Chuyên đề Toán Lớp 5 - Một số biện pháp phụ dạo học sinh yếu môn Toán Lớp 5 - Trường Tiểu học An Hiệp 1

 2. Lấp chỗ hổng kiến thức, kĩ năng cần đạt

 Trong quá trình dạy, giáo viên phát hiện học sinh hỏng ở mảng kiến thức nào thì trong khi các em làm bài hoặc khi sửa bài ở bảng phụ, giáo viên cần giảng và hướng dẫn kĩ lại cho các em nắm chắc lại kiến thức mà các em đã quên. Ở đây, các em đa số học yếu môn Toán là do hỏng các mảng kiến thức về kĩ năng tính toán nhất là tính chia và giải toán có lời văn.

 2.1. Kĩ năng chia:

 Kĩ năng chia là tổng hợp các kĩ năng tính toán vì trong phép chia có cả phép cộng, phép trừ, phép nhân và trong phép chia bước khó nhất có lẽ đó là nhẩm để tìm thương. Để học sinh chia thành thạo và làm bài nhanh, cần cung cấp cho các em thủ thuật tìm thương bằng cách che bớt chữ số ở số chia và số bị chia.

 

doc8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Toán Lớp 5 - Một số biện pháp phụ dạo học sinh yếu môn Toán Lớp 5 - Trường Tiểu học An Hiệp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH AN HIỆP 1 
Khối Năm 
Chuyên đề
Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu môn toán lớp Năm
A. Phần mở đầu
I. Lý do chọn chuyên đề:
 Hiện nay, vấn đề học sinh yếu, học sinh ngồi nhằm lớp đang được xã hội quan tâm và luôn tìm ra giải pháp để khắc phục tình trạng này. Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất đó là tổ chức phụ đạo học sinh yếu. Vì thế, phụ đạo học sinh yếu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên đứng lớp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, người giáo viên không chỉ dạy cho học sinh biết kiến thức mà giáo viên còn phải biết tìm tòi lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, giúp các em nắm vững những kiến thức cơ bản để học tốt môn Toán cũng như kéo giảm tỉ lệ học sinh yếu. Với suy nghĩ trên, tôi quyết định chọn chuyên đề: “Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu môn toán lớp Năm”
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 
 Chuyên đề tập trung nghiên cứu các giải pháp phụ đạo học sinh học yếu môn Toán ở lớp 5 Trường Tiểu học An Hiệp 1 – Ba Tri nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
B. Phần nội dung
I. Trực trạng:
 1. Giáo viên
 - Phân loại học sinh học yếu chưa chính xác ở từng mảng kiến thức để lựa chọn biện pháp phụ đạo, giúp đỡ phù hợp.
 - Phối hợp với phụ huynh học sinh chưa được thường xuyên.
 - Thời lượng một tiết học chỉ có 40 phút nhưng đối tượng học sinh yếu nhiều nên giáo viên không đủ thời gian để quan tâm giúp đỡ sâu sát hết.
 2. Học sinh
 - Do học sinh mất căn bản từ lớp dưới nên sự tiếp thu bài một cách có hệ thống của các em còn bị hạn chế. 
 - Ý thức học tập của học sinh Tiểu học chưa cao, một số em còn lơ là, không chú ý đến lời giảng của giáo viên.
 - Một số em có thói quen học vẹt, chưa khắc sâu kiến thức đã học.
 - Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chưa có điều kiện học tốt.
II. Các biện pháp thực hiện:
 1. Tìm hiểu nguyên nhân và phân loại học sinh yếu ở từng mảng kiến thức
 Trong hai tuần giảng dạy đầu năm, giáo viên tìm hiểu để nắm được tình hình và số lượng học sinh yếu của lớp, sau đó tiến hành tìm hiểu nguyên nhân và phân loại đối tượng học sinh để có kế hoạch phụ đạo thích hợp với từng đối tượng. 
 2. Lấp chỗ hổng kiến thức, kĩ năng cần đạt 
 Trong quá trình dạy, giáo viên phát hiện học sinh hỏng ở mảng kiến thức nào thì trong khi các em làm bài hoặc khi sửa bài ở bảng phụ, giáo viên cần giảng và hướng dẫn kĩ lại cho các em nắm chắc lại kiến thức mà các em đã quên. Ở đây, các em đa số học yếu môn Toán là do hỏng các mảng kiến thức về kĩ năng tính toán nhất là tính chia và giải toán có lời văn. 
 2.1. Kĩ năng chia:
	Kĩ năng chia là tổng hợp các kĩ năng tính toán vì trong phép chia có cả phép cộng, phép trừ, phép nhân và trong phép chia bước khó nhất có lẽ đó là nhẩm để tìm thương. Để học sinh chia thành thạo và làm bài nhanh, cần cung cấp cho các em thủ thuật tìm thương bằng cách che bớt chữ số ở số chia và số bị chia.
Ví dụ: 415 : 83
Ta có thể hướng dẫn học sinh như sau: 
- Lấy chữ số ở số bị chia (lấy 415)
	- Che các chữ số ở số chia chỉ còn lại một chữ số (che từ phải sang trái) nếu che ở số chia bao nhiêu chữ số thì che ở số bị chia bấy nhiêu chữ số (che 3 và 5)
- Tìm thương của phép chia 41 : 8 (được 5)
- Thử vào phép chia	 
 415 83
 00 5
	2.2. Đối với bài toán có nội dung hình học 
 Ở nội dung này các em thường yếu về nhận dạng các yếu tố của hình và không thuộc qui tắc tính ở các dạng hình đã học. Để giúp các em nhận dạng được các yếu tố của hình đã cho, giáo viên cần đặt mô hình ở các vị trí khác nhau cho học sinh tìm, nhận dạng các yếu tố của hình.
Ví dụ: Dạy bài hình thang, giáo viên đặt mô hình theo các vị trí sau:
 Khi hướng dẫn các em học thuộc qui tắc, giáo viên nên cho học sinh hiểu và nắm vững qui tắc đã hình thành và khi nêu qui tắc cần cho học sinh phát biểu bằng lời cụ thể hơn.
 Chẳng hạn: Muốn tính diện tích xung quanh hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với 4. Thay vì ở SGK: “Muốn tính diện tích xung quanh hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 4”. 
 2.3. Đối với giải toán có lời văn 
Để giải được bài toán có lời văn, giáo viên cần nắm vững và hướng dẫn học 
sinh đi đủ các bước của qui trình giải toán có lời văn. Cụ thể như sau: 
- Bước 1: Tìm hiểu bài toán
 - Bước 2: Lập kế hoạch bài giải
 - Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải
 - Bước 4: Nhìn lại bài toán
Ví dụ: Một người thợ dệt ngày thứ nhất dệt được 28,4m vải, ngày thứ hai dệt nhiều hơn ngày thứ nhất 2,2m vải, ngày thứ ba dệt nhiều hơn ngày thứ hai 1,5m vải. Hỏi cả ba ngày người đó dệt bao nhiêu mét vải ?
	Bước 1: Tìm hiểu bài toán
- Sau khi cho HS đọc đề bài toán, GV đặt hệ thống câu hỏi sau:
 + Bài toán cho biết gì ? (ngày thứ I dệt được 28,4m vải, ngày thứ II dệt nhiều hơn ngày thứ nhất 2,2m vải, ngày thứ ba dệt nhiều hơn ngày thứ hai 1,5m vải)
	 + Bài toán hỏi gì ? (cả ba ngày người đó dệt bao nhiêu mét vải)
	 - GV kết hợp vẽ sơ đồ đoạn thẳng lên bảng 28,4m
2,2m
 Ngày thứ I:	 
1,5m
 Ngày thứ II:	 	  m ?
 Ngày thứ III: 
- Tiếp tục phân tích bài toán bằng cách đi ngược phần cần tìm đến phần đã cho.
 + Để tính được ba ngày dệt được bao nhiêu mét vải, em phải biết gì ? (biết mỗi ngày dệt bao nhiêu mét vải) 
 + Muốn tính được ngày thứ III dệt được bao nhiêu mét vải, em phải biết gì ? (số mét vải ngày thứ II dệt được)
 + Tính số mét vải ngày thứ II dệt được ta làm sao? (lấy số mét vải ngày thứ I dệt được cộng với số mét vải ngày thứ II dệt nhiều hơn ngày thứ I)
 + Vậy tính số mét vải ngày thứ III dệt, ta làm sao? (lấy số mét vải ngày thứ II dệt được cộng với số mét vải ngày thứ III dệt nhiều hơn ngày thứ II)
 + Có được số mét vải dệt của mỗi ngày, ta làm thế nào để tìm số mét vải
của cả ba ngày ?(tính tổng số mét vải của ba ngày dật được)
Bước 2: Lập kế hoạch bài giải
- Sau đó đưa ra hướng giải là phải đi tìm dữ kiện nào trước, dữ kiện nào sau, lời giải như thế nào cho hợp lí và làm phép tính gì?
 + Tìm số mét vải của ngày thứ II dệt.
 + Tìm số mét vải của ngày thứ III dệt.
 + Tìm số mét vải của ba ngày dệt.
 Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải
 Bài giải
Ngày thứ hai dệt được số mét vải là :
28,4 + 2,2 = 30,6 (m)
Ngày thứ ba dệt được số mét vải là :
30,6 + 1,5 = 32,1 (m)
Cả ba ngày dệt được số mét vải là :
28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m)
	Đáp số : 91,1m
 Bước 4: Nhìn lại bài toán
 Đây là bước rất quan trọng, không thể thiếu được trong dạy và học toán, bước này giúp cho học sinh kiểm tra, rà soát lại bài giải và cũng ở bước này học sinh sẽ phát hiện được cách giải khác. Thế nên giáo viên cần rèn cho học sinh có thói quen thực hiện bước này trong giải toán có lời văn cũng như làm toán. 
 Đồng thời để tránh học sinh học vẹt, không khắc sâu kiến thức, khi sửa bài hoặc cho học sinh đọc bài làm, giáo viên cần cho học sinh giải thích cách làm bài để kịp thời uốn nắn ý thức học tập cũng như hướng dẫn kĩ lại kiến thức mà các em chưa nắm vững.
 3. Luyện tập vừa sức
- Với thời lượng 40 phút trong một tiết toán thì giáo khó mà có thời gian để
kèm học yếu có hiệu quả. Vì thế giáo viên cần tăng cường phụ đạo các em ở buổi hai. Ở buổi này, giáo viên mới có thời gian quan tâm học sinh yếu nhiều hơn. Để học sinh tích cực tham gia học tập và giờ phụ đạo có hiệu quả cao, giáo viên nên chọn các dạng bài tập phải vừa sức với các em. Bài tập có thể dơn giản cũng có thể cùng dạng đã học nhưng các số trong bài nhỏ hơn, làm sao cho các nhớ cách làm, cách giải bài toán. 
 - Trong quá trình lên lớp, giáo viên cần quan sát, theo dõi từng hoạt động của các em để có sự hỗ trợ kịp thời cho các em hoàn thành bài tập. Ngoài ra, giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng học tập hay nói đúng hơn là phương pháp học toán, các em phải nắm được lí thuyết (học thuộc qui tắc) rồi mới làm bài tập. Đồng thời kết hợp kiểm tra thường xuyên nhằm rèn thói quen các em học bài và chuẩn bị bài trước ở nhà. 
 4. Tạo hứng thú học tập cho học sinh
 - Học sinh chưa có ý thức học tập tốt thường các em lười học và thụ động dẫn đến tiếp thu bài kém. Vì thế trong mỗi tiết dạy, giáo viên cần phải nắm vững và phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt các phương pháp dạy học mới và sử dụng thuần thục các kĩ thuật dạy học tích cực cũng như chuẩn bị tốt đồ dùng trực quan để lôi cuốn học sinh tham gia học tập tích cực. Đồng thời giáo viên cũng nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để các em thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn Toán trong cuộc sống hàng ngày. 
 Ví dụ: Qua bài số đo thời gian, học sinh biết tính số ngày trong mỗi tháng bằng cách chỉ vào nắm tay...
 - Đối với những dạng bài tập củng cố kiến thức, giáo viên cần tổ chức trò chơi học tập để kích thích sự hứng thú học tập ở các em như trò chơi “Bắn tên”, trò chơi “Hái hoa dân chủ”, 
 - Qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, tôi thấy giáo viên càng nóng tính với học sinh tiếp thu bài chậm thì các em càng hốt hoảng và không làm bài được. Vì vậy trong giờ học, giáo viên nên tạo không khí lớp học thoải mái, vui tươi, luôn tôn trọng ý kiến của học sinh, tạo điều kiện tốt nhất để học sinh phát huy khả năng của mình. Trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên phải đánh giá đúng thực chất và công bằng, khuyến khích, động viên kịp thời, đúng lúc khi các em có biểu hiện tiến bộ, tránh nóng nảy hoặc dùng lời nói chạm lòng tự ái của học sinh. Khi chấm chữa bài ở tập các em, giáo viên nên cân nhắc kĩ ở lời nhận xét sao cho khích lệ tinh thần học tập của các em. 
Ví dụ: Cách làm bài của học sinh đúng nhưng kết quả sai, giáo viên ghi: “Em hiểu bài nhưng tính toán còn sai. Cần tính toán kĩ hơn (Cần soát lại bài kĩ hơn).” Còn nếu làm sai cả bài, giáo viên ghi: “Em đọc đề bài chưa kĩ nên đã làm sai. Cố gắng đọc kĩ đề bài hơn”. Nếu những em học chậm mà hôm nào em làm bài đúng, giáo viên nên khen : “Em đã hiểu bài và thực hành tốt, rất đáng khen.” 
Tổ chức tốt phong trào “ Đôi bạn cùng tiến” 
 Để các em gần gũi và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh. Ở lớp, giáo viên tập cho các em có thói quen giúp đỡ nhau khi cần thiết nên chọn các em gần nhà nhau thành một nhóm để các em nhắc nhở, kiểm tra bài vở lẫn nhau. Đặc biệt khi chia tổ, giáo viên chia đều học sinh học chậm ở mỗi tổ để thi đua giữa các tổ sẽ có sự công bằng, qua đó còn giúp các em học chậm trong tổ này sẽ thi đua với các em học chậm ở tổ khác.
 6. Phối hợp với phụ huynh học sinh
	Để làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh, giáo viên cần thực hiện các công việc sau:
 - Liên lạc với phụ huynh kịp thời để trao đổi việc học tập của học sinh, đồng thời nhắc nhở phụ huynh quan tâm, động viên cho con em mình trong quá trình học tập để từ đó phụ huynh cùng giáo viên có kế hoạch rèn cho các em tiến bộ.
 - Giáo viên hướng dẫn cho phụ huynh cách quản lý giờ giấc, việc học tập và phương pháp hướng dẫn con em học tập ở nhà. Vì hiện nay có một số phụ huynh luôn gò ép con em mình, sự áp đặt quá tải đó đôi lúc dẫn đến chất lượng học tập không cao.
 - Giáo viên phải thường xuyên liên lạc với phụ huynh để thông báo kết quả, sự phấn đấu của con em mình. 
Ngoài ra, với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giáo viên cần quan tâm đến các em nhiều hơn, cần gần gũi để tâm tình và thăm hỏi về hoàn cảnh gia đình các em để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Khi có quà của các nhà tài trợ tặng, giáo viên nên xét chọn các em này để động viên tinh thần học tập của các em.
III. Kết quả:
 Sau khi áp dụng các biện pháp trên, kết quả học tập của học sinh cả lớp
cũng như học sinh chậm tiến bộ rất có khả quan, các em đã hứng thú, tích cực trong giờ học, các em không còn lười học và luôn có ý thức học tập tốt. Đặc biệt ,các em đã biết mạnh dạn thắc mắc với giáo viên khi chưa hiểu bài hay không làm bài được. Bản thân đã từng bước thành công trong các tiết dạy cũng như chất lượng giáo dục các em chậm tiến đã được khắc phục dần. Đến cuối học kì II năm học 2014-2015, kết quả môn Toán như sau: 
Sĩ số
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
28
28
100%
0
0%
C. Kết luận
I. Những bài học kinh nghiệm:
 - Học sinh bị hỏng kiến thức, các em sẽ khó tiếp thu bài mới dẫn đến các em lười học. Thế nên trong giờ lên lớp, giáo viên nên quan tâm đối tượng này nhiều hơn. Giáo viên vừa dạy kiến thức mới, vừa ôn lại kiến thức cũ cho các em, tránh để các em ngoài lề tiết học. 
 - Trong giảng dạy, giáo viên nên giảng chậm, kĩ và tỉ mỉ ở bước hình thành kiến thức mới nhất là những dạng toán mới hoặc khó.
 - Trong quá trình thiết kế bài học cần cân nhắc mục tiêu từng bài nhằm tạo điều kiện cho các em yếu được củng cố và luyện tập phù hợp. Chú ý phân hóa đối tượng học sinh trong trong từng hoạt động, trong từng bài tập, dành cho học sinh yếu câu hỏi dễ hay những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các em tham gia học tập, tham gia trình bày ý kiến của mình trước lớp, giúp các em tự tin và tìm được vị trí của mình trong tập thể. 
II. Kết luận:
Tóm lại, việc phụ đạo học sinh yếu là một công việc lâu dài và phải được tiến hành thường xuyên. Vì thế, giáo viên cần kiên trì, tận tình giúp đỡ để các em tiến bộ, có như thế chúng ta mới kéo giảm được tỉ lệ học sinh yếu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 
 An Hiệp, ngày 01 tháng 4 năm 2016
 Người thực hiện
 Trần Thị Kim Loan

File đính kèm:

  • docchuyên đề toán - Lớp 5- 2015-2016.doc
Giáo án liên quan