Chuyên đề Thực hiện dạy tốt một tiết Tiếng Việt ở buổi 2 - Phần Học vần

I. Mục tiêu của phân môn Học Vần

Phân môn Học Vần sẽ góp phần hình thành cho học sinh các kỹ năng cơ bản về: nghe - nói - đọc - viết. Trên cơ sở đó, giúp các em biết yêu quý tiếng mẹ đẻ. Và nó là chìa khoá của nhận thức, của học vấn, của sự phát triển trí tuệ đứng đắn .

 Phân môn Học vần có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Trang bị cho học sinh cả 4 kĩ năng: đọc, nghe, nói, viết.

- Phát triển vốn từ cho học sinh, tập cho các em viết đúng mẫu các câu ngắn, bồi dưỡng lòng ham thích thơ văn cho các em. Ngoài ra, Học vần còn góp phần làm giàu vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội cho học sinh; giáo dục nhân cách, đạo đức, tình cảm, tâm hồn cho các em. Hoạt động xác định mục tiêu, nhiệm vụ dạy học. Học tốt phân môn Học vần sẽ giúp học sinh viết chữ đúng, viết chính tả đúng, đẹp, đọc diễn cảm . biết cảm thụ bài văn, bài thơ đúng và sâu sắc hơn. Giúp các em có tri thức học tốt hơn các lớp trên.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Thực hiện dạy tốt một tiết Tiếng Việt ở buổi 2 - Phần Học vần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
	Tiếng Việt là một môn học được giảng dạy trong trong nhà trường phổ thông và đặc biệt được quan tâm hơn ở  cấp tiểu học. Tiếng Việt vừa là đối tượng học tập của học sinh vừa là phương tiện để học sinh học tập các môn khác, để học sinh  giao tiếp,  tư duy. Trong chương trình của lớp 1 môn Tiếng Việt được chia thành các phân môn: Học vần, Tập viết ở kì 1 và nửa đầu kì 2; nửa cuối kì 2 được chia thành các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Tập viết, Kể chuyện. Chính vì vậy phần Học vần chiếm đa số thời lượng, đây là phân môn giúp học sinh bước đầu biết đọc, viết tiếng Việt. Vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy Học vần cho học sinh là rất cần thiết ở cả buổi 1 và buổi 2. 
	Thực tế, trong dạy học các đồng chí GV đã có ý thức đổi mới từ việc chọn nội dung, hình thức, thời lượng, đồ dùng dạy học, cách đánh giá, khi dạy Học vần cho phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên việc dạy học ở buổi 2 đối với giáo viên trong nhà trường vẫn còn nhiều băn khoăn, lúng túng trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để tiết học đạt được hiệu quả cao. Hơn thế nữa chưa có sự thống nhất chung về quy trình trong khối. Đa số các đồng chí giáo viên chỉ chép từ và câu lên bảng cho học sinh luyện đọc, chưa tạo được động lực học cho học sinh cũng như cuốn hút học sinh trong tiết học. Vì vậy học sinh học mang tính chất gò ép nên hiệu quả chưa cao. 
	Xuất phát từ vấn đề trên, tổ chuyên môn 1 - 2 - 3 thống nhất tổ chức chuyên đề: "Thực hiện dạy tốt một tiết Tiếng Việt ở buổi 2 - phần Học vần"với mục đích nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt cho học sinh. 
B. NỘI DUNG
	I. Mục tiêu của phân môn Học Vần
Phân môn Học Vần sẽ góp phần hình thành cho học sinh các kỹ năng cơ bản về: nghe - nói - đọc - viết. Trên cơ sở đó, giúp các em biết yêu quý tiếng mẹ đẻ. Và nó là chìa khoá của nhận thức, của học vấn, của sự phát triển trí tuệ đứng đắn .
 Phân môn Học vần có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Trang bị cho học sinh cả 4 kĩ năng: đọc, nghe, nói, viết.
- Phát triển vốn từ cho học sinh, tập cho các em viết đúng mẫu các câu ngắn, bồi dưỡng lòng ham thích thơ văn cho các em. Ngoài ra, Học vần còn góp phần làm giàu vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội cho học sinh; giáo dục nhân cách, đạo đức, tình cảm, tâm hồn cho các em. Hoạt động xác định mục tiêu, nhiệm vụ dạy học. Học tốt phân môn Học vần sẽ giúp học sinh viết chữ đúng, viết chính tả đúng, đẹp, đọc diễn cảm ... biết cảm thụ bài văn, bài thơ đúng và sâu sắc hơn. Giúp các em có tri thức học tốt hơn các lớp trên.
II. Một số nguyên tắc cần lưu ý khi dạy Tiếng Việt - phân môn Học vần
	Nguyên tắc dạy học Học vần là sự vận dụng các nguyên tắc dạy học TiếngViệt nói chung cho phù hợp với đặc trưng của phân môn. Do vậy, phân môn Học vần phải tuân thủ ba nguyên tắc dạy học tiếng Việt đặc thù ở Tiểu học: Phát triển lời nói, Phát triển tư duy, và tính đến đặc điểm (tâm sinh lí và ngôn ngữ) của học sinh. Ngoài ra, do đặc trưng riêng về nội dung dạy học và đặc trưng tâm sinh lí,nhận thức của học sinh, trong dạy học Học vần cần đặc biệt chú ý tới nguyên tắc trực quan, cụ thể như sau: 
	1. Nguyên tắc phát triển lời nói trong phân môn học vần có những yêu cầu cơ bản:
	Phải xem các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức: âm/ vần được thể hiện trong tiếng, tiếng trong từ, từ trong câu
	Việc lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy học phải lấy giao tiếp làm đích. Chẳng hạn, các bài được sắp xếp theo trật tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
	Phải tổ chức tốt hoạt động nói năng cho học sinh để dạy học tiếng Việt, sử dụng giao tiếp như một phương pháp dạy học chủ đạo ở Tiểu học
	2. Nguyên tắc phát triển tư duy trong phân môn học vần có những yêu cầu cơ bản sau: 
	Phải chú ý rèn luyện các thao tác tư duy và bồi dưỡng các năng lực, phẩm 
chất tư duy cho học sinh như so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp
	Phải làm cho học sinh thông hiểu ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ, nắm được nội dung cần nói viết và tạo điều kiện để các em thể hiện những vấn đề đó bằng phương tiện ngôn ngữ 
	3. Nguyên tắc tính đến đặc điểm của học sinh trong phân môn học vần 
Cần nắm vững những đặc điểm tâm lí, lứa tuổi của học sinh lớp 1. Giai đoạn 6-7 tuổi khả năng tập trung chú ý của các em chưa cao, tư duy cụ thể là chủ yếu, khả năng tổng hợp khái quát chưa cao
	Cần lưu ý đến tính vừa sức trong dạy học vần, tìm hiểu trình độ tiếng Việt của học sinh, phân thành các nhóm để giao nhiệm vụ học tập cho phù hợp khả năng của các em
	4. Nguyên tắc trực quan 
	Các kiến thức trừu tượng sẽ trở nên dễ hiểu hơn với các em hơn khi được diễn đạt một cách trực quan bằng mô hình, bằng tranh vẽ đẹp và nhiều màu sắcThao tác của học sinh cũng trở nên thành thạo hơn nếu các em được quan sát các mẫu, được sử dụng những đồ dùng học tập phù hợp.
Các yêu cầu:
	Phương tiện trực quan phải đa dạng về kiểu loại và phải có tác dụng tích cực trong việc hình thành kiến thức và kĩ năng của học sinh.
	Phải phối hợp với các phương tiện trực quan một cách linh hoạt, phù hợp với từng nhiệm vụ dạy học cụ thể trong tất cả các công đoạn của tiết học.
	III. Nội dung dạy Tiếng Việt - phân môn Học vần ở buổi 2 
	Chương trình dạy Học vần lớp 1 gồm 103 bài (83 bài thuộc tập I và 20 bài thuộc tập II). Các bài của phần Học vần có 3 dạng cơ bản là: 
	+ Làm quen với âm và chữ.
	+ Dạy học âm vần mới
	+ Ôn tập âm vần mới
	Nội dung chương trình là câc từ ngữ gần gũi quen thuộc quen thuộc với cuộc sống của học sinh, các tranh, ảnh để dạy từ ngữ, câu ứng dụng, phần luyện nói phong phú đa dạng, dễ hiểu. 
	HS được học về các vần theo nhóm các vần có chung âm kết hoặc chung âm mở đầu. Do vậy phần dạy Học vần ở buổi chiều GV cần lên chương trình theo mạch kiến thức này. Mỗi tiết GV có thể ôn cho HS từ 2 đến 4 vần phụ thuộc vào bài học buổi sáng hoặc bài học hôm trước. Với những bài Ôn tập ở buổi sáng thì buổi chiều GV nên ôn theo nhóm vần có chung âm mở đầu hoặc có chung âm kết thúc. 
	Vì trong kì 1 và nửa đầu kì II ở lớp 1 phần Tiếng Việt học sinh chỉ học phân môn Học vần, 2 tuần sẽ có 2 tiết Tập viết, do vậy phần luyện viết hoặc làm bài tập có liên quan đến vần được ôn GV cũng sẽ luyện tập cho các em ngay trong tiết Tiếng Việt buổi 2. 
	IV. Các phương pháp dạy Tiếng Việt - phân môn Học vần lớp 1 
	Đổi mới phương pháp dạy học vần không phải là loại bỏ hoàn toàn các phương pháp truyền thống và thay thế bằng các phương pháp hiện đại. Mà đó là sự kết hợp giữa các phương pháp dạy học vần truyền thống (trực quan , hỏi đáp). Với các phương pháp dạy học vần hiện đại (phân tích , tổng hợp, vui học sử dụng trò chơi học tập).
	a. Phương pháp trình bày trực quan: Phương pháp này đòi hỏi HS phải được quan sát vật thật, tranh ảnh tự nhiên hay việc làm mẫu của GV .
	b. Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích trong dạy vần thực chất là tách các hiện tượng ngôn ngữ theo cấp độ: Từ – tiếng, vần (âm). Tổng hợp là ghép các yếu tố ngôn ngữ đã tách trở lại dạng ban đầu. 
	Các thao tác tách và ghép này phải được phối hợp nhuần nhuyễn, kết hợp đánh vần vần , đánh vần tiếng với đọc trơn.
	c. Phương pháp hỏi đáp: Phương pháp này được tiến hành trên cơ sở các câu hỏi của thầy và sự trả lời của HS để cùng tìm ra tri thức mới.
	d. Phương pháp luyện tập thực hành : Giờ học vần không có lý thuyết vì 
vậy phương pháp này cần được quán triệt một cách triệt để. Dưới sự chỉ đạo của GV, HS tập vận dụng tri thức đã học rèn luyện kỹ năng, kĩ xảo và củng cố kiến thức.
	e. Phương pháp vui – học sử dụng trò chơi học tập : Đó là một dạng hoạt động học tập được tiến hành thông qua các trò chơi (chơi là phương tiện , học là mục đích). Thực chất trò chơi ở đây là trò chơi có mục đích.
	g. Trong dạy học vần ở buổi 2 có thể kết hợp cách tổ chức dạy học sinh học theo mô hình VNEN: HS tự ôn bài trong nhóm các em trong nhóm cùng đọc và sửa cho bạn, giúp các bạn đọc chậm được đọc nhiều và tiến bộ hơn.
	Với hình thức tổ chức này sẽ giúp cho học sinh được tự học, trao đổi và mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
	V. Quy trình thiết kế và tổ chức một tiết dạy Tiếng Việt - phần Học vần ở buổi 2
	I. Mục đích yêu cầu
	II. Đồ dùng dạy học
	III. Các hoạt động dạy học
	1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5 phút) GV có thể cho HS viết, đọc vần đã học ở buổi sáng. 
	2. Bài mới 
	a. Giới thiệu bài (1 Phút)
	b. HĐ 1: Ôn bài đọc trong SGK (7 phút)
	- HS làm việc trong nhóm: Đọc lại bài của buổi sáng hoặc bài có liên quan đến nội dung ôn luyện ở buổi chiều. 
	- HS báo cáo kết quả đọc trong nhóm
	- GV kiểm tra thêm một số em đọc còn chưa tốt ở buổi sáng. 
	c. HĐ 2: Luyện đọc mở rộng
	- GV gợi ý cho học sinh tìm từ có vần cần ôn qua nghĩa của từ hoặc qua tranh ảnh. 
	- GV ghi lên bảng một số từ có âm, vần cần ôn (khoảng 6 - 8 từ)
	- HS luyện đọc từ, phân tích. 
	- Dùng tranh hoặc gợi ý cho HS tìm câu chứa tiếng có vần ôn trong bài. 
	- GV ghi bảng, HS luyện đọc câu. 
* Giải lao
	d. HĐ 3: Luyện viết, làm bài tập
	- Tùy theo từng tiết GV lựa chọn nội dung cho HS luyện viết hay cho các em làm bài tập về điền vần, tiếng, nối từ, ...
	- Lưu ý với phần luyện viết GV nên đọc cho các em viết để rèn cho các em kĩ năng nghe - viết. 
	3. Củng cố dặn dò
C. KÕt qu¶
	Kết quả sẽ được đánh giá sau tiết dạy thực nghiệm và sau 1 tháng thực hiện chuyên đề. 
	Trªn ®©y lµ mét sè vÊn ®Ò "Thực hiện dạy tốt một tiết Tiếng Việt ở buổi 2 - phần Học vần" cña Tæ 1 - 2 - 3. Chóng t«i rÊt mong cã ®­îc sù gãp ý cña c¸c cÊp l·nh ®¹o, Ban gi¸m hiÖu nhµ tr­êng, ®ång nghiÖp ®Ó chuyªn ®Ò cña chóng t«i ®­îc hoµn thiÖn h¬n vµ kh¶ n¨ng ¸p dông ®¹t hiÖu qu¶ cao.
	Xin ch©n thµnh c¶m ¬n!
 ThÊt Hïng, ngµy 15 th¸ng 12 n¨m 2015
 Ng­êi viÕt
 NguyÔn ThÞ Giang
 DuyÖt chuyªn ®Ò

File đính kèm:

  • docchuyen_de_thuc_hien_day_tot_mot_tiet_tieng_viet_o_buoi_2_pha.doc
Giáo án liên quan