những kiến thức về từ nhiều nghĩa. Cụ thể là:
	+ Từ nhiều nghĩa chỉ là một từ nhưng có nhiều nghĩa.
	+ Các nghĩa của từ nhiều nghĩa có liên quan với nhau. Trong các nghĩa đó sẽ có một nghĩa gốc (tức là nghĩa sẵn có ngay từ đầu), các nghĩa còn lại sẽ là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc (do hiểu rộng nghĩa gốc ra mà có, còn được gọi là nghĩa phát sinh).
 Vậy làm thế nào để học sinh phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ?
Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh:
	- Các từ mang nghĩa gốc thì nêu được nghĩa khác nhau nhưng phải bằng cách diễn giải
	- Còn phần nhiều các từ mang nghĩa chuyển thì nêu nghĩa bằng cách thay thế bằng một từ khác (mang nghĩa phụ).
Ví dụ: Mùa xuân(1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2).
 Ta thấy rằng: xuân(2) được dùng theo nghĩa chuyển vì xuân có thể thay thế bằng “tươi đẹp”. 
3.5. Giúp học sinh phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa
	Khi dạy học sinh về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, sai lầm mà học sinh mắc phải nhiều nhất đó chính là phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Nguyên nhân học sinh thường mắc lỗi khi phân biệt là do các từ này có sự giống nhau về âm thanh.
	Để giúp học sinh có thể phân biệt tốt hai kiểu từ này, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ giữa từ nhiều nghĩa và từ đồng âm có sự khác nhau. Ở từ nhiều nghĩa, giữa các nghĩa có mối quan hệ nhất định, có thể tìm ra một cơ sở ngữ nghĩa chung. Còn từ đồng âm là những từ chỉ giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa của chúng không có mối quan hệ nào tức là giữa các nghĩa không thể tìm ra cơ sở chung nào.
	Sau khi đưa ra cơ sở lí thuyết để học sinh phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích ví dụ cụ thể.
	* Từ nhiều nghĩa: chân
	+ Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng.
	Ví dụ: chân gà, đau chân
	+ Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật dùng để đỡ cho các bộ phận khác.
	Ví dụ: chân đèn, chân giường
	 + Bộ phận dưới cùng của một số sự vật, tiếp giáp và bám vào mặt nền:
	Ví dụ: chân răng, chân núi
	Như vậy, giữa các nghĩa của từ chân có nét nghĩa chung là chỉ bộ phận dưới cùng.
	+ Từ đồng âm lợi1 và lợi2
	Lợi1 (trong răng lợi): chỉ phần thịt bao giữ xung quanh chân răng.
	Lợi2 (trong lợi ích): chỉ cái có ích cho con người thu được trong công việc phục vụ cho cuộc sống.
	Vậy, từ lợi1 và lợi2 chỉ giống nhau về mặt âm thanh còn nghĩa không có cơ sở chung nào.
	Sau khi phân tích các từ đồng âm, từ nhiều nghĩa riêng lẻ, giáo viên có thể đưa các ngữ liệu chứa cả từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh phân biệt đâu là từ đồng âm, đâu là từ nhiều nghĩa.
	Ví dụ 1: Cho các câu sau đây, câu nào chứa từ chín là từ đồng âm, câu nào chứa từ chín là từ nhiều nghĩa.
	- Cơm đã chín	(1)
	- Hôm nay, con được chín điểm Toán 	(2)
	- Bị điểm kém, tớ ngượng chín cả người	(3)
 Trong 3 câu trên, câu 2 có từ chín đồng âm với từ chín ở trong câu (1), câu (3).
	Câu 1 và câu 3, từ chín là từ nhiều nghĩa.
	Ví dụ 2: Điền N vào câu chứa từ nhiều nghĩa, Đ vào câu có chứa từ đồng âm.
	Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
	Một nghề cho chín còn hơn chín nghề
Để làm được bài tập này, học sinh phải xác định đuợc nghĩa của những từ giống nhau về hình thức ngữ âm. Sau đó, căn cứ vào nghĩa của từ đó để học sinh điền:
	Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ	N
	Một nghề cho chín còn hơn chín nghề	 Đ
3.6. Vận dụng sáng tạo quy trình dạy học Luyện từ và câu kiểu bài hình thành khái niệm 
	Muốn nâng cao hiệu quả dạy học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho học sinh tiểu học, người giáo viên cần chú ý đến các thao tác, việc làm cụ thể khi dạy học kiểu bài lí thuyết luyện từ và câu. Bởi vì, cũng như các khái niệm khoa học khác, khái niệm về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cũng là kết quả của hoạt động nhận thức, tư duy trừu tượng. Tiếp thu khái niệm về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là một quá trình lâu dài, phức tạp với học sinh tiểu học nói chung. Việc truyền thụ những kiến thức này đến học sinh cũng là vấn đề không đơn giản với tiểu học. Để dạy một khái niệm về từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa, giáo viên cần đặt khái niệm đó trong hệ thống chương trình để thấy rõ vị trí của nó, mối quan hệ của khái niệm đó với những khái niệm khác trong hệ thống. Trên cơ sở nắm vững nội dung kiến thức theo tinh thần sách giáo khoa và phù hợp với đặc điểm nhận thức, tư duy của học sinh tiểu học đồng thời căn cứ vào đặc trưng cấu tạo kiểu bài lí thuyết, giáo viên cần lựa chọn và tiến hành quy trình kiểu bài hình thành khái niệm về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa sao cho có hiệu quả nhất. Khi học sinh nắm vững khái niệm về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thì việc phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa sẽ không còn khó đối với học sinh nữa. Trình tự của một tiết dạy lí thuyết về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cơ bản gồm các bước gắn với cấu trúc bài học gồm 3 phần: Nhận xét, Ghi nhớ, Luyện tập. Các bước cụ thể như sau: 
* Bước 1: Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu 
	Gồm các thao tác:
	* Hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập. Học sinh đọc, nghe ngữ liệu trong sách giáo khoa (một vài học sinh đọc thành tiếng, các em khác đọc thầm và nhắc lại nội dung yêu cầu bài đọc); giáo viên có thể giải thích cho học sinh thêm yêu cầu của bài. Việc này có tác dụng tạo tâm thế học, hướng sự chú ý của học sinh vào các hiện tượng từ ngữ cần tìm hiểu. 
	Hướng dẫn học sinh giải một phần bài tập làm mẫu, qua đó giúp học sinh 
nắm được cách làm, tạo điều kiện để tất cả học sinh cùng hoạt động nhằm tiếp thu tri thức và kĩ năng thực hành làm bài tập.
	* Tổ chức cho học sinh làm bài tập theo hình thức cá nhân hoặc nhóm để rút ra những điều cần ghi nhớ về kiến thức. 
	Trong sách giáo khoa, các câu hỏi để tìm hiểu bài được đặt dưới phần ngữ liệu với mục đích giúp học sinh định hướng việc phân tích ngữ liệu, từng bước nhận ra những dấu hiệu của khái niệm từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa. Khi tổ chức cho học sinh làm bài, giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi hay các yêu cầu để dẫn dắt, gợi mở học sinh thực hiện đúng bài tập theo định hướng, mục tiêu của bài học. Hướng dẫn học sinh khái quát hoá các dấu hiệu và thiết lập mối quan hệ giữa các dấu hiệu của khái niệm, rút ra nội dung bài học cần ghi nhớ. 
	Ví dụ : Tiết Từ đồng âm (Tiếng Việt 5, tập 1, tr.51) 
	Có hai yêu cầu tìm hiểu bài như sau: 
	1. Đọc hai câu sau: 	a) Ông đang ngồi câu cá.
	b) Đoạn văn có 5 câu.
	Yêu cầu này đưa ra hai câu văn chứa từ đồng âm. Giáo viên cho học sinh phân tích hai câu, xác định có từ nào giống nhau (có cả ở hai câu). Sau khi học sinh đã tìm được hai câu cùng có từ câu thì giáo viên cho học sinh tìm hiểu cách đọc, cách viết và hình thức của hai từ này. Học sinh nhận xét, bổ sung đáp án đúng. 
	2. Dòng nào dưới đây đúng nghĩa của mỗi từ câu ở bài tập 1.
	- Bắt cá, tôm... bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) buộc ở đầu một sợi dây.
	- Đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằ

File đính kèm:

  • docchuyen_de_tu_dong_am_va_tu_nhieu_nghia_co_gi_giong_nhau.doc