Chuyên đề Tập đọc lớp 1

MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ:

- Thống nhất các bước lên lớp quy trình dạy, với dạng bài dạy tập đọc. Cách vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tập đọc để tất cả học sinh cũng làm việc.

- Thống nhất các phương pháp rèn cho học sinh những kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.

- Thống nhất cách trình bày bảng, sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tập đọc.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 6418 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Tập đọc lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ TẬP ĐỌC LỚP 1
I. MỤC TIÊU CỦA MÔN TIẾNG VIỆT:
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng việt. Học sinh nghe nói một cách tự nhiên. Cung cấp cho học sinh hiểu biết về xã hội, tự nhiên và con người.
- Giáo dục cho học sinh tình yêu tiếng việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của Tiếng việt. 
II. MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC:
1. Phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh 
- Biết cầm sách đọc đúng tư thế.
- Đọc đúng và trơn tiếng: đọc liền từ, cụm từ và câu; tập ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, đạt yêu cầu theo từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn
Giữa HKI
Cuối HKI
Giữa HKII
Cuối HKII
Tốc độ
Khoảng
15 tiếng/phút
Khoảng
20 tiếng/phút
Khoảng
25 tiếng/phút
Khoảng
30 tiếng/phút
- Hiểu nghĩa các từ thông thường, hiểu ý được diễn đạt trong câu đã đọc (độ dài câu khoảng 10 tiếng)
- Học thuộc lòng một số bài văn vần (thơ, ca dao, ) trong SGK.
- Nghe nhận biết sự khác nhau của các âm, các thanh, nhận biết sự thay đổi về độ cao, ngắt, nghỉ hơi. Nghe hiểu câu kể, câu hỏi đơn giản. Nghe hiểu lời hướng dẫn hoặc yêu cầu. Nghe hiểu một câu chuyện ngắn có nội dung thích hợp với HS lớp 1.
- Nói đủ to, rõ rµng, thành câu. Biết chào hỏi, chia tay trong gia đình, trường học. Biết đặt trả lời câu hỏi lựa chọn về đối tượng.
- Viết đúng tư thế, hợp vệ sinh
2. Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống, cụ thể:
- Làm giàu và tích cực hoá vốn từ, vốn diễn đạt.
- Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, hình thành một số kĩ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập của bản than.
- Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán)
3. Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng; tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống; hứng thú đọc sách và yêu Tiếng Việt. Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn và trách nhiệm đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô; yêu trường lớp; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè; 
- Từ những mẩu chuyện, bài văn, bài thơ hấp dẫn trong SGK, hình thành lòng ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của tiếng việt và tình yêu Tiếng việt.
III. MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ:
- Thống nhất các bước lên lớp quy trình dạy, với dạng bài dạy tập đọc. Cách vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tập đọc để tất cả học sinh cũng làm việc.
- Thống nhất các phương pháp rèn cho học sinh những kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.
- Thống nhất cách trình bày bảng, sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tập đọc.
VI. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY – HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC:
- Việc nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 1 và chương trình SGK.
- Nhìn chung giáo viên đã nắm đầy đủ nội dung chương trình của môn Tiếng việt và nội dung chương trình của phân môn tập đọc lớp 1.
- Từ tuần 25 trở đi học sinh được học mỗi tuần 3 bài tập đọc, mỗi bài được học 2 tiết. Mỗi tuần là một chủ điểm khác nhau: Nhà trường; Gia đình; Thiên nhiên đất nước. Bài tập đọc là những bài văn xuôi và thơ, những câu chuyện vui. 
- Các giáo viên trong tổ đều coi trọng giờ tập đọc, đều xác định được mục tiêu, kiến thức, kĩ năng và nhiệm vụ chính của giờ học. Quy trình và các bước dạy khác so với các lớp 2, 3, 4, 5 nên còn một số giáo viên cũng lúng túng khi dạy tập đọc lớp 1.
- Dạy theo đối tượng học sinh: Gọi học sinh giỏi khá đọc trước nhằm làm mẫu cho HS yếu. Gọi học sinh yếu đọc tiếng và từ, giáo viên cần quan tâm nhiều đến học sinh yếu.
V. GHI BẢNG:
Mỗi bài học giáo viên đều phải viết lên bảng để hướng dẫn học sinh luyện đọc.
 Hình thức trình bày bảng cần mang tính thẩm mĩ, có tác dụng giáo dục cho HS. Việc ghi bảng cần được kết hợp nhịp nhàng với tiến trình dạy học nhằm đem lại hiệu quả trực quan tốt nhất.
CÁCH GHI BẢNG
Thứ ngày .tháng năm
Tập đọc
(Tên bài)
 - Phần bảng phụ: - Bài đọc
 treo tranh,	 - Ghi (gạch dưới) từ khó đọc, 
 các lệnh thực hiện	 - Đánh dấu câu, dấu ngắt hơi, 
D. Quy trình giảng dạy:
Tiết 1
I. Khởi động
II. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc hoặc học thuộc lòng bài tập đọc đã học tiết trước. GV hỏi thêm một vài câu hỏi về nội dung bài đã học.
- GV nhận xét ghi điểm.
III. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu toàn bài
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc từ.
- HS tìm từ khó theo lệnh.
- HS luyện đọc tiếng, từ khó, giải nghĩa từ,
- HS luyện đọc câu 
- HS luyện đọc đoạn, bài thơ (CN, nhóm)
- Thi đọc trước lớp.
- Cả lớp đọc ĐT 1 lần.
3. Ôn vần:
- Tìm tiếng trong bài có vần  
- Tìm tiếng ngoài bài có vần 
- Nói câu có tiếng chứa vần 
Tiết 2
1. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm từng đoạn, cả bài, trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài dưới sự hướng dẫn của GV.
2. Luyện đọc lại /học thuộc lòng.
- GV đọc mẫu
- GV tổ chức cho HS thi đọc 
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng nếu SGK yêu cầu.
3. Luyện nói
- HS nói theo đề tài
4. Củng cố, dặn dò
- GV lưu ý về nội dung, cách đọc, nhận xét giờ học và dặn dò HS ở nhà.
E. MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI GIẢNG DẠY:
- Nắm vững nội dung, chương trình giảng dạy.
- Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng để giảng dạy.
- GV cần phát âm chuẩn trong dạy tập đọc.
- Tích hợp lồng ghép tấm gương đạo đức HCM, giáo dục môi trường, KNS trong dạy Tập đọc.
 Phú Tân, ngày 30 tháng 3 năm 2013
	Người báo cáo
 Nguyễn Mỹ Nhân
Ngày soạn: 28/02/2013	 Tập đọc (tiết 1)
Ngày dạy: 30/3/2013	
Người thực hiện: 	Bài: BÀN TAY MẸ
I. MỤC TIÊU
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, gầy gầy, xương xương.
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)
- Giáo dục học sinh yêu quý mẹ. vâng lời và biết giúp đỡ mẹ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Tranh minh hoạ, bảng phụ
- Học sinh: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Khởi động: Hát (1 phút)
2. Bài cũ: (5 phút) Cái nhãn vở
Gọi 2 HS đọc 2 câu đầu, 2 HS đọc 2 câu cuối 
Gọi 1 HS đọc cả bài.
Bố cho Giang quà gì? (1 HS trả lời)
Bố khen Giang thế nào? (1 HS trả lời)
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: (1 phút) Treo tranh, HS quan sát tranh. GV rút ra tựa bài: Bàn tay mẹ.
b. Các hoạt động
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
18 phút
2 phút
12 phút
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Mục tiêu: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, gầy gầy, xương xương.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Yêu cầu HS phân câu trong bài.
- Cho HS tìm từ khó đọc (tiếng có ât, ăt, ăng, âu, có âm đầu r, x, g)
- Giáo viên gạch chân các từ HS nêu
- Cho HS luyện đọc từ.
- Giải nghĩa từ khó.
- Cho HS luyện đọc câu.
- Cho HS đọc từng đoạn
- Yêu cầu HS đọc toàn bài, cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
Nghỉ giải lao
* Hoạt động 2: Ôn vần an – at.
 Mục tiêu: Học sinh tìm tiếng có vần an trong bài.
- Yêu cầu HS tìm trong bài tiếng có vần an.
- Tìm tiếng ngoài bài có vần an, at
- Cho HS xem tranh, vật thật để giới thiệu từ: mỏ than, cái bát
- Đọc lại các tiếng, từ vừa tìm.
- Cho HS tìm tiếng có vần an, at theo hình thức thi đua.
- Đọc thầm
1 HS lên bảng chỉ.
Tìm và ghi vào bảng con.
Luyện đọc từ (CN –ĐT)
Luyện đọc câu (tiếp nối)
Đọc từng đoạn CN, nhóm
Đọc CN, cả lớp đọc đồng thanh
Hát, trò chơi
 bàn.
Quan sát tranh, phát hiện tiếng mang vần an, at.
Đọc ĐT
Thi đua tìm tiếng có vần an, at
4. Củng cố
- Hỏi lại tựa bài
- Cho HS thi đọc cả bài 
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò học sinh
RÚT KINH NGHIỆM
.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieu_hoc_20150727_121402.doc
Giáo án liên quan