Chuyên đề: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Lịch sử 7
1. Thuận lợi:
Trong những năm qua, hầu hết đội ngũ giáo viên THCS trong cả nước nói chung, ở các trường trong tỉnh, trong huyện đã được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đổi mới PPDH do Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức, nội dung triển khai một số phương pháp, kĩ thuật dạy học mới. Trong đó có việc sử dụng Bản đồ tư duy (BĐTD). Có thể khẳng định rằng đây là một trong những PPDH rất quan trọng, vừa rất mới, rất hiện đại, lại rất khả thi, đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Qua việc tìm hiểu và vận dụng PPDH bằng BĐTD trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy PPDH này đã thật sự đem lại “luồng sinh khí mới” cho học sinh trong quá trình dạy học bộ môn Lịch sử. Bước đầu đã giảm bớt được tâm lý chán học Sử, khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với môn học, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, cách tư duy mới, sự hưng phấn, lôi cuốn đối với môn học Lịch sử.
CHUYÊN ĐỀ: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ 7 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong những năm học qua, việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học đã trở nên phổ biến ở tất cả các môn học, các cấp học vì nó đã cho thấy những ưu điểm như học sinh rất hứng thú, dễ ghi nhớ, phát huy được khả năng sáng tạo của các em. Đặc biệt trong bộ môn Lịch sử với những đặc trưng là dài dòng, khô khan, khó ghi nhớ... Việc sử dụng Bản đồ tư duy vào dạy học đã phát huy được hiệu quả của nó, đã tạo được những chuyển biến tích cực trong hoạt động dạy học. Mặt khác, nói đến phương pháp dạy học là nói đến cách dạy của người thầy. Trong chương trình giáo dục phổ thông, Lịch sử là một môn học có vị trí quan trọng. Bởi vậy, để học sinh học tốt môn Lịch sử ở trường phổ thông nói chung, người giáo viên phải chú trọng đến phương pháp dạy học, phải tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu và áp dụng những hình thức, biện pháp tổ chức dạy học mới, hiện đại, sinh động, đưa học sinh đến với môn học này một cách tự giác, bằng niềm say mê thật sự. Có như thế mới đáp ứng được yêu cầu của môn học mang đậm tính giáo dục. Sơ đồ tư duy kế thừa, mở rộng hình thức ghi chép, sử dụng bảng biểu, sơ đồ nhưng ở mức độ cao hơn. Giúp học sinh dễ ghi nhớ, phát triển nhận thức, khả năng tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo...Đây là một công cụ hữu hiệu trong quá trình dạy học hiện nay. Tóm lại, việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học sẽ giúp HS: - Tăng sự hứng thú trong học tập. - Phát huy khả năng sáng tạo, năng lực tư duy của các em. - Tiết kiệm thời gian rất nhiều. - Nhìn thấy được bức tranh tổng thể. - Ghi nhớ tốt hơn. - Thể hiện phong cách cá nhân, dấu ấn riêng của mỗi em. II. THỰC TRẠNG. 1. Thuận lợi: Trong những năm qua, hầu hết đội ngũ giáo viên THCS trong cả nước nói chung, ở các trường trong tỉnh, trong huyện đã được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đổi mới PPDH do Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức, nội dung triển khai một số phương pháp, kĩ thuật dạy học mới. Trong đó có việc sử dụng Bản đồ tư duy (BĐTD). Có thể khẳng định rằng đây là một trong những PPDH rất quan trọng, vừa rất mới, rất hiện đại, lại rất khả thi, đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Qua việc tìm hiểu và vận dụng PPDH bằng BĐTD trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy PPDH này đã thật sự đem lại “luồng sinh khí mới” cho học sinh trong quá trình dạy học bộ môn Lịch sử. Bước đầu đã giảm bớt được tâm lý chán học Sử, khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với môn học, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, cách tư duy mới, sự hưng phấn, lôi cuốn đối với môn học Lịch sử. 2. Khó khăn. Tuy nhiên, việc ứng dụng SĐTD trong quá trình dạy học là vấn đề còn khó khăn, lúng túng đối với nhiều giáo viên, trong đó có giáo viên dạy môn Lịch sử. Do việc thực hiện sử dụng phương pháp dạy học bằng Bản đồ tư duy không đồng bộ giữa các trường, giữa các bộ môn, học sinh rất ít được tiếp cận với các dạng Bản đồ tư duy, các thao tác, kĩ thuật vẽ còn hạn chế nên khi triển khai các em còn băn khoăn không biết vẽ như thế nào. Bên cạnh đó giáo viên tỏ ra băn khoăn không biết sử dụng BĐTD vào khâu nào trong quá trình dạy học? Phương pháp thiết kế một Bản đồ tư duy. Nhất là đối với những giáo viên cao tuổi và những giáo viên chưa quen với việc ứng dụng Công nghệ thông tin, trình độ Tin học còn hạn chế. Bản thân tôi thật sự tâm đắc với phương pháp Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Lịch sử. Bởi vì không chỉ lôi cuốn, hấp dẫn với học sinh, mà nó còn là một PPDH rất hiệu quả, rất khoa học, rất dễ sử dụng và có thể sử dụng rộng rãi ở tất cả các khâu trong quá trình dạy học mà nhất là rất cần thiết trong việc giảng dạy môn Lịch sử. Vì vậy, tôi viết chuyên đề: “Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử” để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. III. Biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Các nội dung tiến hành. Các bài học sẽ sử dung sơ đồ tư duy: + Bài 17 Ôn tập chương II và chương III; + Bài 29 Ôn tập chương V và chương VI. Biện pháp tiến hành. Bài 17 Ôn tập chương II và chương III. (chỉ đề cập đến phần nội dung có sử dụng Bản đồ tư duy). Với mục tiêu 1 của bài ôn tập: Giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Lý, Trần, Hồ với những cuộc kháng chiến chống quân Tống, quân Mông - Nguyên đầy oanh liệt và lập được nhiều chiến công vang dội, bảo vệ được trọn vẹn chủ quyền của dân tộc. Từ đó củng cố, nâng cao hơn lòng yêu nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn tổ tiên để noi gương học tập, rèn kỹ năng vẽ sơ đồ tư duy. Tôi đã nghiên cứu và thiết kế sơ đồ như sau : Các bản đồ đã sử dụng: Lịch sử Việt Nam từ 1909 – 1047 (sơ đồ hệ thống các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm) : * Hệ thống câu hỏi dẫn dắt, khai thác, xây dựng bản đồ: - Lịch sử Việt Nam từ năm 1009 đến 1407 đã trải qua những thời kì nào? - Thời nhà Lý – Trần nhân dân ta phải đương đầu với những cuộc xâm lược nào? (thời gian ? lực lượng quân xâm lược ?) Bản đồ tư duy diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý: * Hệ thống câu hỏi dẫn dắt, khai thác, xây dựng bản đồ: - Thời gian bắt đầu và kết thúc của cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống là khi nào? - Nhà Lý có đường lối kháng chiến đối với nhà Tống như thế nào ? - Hãy kể những tấm gương tiêu biểu về lòng yêu nước bất khuất trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống? - Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống là gì? Bản đồ tư duy diễn biến cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần : * Hệ thống câu hỏi: - Thời gian bắt đầu và kết thúc của cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên là tháng năm nào? - Đường lối kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần như thế nào ? - Hãy kể những tấm gương tiêu biểu và một vài ví dụ về tinh thần đoàn kết chống giặc và lòng yêu nước bất khuất trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên? - Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông -Nguyên là gì? * Bản đồ tư duy : Trong quá trình lên lớp bằng hệ thống câu hỏi cho học sinh xây dựng bài, sau khi hoàn thiện thành sơ đồ như trên tôi cho học sinh vẽ lại ở phần củng cố làm bài tập. b. Bài 29 Ôn tập chương V và chương VI. Mục tiêu: Học sinh khái quát, hệ thống được kiến thức cơ bản của 2 chương là: Từ thế kỉ XVIII- XVI tình hình chính trị có nhiều biến động, nhà nước phong kiến tập quyền thời Lê Sơ suy sụp, nhà Mạc thành lập các cuộc chiến tranh phong kiến Nam - Bắc triều và chiến tranh Trịnh - Nguyễn, sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài. Phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ lần lượt đánh đổ các tập đoàn phong kiến mục nát Nguyễn ,Trịnh, Lê, đánh tan quân Xiêm - Thanh. Mặc dù tình hình chính trị đất nước có nhiều biến động nhưng tình hình kinh tế, văn hoá vẫn có những bước phát triển mạnh. Từ đó giáo dục học sinh: Tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân trong việc phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước. Tự hào về truyền thống dân tộc với thắng lợi trong kháng chiến chống xâm lược. Rèn kỹ năng vẽ sơ đồ tư duy. b. Bản đồ tư duy: Kiến thức cơ bản chương IV và V * Hệ thống câu hỏi để xây dựng bản đồ: - Chương IV và chương V chúng ta tìm hiểu về lịch sử Việt Nam ở thời kì nào? - Tình hình nước Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVIII diễn ra như thế nào? - Điều gì chứng tỏ sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền? - Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu nông dân tiêu biểu thời kì đó? cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất và đã mang lại kết quả gì? - Nước việt Nam nửa sau thế kỉ XIX có những biến đổi như thế nào? Cuộc sống nhân dân dưới triều Nguyễn ra sao? - Tình hình kinh tế văn hóa dưới triều Nguyễn có những nét nổi bật nào đáng kể?... * Bản đồ tư duy : IV. Hiệu quả của đề tài. Trong năm học vừa qua cùng với nhiều phương pháp giảng dạy khác tôi đã kết hợp sử dụng phương pháp dùng bản đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức trong các bài ôn tập của môn lịch sử lớp 7 gồm 2 lớp 7A, 7B gồm 62 học sinh mà tôi trực tiếp giảng dạy, so sánh với kết quả của năm học trước kết quả khả quan hơn rõ rệt cụ thể : Tên các bài kiểm tra Chất lượng bài kiểm tra từ Trung bình trở nên Năm học 2010 - 2011 Năm học 2011 - 2012 Bài kiểm tra viết sau bài ôn tập ở học kì 1 65 / 72 bài = 83 % 60 / 62 bài = 97 % Bài kiểm tra học kì 1 68 / 72 bài = 94 % 62 / 62 bài = 100% Bài kiểm tra viết sau bài ôn tập ở học kì 2 62/72 bài = 86 % 62/62 bài = 100 % Bài kiểm tra học kì 2 69 / 72 bài = 96 % 62 / 62 bài = 100% PHẦN 3 KẾT LUẬN CHUNG Qua thực tế giảng dạy năm học vừa qua tôi nhận thấy với mục đích: giúp học sinh dễ ghi nhớ kiến thức, hiểu được bản chất, quy luật phát triển của lịch sử bởi lịch sử bao giờ cũng phát triển theo chiều đi lên. Cái xuất hiện sau thường tiến bộ hơn cái trước nó. Quy luật của lịch sử là không có cái gì tự nhiên sinh ra hay mất đi. Mà bao giờ nó cũng kèm theo những căn nguyên nhất định và với những giải pháp mà tôi đã trình bày ở trên mặc dù đó chỉ là một phần những nội dung – đơn vị kiến thức nhỏ trong các bài học nhưng Bản đồ tư duy đã giúp ích cho bản thân tôi rất nhiều trong quá trình thiết kế bài dạy. Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “sắp xếp” ý nghĩ của con người. Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, Bản đồ tư duy đã giúp tôi và học trò của mình trong dạy và học môn Lịch sử: 1. Sáng tạo hơn 2. Tiết kiệm thời gian 3. Ghi nhớ tốt hơn 4. Nhìn thấy bức tranh tổng thể 5. Tổ chức và phân loại suy nghĩ của mỗi người. Với những hữu ích như trên trong tầm suy nghĩ của cá nhân tôi, tôi hy vọng rằng đề tài sẽ gặp được nhiều sự đồng thuận của đồng nghiệp. Tôi rất mong được sự tham gia góp ý kiến xây dựng cho đề tài này được thực sự hoàn thiện hơn. Tôi xin trân thành cảm ơn! Ngày 20 tháng 11 năm 2019 Người viết Võ Thị Tuyết Hà
File đính kèm:
- CHUYEN DE LICH SU 7_12723475.doc