Chuyên đề Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết học toán thông qua hoạt động nhóm

Giáo viên phát phiếu học tập cho từng nhóm học sinh, các em thảo luận nhóm, sau thời gian 2 phút giáo viên cho từng nhóm đổi bài chấm cho nhau dưới sự hướng dẫn bài làm của giáo viên. Nếu nhóm nào đạt điểm tối đa thì được cả lớp tuyên dương hoặc giáo viên có thể cho điểm thưởng cho nhóm đó. Hoặc giáo viên có thể chiếu bài làm của các nhóm lên màn hình cho học sinh thấy rõ sai sót của các nhóm để các em rút kinh nghiệm.

doc5 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2577 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết học toán thông qua hoạt động nhóm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG TIẾT HỌC TOÁN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÓM.
Đặt vấn đề: Nhằm nâng cao hiệu quả của tiết dạy thì việc vận dụng các phương pháp dạy học trong công tác giảng dạy là việc làm thường xuyên. Nói đến phương pháp dạy học có nhiều phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp đàm thoại, phương pháp trò chơi, phương pháp hoạt động nhóm... Nhưng ta nên chọn phương pháp nào phù hợp cho từng bài học là vấn đề được quan tâm và chú ý. Những phương pháp sử dụng hiện nay điều phải quan tâm trước tiên đó là kích thích được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Để làm được điều đó việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh là một vấn đề không thể thiếu nếu không muốn nói là rất cần. Nói như thế không nghĩa là bất cứ tiết dạy nào chúng ta cũng phải tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng, khi tham gia hoạt động nhóm thì bản thân mỗi học sinh luôn chủ động tư duy suy nghĩ. Vấn đề ở chỗ là phải tổ chức như thế nào cho phù hợp với đặc điểm tình hình của trường, lớp mà chúng ta đang trực tiếp giảng dạy.
Giải quyết vấn đề:
 Ưu điểm của việc tổ chức hoạt động nhóm là giúp học sinh: 
Biết cách làm việc đồng đội, thấy được sự cần thiết phải phối hợp với nhau để giải quyết một vấn đề, biết cách phân công chia việc. Từ đó tạo cho học sinh tình đoàn kết giữa các thành viên;
Tích cực tư duy, khắc phục được tính tự ti, kích thích sự năng động sáng tạo ở học sinh;
Biết thảo luận, có thể tranh luận, biểu quyết từ đó đi đến thống nhất. Trên cơ sở đó học sinh nhớ bài được lâu hơn;
Học hỏi được lẫn nhau, học sinh có sự đánh giá bản thân với bạn bè. từ đó tạo động lực thúc đẩy các em phấn đấu vươn lên trong học tập. Có phong cách nhanh nhẹn, làm việc khoa học hơn. 
Bên cạnh ưu điểm trên việc tổ chức hoạt động nhóm có khi còn vấp phải những tồn tại sau: 
- Mất thời gian do phòng học không đảm bảo bàn ghế hoặc cách bố trí bàn ghế không phù hợp, số lượng học sinh đông...
- Gây ồn ào, mất tập trung, khó quản lý học sinh;
- Mức học giữa các thành viên không đồng đều, sẽ có một số học sinh thụ động, ít quan tâm...
Trình tự của phương pháp dạy học theo nhóm gồm ba bước.
1. Làm việc chung của cả lớp.
- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức;
- Tổ chức các nhóm làm việc thông báo thời gian;
- Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm để việc thảo luận đạt hiệu quả giáo viên cần xác định mục đích chỉ dẫn nhiệm vụ cần thực hiện, ấn định thời gian, nghĩa là học sinh phải hiểu được ý nghĩa mục đích việc sắp làm, nắm vững các bước thực hiện và biết thời gian cần thực hiện nhiệm vụ bao lâu.
2. Làm việc theo nhóm
- Phân công trong nhóm;
- Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm;
- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm;
3. Thảo luận tổng kết trước lớp.
- Thảo luận chung các kết quả của các nhóm đã trình bày;
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm.
Sau đây là một số ví dụ minh họa
Ví dụ 1:
Sau khi học xong tính chất 1 và tính chất 2 trong bài "Tính chất chia hết của một tổng"( Tiết 19). Để củng cố lại tính chất vừa học giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm mỗi nhóm 6 học sinh, giáo viên đưa nội dung yêu cầu lên màn hình và thời gian thực hiện 3 phút.
 Xét xem các tổng, hiệu sau có chia hết cho 5 không?
 a) 18 + 15
 b) 18 – 15
 c) 18 + 15 + 10
 d) 18 + 12 + 10
Ví dụ 2 ở số học 6
	Để củng cố lại về thứ tự trong tập hợp các số nguyên (tiết 42 số học 6) ta có thể tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm theo phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
1/ Điền vào ô trống dấu >,< hợp lí
 3 7 , -3 -7 , 5 -8 , 6 -6 , 
2/ Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần: 5; -15; 8; - 3; -1; 0
 .................................................................................................
3/ Tìm số nguyên x biết: -6 < x < 4
 x = ................................................................................................
Giáo viên phát phiếu học tập cho từng nhóm học sinh, các em thảo luận nhóm, sau thời gian 2 phút giáo viên cho từng nhóm đổi bài chấm cho nhau dưới sự hướng dẫn bài làm của giáo viên. Nếu nhóm nào đạt điểm tối đa thì được cả lớp tuyên dương hoặc giáo viên có thể cho điểm thưởng cho nhóm đó. Hoặc giáo viên có thể chiếu bài làm của các nhóm lên màn hình cho học sinh thấy rõ sai sót của các nhóm để các em rút kinh nghiệm. 
Ví dụ 3( Hình học 7)
 Hoặc sau khi học xong bài " Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng" . Để củng cố lại các loại góc vừa học đó là hai góc so le trong, hai góc đồng vị. Giáo viên cho hai học sinh ngồi cùng một bàn thảo luận nhóm ,với nội dung yêu cầu ở phiếu học tập mà giáo viên phát cho học sinh.
PHIẾU HỌC TẬP
Xem hình vẽ rồi điền vào chỗ trống (....) trong các câu sau. 
 và là một cặp góc ............
 và là một cặp góc ............
 và là một cặp góc .............
và là một cặp góc .............
Hai học sinh thảo luận thực hiện điền thông tin yêu cầu trong vòng 3 phút sau đó giáo viên đưa lần lượt thông tin cần điền từng câu lên màn hình từ đó học đánh giá kết quả đúng hoặc sai vào bài làm của nhóm mình, tiếp theo đó giáo viên hỏi kết quả một số nhóm có bao nhiêu câu đúng, sai.
Ví dụ 4: (Đại số 8)
Để ôn tập chương III đại số 8 ( Giải phương trình) giáo viên có thể đưa ra trò chơi như sau:
Trò chơi tiếp sức
Chuẩn bị:
Giáo viên chia lớp ra thành nhóm, mỗi nhóm có 4 em sao cho các nhóm đều có em học giỏi, học khá, học trung bình, … mỗi nhóm tự đặt cho mình một cái tên. Trong mỗi nhóm học sinh tự đính số từ 1 đến 4.
Giáo viên chuẩn bị 4 đề toán về giải phương trình, đánh số từ 1 đến 4. mỗi đề toán được photocopy thành nhiều bản tương ứng với số nhóm của lớp và cho mỗi bài vào một phong bì riêng. 
Các đề toán được chọn theo nguyên tắc sau: Đề số 1 chứa x, đề số 2 chứa x và y; đề số 3 chứa y và z và đề số 4 chứa z và t.
Ví dụ về bộ đề mẫu:
Đề số 1: Giải phương trình: 2(x – 2) + 1 = x – 1 
Đề số 2: Thế giá trị của x (bạn số 1 vừa tìm được) vào rồi tìm y trong phương trình: (x + 3)y = x + y
Đề số 3: Thế giá trị của y (bạn số 2 vừa tìm được) vào rồi tìm z của phương trình: 
Đề số 4: Thế giá trị z (bạn số 3 vừa tìm được) vào rồi tìm t trong phương trình: z(t2 – 1) = 
Cánh chơi: 
Tổ chức mỗi nhóm học sinh ngồi theo hàng dọc hoặc hàng ngang hoặc vòng tròn quanh một cái bàn, tùy điều kiện riêng của lớp.
Giáo viên phát đề số 1 cho học sinh số 1 của nhóm, đề số 2 cho học sinh số 2 của nhóm, …
Khi có hiệu lệnh, học sinh số một của nhóm nhanh chóng mở đề số 1, giải rồi chuyển giá trị x vừa tìm được cho bạn học sinh số 2 của nhóm mình. Khi nhận được giá trị đó, học sinh số 2 mới được phép mở đề, thay giá trị x vào, giải phương trình để tìm y rồi chuyển đáp số cho bạn số 3 của nhóm mình. Học sinh số 3 cũng làm tương tự… Học sinh số 4 chuyển giá trị của t vừa tìm được cho giáo viên đồng thời là người giám khảo. Nhóm nào nộp kết quả đúng đầu tiên thì thắng cuộc.
Kết thúc vấn đề:
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học toán nói riêng là vấn đề mang tính thời sự và cấp bách trong trường thcs hiện nay. vì vậy phương pháp dạy học theo nhóm là một trong những phương pháp giúp phát huy tính tích cực của học sinh, làm cho không khí lớp học nhẹ nhàng hơn, sôi nỗi hơn đồng thời các em có cơ hội tự đánh giá với nhau. Trên đây là một số ý kiến của nhóm toán trường thcs Nguyễn Văn Trỗi, xin quý thầy cô đóng góp ý kiến để chuyên đề được hoàn thiện hơn, xin chân thành cảm ơn!
	Nhóm Toán Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi thực hiện

File đính kèm:

  • docChuyen de mon Toan.doc