Chuyên đề tự bồi dưỡng CNTT trong soạn giảng - Sử dụng sơ đồ phương pháp tư duy trong dạy học văn

- Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mang, dạy học qua cầu truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề tự bồi dưỡng CNTT trong soạn giảng - Sử dụng sơ đồ phương pháp tư duy trong dạy học văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Chuyªn ®Ò tù båi d­ìng: CNTT trong so¹n gi¶ng.
Sö DôNG S¥ §å P2 T¦ DUY TRONG D¹Y HäC V¡N
 W.Warrd nói : “Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng 
 Đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển con người ở thời đại mới, trước những yêu cầu bức thiết trong phát triển kinh tế xã hội, những tiến bộ của khoa học công nghệ, và cũng phù hợp với tiến trình phát triển của nhân loại, nền giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây đã không ngừng đổi mới và phát triển về cả nội dung và phương pháp giảng dạy ... Một trong những phương pháp được áp dụng trong những năm học gần đây là phương pháp sơ đồ tư duy, nhưng môn học Ngữ văn có tính đặc thù, gồm 3 phân môn : Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. Có chung mục đích là giáo dục thẩm mĩ và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết . Vì thế đã có chúng tôi đã gặp những khó khăn nhất định khi áp dụng phương pháp sơ đồ tư duy trong dạy học bộ môn Ngữ văn như :
 - Sơ đồ tư duy có phải là công cụ ghi chép vạn năng với mọi bài học?
 - Sơ đồ tư duy có thể vận dụng trong mọi trường hợp, mọi giai đoạn của quá trình nhận thức?
 - Giáo viên có thể soạn bài dưới hình thức sơ đồ tư duy?
 - Học sinh có thể ghi bài theo sơ đồ tư duy ? 
 - Trong dạy học Ngữ văn, BĐTD dùng vào các trường hợp nào sẽ phát huy hiệu quả? 
 Trước những băn khoăn ấy, chúng tôi chọn đề tài “ Sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn” để thực hiện chuyên đề này . Chúng tôi rất mong đón nhận các ý kiến đóng góp, trao đổi, bổ sung của quý đồng nghiệp để những nội dung trình bày trong chuyên đề này phát huy giá trị trong thực tiễn dạy học.
 Trước đây, cả giáo viên và học sinh đều sử dụng lối ghi chép tuần tự theo kiểu thông thường, bằng một màu mực đơn điệu . Lối ghi chép này có nhiều bất lợi : 
 - Thứ nhất : các từ khóa bị chìm khuất 
 Từ khóa là từ truyền tải các ý tưởng quan trọng của bài học – thường là danh từ hay động từ giúp ta hồi ức những chùm tia ý tưởng mỗi khi ta đọc hay nghe thấy nó. Lối ghi chép thông thường, những Từ khóa thường rải ra trên nhiều trang giấy và bị chìm khuất trong một rừng chữ không quan trọng bằng. Điều này trở thành trở ngại khi bộ não tìm mối liên kết có ích giữa các Khái niệm Trọng tâm.
 - Thứ hai : Khó nhớ nội dung 
 Các ghi chép bằng một màu đơn điệu dễ gây nhàm chán thị giác, khiến não khiến não dễ khước từ và bỏ quên chúng đi. Hơn nữa, lối ghi chú thông thường là dãy liệt kê, bất tận và không có gì khác biệt ... => Khó nhớ nội dung 
 - Thứ ba : Lãng phí thời gian
 Lối ghi chép thông thường trong mọi giai đoạn đều lãng phí thời gian vì nó :
 - Buộc ta ghi cả những điều không cần thiết.
 - Buộc ta đọc, thậm chí đọc đi đọc lại những đơn vị kiến thức không cần thiết.
 - Buộc ta phải đi tìm Từ khóa. 
- Thứ tư : Không kích thích não sáng tạo 
 Bản chất của lối ghi chép tuần tự theo kiểu thông thường là cản trở não tìm các mối liên kết, chống lại mọi hoạt động sáng tạo, làm trì trệ và kìm hãm quá trình tư duy...
=> Hậu quả : 
 - Mất khả năng tập trung.
 - Đánh mất sự ham mê học hỏi( Hiển nhiên vốn có ở trẻ nhỏ - Học sinh)
 - Mất tự tin vào trí nhớ của bản thân. 
 Như vậy, phương pháp ghi chép thông thường có hiệu quả tỉ lệ nghịch với công sức ở cả phía giáo viên và học sinh.... Điều đó đòi hỏi cần phải có một phương pháp ghi chép mới tỉ lệ thuận với công sức – Một phương pháp ghi chép khoa học, phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ, sáng tạo ở cả phía người dạy và người học.
 Khái niệm sơ đồ tư duy :
 Xuất phát từ khả năng xử lý và lưu giữ thông tin của não bộ, chúng ta có khái niệm “ Tư duy Mở rộng” mà “Sơ đồ tư duy” là biểu hiện của tư duy mở rộng...
 - Tư duy mở rộng : theo động từ gốc “to radiate” gợi ý hình ảnh lan tỏa, mở rộng từ mọi hướng hay từ vùng trung tâm – Là những quá trình tư duy liên kết xuất phát từ việc kết nối với vùng trung tâm. 
 - Sơ đồ tư duy : Là một kĩ thuật họa hình đóng vai trò chiếc chìa khóa vạn năng để khai phá tiềm năng của bộ não - Sơ đồ tư duy giúp cải thiện hiệu quả học tập và khả năng tư duy mạch lạc, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động ghi nhớ ....
 Sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy trong dạy học môn Ngữ văn :
 a. Sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy trong dạy học phân môn Văn học :
 - Kĩ thuật tư duy : 5W1H
 WHO - WHAT – WHEN – WHERE – WHY – HOW
 WHO ? ( Ai ?)
 - Ai là tác giả của tác phẩm này ?
 - Tác phẩm viết cho ai( đối tượng nào)?
 WHAT ? ( Gì ? Cái gì ?)
 - Nhan đề tác phẩm là gì ?
 - Tác phẩm đề cập đến vấn đề gì ?
 WHERE? ( Ở đâu?)
 - Sự việc trong tác phẩm xảy ra ở địa điểm nào?
 - Tác phẩm được đăng tải ở đâu?
 - Tài liệu tìm từ đâu ?
 WHEN ? ( Khi nào ?)
 - Sự việc xảy ra khi nào ?
 - Vấn đề trình bày nằm trong giai đoạn nào ?
 WHY ? ( Tại sao ?)
 - Tại sao nhà văn, nhà thơ lại thực hiện bài viết này ?
 - Vấn đề nêu trong tác phẩm đúng hay sai? Tại sao?
 - Tại sao tác giả lại lựa chọn những từ ngữ, hình ảnh này ?
 - Tại sao tác phẩm lại nổi tiếng ?
 HOW? ( Như thế nào?)
 - Tác phẩm được tác giả thực hiện như thế nào? – Muốn hiểu,cảm tác phẩm 
 thì phải làm sao?
 - Các sự việc trong tác phẩm được kết nối như thế nào?
 - Phong cách của tác giả như thế nào ?
 * Một số sơ đồ tư duy trong phân môn Văn học :	
 3. Cách vẽ sơ đồ tư duy : 
 b. Sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy trong dạy học phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn : 
 Thực hiện các bước như sau :
 * Bước 1 : Liệt kê các đơn vị kiến thức cần đạt của bài học
 * Bước 2 : Phân cấp, phân hạng các ý.
 * Bước 3 : Sắp xếp vào các nhánh của sơ đồ tư duy .
* Một số sơ đồ tư duy trong phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn :
bằng việc đọc, nói và viết. 
 Ứng dụng CNTT trong dạy học khó khăn và thách thức
 - Hiện nay các trường phổ thông điều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng Internet và Tin học được giảng dạy chính thức, một số trường còn trang bị thêm Thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim (Sound Recorder, Camera, Camcorder), máy quét hình (Scanner), và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho giáo viên sử dụng vào quá trình dạy học của mình. 
- Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mang, dạy học qua cầu truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn. 
- Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phàn mềm giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ Office, Cabri, Crocodile, SketchPad/Geomaster SketchPad, Maple/Mathenatica, ChemWin, LessonEditor/VioLet  [4] hệ thống WWW, Elearning và các phần mền đóng gói, tiện ích khác. Do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh trung bình, thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người. 
Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” 2. Ưu điểm, khó khăn và thách thức: 
2.1. Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với phương pháp giảng dạy truyền thống là: 
-Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh vedeo, camera  với âm thanh, văn bản, biểu đồ  được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan; 
- Kĩ thuật đồ hoạ nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội trong con người mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường; [6] 
- Công nghệ tri thức nối tiếp trí thông minh của con người, thực hiện những công việc mang tính trí tuệ cao của các chuyên gia lành nghề trên những lĩnh vực khác nhau; 
- Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet  có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu.[7] 
 2.2. Các thách thức: Theo nhận định của một số chuyên gia, thì việc đưa công nghệ thông tin và truyền thông ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn còn hết sức khiêm tốn. Khó khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Chẳng hạn: 
- Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân, mà cụ thể là, với những bài học có nội dung ngắn, 
 - Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó. 
- Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng, chưa xác định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương tiện chiếu projector,  còn thiếu và chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử dụng nên chưa triển khai rộng khắp và hiệu quả. 
- Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền. Công tác đào tạo, Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu quả 
3- Bài học kinh nghiệm và đề xuất: - Giáo viên cần mạnh dạng, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác; 
- Khi thiết kế Bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu (Vedeo, hình ảnh, bảng đồ, .), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ, sau đó mới bắt tay vào soạn giảng. Nếu sử dụng MS PowerPiont làm công cụ chính cần lưu ý về Font chữ, màu chữ (Xanh(đen)- trắng, vàng/đỏ) và hiệu ứng thích hợp (hiệu ứng đơn giản, nhẹ nhàn tránh gây mất tập trung vào nội dung bài giảng);
- Nội dung bài giảng điện tử cần cô động, xúc tích, hình ảnh, các mô phỏng cần xác chủ đề (trong 1 slide không nên có nhiều hình hay nhiều chữ), những nội dung học sinh ghi bài cần có qui ước (có thể dùng khung hay màu nền) sẽ khắc phục được việc ghi bài của học sinh; Nội dung bài giảng chứa nhiều liên kết nhất là liên kết đến hệ thống câu hỏi để khắc phục những tình huống sư phạm phát sinh (như nhắc lại kiến thức, dàn bài, hết giờ,  các liên kết nầy có thể đặt trong slide chủ), - Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của học sinh,  
- Giáo viên cần học, tập huấn các lớp soạn, giảng bài giảng điện tử, thường xuyên truy vào các trang web và thành viên của diễn đàn: bachkim.vn, dayhocintel.org, giaovien.net, moet.edu.vn,  mỗi trường cần có câu lạc bộ “Giáo án điện tử” để trao đổi và rút kinh nghiệm, tiếp thu những công nghệ mới trao đổi những các làm hay. 
- Trang bị thêm Phòng đa năng và đầu tư đồng bộ như: máy chiếu, máy quay, máy chụp, nối mạng, và hướng dẫn sử dụng, (vị trí đặt máy chiếu, đèn chiếu, độ sáng cũng cần xem xét) , dự phòng kinh phí cho sửa chữa nâng cấp phần cứng, phần mềm giáo dục, có phụ cấp cho cán bộ phụ trách phòng này để khắc phục sự cố và bảo quản sử dụng lâu dài;  
- Sở Giáo dục cần có Máy chủ Web (WebServer) để triển khai các văn bản, tạo kho tư liệu giáo dục, www, elearning,  hơn thế nữa là cấp tên miền cho các đơn vị trực thuộc (host Domian name) để giảm chi phí và quản lý dữ liệu tập trung.
Lời kết: Phương pháp dạy học hiện đang là vấn đề cốt tử để nâng cao chất lượng dạy học. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong dạy học trong thời gian tới có hiệu quả, không có gì khác hơn, là nhà nước tăng dần mức đầu tư để không ngừng nâng cao, hoàn thiện và hiện đại hoá thiết bị, công nghệ dạy học; đồng thời hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông để mọi trường học đều có thể kết nối vào mạng Internet. Bên cạnh đó, có sự chỉ đạo đầy đủ, đồng bộ, thống nhất bằng các văn bản mang tính pháp quy để các trường có cơ sở lập đề án, huy động nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này, góp phần làm thay đổi nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và quản lý giáo dục, tạo nên được sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội thông qua mạng, làm cơ sở tiến tới một xã hội học tập./.
V¹n Ninh, ngµy 26 th¸ng 3 n¨m 2015
 Ngưêi ra ®Ò
 Duyệt của tổ trưởng 
 NguyÔn §¹i TiÕn

File đính kèm:

  • docChuyen_de_WDCNTT_THCS_20150725_041731.doc