Chuyên đề Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong tiết học kĩ năng viết theo phương pháp hợp đồng

III. Giải pháp thực hiện

Để thực hiện một tiết dạy tổ chức hoạt động nhóm theo phương pháp học theo hợp đồng. Chúng ta phải thực hiện các giai đoạn sau:

1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị

Bước 1: Chọn nội dung và thời gian phù hợp:

 - Nội dung học tập: Trước hết, giáo viên cần xác định nội dung nào của môn học có thể được tổ chức dạy học theo phương pháp học theo hợp đồng. Để đảm bảo đúng đặc trưng của phương pháp này, học sinh phải tự quyết định thứ tự các nhiệm vụ được giao.

- Thời gian học theo hợp đồng: Thời gian học theo hợp đồng tùy vào nội dung học tập. Các em có thể thực hiện, hoàn thành các nhiệm vụ bắt buộc trên lớp trong giờ học; các nhiệm vụ tự chọn có thể thực hiện ngoài giờ học hoặc ở nhà.

Bước 2: Thiết kế bản hợp đồng học tập và nhiệm vụ học tập:

- Căn cứ vào nội dung, thời gian học tập và điều kiện cụ thể, giáo viên có thể lựa chọn và thiết kế dạng hợp đồng phù hợp. Bản hợp đồng phải đủ chi tiết để học sinh có thể tìm hiểu dễ dàng, kí hợp đồng và thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập và hợp tác.

 

doc8 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong tiết học kĩ năng viết theo phương pháp hợp đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HIỆP ĐỨC
TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU
CHUYÊN ĐỀ
Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong tiết học kĩ năng viết theo phương pháp hợp đồng. 
 Năm học 2014 - 2015
I. Đặt vấn đề
Ngoại ngữ nói chung ,Tiếng Anh nói riêng là ngôn ngữ được nhiều quốc gia sử dụng nhất, nó trở thành tiếng bản ngữ của nhiều nước, là ngôn ngữ giao tiếp của con người trên toàn thế giới. Với xu thế hội nhập quốc tế,Việt Nam đang ngày càng phát huy hết khả năng sẳn có trong mọi lĩnh vực.Ngôn ngữ giao tiếp trở thành công cụ đắc lực và có sức mạnh tiên quyết. Chính vì thế giáo dục Việt Nam hết sức coi trọng và đưa chương trình tiếng Anh như một môn chính vào tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục.Chúng ta cũng thấy rõ vị trí của môn học đối với sự phát triển chung của toàn xã hội:là một công cụ tạo điều kiện hoà nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực, tiếp cận thông tin và khoa học kĩ thuật tiên tiến, tiếp cận những nền văn hoá khác cũng như những sự kiện quốc tế quan trọng.Chương trình môn tiếng Anh THCS nhằm hình thành và phát triển ở học sinh nhữmg kiến thức và kĩ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên bậc cao hơn hoặc đi vào cuộc sống lao động. Để đáp ứng được nhu cầu thực tế. Mổi giáo viên cần tìm cho mình một phương pháp dạy học tối ưu, phù hợp với từng đối tượng thực tế của từng học sinh để đạt kết quả cao đó mới là vấn đề, là mục đích mà mổi giáo viên đang đứng lớp phải trăn trở, phải suy nghĩ.
 Ở Huyện Hiệp Đức nói chung và Trường THCS Phan Bội Châu nói riêng việc giảng dạy bộ môn Tiếng Anh đã có những bước tiến bộ rõ rệt, song vẫn còn nhiều hạn chế. Một trong những hạn chế đó là kỹ năng viết Tiếng Anh của các em học sinh. Đây là một kĩ năng khó đối với nhiều học sinh. Để học sinh trở nên yêu thích hứng thú với kĩ năng này , giờ học không cảm thấy nhàm chán, tẻ nhạt. Một trong những phương pháp học tập có tính khả thi là dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. Bởi phương pháp này không đòi hỏi điều kiện học tập gì đặc biệt. Đối với phương pháp dạy học hợp tác nhóm thì các nhiệm vụ học tập được giải quyết không phải bởi từng cá nhân riêng rẽ mà là sự phối hợp, sự hợp tác của các thành viên trong một nhóm. Việc phối hợp học tập theo cả chiều đứng (thầy –trò) và chiều ngang (trò –trò) tạo điều kiện cho học sinh nhận thức từ hai phía thầy và bạn. Chính trong quá trình học tập chung đó các em được trao đổi thảo luận học hỏi lẫn nhau, được khẳng định mình trong nhóm, tập thể tạo nên bầu không khí dân chủ trong lớp học. Đồng thời học tập nhóm còn rèn luyện tính độc lập, tự chủ, khả năng diễn đạt, lập luận vấn đề, sự hợp tác tương trợ lẫn nhau, ý thức cộng đồng, tính kỷ luật,vv...Từ đó giúp cho học sinh có thể thích ứng nhanh với những đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội và hướng học sinh vào chuẩn bị cho cuộc sống chứ không phải chuẩn bị cho thi cử. Đây cũng chính là mục đích cuối cùng của dạy học. Từ thực tiễn trên, nhóm Tiếng Anh chúng tôi quyết định viết chuyên đề “ Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong tiết học kĩ năng viết Tiếng Anh theo phương pháp học hợp đồng”
II. Thực trạng
 Với tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ, với mục tiêu của chương trình học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông và với những khó khăn cũng như vai trò của người dạy và người học thì thực trang ban đầu về việc học kĩ năng viết của các em ra sao? Tiếng Anh là một ngôn ngữ nước ngoài. Vì vậy để các em có thể học ngôn ngữ này tốt thì điều thứ nhất: Đòi hỏi các em phải có nhiều thời gian để đầu tư vào. Nhưng với tình hình hiện nay, các em phải học rất nhiều, và thời gian để các em dành cho việc ôn bài ở nhà thì không nhiều. Vì vậy các em thực sự gặp nhiều khó khăn khi học bộ môn này. Đặc biệt với Kĩ năng viết. Đây là một kĩ năng khó. Để học tốt kĩ năng này, đòi hỏi các em phải có một vốn từ vựng dồi dào và các em phải nắm được các điểm ngữ pháp cơ bản. Nhưng đối với một số em, vốn từ các em có được rất ít ỏi và các em không nắm được nhiều những điểm ngữ pháp cơ bản. Vì vậy các em gặp khó khăn trong việc tìm từ để viết cũng như sắp xếp các từ như thế nào để được một câu có nghĩa, đúng ngữ pháp. Trong một tiết dạy viết, giáo viên có thể tổ chức cho các em viết theo cá nhân hoặc theo nhóm. Đối với việc tổ chức viết theo cá nhân thì một số em gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm từ để viết. Một số em khác thì khó khăn trong việc sắp xếp các từ thế nào để được một câu có nghĩa. Còn đối với việc tổ chức viết theo nhóm thì các em có thể hỗ trợ nhau, cùng nhau đóng góp ý kiến để tạo được một bài viết hoàn chỉnh. Tổ chức viết theo nhóm nhỏ có thể coi là phương pháp tốt để phát huy hết sự sáng tạo, tư duy và năng lực sẵn có của học sinh. Vậy làm thế nào để tổ chức tốt một tiết dạy kĩ năng viết theo nhóm theo phương pháp hợp đồng. Để giải quyết vấn đề này, tôi quyết định viết chuyên đề “ Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong tiết dạy kĩ năng viết Tiếng Anh theo phương pháp học hợp đồng.
Giải pháp thực hiện 
Để thực hiện một tiết dạy tổ chức hoạt động nhóm theo phương pháp học theo hợp đồng. Chúng ta phải thực hiện các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị
Bước 1: Chọn nội dung và thời gian phù hợp:
 	- Nội dung học tập: Trước hết, giáo viên cần xác định nội dung nào của môn học có thể được tổ chức dạy học theo phương pháp học theo hợp đồng. Để đảm bảo đúng đặc trưng của phương pháp này, học sinh phải tự quyết định thứ tự các nhiệm vụ được giao.
- Thời gian học theo hợp đồng: Thời gian học theo hợp đồng tùy vào nội dung học tập. Các em có thể thực hiện, hoàn thành các nhiệm vụ bắt buộc trên lớp trong giờ học; các nhiệm vụ tự chọn có thể thực hiện ngoài giờ học hoặc ở nhà.
Bước 2: Thiết kế bản hợp đồng học tập và nhiệm vụ học tập:
- Căn cứ vào nội dung, thời gian học tập và điều kiện cụ thể, giáo viên có thể lựa chọn và thiết kế dạng hợp đồng phù hợp. Bản hợp đồng phải đủ chi tiết để học sinh có thể tìm hiểu dễ dàng, kí hợp đồng và thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập và hợp tác.
2. Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học theo hợp đồng
 Bước 1: Giới thiệu bài học/ nội dung học tập và hợp đồng học tập:
 - Giới thiệu bài học hoặc nội dung học tập theo phương pháp hợp đồng.
 - Nêu sơ lược về bản hợp đồng học tập, thời gian tối đa để thực hiện nhiệm vụ trong hợp đồng và hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ bao gồm giới thiệu các phương tiện, tài liệu.
 Bước 2: Tổ chức cho học sinh nghiên cứu và kí hợp đồng.
 - Phát cho mỗi học sinh, nhóm học sinh một bản hợp đồng.
 - Học sinh nghiên cứu kĩ bản hợp đồng để hiểu các nhiệm vụ và các hướng dẫn trong hợp đồng.
- Giáo viên và học sinh trao đổi những điều chưa rõ trong bản hợp đồng (nếu có).
- Học sinh sẽ quyết định chọn nhiệm vụ tự chọn, thứ tự thực hiện và dự kiến thời gian thực hiện các nhiệm vụ trên cơ sở năng lực của mình rồi kí tên vào bản hợp đồng.
- Giáo viên kí xác nhận vào bản hợp đồng. Thông qua đó có thể nắm được kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ của học sinh để tổ chức và hỗ trợ học sinh sao cho hiệu quả.
Bước 3: Tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện hợp đồng:
Sau khi kí hợp đồng, học sinh tự thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch của mình. Tùy nội dung và thời gian của hợp đồng, giáo viên tổ chức cho học sinh có thể thực hiện ở trên lớp, ở nhà, ở thư viện.
- Với một số nhiệm vụ được thực hiện hợp tác thì sau khi hoàn thành nhiệm vụ cá nhân, giáo viên hướng dẫn để học sinh có thể hình thành nhóm tự phát và tự tổ chức để hoàn thành nhiệm vụ nhóm.
- Trong quá trình học sinh thực hiện hợp đồng tại lớp, giáo viên cần theo dõi và hướng dẫn kịp thời khi học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận phiếu hỗ trợ phù hợp hoặc tăng mức hỗ trợ khi cần thiết. Đặc biệt đối tượng học sinh trung bình, yếu, ngoài trợ giúp của giáo viên, cần trợ giúp của học sinh khá giỏi trong lớp thông qua hoạt động hợp tác cùng chia sẽ.
Bước 4: Tổ chức nghiệm thu(thanh lí) hợp đồng.
Trước khi kết thúc các nhiệm vụ theo thời gian quy định, giáo viên thông báo cho học sinh vào một khoảng thời gian nhất định ở trên lớp để họ nhanh chóng hoàn thành hợp đồng của mình.
Vậy đối với một tiết dạy kĩ năng viết tổ chức hoạt động nhóm dạy theo phương pháp học theo hợp đồng thì ta sẽ thực hiện như thế nào?
Chúng ta biết như các kĩ năng khác, kĩ năng viết cũng gồm có 3 bước:
Pre- writing
While – writing
Post - writing
Bước 1. Chuẩn bị viết (Pre-writing)
	a. Cung cấp cho học sinh từ, cụm từ mới, cấu trúc.
 b. Nghiên cứu bài mẫu về ba vấn đề: chủ đề - nội dung - dữ liệu (nếu sách học có nội dung này).
	c. Giới thiệu mục đích, ý nghĩa của chủ điểm sắp viết. Thu thập tài liệu trong đó có những ngữ liệu liên quan và sát thực với chủ điểm sắp viết để có mặt bằng chung về kiến thức cho tất cả học sinh.
	d. Xây dựng một khung mẫu cho bài viết:
	- Tìm các ý.
	- Tìm các ngữ liệu: cấu trúc, từ, cụm từ, ... Phần này yêu cầu học sinh phát huy sự đóng góp xây dựng bài, giáo viên hướng dẫn và thống nhất chung.
Bước 2: While – writing( Tiến hành viết)
Đây là phần chính của một tiết dạy kĩ năng viết. Giáo viên tổ chức cho các học sinh làm việc theo nhóm nhỏ. Trong phần này, giáo viên tiến hành ký hợp đồng với học sinh thông qua các hoạt động sau:
Hoạt động 1: Giáo viên giao hợp đồng cho học sinh. Ở phần này, giáo viên phổ biến nội dung và yêu cầu của từng nhiệm vụ. Các nhóm nhận hợp đồng và quan sát theo dõi ghi nhận các nội dung của từng nhiệm vụ.
Hoạt động 2: Nghiên cứu ký hợp đồng: Sau khi học sinh nghiên cứu, trao đổi và thống nhất nhiệm vụ thì giáo viên ký kết hợp đồng với các em.
Hoạt động 3: Thực hiện hợp đồng: Trong quá trình các em thực hiện hợp đồng, giáo viên trợ giúp cho các nhóm học sinh gặp khó khăn và yêu cầu trợ giúp. Giáo viên giới thiệu các phiếu hỗ trợ để học sinh nào gặp khó khăn thì nhận phiếu hỗ trợ.
- Để hoạt động nhóm nhỏ thành công, chúng ta phải đảm bảo các quy trình các bước trong dạy học hợp tác nhóm như sau:
Bước 1: Chia nhóm
Có thể chia nhóm ngẫu nhiên hay chia nhóm chủ định, phụ thuộc vào mục đích của việc hoạt động nhóm.
Khi chia nhóm cần lưu ý:
Số lượng thành viên trong mỗi nhóm phụ thuộc vào:
+ Nhiệm vụ bài học cũng như các thiết bị phục vụ cho hoạt động nhóm.
+ Thời gian hoạt động nhóm nhỏ: Thời gian ít nhóm nhỏ sẽ có hiệu quả hơn nhóm lớn vì trong nhóm nhỏ trách nhiệm cá nhân cao hơn, mất ít thời gian khi di chuyển.(Theo kinh nghiệm của các chuyên gia phương pháp dạy học thì nhóm nhỏ có từ 2 đến 6 học sinh là hiệu quả nhất).
Học sinh phải chủ động hình thành nhóm học tập khẩn trương theo sự phân chia của
giáo viên.
Bước 2: Giao nhiệm vụ 
Nhiệm vụ của từng nhóm cần được giao cụ thể. Xác định rõ mục tiêu về kiến thức và kỹ năng mà các nhóm cần đạt được. Tốt nhất giáo viên nên giao việc bằng phiếu học tập. Phiếu giao việc phải rõ ràng.
Qui định thời gian làm việc nhóm.
Giáo viên dự tính thời gian hoạt động nhóm cho thích hợp, đủ để học sinh di chuyển và thảo luận.
Yêu cầu về cách thức làm việc theo nhóm.
Giáo viên có thể hỏi xem học sinh đã hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm mình chưa.
Về phía học sinh:
+ Sau khi nhận nhiệm vụ, các nhóm học sinh cần tích cực chủ động nghiên cứu, tìm tòi để hoàn thành bài viết.
+ Phải xác định nội dung trả lời, dựa vào thông tin nào trong SGK hay các phương
tiện khác: tranh ảnh, tài liệu bổ sung...
Bước 3: Làm việc trong nhóm
Giáo viên phân công công việc cho từng thành viên, nhóm đầy đủ thường có các vai:
Người giữ thời gian có nhiệm vụ báo cáo cho cả nhóm biết bao nhiêu thời gian đã
trôi qua, để điều chỉnh thời gian cho hợp lý với nhiệm vụ được giao.
Thư kí có nhiệm vụ ghi chép lại những câu trả lời hoặc ghi vắn tắt ý chính của cuộc thảo luận. Trước khi ghi thư kí phải đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong nhóm đều đã đồng ý.
Người báo cáo có nhiệm vụ thông báo hay truyền đạt lại cho toàn lớp kết quả làm việc
của nhóm. Họ có thể thay mặt nhóm giải thích, làm rõ những câu hỏi của mọi người về
công việc mà nhóm đã làm.
Bước 3. Post-writing
Trong bước này, giáo viên tiến hành thanh lý hợp đồng. Giáo viên cho các nhóm trưng bày kết quả của nhóm mình lên bảng. Sau đó, giáo viên yêu cầu các nhóm khác xem và bổ sung kết quả. Khi các nhóm có ý kiến bổ sung xong, giáo viên chốt lại và sửa chữa các lỗi sai còn lại. Đối với kĩ năng viết, các vấn đề cần lưu ý khi chữa bài
	- Nội dung: Đủ, thiếu hay thừa?
	- Từ, cụm từ, câu đã sử dụng đúng hay sai, phù hợp chưa, lỗi?
	- Cách diễn đạt: Rõ ràng? Bố cục?
	Cuối cùng GV nhận xét và nêu những lỗi cơ bản mà HS đã mắc phải khi viết.
 Dưới đây là giáo án minh họa: Bài, lớp, thời gian thực hiện?
I. Pre-writing
Trong phần này, trước tiên giáo viên giới thiệu các từ vựng liên quan đến nội dung bài học và giới thiệu cho các em biết cách viết một lá thư phàn nàn gồm mấy phần. Nội dung cho từng phần.
1. Pre - teach vocabulary
- complain (v): phàn nàn (translation) complaint (n)
- complication (n): điều gây rắc rối
- resolution (n): sự quyết tâm (translation)
- float (v): trôi, nổi bồng bềnh. (picture)
- prohibit (v): ngăn cản, ngăn cấm (translation)
* Checking vocabulary: Rub out and Remember.
2. Matching:
 A
 B
1. Situation
a. makes a suggestion
2. Complication
b. talks about future action
3. Resolution
c. states the reason for writing
4. Action
d. ends the letter politely
5. Politeness
e. mentions the problem.
- Work individually, then share with your partners.
Answer keys: 1.c 2.e 3. a 4. b 5. d ( SCRAP)
3. Reading and matching
- Have students read the letter on page 52
* Set the scene:
Mr. Nhat wrote a letter to the director of L & P Company in Ho Chi Minh City. The five sections of the letter are not in the right order. Label each section with the appropriate letter: S, C, R, A, or P.
- Ask students to work in pairs
- Give feed back. Teacher gives ideas if necessary.
* Answer key:
Dear Sir / Madam
R I would suggest your company to tell your drivers to clear up all the trash 
 on the ground before leaving.
S I am writing to you about the short stop of your trucks around my 
 house on their way to the North
A I look forward to hearing from you and seeing good response from your company.
 When the trucks of your company have a short break on the streets around my 
 house,
 C the drivers have left lots of garbage on the ground after their refreshment.When 
 the trucks leave the place, the ground is covered with trash and few minutes later 
 there 
 is smell and flies.
P Sincerely,
 Tran Vu Nhat
II. While – writing
Giáo viên nêu các yêu cầu về nhiệm vụ trong hợp đồng học tập là các nhóm phải hoàn thành lá thư phàn nàn.
Học sinh lắng nghe, quan sát, suy nghĩ, ghi nhận các nội dung trong hợp đồng.
Học sinh trong nhóm trao đổi và thống nhất nhiệm vụ.
Giáo viên phát phiếu học tập và định hướng cách thực hiện các nhiệm vụ trong hợp đồng.
Các nhóm lựa chọn nhiệm vụ và ký hợp đồng. Giáo viên ấn định thời gian thực hiện hợp đồng.
Giáo viên yêu cầu học sinh phân rõ nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm. Các nhóm tiến hành thực hiện hợp đồng. 
Giáo viên giới thiệu các phiếu hỗ trợ và đặt trên bàn để học sinh nhận khi gặp khó khăn.
III. Post – writing: 
Ở phần này, giáo viên tiến hành cho thanh lý hợp đồng. Giáo viên mời các nhóm trưng bày kết quả của nhóm mình lên trên bảng. Các nhóm khác xem và bổ sung. Khi các nhóm có ý kiến bổ sung xong, giáo viên chốt lại và sửa chữa các lỗi sai còn lại.
IV. Kết luận
Tóm lại, trong tiết dạy kỹ năng viết, tổ chức hoạt động nhóm mang lại hiệu quả nhất định. Qua hoạt động nhóm, học sinh có thể trao đổi thảo luận học hỏi lẫn nhau, được khẳng định mình trong nhóm, tập thể tạo nên bầu không khí dân chủ trong lớp học. Đồng thời học tập nhóm còn rèn luyện tính độc lập, tự chủ, khả năng diễn đạt, lập luận vấn đề, sự hợp tác tương trợ lẫn nhau. Từ đó, học sinh có thể hoàn thành bài viết của mình một cách tốt nhất. Tổ chức hoạt động nhóm trong tiết dạy kĩ năng viết thì không còn xa lạ gì với giáo viên tiếng Anh chúng tôi và không ai có thể phủ nhận kết quả mà hoạt động này mang lại. Nhưng tổ chức hoạt động nhóm theo phương pháp học hợp đồng là một việc làm mới. Qua chuyên đề này, tôi muốn chúng ta đi đến thống nhất cách tổ chức hoạt động nhóm trong tiết dạy kĩ năng viết theo phương pháp hợp đồng. Vì đây là một phương pháp dạy học mới và tôi từng bước tiếp cận nên chắc chắn còn nhiều sai sót. Mong được các đồng chí trong nhóm tiếng Anh cũng như trong tổ cùng góp ý để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

File đính kèm:

  • docDay_hoc_hop_dong_TA_lop_8.doc