Chuyên đề Thảo luận nhóm trong dạy học môn Tự nhiên & xã hội

1. Kỹ năng tổ chức thảo luận:

a. Làm việc chung cả lớp:

- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.

 - Tổ chức nhóm, giao nhiệm vụ ( lập nhóm ngẫu nhiên 1, 2, 3, nhóm bạn bè, nhóm theo kết quả học tập, nhóm xáo trộn cố tình, nhóm theo chỗ ngồi, , ).

 - Hướng dẫn cách làm việc của nhóm.

b. Làm việc theo nhóm:

- Trao đổi, thảo luận trong nhóm hoặc phân công cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi.

 - Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.

c. Thảo luận trước lớp:

- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.

 - Chất vấn, bổ sung, nhận xét

 - Khuyết khích sự nổ lực của mọi học sinh.

 - Đối với những ý kiến hay và đúng giáo viên nên đưa ra những nhận xét tích cực, những lời khen.

 - Giảm tối đa việc trê trách những ý kiến sai hoặc chưa hoàn chỉnh.

 

doc9 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 5486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Thảo luận nhóm trong dạy học môn Tự nhiên & xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CHÂU PHÚ
TỔ BỘ MÔN TỰ NHIÊN & XÃ HỘI
 Chuyên đề
THẢO LUẬN NHÓM
Trong dạy học môn Tự nhiên & Xã hội
&
Tháng 12 năm 2007
Chuyên đề:
THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC 
Môn TỰ NHIÊN & XÃ HỘI
 Trần Minh Hiếu
A. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG TÌNH HÌNH DẠY HỌC HIỆN NAY:
Phương pháp thảo luận xuất hiện trong nhà trường tiểu học cùng vơi sự ra đời của chương trình tiểu học 2000. Nó cùng với một số phương pháp khác đã tạo một luồng sinh khí mới vào việc phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, nó đem lại cho học sinh cơ hội được sử dụng các kiến thức và kỹ năng mà các em được lĩnh hội và rèn luyện, nó cho phép các em diễn đạt ý tưởng, những khám phá của mình, các em được mở rộng suy nghĩ và thực hành các kỹ năng tư duy ( so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá, , ).
Tuy nhiên, trong nhà trường tiểu học hiện nay, giáo viên rất ngán ngại khi sử dụng phương pháp này, do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: bàn ghế học sinh, trình độ không đồng đều, không kiểm soát được hoạt động các nhóm, đầu tư công phu cho nội dung kế hoạch bài học, phải chuẩn bị nhiều ĐDDH và ĐDHT, tiết học tốn nhiều thời gian  Nhưng do đặc điểm của môn Tự Nhiên và Xã Hội, giaó viên phải thực sự quan tâm đến phương pháp thảo luận nhóm, qua đó sẽ giúp cho học sinh có cơ hội để nói lên ý kiến của mình, các em được học tập kinh nghiệm lẫn nhau để phát triển phong cách giao tiếp. Như vậy, dạy học môn TN&XH không thể tách rời phương pháp thảo luận nhóm .
B. GIÁO VIÊN CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI:
] Nắm rõ lợi ích của dạy học theo nhóm:
Dạy học theo nhóm có 3 lợi ích cơ bản:
 - Góp phần hình thành và phát triển các mối quan hệ trong học sinh, đem lại bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng lẫn nhau trong học tập.
 - Giúp các em nhút nhát, khả năng diễn đạt kém, , có điều kiện rèn luyện, tập dợt, từ đó tự khẳng định bản thân thông qua sự hấp dẫn của hoạt động nhóm.
 - Giáo viên sẽ có dịp tận dụng các kinh nghiệm và sự sáng tạo của học sinh trong học tập.
] Nắm được một số nội dung và yêu cầu cơ bản:
 - Nhóm có 3 dạng chính:
+ Nhóm cùng nhiệm vụ.
+ Nhóm khác nhiệm vụ.
+ Nhóm “ đường vòng”.
 - Số lượng thành viên trong nhóm từ 2 – 6 ( không quá 6 ).
 - Có 5 kiểu nhóm chính:
+ Nhóm nhiều trình độ.
+ Nhóm cùng trình độ.
+ Nhóm tình bạn.
+ Nhóm cùng sở thích.
+ Nhóm cùng nhu cầu học tập.
 - Có 6 cách chia nhóm cơ bản.
+ Gọi số.
+ Chỉ định.
+ Dùng biểu tượng.
+ Chọn bạn.
+ Cố định
+ Gần nhau
- Sáu yêu cầu để nhóm hoạt động có hiệu quả:
+ Mỗi thành viên trong nhóm đều biết và hiểu công việc của nhóm, của bản thân.
+ Mỗi thành viên đều tích cực suy nghĩ vả tham gia vào các hoạt động của nhóm.
+ Mọi thành viên đều lắng nghe ý kiến của nhau, thoải mái khi phân tích và nói ra những điều mình suy nghĩ.
+ Toàn nhóm làm việc hợp tác và đồng lòng quyết định của nhóm.
+ Mọi người biết rõ việc cần làm, giúp đỡ lẫn nhau, đều lo cho công việc chung.
+ Cần luân phiên trưởng nhóm, thư ký, báo cáo viên.
] Nắm được các bước tiến hành:
 - Bước 1: Nêu vấn đề cần thảo luận.
 - Bước 2: Chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ, quy định thời gian dành cho các nhóm thảo luận.
 - Bước 3: Các nhóm thảo luận.
 - Bước 4: Đại diện mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác có thể chất vấn hoặc có thể bổ sung ý kiến, nhận xét .
 - Bươc 5: Giáo viên tổng kết các ý kiến, chốt lại nội dung chính, khen ngợi hay nhắc nhở tinh thần, thái độ làm việc, sự sáng tạo của các nhóm trong quá trình tiến hành thảo luận.
] Để sử dụng có hiệu quả phương pháp này, trước hết giáo viên cần rèn cho mình 5 kỹ năng cơ bản:
Kỹ năng lựa chọn vấn đề:
- Chuẩn bị trước vấn đề.
 - Đặt vấn đề rõ ràng, ngắn gọn, xúc tích, chỉ 1 vấn đề.
 - Nêu vấn đề thiết thực mà học sinh mong muốn được biết.
 - Nêu vấn đề phải mang tích chất thách thức, kích thích tư duy học sinh.
Kỹ năng tổ chức thảo luận:
Làm việc chung cả lớp:
- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
 - Tổ chức nhóm, giao nhiệm vụ ( lập nhóm ngẫu nhiên 1, 2, 3, nhóm bạn bè, nhóm theo kết quả học tập, nhóm xáo trộn cố tình, nhóm theo chỗ ngồi, , ).
 - Hướng dẫn cách làm việc của nhóm.
Làm việc theo nhóm:
- Trao đổi, thảo luận trong nhóm hoặc phân công cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi.
 - Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Thảo luận trước lớp:
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
 - Chất vấn, bổ sung, nhận xét
 - Khuyết khích sự nổ lực của mọi học sinh.
 - Đối với những ý kiến hay và đúng giáo viên nên đưa ra những nhận xét tích cực, những lời khen.
 - Giảm tối đa việc trê trách những ý kiến sai hoặc chưa hoàn chỉnh.
Kỹ năng tổng kết thảo luận:
- Cuối buổi thảo luận giáo viên nên tóm tắt những ý kiến của học sinh, liên
hệ các ý kiến khác nhau, nên những ý kiến chính, quan trọng.
 - Bổ sung những ý kiến cần thiết chưa được đề cập tới, chốt ý.
 - Trình bày những lời khuyên, giải pháp và gợi ý đánh giá.
Kỹ năng bao quát:
-Với tư cách là người tham gia.
 - Với tư cách là người tổ chức.
 - Với tư cách là người chuyên gia.
Kỹ năng đánh giá:
 - Học sinh có nói với nhau không ?
 - Học sinh có lắng nghe lẫn nhau không ?
 - Học sinh có thể hiện sự nâng lên về kiến thức, hiểu biết hay cách đánh giá không?
C. KHI TỔ CHỨC CHO HỌC SINH HỌC NHÓM GIÁO VIÊN CẦN LƯU Ý:
Nên thay đổi hình thức nhóm để học sinh không nhàm chán.
Ở nhóm 4 hoặc nhóm 6 thì cần có nhóm trưởng và thư ký.
Giao việc cụ thể, rõ ràng khi học sinh nắm được nôiï dung cần thảo luận thì giáo viên mới cho các nhóm thảo luận.
Khi yêu cầu thảo luận theo nhóm đôi với yêu cầu quan sát tranh trong SGK thì chỉ dùng chung 1 quyển, luân phiên một em hỏi, một em trả lời.
Giáo viên không nên chỉ định một học sinh đứng tại chỗ trình bày kết quả thảoluận của nhóm mình rồi cho các nhóm khác nhận xét.
Mỗi học sinh phải phát biểu ý kiến riêng của mình khi học theo nhóm.
Giáo viên phải theo dõi chặt chẽ diễn biến công việc của từng nhóm để hiểu được học sinh và cả nhóm lĩnh hội bài học như thế nào , từ đó có hướng dẫn, giúp đỡ cụ thể.
Trong kế hoạch bài học, giáo viên phải dự kiến cho được các tình huống có thể xảy ra thì mới đạt được kết quả mong muốn, không nên chủ quan, duy ý chí.
Kết quả làm việc của các nhóm đều phải được trình bày trước lớp.
Hãy dành thời gian thích hợp cho các nhóm hoạt động
Loại bỏ quan niệm “ Học sinh yếu tham gia nhiều vào hoạt động này sẽ làm “ hỏng “ tiết học “.
Giáo viên cũng không nên can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của nhóm 
Kế hoạch bài học : Môn Tự nhiên và Xã hội 3
Bài 47 : HOA
(tuần 24)
 I. Mục tiêu : Giúp học sinh biết :
 - Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa .
 - Kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa 
 - Phân loại các bông hoa sưu tầm được.
 - Nêu được chức năng và lợi ích của hoa
 II. Chuẩn bị :
 - Học sinh : Sưu tầm hoa
 - Giáo viên : Sưu tầm hoa, tranh ảnh về hoa, giấy A0
 III.Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu : Tìm sự khác nhau về màu sắc, mùi hương, kể tên các bộ phận của hoa.
 - Yêu cầu : Quan sát hình ở các trang 90, 91 (SGK) và hoa thật :(4 phút)
 + Nói về màu sắc của những bông hoa
 + Xác định cuống, cánh, nhị và đài hoa.
 + Hoa nào có hương thơm, hoa nào không có hương thơm
 - Kết luận : Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc, mùi hương. Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa.
- Làm việc theo nhóm 2
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Chất vấn, bổ sung, nhận xét
Hoạt động 2 : Làm việc với vật thật
* Mục tiêu : Biết phân loại các bông hoa sưu tầm được
 - Yêu cầu học sinh phân loại hoa sưu tầm được theo nhóm ( màu sắc, mùi hương, hình dạng  ) trình bày vào giấy A0 ( 5 phút)
 - Kết luận : Hoa có rất nhiều loại khác nhau , chúng thường có màu sắc đẹp mắt, có mùi hương đặc trưng, hình dạng thì rất phong phú .
- Làm việc theo nhóm 4
- Trình bày sản phẩm, nêu ý nghĩa của việc phân loại
- Chất vấn, bổ sung, nhận xét
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm đôi
* Mục tiêu : Nêu được chức năng và lợi ích của hoa
 - Yêu cầu : Một học sinh hỏi, một học sinh trả lời ( 3 phút )
 + Hoa có chức năng gì ?
 + Hoa thường được dùng để làm gì ?
 + Kể một số loại hoa dùng để trang trí
 + Kể một số loại hoa dùng để ăn .
 - Kết luận : 
 + Hoa là cơ quan sinh sản của cây
 + Hoa thường dùng để trang trí, làm nước hoa và nhiều việc khác .
 - Thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày
- Chất vấn, bổ sung, nhận xét
Củng cố, dăn dò :
 - Liên hệ thực tế, giáo dục tư tưởng
 - Nhận xét tiết học
 - Dặn dò
Kế hoạch bài học : Môn Tự nhiên và Xã hội 3
Bài 48 : QUẢ
(tuần 24)
 I. Mục tiêu : Giúp học sinh biết :
 - Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loài quả .
 - Kể tên một số bộ phận thường có của một quả
 - Nêu được chức năng của hạt và lợi ích của quả
 II. Chuẩn bị :
 - Học sinh : Sưu tầm quả thật, tranh ảnh
 - Giáo viên : Sưu tầm quả thật, tranh ảnh về quả, bảng nhóm ghi sẵn phiếu bài tập
 III.Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu : Quan sát, so sánh màu sắc, hình dạng, độ lớn của các qua, kể tên các bộ phận của quả.
 - Yêu cầu : Quan sát hình ở các trang 92, 93 (SGK) và quả thật :(5phút)
 + Nói về màu sắc, hình dáng, mùi vị của các quả
 + Xác định các bộ phận của quả
 - Kết luận : Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, màu sắc, độ lớn, mùi vị. Quả thường có vỏ, thịt, hạt .
- Làm việc theo nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp một loại quả
- Chất vấn, bổ sung, nhận xét
Hoạt động 2 : Thảo luận theo cặp
* Mục tiêu : Nêu được chức năng của hạt và lợi ích của quả .
 - Yêu cầu học sinh quan sát SGK trang 92, 93 :( 5 phút)
 + Quả thường dùng để làm gì ?
 + Quả nào ăn tươi, quả nào chế biến làm thức ăn
 + Chức năng của hạt
 - Kết luận : Quả ăn tươi, chế biến làm thức ăn, hạt mọc thành cây .
- Làm việc theo nhóm 2
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Chất vấn, bổ sung, nhận xét
Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu : Nêu được tên các loại quả có hình dạng, kích thước tương tự nhau.
 - Yêu cầu : Làm việc theo nhóm ( 5 phút ) : Viết tên các loại quả có hình dạng và kích thước tương tự nhau vào bảng 
 - Chốt lại những ý đúng
 - Thảo luận theo nhóm 6
- Đại diện nhóm trình bày
- Chất vấn, bổ sung, nhận xét
Củng cố, dăn dò :
 - Liên hệ thực tế, giáo dục tư tưởng
 - Nhận xét tiết học
 - Dặn dò

File đính kèm:

  • docChuyen de thao luan nhom TN&XH.doc